Văn khắc >> Bia Văn miếu Huế
Bia số 15
VĂN BIA ĐỀ DANH CÁT SĨ KHOA BÁC HỌC HOÀNH TÀI NĂM TÂN HỢI NIÊN HIỆU TỰ ĐỨC NĂM THỨ 4 (1851)

Cập nhật lúc 16h45, ngày 29/01/2009

VĂN BIA ĐỀ DANH CÁT SĨ KHOA BÁC HỌC HOÀNH TÀI NĂM TÂN HỢI NIÊN HIỆU TỰ ĐỨC NĂM THỨ 4 (1851)

* * * 

Ban đỗ Đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ đệ nhị danh 1 người

VŨ DUY THANH 武惟清1, sinh năm Tân Mùi, thi đỗ năm 41 tuổi, người xã Kim Bồng tổng An Ninh huyện Yên Khánh phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.

Ban đỗ Đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ đệ tam danh 1 người

VŨ HUY DỰC 武輝翼2, sinh năm Mậu Ngọ, thi đỗ năm 54 tuổi, người xã Quảng Lãm tổng Quảng Lãm huyện Quế Dương phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Ban đỗ Đệ nhị giáp Cát sĩ xuất thân 2 người

PHẠM HUY 笵輝3, sinh năm Tân Mùi, thi đỗ năm 41 tuổi, người thôn Phúc An xã Mỹ Hoà tổng Đồng Công huyện Hương Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.

NGUYỄN THÁI 阮泰4, sinh năm Kỷ Mão, thi đỗ năm 33 tuổi, người thôn Đan Lạc xã Thịnh Lạc tổng Nộn Liễu huyện Nam Đường phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.

Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Cát sĩ xuất thân3 người

NGUYỄN BÁ ĐÔN 阮伯惇5, Cử nhân, sinh năm Nhâm Ngọ, thi đỗ năm 30 tuổi, người xã Vân Canh tổng Hương Canh huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội.

TRẦN HỮU DỰC 陳有翼6, Cử nhân, sinh năm Tân Tị, thi đỗ năm 31 tuổi, người thôn Đông xã Đăng Cao tổng Hoàng Trường huyện Yên Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

TRẦN HUY TÍCH 陳輝積7, Cử nhân, sinh năm Mậu Tý, thi đỗ năm 24 tuổi, người xã Dũng Thọ, tổng Đông Thọ huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội.

Chú thích:

1. Vũ Duy Thanh (1811-1863) hiệu là Bồng Châu, Vân Bồng và tự là Trừng Phủ,người xã Kim Bồng tổng An Ninh huyện Yên Khánh phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình (nay thuộc xã Khánh Hải huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình).Cử nhân năm Quý Mão (1843), thi đỗ Phó bảng năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức 4 (1851) và ông lại thi đỗ Bác học hoành tài, Đệ nhất giáp Chế khoa Cát sĩ cập đệ đệ nhị danh năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức 4 (1851). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Thị độc, Tư nghiệp Quốc tử giám, sau thăng Tế tửu, rồi chuyển sang làm ở Bộ Lễ.

2. Vũ Huy Dực (1789-1872) người xã Quảng Lãm tổng Quảng Lãm huyện Quế Dương phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Trước khi đi thi, ông đã làm Huấn đạo ở tỉnh Thanh Hóa, sau giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Thị giảng, Giảng quan ở Kinh diên Khởi cư trú, Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc tử giám, Toản tu Quốc sử quán.

3. Phạm Huy (1811-?) người thôn Phúc An xã Mỹ Hoà tổng Đồng Công huyện Hương Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Sơn Hà huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện hàm Trước tác, Tập hiền viện, Giảng quan ở Kinh diên Khởi cư trú, Bố chánh Nam Định, Trực học sĩ, Toản tu Quốc sử quán kiêm Đô sát viện Tả Phó Đô Ngự sử.

4. Nguyễn Thái (1819-?) người thôn Đan Lạc xã Thịnh Lạc tổng Nộn Liễu huyện Nam Đường phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Hùng Tiến huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Đình Mùi (1847), Phó bảng năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức 4 (1851). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Trước tác, Tu thư Vân hải sở, Đốc học Quảng Ngãi, Giảng quan ở Kinh diên Khởi cư trú, Thị độc Học sĩ, Án sát sứ Hưng Yên.

5. Nguyễn Bá Đôn (1822-?) người xã Vân Canh tổng Hương Canh huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay thuộc xã Vân Canh huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Cử nhân năm Bính Ngọ (1846). Ông từng làm quan Tri phủ.

6. Trần Hữu Dực (1821-?) người thôn Đông xã Đăng Cao tổng Hoàng Trường huyện Yên Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An). Ông giữ chức quan hàm Hàn lâm viện, Tri phủ Vĩnh Tường, Hiền viện tập, Giảng quan ở Kinh diên Khởi cư trú.

7. Trần Huy Tích (1828-?) hiệu là Thạch Am , Quán Sơn Cư S và tự là Cư Hậu , người xã Dũng Thọ tổng Đông Thọ huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện, Tri phủ Nam Sách, Đốc học Hải Dương, sau ông xin cáo quan về ở ẩn, suốt ngày im lặng như người bệnh si, về cuối đời ông mới giao du với các bạn văn chương.

In
Lượt truy cập: