Nghiên cứu Hán Nôm >> Tác giả >> N >> Nguyễn Thúy Nga
Nguyễn Thúy Nga
25. Thông tin về các nhà khoa bảng đời Lý - Trần - Hồ trong thư tịch, bi ký Hán Nôm (TBHNH1995)

Cập nhật lúc 19h26, ngày 04/01/2009

THÔNG TIN VỀ CÁC NHÀ KHOA BẢNG ĐỜI LÝ - TRẦN - HỒ TRONG THƯ TỊCH, BI KÝ HÁN NÔM

NGUYỄN THÚY NGA

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trong khi nghiên cứu về tầng lớp trí thức dân tộc, chúng ta thường quan tâm đến danh sách các nhà khoa bảng đời Lý - Trần - Hồ, vì theo Lê Quý Đôn: "Nước ta về hai triều đại Lý - Trần không ghi chép gì, vì thế tên người đỗ các khoa phần nhiều không khảo cứu được"(1) Qua sưu tầm tài liệu trong sử sách, nhóm soạn giả Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (LTĐK)(2) đã nêu lên được danh sách gồm 75 vị. Danh sách này chủ yếu dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư (viết tắt " Toàn thư): 53/75 trường hợp. Tuy đã có sự bổ sung đó, nhưng qua ghi chép của sử sách, với 36 khoa thi, số người đỗ ở thời kỳ này còn lớn hơn rất nhiều (Toàn thư chỉ ghi được 29 khoa mà con số đỗ đã lên tới 489 người). Như vậy, do thời gian lâu xưa, tài liệu gốc mất mát hết, sự thiếu hụt lớn ở danh sách các nhà khoa bảng đời Lý - Trần - Hồ cơ hồ là điều không thể khắc phục được. Tuy vậy, theo con đường các nhà biên soạn LTĐK đã đi, chúng tôi thực hiện việc rà soát lại các nguồn tư liệu, sử sách, bi ký mong bổ sung thêm được phần nào. Trong bài này chúng tôi xin trình bày kết quả điều tra đó như sau:

1. Những thông tin theo Toàn Thư:

1-2. Vũ Nghiêu Tá, Vũ Minh Nông (hai anh em). Toàn thư chép: "Nghiêu Tá (người Hồng Châu) với em là Nông đỗ cùng một khoa hồi Thượng hoàng còn ở ngôi vua" (BKVI, 49b - 50a). Đời Trần Anh Tông sử ghi 2 khoa thi: Hưng Long 12 (1304) và Hưng Long 22 (1314). Không rõ hai anh em họ Vũ đỗ khoa nào trong 2 khoa nói trên. Nghiêu Tá và Minh Nông thuộc dòng họ Vũ tộc khoa hoạn phả ký do Vũ Bật Hài (Tiến sĩ Vĩnh Thọ 2 [1659]) khởi soạn cũng có ghi hai ông thi đỗ, nhưng ghi đỗ vào đơi Trần Minh Tông. Có thể người soạn hoặc người sao chép dựa vào Toàn thư nhưng nhầm về đời vua, vì Thượng hoàng trong đoạn sử đã dẫn trên là Trần Anh Tông ch không phải Minh Tông.

3. Đặng Tảo: "Thái học sinh (THS) Đặng Tảo thường đứng hầu bên giường ngự để viết di chiếu" (Toàn thư, BKVI, 39b).

4. Lê Bá Quát: ''Học trò [Chu An] nhiều người đỗ đạt cao, vào chính phủ, như Phạm Sư Mạnh, Lê Bái Quát")BKiI, 44a).

5. Mặc:"Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi THS, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ"(BKVI, 41a).

6. Nguyễn Hán Anh: Nguyễn Hán Anh và Nguyễn Ứng Long đều làm gia sư cho tư đồ Trần Nguyên Hãn, cùng được Tư đồ gả con gái cho, "đến khi thi, cả hai đều thi đỗ" (BK VIII, 8b). Thi đỗ nói đây tức là thi đỗ ThS, Chính Nguyễn Phi Khanh có bài thơ đề là:"Tống thái học sinh Nguyễn Hán Anh quy Hồng Châu" (Toàn Việt thi lục/TVTL, Q4, tờ 88a).

2. các Tài liệu khác:

a- Quốc chí: Đại Nam nhất thống trí (ĐNTC - A.69) soạn đời Tự Đức, cho biết những người đỗ trong các khoa thi thời Lý - Trần - Hồ.

7. Sử Hy Nhan: "Người xã Ngọc Tiên h.Can Lộc, đỗ trạng nguyên (TN) đời Trần Duệ Tông" (Q.V, tỉnh Nghệ An).

8. Nguyễn Biểu: "Người xã Yên Hồ h.Lạng Sơn. Đời Trùng Quang nhà Trần do đỗ THs chuyển sang làm Điện tiền thị ngự sử" (Q.V, Tỉnh Nghệ An).

9 - 10. Trần Đăng Nguyên, Trần Nhữ Thính (hai cha con): "Người huyện Chí Linh. Năm chính Long Bảo Ứng 3 (1165) đời Lý Anh Tông, [Trần] Đăng Nguyên đỗ đầu khoa thi THS. Con là [Trần] Nhữ Thính đỗ Hoàng giáp (HG) đời Trần Kiến Trung" (Q.XVII, Tỉnh Hải Dương).

11. Nguyễn Thuyên: "Người hiện Thanh Lâm, Đỗ THS đời Trần" (Q.XVII, Tỉnh Hải Dương)

12. Trương Đỗ: "Người huyện Vĩnh Lại. Đỗ Tiến sĩ (TS) nawm Thiệu Khánh đời Trần" (Q. XVII, Tỉnh Hải Dương).

13. Bùi Bá Kỳ: "Người huyện Thanh Miện . Đỗ THS triều Trần" (Q.XVII, Tỉnh Hải Dương).

14. Lê Cảnh Tuân: "Người huyện Đường An... Lúc trẻ có cí khí, đỗ THS triều Trần" (Q.XVII, Tỉnh Hải Dương).

b. Sách khoa lục: Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, Tiến sĩ Phan Huy Ôn soạn, có bổ sung thêm hai trường hợp.

15. Ngô Hồn: Người xã Nhị Khê huyện thượng Phúc. Đỗ khoa Giáp Dần Long Khánh 2 đời Trần Duệ Tông" (Q.3, tờ 18b).

16. Phạm Hoán: "Người xã Nghĩa Lư huyện Cẩm Giàng. Đỗ HG khoa Giáp Dần Long Khánh 2 đời Trần Duệ Tông" (Q.6, tờ 29b).

c. Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn có:

17. Trần Công Cân: quê làng Phúc Đa huyện Đông Triều, đỗ TS đời Trần.

18. Chu Khắc Nhương: người thôn Sài Trang phủ Thượng Hồng, đỗ TS đời Hồ.

19. Nguyễn Bá Tĩnh: người Nghĩa Phú huyện Cẩm Giàng, đỗ THS đời Trần Dụ Tông.

20. Lý Tử Cấu: người Hồng Châu, đỗ THS đời Hồ.

d. Địa phương chí:

- Nghệ An ký (HG Bùi Dương Lịch [1785-18282] soạn

21-22. Hồ ĐốnHồ Thành: "Vốn dòng dõi Hồ Hưng Dật, làm Thái thú Diễn Châu thời Ngũ quý Hậu Hán". (Hồ Đốn là con Hồ Tông Thốc, Hồ Thành là con Hồ Đốn) "Đều đỗ TN thời Trần. Sách Việt âm thi tập có bài thơ của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải mừng Hò Thành đỗ TN" (Q.II, 16b).

23. Đặng Bá Tĩnh: "Gia phả nhà họ Đặng cho rằng Đặng Tất và Đặng Dung là dòng dõi Dặng Bá Tĩnh, TS đệ nhất giáp triều Trần" (Q.II, 95a).

- Thanh Hóa tỉnh địa dư chí (A.3027):

24. Lê Bá Quát: "Ngời xã Phủ Lý, h. Đông Sơn. TN triều Trần : (tờ 88b).

- Hải Đông chí lược, bản chép tay (A.103):

25. Trần Đăng Nguyên: "Người xã Triền Dương huyện Chí Linh. Đỗ THS Đệ nhất danh khoa Chính Long Bảo Ứng 3 (1165) (tờ 37b).

- Hưng Yên tỉnh nhất thống chí (A.963), soạn năm Đồng Khánh 2 (1887):

26. Tống Trân: "Người xã An Cầu huyện Phù Cừ. Chưa rõ đỗ đời nào... Sau khi mất, dân lngf lập đền thờ hàng năm phụng tự".

- Can Lộc huyện phong thổ chí (VHv.1190), Lưu Công Đạo soạn:

27-28. Sử Hi Nhan, Sử Đức Huy: "Theo gia phả, hai ông là người đời Trần Duệ Tông (1373-1777). Cha là Hi Nhan, con là Đức Huy; thi Đình đều đỗ Trạng nguyên Cập đệ. Hi Nhan bác lãm quần thư, không điều gì không tinh thuộc, nhưng đặc biệt sở trường về sử, cho nên được vua ban họ Sử. Bản in Quần hiền phú tập có bài phú nhan đề Trảm xà kiếm (Kiếm chém rắn) là bài thi mà ông được lấy đỗ. Làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Tri kinh diên, được ban Kim ngư đại (túi cá vàng)"... Nay trong danh sách tiên hiền của bản huyện được thờ phụ ở Văn chỉ, hai ông được xếp hàng đầu. Con cháu họ Sử về sau đồng đúc" (tờ 49a).

đ. Đăng khoa lục dịa phương, dòng họ:

- Từ Liêm huyện đăng khoa chí (A.506), Cử nhân Bùi Xuân nghi biên tập:

29. Tô Hiến Thành: "Người xã Hạ Mỗ, xã là xã Ô Diên. Đỗ THS đời Lý" (tờ 2b).

30. Đỗ Kính Tu: "Người xã Vân Canh. Đỗ THS đờ Lý" (thờ 3b).

31. Nguyễn Quang Minh: "Người xã Hạ Yên Quyết. Đỗ THS năm thánh Nguyên 1 (1400) đời Hồ" (tờ 4b).

- Vũ tộc khoa hoạn phả ký (A,662), TS Vũ Bật Hài khởi soạn:

32. Vũ Nghiêu Tá: "Là anh của Vũ Minh Nông. Ông là tổ khai khoa của họ Vũ làng Mộ Trạch " (tờ 1a).

33. Vũ Minh Nông: "Ông là em Vũ Nghiêu Tá, Hai anh em cùng thi đỗ thời Trần Minh Tông" (tờ 1a).

- Kinh Bắc Như Quỳnh Trương thị quý thích thế phả (A.959), Đặng Đình Tướng soạn Bảo Thái 7:

34. Trương Tích Đãng, TH đời Trần.

e. Bia Văn miếu, Văn chỉ địa phương:

- Hưng Yên văn miếu đệ nhất bi (No 26945). Bia Văn miếu Hưng Yên ở thôn Xích Đằng (nay là thôn Xích Đằng xã Lam Sơn, thị xã Hưng Yên):

35. Tống Trân: "Người xã An Cầu h. Phù Cừ. Đỗ TN khoa Giáp Thìn đời Trần".

- Bắc Ninh lịch triều đại khoa bi ký (No 4932-43), -Bia Văn miếu Bắc Ninh ở xã Đại Phúc, Thị xã Bắc Ninh tỉnh Hà Bắc, phần triều Trần bổ sung các vị:

36. Trần Đăng Tập: "Người xã Bình Lâm h. Yên Phong . Đỗ THS khoa Thiệu Long Bính Dần (1266)".

37. Đào Toàn Mân: Người xã Son Khê h. Yên Dũng, cha của Đào Sư Tích, đỗ TS triều Trần.

38. Đặng Xuân: "Người xã Lãm Sơn Đông h. Quế Dương, đỗ TN"

39. Nguyễn Công Cao: "Người xã Đan Nhiễm h. Tế Giang, đỗ THS".

40. Đỗ Mỹ: "Người xã Đan Nhiễm h. Tế Giang, đỗ ThS".

41. Nguyễn Kiều: "Người xã Đan Nhiễm h. Tế Giang, đỗ THS".

42. Hoàng Công Trù: "Người xã Đan Nhiễm h. Tế Giang, đỗ THS"

- Thượng Phúc huyện khoa danh bi ký (No.1896-99), taọ năm Chính Hoa 16 (1695) tổng Thượng Cung h. Thượng Phúc ph. Thường Tín t. Hà Đông (Nay là h.Thường Tín t. Hà Tây). Phần ghi về dời Trần - Hồ có bổ sung thêm các vị:

43. Lê Nguyên Kỷ: "Người xã Bình Vọng. TN".

44. Phùng......: "Người xã Vũ Lăng, TN".

45. Trần.........: "Người xã Gia Phúc, BN"

46. Trần.........: "Người xã Văn Vũ. BN"

- Bản phủ tiền triều chư danh khoa bi (No 788-89), bia Văn chỉ h. Từ Liêm t.Hà Đông, dựng năm Tự Đức 25 (1872), phần ghi khoa THS có bổ sung 3 vị:

47. Tô Hiến Thành: "Người Hạ Yên Quyết. Đỗ THS triều Lý".

48. Đỗ Kính Tu: "Người xã Vân Canh . Đỗ THS triều Lý.

49. Nguyễn Quang Minh: "Người xã Hạ Yên Quyết. Đỗ THS triều Hồ".

- Lịch đại tiên hiền bi (No 19779-80) dựng năm Thiệu Trị 4 (1844), bia văn chỉ xã Hoạch Trạch h.Đường An (nay là xã Thái Học h. Cảm Bình t.Hải Hưng):

50. Vũ Nghiêu Tá: "Người làng Mộ Trạch, Đỗ Thái học sĩ khoa Giáp Thìn".

51. Vũ Hán Bi: "Người làng Mộ Trạch. Đỗ Thái học sĩ khoa Giáp Thìn".

- Đồng Hương xã Lễ Xá thôn tư văn văn chỉ (No 16522-23 0, dựng năm Tự Đức 12 (1859), thôn Lễ Xs xã Đồng Hương h.Đông Sơn t. Thanh Hóa, Đốc học Nguyễn Công Ban soạn:

52-53. Nguyễn Bá, Nguyễn Thúc: "Nguyễn Bá tiên sinh và Nguyễn Thúc tiên sinh đều đỗ TS triều Trần".

Tổng hợp các nguồn tư liệu thư tịch, bi ký kể trên chúng tôi đã lọc ra dược thông tin 53 người đỗ đạt trong các khoa thi đời Lý- Trần - Hồ mới được lác đác ghi trong chính sử, còn LTĐK chưa nói tới. Một con số đáng kể là có giá trị đối với chúng ta về một thời kỳ "khuyết lục" như giai đoạn này. Tuy vậy, họ tên các nhà khoa bảng được ghi trong thư tịch, bi ký Hán Nôm đã dẫn trên không khỏi làm cho những người nghiên cứu băn khoăn. Và điều mong muốn chung là xác định việc ghi chép của các tài liệu trên là đúng hay không?

Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi xin nêu ý kiến của mình như sau:

1. Về những người thi đỗ được ghi trong quốc sử: Qua khảo sát các thông tin đăng khoa lục được ghi ở sách Lịch triều đăng khoa, chúng tôi thấy loại trừ 5 người có tên ở khoa Trinh Khánh(3), còn phần lớn các soạn giả có căn cứ theo chính sử (57/75 trường hợp). Cách dựa vào ghi chép của Toàn thư như vậy để khôi phục danh sách các nhà khoa bảng đời Lý - Trần - Hồ là có thể chấp nhận được . Nhưng, như chúng tôi đã trình bày, việc nhặt cứ liệu trong Toàn thư của các soạn giả LTĐK có thể coi là bỏ sót một số trường hợp. Vì vậy, 6 người theo sử liệu mà chúng tôi đã kê là : Vũ Nghiêu Tá, Vũ Minh Nông, Đặng Tảo, Lê Bá Quát,... Mặc, Nguyễn Hán Anh cũng nên coi là có mức độ tin ậy tương tự như những người đã được các mức độ tin cậy tương tự như những người đã được các soạn giả LTĐK tiếp thu đưa vao Q. Thủ. Nhưng hạn chế của thông tin này là không cho biết quê quán của mỗi người. Tương tự như vậy là họ tên của 8 người được ghi rải rác ở phần Nhân vật trong sách Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC): Sử Hy Nhan, Nguyễn Biểu, Trần Đăng Nguyên, Trần Nhữ Thính, Nguyễn Thuyên, Trương Đỗ, Bùi Bá Kỳ và Lê Cảnh Tuân. ĐNNTC là bộ quốc chi do Quốc sử quan triều Nguyễn đời Thành Thái chủ trương và các nhà sử học có danh tiếng của triều đình thực hiện. Việc họ gh nhận những trường hợp đỗ đạt ở từng địa phương là có lý do, và tư liệu ở đây cũng nên coi là có lmức độ tin cậy, có lẽ cũng nên đối xử như 6 trường hợp trong Toàn thư mà chúng tôi đã kê ở trên.

Theo ý kiến chúng tôi, nếu xếp 14 người này vào danh sách các nhà khoa bảng thì cũng có mức độ tin cậy đảm bảo ngang với 25 vị có tên trong Biệt lụcBổ di của sách LTĐK.

2. Về những người dược ghi trong các tài liệu khác:

Điểm danh sách thống kê những người được ghi là thi đỗ dưới các triều Lý - Trần - Hồ qua tư liệu viết về địa phương, bao gồm các sách địa phương chi, gia phả các dòng họ, bia Văn miếu, văn chỉ hàng tỉn, hàng huyện v.v... chúng tôi thấy có nhiều băn khoăn khi cần sử dụng thông tin được ghi ở mảng tài liệu này.

Nếu xét riêng từng tài liệu thì những người được ghi trong sách Nghệ An của Bùi Dương Lịch như Hồ Đốn, Hồ Thành, Đặng Bá Tĩnh hoặc cha con Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy được Lưu Công Đạo ghi trong Can Lộc huyện phong thổ chí là có thể tin được. Hai bộ sách trên được biên soạn nghiêm túc, các tác giả lại là những nhà sử học khá có danh tiếng nên tư liệu họ đưa vào sách là có cơ sở chắc chắn. Hơn nữa, việc Hồ Thành, Sử Hy Nhan đỗ TN cũng đã được ghi trong ĐNNTC cả Quốc sử quán triều Nguyễn.

Nhưng nếu đạt trong mối tương quan chung thì Nghệ An ký cũng viết về địa phương một tỉnh ngang với Hưng Yên tỉnh nhất thống chí hay Thanh Hóa tỉnh địa dư. Sách Hưng Yên tỉnh nhất thống chí có ghi cả trường hợp Tống Trân. Nhân vật này có những phức tạp nhất đinh, vì cho đến nay chúng ta mới chỉ biết đến TN Tống Trân qua truyện Nôm khuyết danh Tống Trân - Cúc Hoa và trong truyền thuyết dân gian. Vậy đây là nhân vật thực có địa chỉ quê quán (thôn An Cầu huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên) hay chỉ là nhân vật hư cấu trong văn học? Thêm nữa, cũng có cuốn biên soạn tương đối công phu như Từ Liêm đăng khoa lục nhưng lại liệt kê có phần quá rộng như ghi cả Tô Hiến Thành, Đỗ Kính Tu đỗ THS triều Lý mà không thấy có cứ liệu gì chắc chắn, trong khi đó các sử sách đều nói đến những vị này với tư cách là danh nhân, chứ không phải là nhà khoa bảng.

Thời gian thi đã quá xa, mà thư tịch, bi ký lại được soạn dựng hầu hết ở đời Nguyễn. Sử sách mất mát nhiều, lại tản mạn nên những người soạn sách, dựng bia ở các địa phương không thể có trong tay đầy đủ tư liệu. Để không bỏ sót các nhà khoa bảng cảu địa phương minh, các soạn gaả đã hết sức sưu tập cả những nhân vật đỗ đạt được truyền khẩu trong dân gian. Tài liệu sau theo tài liệu trước, dẫn đến tình trạng như Tống Trân vừa được ghi trong Hưng Yên tỉnh nhất thống chí vừa có tên ở bia Văn miếu tỉnh. Tuy vậy, những thông tin đó vẫn khó thuyết phục các nhà nghiên cứu. Trường hợp Tô Hiến Thành, Đỗ Kính Tu, Nguyễn Quang Minh được ghi trong Từ Liêm huyện đăng khoa chí và bia Văn chỉ huyện cũng là những dẫn chứng tương tự. Vì vậy, theo tính hệ thống, chúng tôi cho rằng danh sách bổ sung các nhà khoa bảng đời Lý - Trần - Hồ dừng lại ở ghi chép của Toàn thư và ĐNNTC là hợp lý, còn những tư liệu khác không có cứ liệu hỗ chiếu thì tạm coi là những thông tin rời rạc, chờ đợi xác minh thêm.

Thông báo Hán Nôm học 1995 (tr.234-245)

In
Lượt truy cập: