Nghiên cứu Hán Nôm >> Năm 2010
2. Phạm Thị Lan Anh - Nguyễn Văn Quý
2. Giới thiệu cuốn sách thuốc Đồ chú bản thảo cương mục cầu chân (TBHNH 2010)

Cập nhật lúc 17h22, ngày 19/10/2013

 

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH THUỐC

ĐỒ CHÚ BẢN THẢO CƯƠNG MỤC CẦU CHÂN

PHẠM THỊ LAN ANH (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

NGUYỄN VĂN QUÝ (Viện Nghiên cứu Tôn giáo)

Nền y học cổ truyền có truyền thống và lịch sử lâu đời, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật để làm thuốc, nó đã và đang góp phần quan trọng trong phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ cho con người từ hàng nghìn năm nay. Ngày nay, mặc dù y học hiện đại phát triển và có nhiều thành tựu rực rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe con người, song cũng không vì thế mà y học cổ truyền mất đi vai trò của nó. Nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới đang tìm tòi những thuốc thảo mộc vừa ít độc hại vừa có tác dụng trong chuyển hóa, hô hấp tế bào, điều tiết miễn dịch để điều trị một số bệnh nan y.

Trong qua trình điền dã làm tư liệu Hán Nôm phục vụ nghiên cứu chuyên ngành, chúng tôi được tiếp cận hai cuốn sách thuốc. Nhưng đáng chú ý là cuốn sách có tên là “Đồ chú bản thảo cương mục cầu chân”. Cuốn sách gồm 87 trang in khắc còn khá nguyên vẹn, hệ chữ chân rõ nét gồm 87 trang. Ngoài bìa ghi tiêu đề sách do Giang Ninh, Thái giám Tuyền Tiên sinh giám định. Nội dung và kết cấu cuốn sách như sau:

Phần thứ nhất: Từ. Tức lời đề tựa, cho biết xuất xứ cuốn sách từ Trung Quốc, có niên đại vào triều vua Càn Long năm thứ 37, tác giả là Hàn lâm viện Thị giảng Xuân Phường và Tả tán thiện Hàn lâm viện Biên tu Giang Ninh thừa ân soạn.

Phần thứ hai: Bản thảo cầu chân tự. Đây chính là phần giới thiệu, bình luận về lịch sử y học, lịch sử các danh y trong nước (Trung Quốc).

Phần thứ ba: Bản thảo cầu chân phàm lệ. Nêu rõ phương pháp luận trị bệnh theo hệ thống cơ quan tạng phủ người. Thứ nhất, các nhà y học Trung Quốc phân phương pháp trị bệnh theo Hình - Chất - Khí - Vị; tiếp theo là phân tích theo Kinh - Lạc - Tạng - Phủ và cuối cùng là nêu rõ công năng của phương pháp điều trị bệnh theo Hình - Chất - Khí - Vị và Kinh - Lạc - Tạng - Phủ.

Phần thứ tư:

A. Bản thảo cầu chân mục lục. Trong đó chép các phương pháp trị bệnh:

1. Quyển I: Bổ tễ gồm: ôn trung; bình bổ; bổ hỏa; tư thủy và ôn thận.

2. Quyển II: Tư thủy; Tư thận; Thu sắc; Ôn sắc; Hàn sắc; Thu liễm; Trấn hư.

3. Quyển 3: Tán tễ; Tán hàn; Khu phong; Tán ôn; Tán nhiệt; Thổ tán.

4. Quyển 4: Ôn tán; Bình tán.

5. Quyển 5: Tả tễ; Sấm ôn; Tả ôn; Tả thủy; Giáng đàm.

6. Quyển 6: Tả nhiệt; Bạch liễm; Tả thủy.

7. Quyển 7: Hạ khí; Bình tả; Huyết tễ; Ôn huyết; Lương huyết.

8. Quyển 8. Hạ huyết; Tạp tễ; Sát trùng; Phát độc; Giải độc; Độc vật.

9. Quyển 9: Thực vật; Thổ trị quyển thượng; Thổ trị quyển hạ.

B. Bản thảo cầu chân quyển hậu mục lục. Chép các loại thuốc thuộc các bộ khác nhau:

1. Thảo bộ 191 loài.

2. Mộc bộ 72 loài.

3. Quả bộ 25 loài.

4. Cốc bộ 16 loài.

5. Thái bộ 10 loài.

6. Kim bộ 6 loại.

7. Thạch bộ 29 loại.

8. Thủy bộ 10 loại.

9. Thổ bộ 5 loại.

10. Cầm bộ 4 loài.

11. Thú bộ 25 loài.

12. Lân bộ 8 loài.

13. Giới bộ 10 loài.

14. Trùng bộ 22 loài.

15. Phong mật 20 loài.

16. Nhân bộ 10 loại.

Phần thứ năm: Bản thảo cương mục cầu chân đồ: Vẽ minh họa 12 bộ.

1. Đồ thảo bộ.

2. Đồ mộc bộ.

3. Đồ quả bộ.

4. Đồ cốc bộ.

5. Đồ thái bộ.

6. Đồ kim bộ.

7. Đồ thạch bộ.

8. Đồ thuỷ bộ.

9. Đồ thú bộ.

10. Đồ giới bộ.

11. Đồ trùng bộ.

12. Đồ nhân bộ.

Phần thứ sáu: Bản thảo cầu chân quyển 1. Ghi người hiệu đính là Giám sinh Hoàng Cung Phất, người huyện Nghi Hoàng, phủ Vũ Châu, tỉnh Giang Tây. Người trình lên vua là Giám sinh hoàng cung Túc Toản và cuối cùng là người kiếm tra (lỗi) văn tự Hoàng Học Kiệu Xương tra xét văn tự.

Trong phần thứ sáu cũng giới thiệu thêm công năng Bổ loại gồm: Ôn trung; Bình bổ; Bổ hỏa; Ôn thận và công năng và cách dùng của: Nhân Sâm, Hoàng Kỳ, Đương Quy, Bạch Truật, Long Miên, Đại Tảo, Lệ Chi, Di Đường, Kê Nhục, Ngưu Nhục, Tức Ngư, Phong Mật, Nuy Nhuy, Hoàng Tinh, Cam Thảo, Tang Ký Sinh, Bách Tử Nhân, Đông Thanh Tử, Hợp Hoan Bì, Trần Thương Mễ, Sơn Dược, Biển Đậu, Áp Nhục, Cáp Nhục, A Giao, Dương Nhục, Yến Sào, Lạp, Phụ Tử, Tiên Trữ, Hồ Ba, Dâm Dương Hoắc, Xà Sàng Tử, Viễn Trí, Nhục Quế, Trầm Hương, Lưu Hoàng, Dương Khởi Thạch, Thạch Chung Nhũ, Lộc Nhung, Hà, Cáp Giới.

Phần thứ bẩy: Bản thảo cương mục cầu chân quyển 2. Cũng ghi người hiệu đính, người trình lên vua, người kiêm tra văn tự như quyển 1. Ở quyển này giờ thiệu công năng và cách dùng của Càn Địa Hoàng, Đông Quý Tử, Xuyên Ngưu Tân, Cẩu Kỷ, Chử Thực, Du Bạch Bì, Hồ Ma, Hỏa Ma Nhân, Hắc Duyên, Trư Nhục, Quy Bản, Quy Giao, Tang Phiêu Sao, Nhân Nhũ, Thục Địa Hoàng, Hà Thủ Ô, Nhục Thung Dung, Toả Dương, Thỏ Ty Tử, Ba Kích Thiên, Tục Đoạn, Đỗ Trụng, Phúc Bồn Tử, Cẩu Tích, Hồ Đào Nhục, Linh Sa, Lộc Giao, Hải Cẩu Thận, Giải Can, Cẩu Nhục, Tử Hà Xa, Thu Sắc, Nhục Đậu Khấu, Bổ Cốt Chỉ, Một Thạch Tử, Liên Tử, Liên Tu, Khiến Thực, Bồ Đào, A Phù Dung, Thỏ Dư Lương, Ngũ Bồ Tử, Bách Thảo Tiễn, Lẫm Xác, Long Cốt, Mẫu Mại, Cáp Lỵ Phấn, Bạch Thược, Ngũ Vị Tử, Toan Tảo, Kim Anh Tử, Ha Tử, Sơn Thù Du, Xích Thạch Chỉ, Mộc Qua. Ô Mai, Kim Ngân Bạc, Thiết Phấn, Từ Thạch, Đại Giả Thạch, Vân Mẫu Thạch.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu sơ qua cuốn sách Đồ chú bản thảo cương mục cầu chân có xuất xứ từ Trung Quốc lan truyền vào Việt Nam, nhằm cung cấp thêm tư liệu trong tham khảo về Trung y học.

(Thông báo Hán Nôm hoc, 2010, tr.15-19)

In
Lượt truy cập: