Nghiên cứu Hán Nôm >> Chủ đề >> Thơ văn
Nguyễn Đình Thảng - Nguyễn Tuấn Thịnh
36. Bài văn sách thi Đình của Trạng nguyên Đào Sư Tích (TBHNH1995)

Cập nhật lúc 15h45, ngày 24/09/2008

BÀI VĂN SÁCH THI ĐÌNH CỦA TRẠNG NGUYÊN ĐÀO SƯ TÍCH

                                  NGUYỄN ĐÌNH THẢNG - NGUYỄN TUẤN THỊNH

Đại học KHXH và Nhân văn

Bài văn sách thi đình của trạng nguyên Đào Sư Tích (1) khoa thi năm Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ hai đời va Trần Duệ Tông (1374) được chps trong tập Lịch Triều đình đối sách văn, mang ký hiệu VHy. 335/1 của Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Chúng tôi đã phiên âm và dịch toàn văn bài văn sách này. Văn bản nà được đối chiếu với một văn bản chép tay mà chúng tôi có, giữa hai bản không có dị biệt đáng kể.

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn lời sách vấn (đầu bài thi Đình của vua Trần) và trích giới thiệu một số đoạn bài đối sách (bài trả lời của Đào Sư Tích).

A. Toàn văn sách vấn:

"Hoàng đế hỏi:

Ngày hôm qua vị tể thần dâng lên các bài văn sách thi hội, tất cả đều chọn được nhười hiền tài (đắc nhân) để trr lời. Phấn lớn đều hợp ý trẫm. Năm nay truyền mệnh đưa các sĩ đại phu vào điện đình để trẫm thân ban sách vấn. Trẫm quê mùa non trẻ phải gánh vác nghiệp lớn của các đấng tổ tông. Sớm dậy tối thức chỉ cho điều đó (đắc nhân) là cần kíp nhất, nhưng vẫn chưa tìm đâu ra người tài. Hay là đời này khong có người tài để chọn chăng? Hay sách cầu hiền chưa đúng phương pháp chăng? Hay là tìm người dúng cách nhưng dùng họ chưa xứng với tài năng của họ chăng?Cầu hiền chưa đúng phương pháp ắt là do việc làm của trẫm không chuyên chú, đốc thực? Dùng người chưa đúng với tài của họ, chắc chắn do sự xét đoán của trẫm không sáng tỏ. Đối đãi họ chưa hết lòng mình, chắc do ý chí của trẫm chưa thành thực. Sĩ đại phu hãy trình bày những điều trọng yếu của việc làm chắc chắn, xét đoán phân minh, ý chí thành thực đêt chỉ những chỗ trẫm chưa làm được, để hưng khởi được hiệu quả trong việc dùng người. Đấy là điều mà Trẫm trông mong ở các bậc sĩ đại phu".

Sách vấn của Hoàng đế xoáy vòa điều hệ trong bậc nhất của quốc gia là việc được người (đắc nhân) được người ở đây là được những bậc hiền tài để giúp nước. Nhà vua đã nói lên những cố gắng của mình tuy "quê mùa non trẻ" lại "gánh vvác đại nghiệp" lo "sớm dậy, tối thức" nhưng vẫn chưa có bậc hiền tài trợ giúp. Sách vấn tự vạch ra bốn câu hỏi, quán xuyến cả thực tế và phương thức cầu hiện; hơn nữa qua vài sách vấn này, ta thấy nhà vua đã tự nhận những thiếu sót về phương thức cầu hiền dùng người hiền, đãi ngộ người hiền của mình; và bộc lộ lòng chân thành, sự sáng suốt trong việc tìm tòi, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Người đời nay thêm hiểu về phong độ cởi mở và sáng suốt của các vua Trần trong công cuộc kiến thiết triều đại. Các bậc sĩ đại phu qua thi hội vào dự thi đình, kỳ thi chỉ nhằm xếp hạng cácTiến sĩ mà không đánh trượt nữa, các sĩ tử thả sức trả lời, làm sách vấn hẳn cũng là dịp để thể hiện tài năng và tâm huyết của mìmh.

B. Bây giờ xin được trích một số đoạn bài đối sách của Đào Sư Tích.

Bốn câu hỏi sách vấn đặt ra về việc tìm tòi, sử dụng, đãi ngộ hiền tài. Đối sách trả lời:

"Trhần nghe: thiên hạ thời xưa cũng cũng như thiên hạ thời nay. Nhân tài thời xea cũng như nhân tài thời nay. Nhưng thời xưa dùng họ cốt để đưa đất nước đến chỗ thịnh trị, mà ngày nay chưa thấy hiệu quả đó là ại làm sao? Thần xin bàn về việc đó. Thời Đường Ngu sắp đặt các quan, hỏi han các châu mục, nên muôn nước đều được yên, thời Hữu Hạ tìm người hiền tài tôn kính bậc đế vương, nên cơ nghiệp nhà vua rất là cường thịnh. Nhà Thương dùng các quan "tam trạch""tam tuấn" nên quốc gia thực sự được thịnh trị. Nhà Chu cũng hiểu thấu được "tam trạch" xét rõ "tam tuấn" cũng đưa nước đến thịnh vượng. Tuy thời thế trước sau có khác, nhưn việc tìm được người hiền thì chỉ có một mà thôi.

Sau khi nêu việc dùng hiền tài đạt tới thịnh trị của các thời đại lý tưởng Đường Ngu, Tam đại trong lịch sử, tác giả Đối sách khẳng định các vua nhà Trần:

"Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế chứa đầy nhân đức, vâng chịu mệnh trời. Đức Thái Tông lắng nghe từ nhiều phía, loại trừ quân tiếm loạn. Lúc bấy giờ có những kẻ sĩ gan góc, những bề tôi không ở hai lòng, bảo vệ giúp đỡ nhà vua, nhân tài đông đúc có thể so sánh với thời thịnh trị Đường - Ngu, Tam đại".

Và đặc biệt là:

"Từ khi mới lên ngôi nhà vua đã ban chiếu cầu hiền tài, cất nhắc người liêm cẩn, tìm người tuấn kiệt khắp nơi, mở đường sáng cho đời sau tiếp bước.

Từ khi lên nối ngôi vâng chịu vua cha phó thác, bệ hạ đã tìm người hiền tài đưa đất nược đến chỗ thịnh trị, đến nay đã ba năm rồi mà còn có lời than vãn, rằng thiếu người tài". Tác giả đối sách kết luận doạn này: "Chính sách đắc nhân trí tri của các đấng Thái Tổ, Thái thượng hoàng sau này vẫn như thế đấy. Đâu có phải đã từng vay mượn cái tài ở thời đại khác?"

Đây hoàn toàn không phải là lời "tung hô" với các vua Trần của một cử tử, mà là sự so sánh lịch sử, tràn đầy niềm tự tin, tự hào về các vua Trần đã kế tiếp nhau làm nên đại nghiệp giữ nước và xây dựng triều đại, xứng với các bậc đế vương xưa từng được đề cao trong sử sách.

Ba thiếu sót trong việc cầu hiền, sử dụng người hiền, đãi ngộ người hiền mà Sách vấn nêu ra, Đào Sư Tích viết:

"Thần mông bệ hạ hãy thận trọng khi sự việc đã kết thúc, cũng như lúc mới bắt dầu, theo lòng ấy để thi hành. Việc làm đã hậu thực thì càng suy nghĩ để hậu thực thêm; sự suy xét đã rõ ràng thì càng lo nghĩ để sáng tỏ thêm lòng đã thành thực thì càng lo lắng để thành thực thêm. Như thế thì đạt được hiệu quả. Ba điều ấy thật không khó vậy!"

Đoạn hỏi quan trọng trong Sách vấn của Hoàng đế là:

"Sĩ dại phu hãy trình bày những điều trọng yếu của việc làm hậu thực, sự xét đoán pân minh, ý chí thành thật để giúp những chõ trẫm chưa làm được, để làm dấy lên những hiệu quả trong việc dùng người. Đấy là điều mà trẫm trông mong ở các bậc sĩ đại phu."

Tác giả Đối sách viết:

"Thần nghe: Triều đình là gốc của thiên hạ, vị nhân quân là gốc của triều đình, nhưng cái "tâm" lại là gốc của nhân quân. Nhân quân có khả nămg "chính tâm" thì mới "chính" được triều đình. "Chính" được triều đình là để "chính" bách quan. Trăm quan đã "chính" thì chẳng có ai mà dám chẳng xuất phát từ sự chính trực của lòng mình với quân thượng".

"Chỉ cần giữ nghiêm ngặt trong khi chọn con người mẫu mực, khắc phục những điều nhỏ mọn của họ và dùng họ không có chỗ nào mà không xứng đáng với tài năng, trọng bậc đại thần và thể lòng các quần thần mà đối xử với họ, thì không ai không hết lòng. Cái mà trong lời thánh sách bảo"hãy trình bày điều trọng yếu của "hành đốc" "thẩm minh" "chí thành" hẳn là ở đấy".

Sau những đoạn trả lời theo Sách vấn, ở cuối bài văn sách này, Đào Sư Tích viết sang phần Hiến sách là phần quan trọng của một bài đình đối":

"Thần nghe, các bậc tiên Nho nói: Những điều trọng yếu trong việc tu nhân của vị nhân quân có ba điều : Nhân, Minh, Võ. Vị va lấy cái thân của một người ở địa vị đứng trên trăm họ, há đâu chỉ có khả năng thuộc về trí lực? Cái mà được trăm họ trông cậy vào để làm kỷ cương then chốt là chỉ có sư vận dụng bản hân mà thôi. Nhưng tu thân, chưa đạt đến chỗ mấu chốt, thì cái gọi là "Nhân" ấy hoặc không có khả năng chăm nuôi trăm họ, hòa mục vạn bang, mà cái "nhân" đó chẳng qua chỉ ậm ừ như kiểu mẹ chồng đối với nàng dâu". (Ở đây theo chúng tôi Đào Sư Tích đã so sánh một khái niệm đầy chát knh điển với khái niệm hết sức dân dã đời thường và đã đạt hiệu quả của sự so sánh).

"Cái gọi là "minh" ấy hoặc không có khả năng xét người hay dở, phân biệt đúng sai mà cái "minh" đó hoặc chỉ ở chỗ dò xét mà thôi".

"Cái gọi là "võ" ấy hoặc không có khả năng cương nghị quả đoán, mà cái "võ" ấy hoặc đến chỗ cường bạo ngang ngược cũng nên".

Đoạn cuối bài đối sách của Đào Sư Tích cũng cho biết tác giả đã cổ vũ cho Nho giáo, trong môi trường tư tưởng xã hội cung củ "tam giáohòa đồng" thời Trần:

"Bệ hạ nếu có khả năng gần gũi các Nho thần, giảng cứu để học hỏi nhưng điều "thành ý" "chính tâm" như đức thành kính sáng ngời của vua Nghiêu, cái ý "đại trí" của vua Thuấn, cùng với sự khoan dung của đức Thái Tông, phán đoán rõ ràng, cung kính và kiệm ước của đức Thái thượng hoàng ta, làm đúng đường lối, hành động hết sức thành thật, thì sẽ đạt đến cái mấu chốt của việc tu thân vây. Làm được như thế thì việc gì mà không đạt, làm gì mà không thành. Lấy nó (tu thân) để cầu người hiền thì có được phương sách; lấy nó để dùng ngừoi thì đúng với tài năng của họ; lấy nó đối xử với người thì sẽ đạt được thành tâm của họ; lấy nó đối xử với người thì sẽ đạt được thành tâm của họ. Ở bên dưới không bỏ sót người tài, bên trên không có bậc quan nhàn rỗi. Kẻ tiểu nhân không có cơ hội để hãnh tiến, người quân tử được yên ở địa vị của mình...".

Những đoạn chủ yếu của bài đối sách của Đào Sư Tích trên đây đã cho ta thấy quy mô của bản luận văn viết về sự lựa chọn, sử dụng, đãi ngộ hiền tài và hiệu quả của việc tìm được, dùng được người hiền. Đúng như lời châu phê của vua Trần về bài đối sách này: "Quyển" (1) này đã biết dựa vào câu hỏi mà trả lời, không vượt ra ngoài chuẩn mực. Những kế sách hiến dâng rất sắc bén, đáng được xếp hạng ưu".

Vấn đề lựa chọn, sử dụng, đãi ngộ hiện tài cổ kim vẫn là điều cốt yếu của việc thành bại của một quốc gia dân tộc. Kién nghị của Đào Sư Tích trong bài văn đình đối cách chúng ta 700 năm rồi vẫn ấm nóng tính thời sự của nó.

Chú thích:

1. Đào Sư Tích: không rõ năm sinh, năm mất. Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chấn (nay là Nam Trực, Nam Hà).

1. Quyển: dainh từ chỉ bài thi Hán học ngày xưa. Nộp quyển nghĩ như nộp bài.

Thông báo Hán Nôm học 1995 (tr.338-345)

In
Lượt truy cập: