Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Năm 2010 >> Số 1
Nguyễn Khắc Minh
Văn bia Đăng Minh bảo tháp .(Tạp chí Hán Nôm, Số 1(98) 2010; Tr. 75 - 79)

Cập nhật lúc 22h45, ngày 14/12/2011

VĂN BIA ĐĂNG MINH BẢO THÁP

NGUYỄN KHẮC MINH

Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đăng Minh bảo tháp là tháp mộ an táng xá lỵ của Trúc Lâm đệ Tam tổ Huyền Quang. Tháp Đăng Minh tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân phía sau chùa Côn Sơn. Sân tháp lát gạch Bát Tràng chiều dài 8,75m, rộng 7,8m, xung quanh xây gạch đặc thời Lê. Tháp được xây bằng đá xanh Kính Chủ mỗi tấm trung bình 1x0,7m, dày 10-15cm. Tháp Đăng Minh cao 3 tầng dưới là bệ tháp có cấu tạo hình hoa sen. Tháp mở một cửa hướng nam ở tầng thứ nhất, rộng 48cm cao 81cm. Tầng thứ hai phía trên có biển gạch đề Đăng Minh bảo tháp (tháp Đăng Minh). Phía trên cùng là chóp tháp đặt bình cam lồ. Điều đáng chú ý là phía sau và cạnh bên trái tầng một của tháp có khắc bia nói về thân thế sự nghiệp của Trúc Lâm đệ Tam tổ Huyền Quang. Bia khắc trực tiếp lên đá ghép của tháp khổ 0,70x0,50m, không trang trí hoa văn. Đây là tấm bia quý làm sáng tỏ nhiều điều của thiền phái Trúc Lâm. Niên đại khắc bia cũng là niên đại tạo dựng tháp Đăng Minh, năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719). Sau đây là văn bia của tháp mộ.

Nguyên văn chữ Hán:

Mặt 1

€€€€€€€€€€€€€€€使西€€€€€€€€€€雨化€€

€€琅琀

€€€€€€€€€€€

€€€€€€€€€€€€€€€€西敬尊.

.

 

Phiên âm Hán - Việt

Mặt 1

ĐĂNG MINH BẢO THÁP

Cái văn: Quế ngạc cửu tiêu hinh hương thế giới, anh danh thiên cổ, bưu bính khanh mân, hiến hiến hoa tông chương chương kỳ tích duy.

Trúc Lâm Thiền sư đệ tam đại, đặc phong tự pháp Huyền Quang Tôn Giả, nãi tiền thân A Nan Tôn Giả, Phật sắc giáng sinh Đông độ thực (1) Gia Định Vạn Tư, tính Lý, Trần triều chi gian xuất dã, nguyên phù tinh túy  biểu phú ngũ xa, hoàng quyển bạch phượng đằng vân bạt Đông Hải kim ngao ngọc  hoa sứ Bắc quốc tài quán thượng bang ư bồng đảo mịch Tây Thiên biểu từ  ư ngoại vật bạc phú quý ư phù vân yên tự sơn đăng cao thích lâm tuyền  sư thụ nhạ ưu viên giác chi tâm thịnh giáo [phong] hành hữu thiên vũ hóa trạch nguyên dương dật đạo mạch di mạn, bát tuần ngoại hạ xích – thập nguyện – đạo bảo tháp ân long phỉ thế.

Trần Minh Tông chi trân trọng, vinh phong tích mậu hữu phu

Hoàng thánh triều chi tuyên dương, [suy] mệnh hộ dân bảo quốc, công phi đặc chiêu trứ ư Nam thiên, nhĩ cung viễn sùng danh [ngưỡng] diệc tủng quan ư Bắc địa sâm nghiêm đài thượng anh khí xung xạ Đẩu Ngưu tọa tiền hương yên trực lăng Tiêu Hán, nhân cơ ngọc chỉ, ta phù thiết [phỉ] thiên niên phụng san mệnh thiền chính dục thạch lưu vạn thế. Tư nột tử Bùi Trù Tự tính thổ ư Quý Mùi niên – cung phụng y thụ sắc mệnh dĩ kinh chỉ chuẩn ứng trừ, nhậm chức Tướng sĩ Thứ lang Lạng Giang phủ Tăng hội ti tăng chính trụ trì Côn Sơn tự hứa môn thiền Hải Ấn, thiệu kế tông phong, liên đăng tục diệm. Phủ truy tiên cước, ngưỡng bái hoa tông. Thái tập lương hàm phù ngọc án y dạng họa hồ lô kim đàn bảo pháp diệu trai tâm, quản trung khuy văn báo. Nhân sơn trí thủy, duy thánh kỳ tại tư hồ; bảo tháp ngân cung, duy thần kỳ hữu cách hĩ. Đa niên cựu phác, thường phi cửu viễn chi lương đồ nhất đán khởi công viên tập tượng nhân nhi minh sức, cổ tích ngõa chuyên thành cải hoán.

Kim sùng mân thạch  ngưỡng ngọc thể chi hồn toàn, thiên cổ phất thế, vọng oánh nham ư ngật lập  mậu đức ư hà niên  trứ minh danh ư lai.

Mặt 2

 tụy giới danh lam, Côn Sơn cổ tích, thánh hiển linh thông nhi tứ  cách nhi triệu thứ nguyện sùng. Ngữ kỳ cảnh dã tắc đáo xứ hòa phong, hữu thiên xuân  quát tận thượng phương chi hoa phẩm nhã lai, bát tiết kỳ trân, thử Bắc địa chi nhất danh sái dã. Sơn u thủy diểu, côn hóa bằng phi, cao li long tích ư yên tiêu, liêu thoát phượng tường ư tuyệt đỉnh, chân thiên tiên chi thanh hư phủ yên. Ngân tháp trang thành, đoan bái vô nhai ư Tây độ. Hoa cung sùng tựu, vọng huyền cảnh ngưỡng ư nam thùy, dữ nhật nguyệt nhi tịnh minh, đẳng thiên địa nhi đồng cửu, ức niên như tại vạn tải thường tồn. Thị dĩ tâm tư tâm sự tư sự bút tư bút viễn kỳ truyền tỷ hậu giả trai sở trai kính sở kính tôn sở tôn, đương nhất như ước dã. Vu thử chiêu nhất thời chi thịnh sự, vĩ vạn thế chi vinh quan, ngu chi đại hạnh dã, cẩn bái.

Thời

Lê triều Vĩnh Thịnh vạn vạn niên chi thập ngũ tuế tại Kỷ Hợi, mạnh đông cốc nhật.

Dịch nghĩa:

VĂN BIA ĐĂNG MINH BẢO THÁP

Mặt 1

Từng nghe: Quế ngọc cửu tiêu hương thơm thế giới, anh linh thiên cổ sáng tỏ trong bia, rạng rỡ sơn môn, sáng ngời kỳ tích.

Trúc Lâm thiền sư đời thứ ba, đặc phong tự pháp là Huyền Quang Tôn Giả, tiền thân là A Nan Tôn Giả, Phật sắc giáng sinh vào đất Đông độ... thuộc vùng Vạn Tư, Gia Định, họ Lý, ra đời trong khoảng thời gian đời nhà Trần. Ôi! Nguồn tinh túy tỏ rõ ngũ xa hoàng quyển bạch phượng, đằng vân đoạt ngọc kim ngao Đông Hải(2) đi sứ Bắc quốc, tài năng nổi danh đất Bắc. Mê tiên nơi bồng đảo, tìm đạo từ bi ở cõi Tây Thiên, ngài coi phú quý như phù vân, thú một lòng vui thích cảnh lâm tuyền... được giao truyền viên giác bản tâm. Phật giáo thịnh hành, hóa dục tựa thiên vũ, ấm trạch tràn đầy. Đạo phái cao vời vợi, ngoài 80 tuổi quy tiên mười nguyện xây tháp báu huy hoàng ân lớn không quên.

Trần Minh Tông trân trọng, vinh phong rõ ràng.

Nay Hoàng thánh triều ta tuyên dương công đức, mệnh giúp dân hộ quốc, công tích hiển ứng trời Nam, xa gần cung kính, tiếng tăm lẫy lừng nơi đất Bắc. Trang nghiêm thay anh khí trên đài cao vời vợi tận Đẩu Ngưu. Dẫu trước tòa hương bay thẳng lên vầng Tiêu Hán. Nền ngọc nhân cơ (nền nhân tốt đẹp). Ôi! Xây lên đâu để nghìn năm, vâng mệnh chỉnh đốn nhờ đá lưu truyền vạn đại... Nay tiểu tăng là Bùi Trù Tự vào năm Quý Mùi (1703) cung phụng sắc mệnh chuẩn cho chức Tướng sĩ Thứ lang phủ Lạng Giang, Tăng hội ti Tăng chính, trụ trì Côn Sơn tự hứa truyền giao môn đệ là Hải Ấn, tiếp nối dòng thiền, rạng soi đèn đạo. Cúi theo nếp xưa, ngưỡng bái Hoa Tông. Thu thập vật liệu quý, y hình cũ tạo dựng lại kim đàn, bảo pháp, diệu trai... cách nhìn còn hạn hẹp. Thực cảnh non nhân nước trí(3) duy thánh hiền mới ở đó, nay đài báu gác vàng, duy thần thông lưu đức trạch. Một thời phác hoạch, đâu phải lương đồ vĩnh cửu... một sớm khởi công tập hợp thợ khéo, tu sức cổ tích, thay ngói đổi gạch.

Nay nhờ bia đá... ngóng ngọc thể bình yên, muôn đời không đổi, mong bia sừng sững... cây đức muôn năm... Vậy khắc vào đá để cho đời sau.

Mặt 2

... Tụ tập cõi danh lam, vết cũ Côn Sơn, thánh hiền lưu danh hiển tích... muôn dân tỏ đạo tôn sùng. Nói về cảnh sắc thì gió hòa tươi tốt... đến tận cõi cao mà phẩm hoa cùng giáng, tám tiết thức báu đủ đầy. Đây chính là ngôi chùa nổi tiếng của đất Bắc vậy. Nước chảy non sâu, cá côn(4) hóa chim bằng bay cao, long tích chốn vân tiêu, phượng hoàng bay lượn nơi tuyệt đỉnh. Đúng là cảnh phủ thanh hư cõi thần tiên. Tháp bạc trang hoàng, cúi lạy đức cao vô bờ miền Tây Trúc. Cung hoa thành kính, vọng ngắm cảnh huyền diệu nơi Nam độ, sáng ngời cùng nhật nguyệt, bền lâu với trời đất, muôn năm còn mãi muôn thuở trường tồn. Thế nên lấy lòng đo lòng, lấy việc đo việc, bút chép lại để lưu dài lâu khiến đời sau trai giới như thế, kính cẩn như thế, tôn sùng như thế, một lòng theo lệ ấy. Thế mới tỏ được việc lớn một thời, để cho muôn đời cùng chiêm ngưỡng, ấy mới thực là cái may mắn của kẻ ngu đần này, kính cẩn cúi lạy.

Thời gian dựng bia:

Ngày tốt tháng đầu đông năm Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719) triều nhà Lê.

NHẬN XÉT

1.Về hình thức và niên đại mộ tháp thì Đăng Minh bảo tháp cũng giống như Viên Thông bảo tháp (tháp an táng xá lỵ của Trúc Lâm đệ Nhị tổ Pháp Loa) và Phổ Quang kim tháp (tháp an táng xá lỵ của Trúc Lâm đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông) được xếp vào loại tháp hoa sen. Các tháp này cùng được tạo dựng lại vào thời Lê Dụ Tông. Tháp Đăng Minh được tạo dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719). Tháp Viên Thông được tạo dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718). Tháp Phổ Quang được tạo dựng vào năm Bảo Thái thứ 10 (1729). Các tháp đều xây 3 tầng bằng các phiến đá lắp ghép. Tháp Đăng Minh và tháp Phổ Quang xây bằng đá xanh Kính Chủ còn tháp Viên Thông thì xây bằng đá khai thác tại chỗ. Ba ngôi tháp đều mở một cửa ở tầng một quay hướng nam. Phía trong có tượng các vị tổ bằng đá xanh, trước tượng là nhang án bằng đá, trên có bát hương. Trong tháp Đăng Minh đặt tượng Trúc Lâm đệ Tam tổ Huyền Quang Tôn Giả. Tháp Viên Thông đặt tượng Trúc Lâm đệ Nhị tổ Pháp Loa Tôn Giả. Tháp Phổ Quang đặt tượng Trúc Lâm đệ Nhất tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

2.Văn bia Đăng Minh bảo tháp

Văn bia tháp Đăng Minh giống như các loại hình văn bia mộ tháp thời Lê Trung hưng được khắc trực tiếp vào các phiến đá lắp ghép trên mộ tháp, không trang trí rồng, mặt trời, hoa văn. Nội dung văn bia rất phong phú, cung cấp nhiều tư liệu quý.

Thông qua văn bia tháp Đăng Minh thì thấy Huyền Quang Tôn Giả Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm họ Lý quê ở Vạn Tư (Vạn Tải) Gia Định, nay là huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

Khi chưa xuất gia Lý Đạo Tái đã thi đỗ Trạng nguyên Tam giáo, làm quan phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, được đánh giá rất cao. Sau đó Ngài xuất gia tu Phật. Hưởng thọ 80 tuổi, được vua Trần Minh Tông rất mực tôn trọng phong sắc, cho xây tháp ngay sau khi Huyền Quang tịch diệt. Điều này đã được khắc trong bia: “Đi sứ Bắc quốc, tài năng nổi danh đất bắc. Mê tiên nơi bồng đảo, tìm đạo từ bi ở cõi Tây Thiên, Ngài coi phú quý như phù vân, một lòng vui thú cảnh lâm tuyền... Ngoài 80 tuổi quy tiên, mười nguyện xây tháp báu huy hoàng, ân lớn không quên. Trần Minh Tông trân trọng vinh phong rõ ràng...”.

Trong các chùa Việt Nam phần nhiều có tượng Thánh Tăng. Thánh Tăng tức A Nan Đà (A Nan Da). A Nan Đà là em cùng cha khác mẹ với Thích Ca, theo Thích Ca tu đạo từ năm 25 tuổi. Sau khi Thích Ca nhập Niết Bàn thì A Nan Đà đã cùng Ma Ha Ca Diếp lãnh đạo chúng tăng hoằng dương Phật pháp. A Nan Đà là người thông minh uyên bác nên còn gọi là “Đa Văn đệ nhất”. Đức Huyền Quang là người thông tuệ hiểu biết rất sâu sắc về Nho - Phật - Lão nên được coi là A Nan Đà tái sinh ở Đông Thổ để hoằng dương Phật pháp. Tượng Thánh Tăng ở các chùa hiện nay là tượng A Nan Đà cũng có thể coi là tượng Huyền Quang Tôn Giả. Điều này đã được ghi trong văn bia: “Trúc Lâm Thiền sư đời thứ 3, đặc phong tự pháp là Huyền Quang Tôn Giả, tiền thân là A Nan Tôn Giả, phật sắc giáng sinh ở đất Đông Thổ”.

3.Cùng một triều đại vua Lê Dụ Tông đã cho trùng tu tôn tạo 3 ngôi tháp của Trúc Lâm Tam tổ. Điều này chứng tỏ các vua triều Lê Trung hưng nói chung và Lê Dụ Tông nói riêng rất coi trọng Phật giáo đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam do Trần Nhân Tông sáng lập.

Chú thích :

(1) Bia bị mất một số chữ, chữ nào đoán dịch được chúng tôi để trong ngoặc vuông, chữ nào không đoán dịch được để các ô vuông trống tương ứng với các chữ bị mất. Phần dịch chúng tôi dựa theo mạch văn để dịch, chỗ nào không dịch được th× để (...).

(2) ý đoạn này nói Huyền Quang là người học rộng tài cao, đọc nhiều, đỗ đạt.

(3) Non nhân nước trí: có nhân thì vui với non, có trí thì vui với nước (câu này được trích từ sách Luận ngữ thiên Ung dã).

(4) Cá côn, chim bằng: l loại cá và chim rất lớn trong truyện ngụ ngôn của Trang Tử./.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 1(98) 2010; Tr. 75 - 79)

In
Lượt truy cập: