Thứ sáu, 29/03/2024

Địa chỉ: 183 Đặng Tiến Đông - Hà Nội - Tel: 844. 38573194 - Fax: 844 38570940 - Email: vienhannom@gmail.com Tìm kiếm
Tạp chí Hán Nôm
Nghiên cứu Hán Nôm
Di sản Hán Nôm
Văn khắc
Bảng tra triều vua Việt Nam
Bảng tra triều vua Việt Nam

  Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Năm 2012 >> Số 6
 
Phạm Thị Thùy Vinh
Tìm hiểu sự biến động của các địa danh hành chính thuộc kinh thành Thăng Long được phản ánh trên tư liệu văn khắc Hán Nôm (Tạp chí Hán Nôm, số 6 (115) 2012; tr.43 - 50)

Cập nhật lúc 16h19, ngày 06/12/2013

TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THUỘC KINH THÀNH THĂNG LONG ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN TƯ LIỆU VĂN KHẮC HÁN NÔM

PGS.TS. PHẠM THỊ THÙY VINH

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trong quá trình sưu tập các đơn vị hành chính của Hà Nội trên tư liệu văn khắc Hán Nôm, tôi thấy khá nhiều tên phường của kinh thành Thăng Long trải dài từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. Từ đó tôi đã xác lập được tên 36 phường của Thăng Long trong giai đoạn nhà Lê (1428 - 1786)(1), trong bài phát biểu này tôi sẽ trình bày tiếp về địa danh hành chính cấp phường của Thăng Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.

Sở dĩ chúng tôi chọn giai đoạn này để khoanh vùng thời gian vì trong các tài liệu ghi về địa danh hành chính còn lại đến nay chủ yếu là ghi cụ thể từ thời Nguyễn. Cách gọi Hà Nội 36 phố phường cho đến nay vẫn được nêu như một tồn nghi vì chưa có tài liệu nào ghi lại cụ thể danh sách các phường đó. Chưa có một danh sách cụ thể về con số 36 phường của Thăng Long trước khi trở thành tỉnh thành Hà Nội. Các nghiên cứu hiện nay thiên về cho cách gọi 36 phố phường chỉ là cách gọi ước lệ theo tiêu chí của con số 36 cộng lại sẽ là số đẹp.

Tuy nhiên dựa trên tư liệu văn khắc Hán Nôm trên địa bàn Hà Nội ngày nay, chúng tôi lại có cơ sở để tin chắc rằng đã thực sự tồn tại 36 phường tại Thăng Long trong thời kỳ trung cận đại. Tư liệu văn khắc Hà Nội mà chúng tôi tiến hành khảo cứu được phân bổ tại tất cả các quận nội thành, trải dài từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XX. Trên các bia đá và chuông khánh đồng thường khắc ghi những dòng địa danh hành chính để chỉ chủ sở hữu của từng tấm bia hoặc chuông khánh đồng thuộc về địa phương nào. Trên cùng một di tích như đình chùa, đền miếu có thể có nhiều bia hoặc chuông được tạo dựng trong những thời gian khác nhau. Khi xâu chuỗi các địa danh được khắc trên những bài minh văn sẽ cho chúng ta những thông tin quý giá mà không có tài liệu nào ghi lại.

Khi chúng tôi tiếp cận với các bài văn khắc để tìm hiểu về địa danh hành
chính từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, chỉ thấy ghi đơn vị hành chính từphủ huyện, tổng, phường xã, dưới phường xã là thôn, xóm, trại, giáp; không thấy ghi tên các phố. Đơn vị tổng đã xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XV nhưng được sử dụng nhiều nhất trên minh văn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên trên văn khắc Hán Nôm Hà Nội thì đơn vị hành chính cấp tổng chỉ xuất hiện sau thời Gia Long. Tên phố chỉ xuất hiện trên văn khắc của Hà Nội từ thế kỷ XIX trở về sau, như vậy có thể phố xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với phường nhưng trong cách nói dân gian chúng ta vẫn thường đặt phố lên trên trên phường như gọi Hà Nội 36 phố phường.

Tôi đã tìm được tên các phường từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX của hai huyện
Quảng Đức và Thọ Xương được khắc trên bia đá, chuông khánh đồng còn lại đến ngày nay của các quận nội thành Hà Nội. Tất nhiên là không phải địa danh nào của Thăng Long cũng được ghi lại trên minh văn, và cũng không phải tất cả các địa phương của Hà Nội cũng còn giữ được các tư liệu văn khắc Hán Nôm. Vì thế danh sách tên các phường mà chúng tôi sưu tập được sau đây không phải là danh sách đầy đủ về địa danh hành chính cấp phường của Thăng Long trong từng thế kỷ. Nhưng những gì mà văn khắc Hán Nôm Hà Nội còn lưu lại cũng đủ để chúng ta tìm thấy những địa danh hành chính tưởng sẽ không bao giờ khôi phục được. Dưới đây là bảng tên địa danh hành chính cấp phường của Thăng Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.

 


TT

Tên địa danh cấp huyện ∕ Tên các phường

Thế kỷ XV

Thế kỷ XVI

Thế kỷ XVII

Thế kỷ XVIII

Thế kỷ XIX

1

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường An Xá

2

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Bạch Mã

3

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Báo Thiên

Phường Báo Thiên

Phường Báo Thiên

4

 Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Bạch Mai

5

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận /

Phường Bái Ân

Phường Bái Ân

Phường Bái Ân

6

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Bích Câu

7

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Cận Trúc 近竹

8

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Công Bộ

Phường Công Bộ

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Diên Hưng

Phường

Diên Hưng

Phường Diên Hưng

9

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đông Các

Phường Đông Các

Phường Đông Các

10

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đông Hà

11

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận /

Phường Đông Hồ

12

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đông Tác

Phường Đông Tác

Phường Đông Tác

13

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đông Thọ

14

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đồng Lạc

Phường Đồng Lạc

Phường Đồng Lạc

15

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Đồng Xuân

Phường Đồng Xuân

16

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Giai Cảnh

17

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Hà Khẩu

Phường Hà Khẩu

Phường Hà Khẩu

18

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Hòe Nhai

Phường Hòe Nhai

Phường Hòe Nhai

19

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường

Hồ Khẩu

Phường Hồ Khẩu

20

Huyện Vĩnh Xương

/ Huyện Thọ Xương

Phường Hồng Mai

Phường Hồng Mai

21

Huyện Vĩnh Xương

/Huyện Thọ Xương

Phường Kim Hoa

22

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Kim Liên

23

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Nghi Tàm

Phường Nghi Tàm

Phường Nghi Tàm

Phường Nghi Tàm

24

Huyện Quảng Đức 廣德縣/ huyện Vĩnh Thuận

Phường Nhật Chiêu

Phường Nhật Chiêu

Phường Nhật Chiêu

25

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Nhật Tân

26

Huyện Quảng Đức 廣德縣/ huyện Vĩnh Thuận /

Phường Phúc Bổ ()

27

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Phục Cổ

Phường Phục Cổ

28

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Phúc Lâm

29

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Phúc Tào

30

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Quảng An

31

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Quảng Bố

Phường Quảng Bố

Phường Quảng Bố

32

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Tây Hồ 西

Phường Tây Hồ 西

Phường Tây Hồ 西

33

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Thái Cực

34

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Thạch Khối

35

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Thịnh Quang

Phường Thịnh Quang

Phường Thịnh Hào

36

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Thụy Chương

Phường

Thụy Chương

37

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận / 永順

Phường Thụy Khuê

38

Huyện Quảng Đức 廣德縣/ huyện Vĩnh Thuận

Phường Trích Sài

39

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận永順縣

Phường Võng Thị

Phường Võng Thị

40

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Vĩnh Hưởng

41

Huyện Vĩnh Xương

/ huyện Thọ Xương

Phường Vĩnh Thái

Phường Vĩnh Thái

42

Phường Xã Đàn

Phường Xã Đàn

43

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường

Yên Hoa

Phường Yên Hoa

44

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Yên Thái

Phường Yên Thái

Phường Yên Thái

45

Huyện Quảng Đức / huyện Vĩnh Thuận

Phường Yên Phụ 安阜坊

Phường Yên Phụ 安阜坊

Phường Yên Phụ 安阜坊

 

 

 

 

 

 

 


Thống kê trên cho thấy trong thế kỷ XV, cụ thể là năm Thái Hòa thứ 3 (1445) và Quang Thuận thứ 7 (1466) trên văn bia chùa Đại Bi (nay là chùa Kim Liên) và trên văn bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 đã có 2 tên phường xuất hiện là phường Nghi Tàm và phường Đông Các. Phường Nghi Tàm chỉ ghi kèm theo tên chùa còn phường Đông Các được ghi thêm tên huyện là Vĩnh Xương. Sang thế kỷ XVI trên minh văn của Hà Nội cũng chỉ có tên 2 phường xuất hiện. Đó là phường Báo Thiên và phường Vĩnh Thái thuộc huyện Thọ Xương. Lúc này tên huyện Vĩnh Xương đã đổi thành huyện Thọ Xương. Tên hai phường này được ghi lại trên văn bia Tiến sĩ Chế khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Trị thứ 8 (1565). Nhưng bia được dựng ngày 16 tháng 11 niên hiệu Thịnh Đức thứ 1 (1653) tức là sau khoa thi đó xấp xỉ 100 năm.

Đến thế kỷ XVII và XVIII thì tên phường xuất hiện nhiều hơn trên minh văn, điều đó đồng nghĩa với việc tư liệu văn khắc giai đoạn này còn giữ được nhiều. Phủ Phụng Thiên bấy giờ gồm hai huyện Quảng Đức và Thọ Xương. Theo số thống kê cho thấy huyện Quảng Đức có số phường xuất hiện khá đều trong hai thế kỷ. Thế kỷ XVII có 15 phường, thế kỷ XVIII có 12 phường, trong đó có 11 phường trùng với tên phường trong thế kỷ XVII, chỉ thêm tên một phường mới là phường Võng Thị. Do đó số phường xuất hiện trên tư liệu văn khắc trong hai thế kỷ của huyện Quảng Đức là 16 phường. Đó là các phường: phường Bái Ân 拜恩坊, phường Công Bộ 公部坊, phường Đông Hồ 東湖坊, phường Hồ Khẩu 湖口坊, phường Nghi Tàm 宜蠶, phường Nhật Chiêu 日昭坊, phường Quảng An 廣安坊, phường Quảng Bố 廣布坊,phường Tây Hồ 西湖坊,phường Thịnh Quang盛光坊,phường Thụy Chương瑞章坊phường Trích Sài摘柴坊, phường Yên Hoa 安華坊, phường Yên Phụ 安阜坊, phường Yên Thái安泰坊,phường Võng Thị網市坊, trại Yên Lãng thôn Nam Đồng 同村, sở Dịch Vọng 驛望所.

Huyện Thọ Xương có số phường xuất hiện nhiều trong thế kỷ XVIII với 18 phường và 1 trại nhưng thế kỷ XVII chỉ có 8 phường được lưu lại trên văn khắc. Trong 8 phường xuất hiện trong thế kỷ XVII chỉ có 1 tên phường là mới so với các phường của thế kỷ XVIII, đó là phường Xã Đàn. Vì vậy huyện Thọ Xương có 19 tên phường xuất hiện trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Nhưng ở đây có tên một phường mà văn bản không ghi nó thuộc huyện Quảng Đức hay Thọ Xương, đó là phường Bích Câu. Chúng tôi xếp phường này vào huyện Thọ Xương dựa trên văn bản được lưu giữ tại địa điểm thuộc huyện Thọ Xương cũ. Như vậy, huyện Thọ Xương có 19 phường và 1 trại là: phường An Xá 安舍坊, phường Bạch Mã 白馬坊, phường Báo Thiên huyện Thọ Xương 報天坊, phường Bích Câu 碧溝坊, phường Diên Hưng 延興坊, phường Đông Các 閣坊, phường Đông Hà 東河坊, phường Đông Tác 東作坊, phường Đồng Lạc 同樂坊, phường Đồng Xuân 同春坊, phường Hà Khẩu 河口坊, phường Hòe Nhai槐街坊, phường Hồng Mai 紅枚, phường Phúc Bổ 福埔 () , phường Phục Cổ 復古坊, phường Phúc Tào 曹坊, phường Thái Cực 泰極坊, phường Thạch Khối石塊坊trại Quỳnh Lôi 瓊雷寨.

Như vậy trong hai thế kỷ XVII và XVIII huyện Quảng Đức có 16 phường, 1 trại, 1 sở được ghi lại, huyện Thọ Xương có 19 phường và 1 trại được ghi lại. Cộng cả số phường của hai huyện Quảng Đức và Thọ Xương trong hai thế kỷ XVII, XVIII chúng ta sẽ có 35 phường, 2 trại, 1 sở. Kết hợp với tên 4 phường xuất hiện trong hai thế kỷ XV và XVI thì chúng ta sẽ có kết quả rất thú vị như bảng thống kê đã nêu ở trên. Trong 4 phường được ghi lại trên minh văn từ năm 1445 đến năm 1565 có 3 phường trùng với tên phường của các giai đoạn sau là phường Báo Thiên, phường Đông Các, phường Nghi Tàm. Riêng phường Vĩnh Thái thuộc huyện Thọ Xương thì không thấy xuất hiện trong minh văn thế kỷ XVII, XVIII nhưng lại xuất hiện trên minh văn thế kỷ XIX. Thế là ở đây chúng ta sẽ có thêm một phường nữa để gộp vào với số 35 phường vừa nêu trên. Đến đây chúng ta đã có đủ tên của 36 phường suốt dọc thời gian gần 4 thế kỷ của thời kỳ Hậu Lê.

Sang thế kỷ XIX chúng tôi lại thấy xuất hiện thêm một số tên phường mới so với bốn thế kỷ trước. Đó là phường Bạch Mai, phường Cận Trúc, phường Giai Cảnh, phường Đông Thọ, phường Kim Hoa, phường Kim Liên, phường Nhật Tân, phường Phúc Lâm, phường Thụy Khuê, phường Vĩnh Hưởng. Trong số 10 tên phường mới xuất hiện trên minh văn thế kỷ XIX có 3 phường tuy tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ là một phường do sự biến động của thời gian. Đó là phường Thụy Khuê tức là phường Thụy Chương, phường Nhật Tân là phường Nhật Chiêu của giai đoạn trước thời Nguyễn, phường Kim Hoa và Kim Liên đều là một phường. Tên phường Kim Hoa xuất hiện trên bia niên đại Gia Long nhưng sang đến niên đại Tự Đức thì đã chuyển thành phường Kim Liên. Trên minh văn thế kỷ XIX còn ghi lại tên các phường đã xuất hiện ở các thế kỷ XVII, XVIII như phường Yên Thái, Yên Phụ, phường Xã Đàn, phường Quảng Bố, phường Đồng Lạc, đặc biệt có tên các phường từ thế kỷ XV, XVI nhưng vẫn được bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XIX là phường Đông Các, phường Nghi Tàm. Hai phường này có tên trên văn bia thế kỷ XV, XVII, XVIII, XIX. Hoặc như phường Vĩnh Thái xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XIX vẫn được giữ nguyên tên phường. Trong quá trình đô thị hóa của Thăng Long đã có một số tên làng xã của thế kỷ XV trở thành tên phường của các thế kỷ sau. Trên văn bia thế kỷ XV có ghi tên hai xã Tây Hồ và Thụy Chương thuộc huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên nhưng trên văn bia thế kỷ XVII hai địa danh hành chính này đã được gọi là phường, đó là phường Tây Hồ và phường Thụy Chương của huyện Quảng Đức. Sang thế kỷ XIX đã có thêm tên của 7 phường mới so với các thời kỳ trước. Thế là đã có 43 tên phường khác nhau của kinh thành Thăng Long trải dài 5 thế kỷ. Như vậy tên các địa danh hành chính thuộc nội đô Thăng Long xưa đã có những biến động nhưng không nhiều. Có phường vẫn giữ nguyên tên suốt 5 thế kỷ, đa phần tên phường tồn tại khoảng ba bốn trăm năm. Từ tên gọi Thăng Long đã chuyển sang gọi là Trung đô ở thế kỷ XV, từ tên phủ là Phụng Thiên chỉ có 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương của thời Lê sang thời Nguyễn mới chuyển thành phủ Hoài Đức với hai huyện cũ của nội đô và thêm huyện Từ Liêm, với hơn 400 năm tên huyện Quảng Đức mới đổi thành huyện Vĩnh Thuận… Từ đó có thể thấy các địa danh hành chính của Thăng Long có tính ổn định cao. Thời kỳ bị biến động nhiều nhất về địa danh hành chính là khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa, tập trung nhiều dưới triều Nguyễn. Đến đầu thế kỷ XX thì sự biến động về địa danh còn xảy ra phức tạp hơn. Vấn đề này chúng tôi xin được trình bày vào một dịp khác(*).

Chú thích:

(1) Phạm Thị Thùy Vinh: Xác lập tên gọi 36 phường của kinh đô Thăng Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Tạp chí Hán Nôm số 2/2011.

(*) Bài viết được hoàn thành dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin chân thành cám ơn./.

(Tạp chí Hán Nôm, số 6 (115) 2012; tr.43 - 50)

In
Các tin khác:

VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM  - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Địa chỉ: 183 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 844. 38573194 - Fax: 844 38570940
Email:
vienhannom@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: TS.Nguyễn Tuấn Cường
Lượt truy cập: