Văn khắc >> Bia Văn miếu Huế
Bia số 6
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM MẬU TUẤT TRIỀU MINH MỆNH (1838)

Cập nhật lúc 16h57, ngày 29/01/2009

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM MẬU TUẤT TRIỀU MINH MỆNH (1838)

 

皇朝明命戊戌年會試科進士題名碑

賜 第 二 甲 進 士 出 身 貳 名

阮 久 長, , , , ,

范 文 誼, , ,

賜 第 三 甲 同 進 士 出 身 捌 名

丁 日 慎,, ,

范 真, , ,

阮 文 松, , ,

黎 惟 忠, , ,

陳 時 敏, , ,

黃 仲 辭, , ,

黎 善 治, , 西,

尹 奎, , ,

 

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân2 người

NGUYỄN CỬU TRƯỜNG 阮久長1, Giám sinh, Hội nguyên, người ở Gia Miêu Ngoại Trang tổng Thượng Bạn huyện Tống Sơn, trú quán xã Hoàng Công tổng Thủy Liên huyện Lệ Thuỷ phủ Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, sinh năm Đinh Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.

PHẠM VĂN NGHỊ 笵文誼2, Cử nhân, người xã Tam Đăng tổng An Trung Thượng huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, sinh năm t Sửu, thi đỗ năm 34 tuổi.

Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân8 người

ĐINH NHẬT THẬN 丁日慎3, Cử nhân, người xã Thanh Liêu tổng Cát Ngạn huyện Thanh Chương phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An, sinh năm Giáp Tuất, thi đỗ năm 25 tuổi.

PHẠM CHÂN 笵真4, Cử nhân, người xã Cảnh Dương tổng Thuận An huyện Bình Chính phủ Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 35 tuổi.

NGUYỄN VĂN TÙNG 阮文松5, Cử nhân, người xã Đông Ngạc tổng Minh Tảo huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội, sinh năm Nhâm Thân, thi đỗ năm 27 tuổi.

LÊ DUY TRUNG 黎惟忠6, Cử nhân, người xã Thượng Phúc tổng La Phù huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín tỉnh Hà Nội, sinh năm t Mão, thi đỗ năm 44 tuổi.

TRẦN THỜI MẪN 陳時敏7, Cử nhân, người xã Minh Hương tổng Vĩnh Trị huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên, sinh năm Quý Dậu, thi đỗ năm 26 tuổi.

HOÀNG TRỌNG TỪ 黃仲辭8, Cử nhân, người xã Nguyệt Biều tổng Cư Chính huyện Hương Thuỷ phủ Thừa Thiên, sinh năm Canh Ngọ, thi đỗ năm 29 tuổi.

LÊ THIỆN TRỊ 黎善治9, Giám sinh, người thôn Tây Trung An xã Long Phúc Đông tổng Mỹ Khê huyện Duy Xuyên phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, sinh năm Bính Thìn, thi đỗ năm 43 tuổi.

DOÃN KHUÊ 尹奎10, Cử nhân, người xã Ngoại Lãng tổng Vô Ngại huyện Thư Trì phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định, sinh năm Quý Dậu, 26 tuổi.

Bia khắc ngày lành tháng 7 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 19 (1838).

Chú thích:

1. Nguyễn Cửu Trường (1807-?) người ở Gia Miêu Ngoại Trang tổng Thượng Bạn huyện Tống Sơn (nay thuộc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa), trú quán xã Hoàng Công tổng Thủy Liên huyện Lệ Thủy phủ Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (nay thuộc Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Tu soạn, Tri phủ Kiến Xương, Viên ngoại lang sung làm Cơ mật viện Hành tẩu, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ, Thái bộc Tự khanh, Thị giảng học sĩ, Bố chánh Hà Nội, Thị lang Bộ Lại, Tuần phủ Biên Hoà.

2. Phạm Văn Nghị (1805-1880) hiệu là Nghĩa Traivà Liên Hoa Động Chủ Nhân , người xã Tam Đăng tổng An Trung Thượng huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Thắng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viên Tu soạn, Tri phủ Lý Nhân, Quốc sử quán Biên tu, Đốc học Nam Định, Hàn lâm viện Thị độc Học sĩ, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, Thương biện. Khi quân Pháp xâm lược nước ta, ông thuộc phái chủ chiến, từng chiêu mộ quân nghĩa dũng xin triều đình đi đánh giặc; nhưng sau đó, nhiều tỉnh của nước ta bị quân Pháp đánh chiếm và ông cáo quan xin về ở ẩn tại động Liên Hoa (thuộc huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình).

3. Đinh Nhật Thận (1814-1864) người xã Thanh Liêu tổng Cát Ngạn huyện Thanh Chương phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông làm quan Tri phủ, khi hành sự do phạm lỗi và bị cách chức. Tương truyền ông là người thông minh, có trí nhớ tuyệt vời, đọc sách qua một lượt là nhớ hết và thường giao du với Cao Bá Quát.

4. Phạm Chân (1804-?) người xã Cảnh Dương tổng Thuận An huyện Bình Chính phủ Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông làm quan đến Án sát Thanh Hóa.

5. Nguyễn Văn Tùng (1812-?) người xã Đông Ngạc tổng Minh Tảo huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay thuộc xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông làm quan Tri phủ.

6. Lê Duy Trung (1795-1863) tự là Hy Vĩnh, người xã Thượng Phúc tổng La Phù huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín tỉnh Hà Nội (nay thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Giáp Ngọ (1834). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Vĩnh Tường, Đốc học Thanh Hóa.

7. Trần Thời Mẫn (1813-1883) người xã Minh Hương tổng Vĩnh Trị huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Hương Vinh huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Cơ mật viện Hành tẩu, Viên ngoại lang Bộ Lại, Thự lang trung Bộ Binh, Án sát Thanh Hóa, Thái bộc Tự khanh, Bố chánh Gia Định, Tán lý Quân vụ, Tham tri Bộ Binh, Thượng thư Bộ Công và Đốc phòng Thuận An, Đại thần Cơ mật viện, Tổng tài Quốc sử quán, Thượng thư Bộ Binh, Hiệp biện Đại học sĩ, Văn minh điện Đại học sĩ và được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc (năm 1849). Sau vì kiêng huý, ông đổi tên là Trần Tiễn Thành.

8. Hoàng Trọng Từ (1810-?) người xã Nguyệt Biều tổng Cư Chính huyện Hương Thuỷ phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Thuỷ Biều Tp. Huế tỉnh Thừa Thiên-Huế). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông làm quan Án sát Quảng Nam.

9. Lê Thiện Trị (1786-?) người thôn Tây Trung An xã Long Phúc Đông tổng Mỹ Khê huyện Duy Xuyên phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Duy Phước huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam). Ông làm quan Tuần phủ, Hàn lâm viện Biên tu.

10. Doãn Khuê (1813-1878) người xã Ngoại Lãng tổng Vô Ngại huyện Thư Trì phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (nay thuộc Song Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình). Cử nhân năm Đinh Dậu (1837). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Ứng Hoà, Giám sát Ngự sử, Thừa chỉ Nội các, Đốc học Nam Định và Sơn Tây, Tổng đốc Sơn Tây, Thương biện hải phòng sứ, Thị giảng Học sĩ, hàm Quang lộc Tự khanh. Ông là người có công chiêu tập dân lưu tán ở lại 2 huyện Tiền Hải và Đại An khai hoang lập ấp.

In
Lượt truy cập: