Văn khắc >> Bia Văn miếu Huế
Bia số 26
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA MẬU TUẤT NIÊN HIỆU THÀNH THÁI NĂM THỨ 10 (1898)

Cập nhật lúc 10h59, ngày 29/01/2009

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA MẬU TUẤT NIÊN HIỆU THÀNH THÁI NĂM THỨ 10 (1898)

 

 

 

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người

ĐÀO NGUYÊN PHỔ 陶元溥1, học ở Quốc tử giám, Cử nhân, sinh năm Tân Dậu, thi đỗ năm 38 tuổi, người xã Thượng Phán tổng Đồng Trực huyện Quỳnh Côi phủ Thái Ninh tỉnh Thái Bình.

Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân7 người

PHẠM LIỆU 笵燎2, học sinh ở tỉnh, Cử nhân, sinh năm Quý Dậu, thi đỗ năm 26 tuổi, người xã Trừng Giang tổng Đa Hòa Thượng huyện Diên Phước phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

PHAN QUANG 潘光3, học sinh ở tỉnh, Cử nhân, sinh năm Quý Dậu, thi đỗ năm 26 tuổi, người xã Phước Sơn Thượng tổng Xuân Phú Trung huyện Quế Sơn phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

NGUYỄN QUÝ SONG 季 窗4, Cử nhân khoa Giáp Ngọ, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 32 tuổi, người xã Xuân Liễu tổng Xuân Liễu huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.

NGUYỄN VĂN TRÌNH 阮文珵5, ấm sinh học ở Quốc tử giám, Cử nhân, sinh năm Nhâm Thân, thi đỗ năm 27 tuổi, người thôn Kỳ Trúc xã Kiệt Thạch tổng Độ Liêu huyện Can Lộc phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.

PHẠM TUẤN 笵畯6, Cử nhân, Giáo thụ phủ Thăng Bình, sinh năm Nhâm Tý, thi đỗ năm 47 tuổi, người xã Xuân Đài tổng Phú Khương Thượng huyện Diên Phước phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

NGUYỄN TỰ NHƯ 阮自如7, Cử nhân, làm chức Dực thiên8 phủ Tuy An, sinh năm Canh Thân, thi đỗ năm 39 tuổi, người xã Hà Thượng tổng An Xá huyện Gio Linh phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

BÙI THỨC 裴栻9, Cử nhân khoa Bính Tuất, sinh năm Kỷ Mùi, thi đỗ năm 40 tuổi, người xã Châu Cầu tổng Mễ Tràng huyện Thanh Liêm phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam.

Chú thích:

*Bia này khắc 2 khoa.

1. Đào Nguyên Phổ (1861-1907) hiệu (có sách ghi là tự) là Tảo Bi và Cần Giang , tự là Hoành Hải , người xã Thượng Phán tổng Đồng Trực huyện Quỳnh Côi phủ Thái Ninh tỉnh Thái Bình (nay thuộc xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình). Cử nhân năm Giáp Thân (1884). Ông giữ các chức quan, như Huấn đạo Tam Nông, Tri huyện Võ Giàng, ngạch Hàn lâm viện hàm Thừa chỉ, sau từ quan chuyên biết báo và làm chủ bút tờ Đại Việt tân báo. Ông còn có tên là Đào Văn Mại .

2. Phạm Liệu (1873-?) người xã Trừng Giang tổng Đa Hòa Thượng huyện Diên Phước phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Giáp Ngọ ((1894). Ông từng làm đến chức Thượng thư Bộ Binh.

3. Phan Quang (1873-?) người xã Phước Sơn Thượng tổng Xuân Phú Trung huyện Quế Sơn phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Giáp Ngọ (1894). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

4. Nguyễn Quý Song (1864-?) người xã Xuân Liễu tổng Xuân Liễu huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Nam Anh huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Giáp Ngọ (1894). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

5. Nguyễn Văn Trình (1872-?) người thôn Kỳ Trúc xã Kiệt Thạch tổng Độ Liêu huyện Can Lộc phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Thanh Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Đinh Dậu (1897). Ông từng làm Quốc tử giám Tế tửu.

6. Phạm Tuấn (1852-?) người xã Xuân Đài tổng Phú Khương Thượng huyện Diên Phước phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Kỷ Mão (1879). Trước khi đi thi, ông làm Giáo thụ phủ Thăng Bình, sau khi thi đỗ Tiến sĩ, sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

7. Nguyễn Tự Như (1869-?) người xã Hà Thượng tổng An Xá huyện Gio Linh phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị (nay thuộc huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị). Cử nhân năm Mậu Dần (1878). Trước khi đi thi ông làm chức Dực thiên phủ Tuy An, sau sự nghiệp không rõ.

8. Dực thiên: chức quan lo việc dạy học ở phủ.

9. Bùi Thức (1859-?) người xã Châu Cầu tổng Mễ Tràng huyện Thanh Liêm phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam (nay thuộc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam). Cử nhân năm Bính Tuất (1898). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.



VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA TÂN SỬU NIÊN HIỆU THÀNH THÁI NĂM THỨ 13 (1901)


Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân9 người.

NGUYỄN ĐÌNH TUÂN 阮廷詢1, Cử nhân khoa t Dậu, sinh năm Đinh Mão, thi đỗ năm 35 tuổi, người xã Trâu Lỗ tổng Mai Đình huyện Hiệp Hòa phủ Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

NGÔ ĐỨC KẾ 吳德繼2, m sinh học ở Quốc tử giám, Cử nhân, sinh năm Kỷ Mão, thi đỗ năm 23 tuổi, người xã Trảo Nha tổng Đoài huyện Thạch Hà phủ Hà Thanh tỉnh Hà Tĩnh.

NGUYỄN VIẾT THÔNG 阮曰蔥3, Cử nhân khoa Canh Tý, sinh năm Nhâm Thân, thi đỗ năm 30 tuổi, người xã Dạ Lê tổng Dạ Lê huyện Hương Thủy phủ Thừa Thiên.

NGUYỄN ĐÌNH ĐIỂN 阮廷典4, Cử nhân khoa Canh Tý, sinh năm Canh Thân, thi đỗ năm 42 tuổi, người xã Xuân Hồ tổng Xuân Liễu huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.

TRẦN VĂN THỐNG 陳文統5, Cử nhân, làm Hành tẩu ở Bộ Công, sinh năm Tân Mùi, thi đỗ năm 31 tuổi, người xã La Hà tổng Thuận Thị huyện Tuyên Chính phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.

LÊ NGẢI 黎艾6, m sinh học ở Quốc tử giám, Cử nhân, làm Huấn đạo huyện Mộ Đức, sinh năm Mậu Thìn, thi đỗ năm 34 tuổi, người ấp Sa Bình tổng Tri Đức huyện Mộ Đức phủ Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi.

NGUYỄN DUY TÍCH 阮惟勣7, m sinh học ở Quốc tử giám, Cử nhân, sinh năm Kỷ Mão, thi đỗ năm 23 tuổi, người thôn Lý Hòa thuộc Hà Bạc huyện Bố Trạch phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.

NGUYỄN VĂN TÍNH 阮文性8, từng đỗ Tú tài 3 khoa, sinh năm Tân Dậu, thi đỗ năm 41 tuổi, người xã Cựu Hào tổng Hổ Sơn huyện Vụ Bản phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

NGUYỄN VĂN BÂN 阮文彬9, Cử nhân khoa Đinh Dậu, sinh năm Mậu Thìn, thi đỗ năm 34 tuổi, người xã Hữu Bằng tổng Thạch Xá huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.

Chú thích:

1. Nguyễn Đình Tuân (1867-?) người xã Trâu Lỗ tổng Mai Đình huyện Hiệp Hòa phủ Lạng Giang tỉnh Bắc Giang (nay thuộc xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Cử nhân năm Đinh Dậu (1897). Ông từng làm Đốc học Hà Đông.

2. Ngô Đức Kế (1879-1929) hiệu Tập Xuyên, người xã Trảo Nha tổng Đoài huyện Thạch Hà phủ Hà Thanh tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Trảo Nha huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Đinh Dậu niên hiệu Thành Thái thứ 9 (1897). Sau khi thi đỗ, ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách. Ông là nhà nho yêu nước, cùng nhiều người tham gia phong trào vận động Duy tân cứu nước khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp. Năm 1908, ông bị thực dân Pháp bắt giam và đưa đi đày ở Côn Đảo. Năm 1921, ông được thả tự do và về quê, sau đó ra Hà Nội viết báo. Ông là một cây bút có tiếng của Tạp chí Hữu Thanh, dùng cây bút của mình tiếp tục sự nghiệp cứu nước.

3. Nguyễn Viết Thông (1872-?) người xã Dạ Lê tổng Dạ Lê huyện Hương Thủy phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Thủy Phương huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên-Huế). Cử nhân năm Canh Tý (1900). Ông từng làm quan Thị lang ở Bộ Lại.

4. Nguyễn Đình Điển (1860-?) người xã Xuân Hồ tổng Xuân Liễu huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Hòa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Canh Tý (1900). Ông từng làm quan Lang trung.

5. Trần Văn Thống (1871-?) người xã La Hà tổng Thuận Thị huyện Tuyên Chính phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Quảng Văn huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình). Cử nhân năm Tân Mão (1891). Ông từng làm Tuần phủ ở Quảng Trị.

6. Lê Ngải (1868-?) người ấp Sa Bình tổng Tri Đức huyện Mộ Đức phủ Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi (nay thuộc huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi). Cử nhân năm Tân Mão (1891). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

7. Nguyễn Duy Tích (1879-?) người thôn Lý Hòa thuộc Hà Bạc huyện Bố Trạch phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Lý Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình). Cử nhân năm Canh Tý (1900). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

8. Nguyễn Văn Tính (1861-?) người xã Cựu Hào tổng Hổ Sơn huyện Vụ Bản phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Vĩnh Hào huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Hiện chưa rõ ông thi đỗ Cử nhân năm nào. Ông từng làm Đốc học Hải Dương.

9. Nguyễn Văn Bân (1868-?) người xã Hữu Bằng tổng Thạch Xá huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây). Cử nhân năm Đinh Dậu (1897). Ông từng nhận hàm Hồng lô Tự khanh sung Thượng nghị viện Bắc kì.

In
Lượt truy cập: