Văn khắc >> Bia Văn miếu Hà Nội
Bia số 80
80- VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA ẤT MÙI NIÊN HIỆU CẢNH HƯNG NĂM THỨ 36 (1775)

Cập nhật lúc 20h52, ngày 17/01/2009

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA ẤT MÙI NIÊN HIỆU CẢNH HƯNG NĂM THỨ 36 (1775)

 

逢題調殿

***

Nay cơ đồ châu ngọc vững yên, sao Khuê soi văn vận.

Kính vâng: Hoàng thượng bệ hạ thể mệnh càn nguyên, đức hằng đã định. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Tĩnh vương] giữ mối giềng trị giáo, cầu tìm nhân tài. Tháng đầu đông năm Ất Mùi mở khoa thi Hội. Sai Phó tướng Đô đốc Thiêm sự Quế Quận công Trịnh Bồng làm Đề điệu, Hộ bộ Hữu Thị lang hành Lại bộ Tả Thị lang Thái Đình bá Vũ Trần Thiệu làm Tri Cống cử, Công bộ Hữu Thị lang Lê Doãn Giản làm Giám thí.

Qua trường bốn lấy trúng cách bọn Phan Huy Ích 18 người. Sang tháng sau Điện thí, ban cho bọn Ngô Thế Trị đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Lại sai khắc đá đề danh để lưu truyền bất hủ.

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 18 người:

NGÔ THẾ TRỊ 吳世治 1 người xã Hội Phụ huyện Đông Ngàn, Tri huyện, ng chế hợp cách.

LÊ HỮU DUNG 黎有容2 người xã Liêu Xá huyện Đường Hào, Tự thừa.

NGUYỄN HUY VƯỢNG 阮輝旺3người xã Minh Cảo huyện Từ Liêm, Nho sinh trúng thức.

ĐỖ HUY CƯ 杜輝琚4 người xã Đồng Hương huyện Đông Sơn, Huấn đạo.

NGÔ THÌ NHẬM 吳時任5 người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai, Thiêm tri, Hiến phó.

LƯU ĐỊNH 6 người xã Nguyệt Áng huyện Thanh Trì, Sinh đồ.

PHAN HUY ÍCH 潘輝益7 người xã Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, Tả mạc, ng chế hợp cách.

NGUYỄN THẾ LỊCH 阮世歷8 người xã Yên Lũng huyện Từ Liêm, Nho sinh trúng thức.

PHẠM ĐÌNH DƯ 范廷璵9 người xã Kim Đôi huyện Vũ Giàng, Nho sinh trúng thức.

NGUYỄN QUỐC NGẠN 阮國彥10 người phường Bái Ân huyện Quảng Đức, Sinh đồ.

NGUYỄN NHA 阮衙11 người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai, Nho sinh.

LÊ DUY ĐẢN 黎惟亶12 người xã Hương La huyện Yên Phong, Giám sinh, ng chế hợp cách.

NGÔ DUY TRỪNG 吳惟澂13 người xã La Khê huyện Từ Liêm, Giám sinh.

TRẦN THIỀU SƯỞNG 陳韶昶14 người xã Khoái Lạc huyện Yên Định, Tri huyện.

LÊ TRỌNG ĐIỂN 黎仲琠15 người xã Nhân Mục Môn huyện Thanh Trì, Tri huyện.

HOÀNG BÌNH CHÍNH 黃平政16 người xã Thổ Hoàng huyện Thiên Thi, Tri huyện.

NGUYỄN THẾ BÌNH 阮世玶17 người xã Cát Ngạn huyện Thanh Chương, thi đỗ năm 18 tuổi.

NGUYỄN QUÝ HIỂN 阮貴顯18 người xã Thạch Thán huyện Yên Sơn, Giáo thụ.

Bia dựng ngày đầu tháng tiết trọng đông (tháng 11) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37 (1776) Hoàng Lê.

Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Hữu Tư giảng Nhập thị Tham tụng Lại bộ Thượng thư Tri Hàn lâm Tri Đông các Tri Trung thư giám Tri Quốc tử giám Thái phó quốc lão tham dự triều chính, trí sĩ, khởi phục, phụng thị ngũ lão, Viện Quận công Nguyễn Hoản19 vâng sắc soạn.

Chú thích:

1. Ngô Thế Trị (1733-?) người xã Hội Phụ huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đông Hội huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Đãi chế và được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

2. Lê Hữu Dung (1745-?) người xã Liêu Xá huyện Đường Hào (nay là xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên). Ông là cháu nội của Lê Hữu Danh, con Lê Hữu Kiều và làm quan Hàn lâm Thị thư, tước Hào Khê bá và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

3. Nguyễn Huy Vượng (1731-?) người xã Minh Cảo huyện Từ Liêm (nay thuộc xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm Thị thư, Thiêm Đô Ngự sử.

4. Đỗ Huy Cư (1746-1828) người xã Đồng Hương huyện Đông Sơn (nay thuộc huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Hàn lâm viện Hiệu thảo và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau ông đổi tên là Đỗ Huy Tuân.

5. Ngô Thời Nhậm (1746-1803) hiệu là Đạt Hiênvà tự là Hy Doãn , người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Thời Lê, ông giữ các chức quan, như Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát Ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu Thị lang Bộ Công. Nhà Lê mất, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng, bổ giữ các chức quan, như Tả Thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình Phái hầu, giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Khi Nguyễn nh đưa quân ra Bắc chiếm thành Thăng Long, ông bị bắt và đưa ra đánh đòn ở Văn miếu- Quốc tử giám để cảnh cáo sĩ phu Bắc Hà đã đi theo nhà Tây Sơn.

6. Lưu Định (1746-?) người xã Nguyệt Áng huyện Thanh Trì (nay thuộc Đại Áng quận Hoàng Mai Tp. Hà Nội). Ông là em của Lưu Tiệp, sự nghiệp hiện chưa rõ.

7. Phan Huy ch (1751-1822) hiệu là Dụ m, Đức Hiên tự là Khiêm Thụ Phủ , Chi Hoà , người xã Thu Hoạch huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Thạch Châu huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Thời Lê, ông giữ các chức quan Hàn lâm viện Thừa chỉ, Tham chính xứ Sơn Nam. Thời Tây Sơn, ông giữ các chức quan, như Tả Thị lang Bộ Hình, Thị trung Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, tước hầu và được cử làm Chánh sứ đưa vua giả sang nhà Thanh (Trung Quốc). Thời Nguyễn, ông ở tại quê nhà dạy học. Ông vốn tên là Duệ , rồi đổi là Công Huệ , sau vì kiêng huý Đặng Thị Huệ nên đổi là Huy ch.

8. Nguyễn Thế Lịch (1750-1829) hiệu là Dưỡng Am Cư Sỹ , người xã Yên Lũng huyện Từ Liêm (nay thuộc xã An Khánh huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Thời Lê, ông giữ các chức quan, như Hộ khoa Cấp sự trung, Vương phủ Thiêm sai Thị nội Thư tả, Hàn lâm Hiệu thảo, Tri binh phiên, Đông các Hiệu thư, Tham chính xứ Kinh Bắc, Đồng Tham tri chính sự. Thời Tây Sơn, ông giữ các chức quan, như Thị trung Hiệp biện Học sĩ, Thượng thư Bộ Lại. Khi quân của Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân, ông theo triều đình Tây Sơn chạy sang Bắc Thành, sau bị bắt và được tha về quê. Rồi vua Gia Long cho gọi ông vào Phú Xuân, làm ở đại nội để dạy cho các hoàng tử, được ít lâu, ông cáo lão xin về quê. Sau ông đổi tên là Nguyễn Gia Phan và thụy là Trung Ý.

9. Phạm Đình Dư (1742-?) người xã Kim Đôi huyện Võ Giàng (nay thuộc xã Kim Chân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Ông giữ các chức quan, như Hữu Thị lang Bộ Lại, tước Quỳnh Phái hầu; thăng Đồng Bình chương sư, Thượng thư Bộ Lại, Tri Quốc tử giám. Có người phiên là Phạm Đình Dự.

10. Nguyễn Quốc Ngạn (1750-?) người phường Bái Ân huyện Quảng Đức (nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ Tp. Hà Nội). Ông làm quan Cấp sự trung.

11. Nguyễn Nha (1750-?) hiệu Tả Khê và tự là Nam Văn, người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Thị chế, Thừa chính sứ, Hữu Thị lang Bộ Công. Thời Tây Sơn ông có ra làm quan.

12. Lê Duy Đản (1743-1813) người xã Hương La huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Thời Lê, ông làm quan Hàn lâm viện Thừa chỉ, Tham chính Thanh Hoa. Thời Tây Sơn, ông ở ẩn. Đời Gia Long, ông ra làm quan Hiệp trấn Lạng Sơn, tham gia coi thi trường Sơn Nam, trường Kinh bắc, Sơn Tây, Hoài Đức, tước Hương Phái hầu.

13. Ngô Duy Trừng (1741-1800) người xã La Khê huyện Từ Liêm (nay thuộc xã Văn Khê thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây). Ông là anh của Ngô Duy Viên, làm quan Binh khoa Đô Cấp sự trung, Giám sát Ngự sử xứ Sơn Nam, thăng Hàn lâm viện Đãi chế. Thời Tây Sơn, ông ở quê nhà.

14. Trần Thiều Sưởng (1786-?) người xã Khoái Lạc huyện Yên Định (nay thuộc xã Xuân Tân huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Thị thư, Hiến sát sứ.

15. Lê Trọng Điển (1735-?) người xã Nhân Mục Môn huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hiệp trấn Lạng Sơn, tước Tô Xuyên hầu. Sau đổi là Lê Doãn Điều.

16. Hoàng Bình Chính (1736-1785) hiệu Liên Phong và tự là Xuân Như, là người xã Thổ Hoàng huyện Thiên Thi (nay thuộc huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Đốc đồng xứ Hưng Hoá, Hàn lâm viện Hiệu lý và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng Hàn lâm viện Thị giảng, tước Kim Xuyên bá. Sau ông đổi tên là Hoàng Trọng Chính.

17. Nguyễn Thế Bình (1746-?) người xã Cát Ngạn huyện Thanh Chương (nay thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An). Ông làm quan Đốc đồng Sơn Nam.

18. Nguyễn Quý Hiển (1740-?) người xã Thạch Thán huyện Yên Sơn (nay thuộc xã Thạch Thán huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tri Lễ phiên, Đốc đồng Kinh Bắc. Có tài liệu ghi, sau ông đổi là Nguyễn Đình Diệu.

19. Nguyễn Hoản: Xem chú thích 6, Bia số 69.

 

In
Lượt truy cập: