Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Năm 2013 >> Số 6
Vũ Việt Bằng
Nghiên cứu tư liệu gia lễ Việt Nam: Từ sơ đồ ngũ phục đến phục chế (Tạp chí Hán Nôm, số 6 (121), tr.66-78)

Cập nhật lúc 16h32, ngày 28/12/2014

NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU GIA LỄ VIỆT NAM:
TỪ SƠ ĐỒ NGŨ PHỤC ĐẾN PHỤC CHẾ

ThS. VŨ VIỆT BẰNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Đặt vấn đề

“Phục chế”服制 hay chế độ tang phục là hệ thống quy định về phục sức, thời gian cư tang cho từng quan hệ thân thuộc cụ thể (phục tự). Tang phục có năm hạng bậc: trảm thôi 斬衰, tư thôi 齊衰, đại công 大功, tiểu công 小功, ti ma , được gọi chung là ngũ phục. Mỗi hạng tang phục tương ứng với một hoặc nhiều quan hệ thân thuộc. Với vai trò là thành phần quan trọng trong tang lễ, phục chế được nhiều nhà Nho đề cập trong tư liệu gia lễ kể cả Trung Quốc và Việt Nam, thậm chí ngũ phục có thể là đối tượng nghiên cứu trong tác phẩm độc lập (như Ngũ phục đồ giải五服圖解của Cung Đoan Lễ龔端禮đời Nguyên, Tang phục hội thông thuyết喪服會通說của Ngô Gia Tân吳嘉賓đời Thanh ở Trung Quốc, Ngũ phục đồ thuyết 五服圖說ở Việt Nam).

Sơ đồ ngũ phục xuất hiện đầu tiên trong Tân định thư nghi kính 新定書儀鏡của Đỗ Hữu Tấn 杜友晉 đời Đường và chính thức nhập vào tư liệu điển chương từ thời Nguyên trong Đại Nguyên Thánh chính quốc triều điển chương 大元聖政國朝典章(gọi tắt là Nguyên điển chương 元典章(1),ra đời sau năm 1322) sau đó được Đại Minh luật 大明律kế thừa. Sau khi Chu Hy mất năm 1200, sách Gia lễ ra đời, trong đó cũng có sơ đồ ngũ phục. Mặc dù, sơ đồ ngũ phục xuất hiện trong nhiều tư liệu, nhưng sơ đồ ngũ phục trong Văn Công gia lễ là đối tượng được nhiều nhà Nho thế hệ sau chú trọng chú giải tuyển tập, hay nói cách khác nhà Nho thường tiếp cận sơ đồ ngũ phục thông qua Văn Công gia lễ. Sơ đồ ngũ phục có thể được truyền bá sang Việt Nam thông qua một số tư liệu điển chương, nhưng cũng có thể thông qua Văn Công gia lễ. Căn cứ vào quy định phong ấm ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, ngũ phục đồ đã được truyền bá sang Việt Nam từ trước năm 1267: “Đinh Mão năm thứ 10 [1267], (Tống Hàm Thuận năm thứ 3, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 4) […] Tháng 3, định ngọc diệp […] tước phong theo ngũ phục đồ” (nguyên văn:
爵依五服圖) [Đại Việt sử kí toàn thư, Bản kỉ, quyển V, tờ 4a]

Nghiên cứu tư liệu phục chế Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi nhận định phục chế có hai dạng kết cấu cơ bản:phục chế quy định theo cơ cấu phục sức (loại 1) và phục chế quy định theo cơ cấu phục tự (loại 2), trong đó phục chế loại 1 là dạng thức truyền thống của Trung Quốc và phục chế loại 2 chỉ xuất hiện trong tư liệu gia lễ Việt Nam. Trên cơ sở so sánh tư liệu phục chế Việt Nam và Trung Quốc, so sánh phục chế Việt Nam và sơ đồ ngũ phục, chúng tôi nhận định phục chế quy định theo cơ cấu phục tự được hình thành trên cơ sở diễn giải sơ đồ ngũ phục với cách tư duy riêng của nhà Nho Việt Nam. Đó là cơ sở để bước đầu nhận định tính độc lập tương đối của gia lễ Việt Nam.

1. Tư liệu phục chế gia lễ Việt Nam: phục tự phục chế

Phục chế có hai dạng kết cấu cơ bản:

Dạng thức thứ nhất: phục chế quy định theo cơ cấu phục sức (sau đây gọi là “phục sức phục chế” 服飭服制), tức là liệt kê hạng tang phục từ trọng phục đến khinh phục, trong mỗi hạng tang phục có thể có “Tứ chế” 四制hoặc “Tam chế” 三制(chính phục 正服, gia phục 加服, giáng phục 降服, nghĩa phục 義服) cùng quan hệ thân thuộc tương ứng, lấy bản thân làm trung tâm: 1/ Trảm thôi 斬衰; 2/ Tư thôi tam niên齊衰三年; Tư thôi trượng cơ 齊衰杖期; Tư thôi bất trượng cơ 齊衰不杖期; Tư thôi ngũ nguyệt 齊衰五月; Tư thôi tam nguyệt 齊衰三月; 3/ Đại công cửu nguyệt 大功九月; 4/ Tiểu công ngũ nguyệt 小功五月; 5/ Ti ma tam nguyệt 麻三月.

Dạng thức thứ hai: phục chế quy định theo cơ cấu phục tự (sau đây gọi là “phục tự phục chế” 服序服制), tức là liệt kê quan hệ thân thuộc theo quy tắc từ thân đến sơ, từ tôn đến ti cùng hạng tang phục tương ứng, lấy bản thân làm trung tâm: 1/ Vị cao tổ phục 為高祖服; 2/ Vị tằng tổ phục 為曾祖服; 3/ Vị tổ hàng phục 為祖行服; 4/ Vị phụ hàng phục為父行服; 5/ Vị đồng hàng phục 為同行服; 6/ Vị tử hàng phục 為子行; 7/ Vị tôn hàng phục 為孫行服; 8/ Vị tằng tôn hàng phục 為曾孫行服; 9/ Vị huyền tôn hàng phục 為玄孫服; 10/ Vị tông nhân phục為宗人服; 11/ Bát mẫu báo phục 八母報服; 12/ Tam phụ bát mẫu chế phục; 三父八母制服; 13/ Ngoại tộc mẫu đảng phục 外族母黨服; 14/ Thê vị phu đảng phục 妻為夫黨服; 15/ Phu vị thê phục 夫為妻服; 16/ Thiếp vị quân tộc phục 妾為君族服; 17/ Nữ xuất giá vị bản tông phục 女出嫁為本宗服; 18/ Vị thương phục為傷服; 19/ Vi nhân hậu giả vị sở hậu phục為人後者為所後服; 20/ Chư nhân hậu giả vị bản sinh phục 諸人後者為本生服; 21/ Vị bằng hữu phục 為朋友服; 22/ Sư bất chế phục 師不制服.

Phân loại tư liệu phục chế gia lễ Việt Nam theo kết cấu (hai dạng thức “Phục tự” và “Phục sức”).

 

Phục chế

Phục tự phục chế

Phục sức phục chế

Nôm

Hán

Hán

Gia lễ tiệp kính家禮捷徑

Tam lễ tập yếu三禮集要

Nguyễn thị gia huấn阮氏家訓

Thọ Mai gia lễ壽梅家禮

Văn bản kí hiệu A.279(2)(Hồ Thượng thư gia lễ胡尚書家禮)

 

Ngũ phục đồ thuyết五服圖說

 

 


Phục sức phục chế là dạng thức truyền thống trong tư liệu Trung Quốc, từ tư liệu kinh điển Tiên Tần như Nghi lễ đến một số tư liệu điển chương thời Đường, Tống, Nguyên, Minh như Khai Nguyên lễ 開元禮, Đại Minh hội điển 大明會典, Hiếu từ lục 孝慈錄, đặc biệt phục sức phục chế hiện diện trong Văn Công gia lễ 文公家禮và tất cả các hệ bản Văn Công gia lễ lịch đại(3). Thông qua sự khái quát phục chế lịch đại của Đinh Lăng Hoa 丁凌華 trong Lịch sử chế độ tang phục Trung Quốc (Trung Quốc tang phục chế độ sử 中國喪服制度史), hay thông qua “Bảng thể hiện phục chế trong Đại Đường khai nguyên lễ, Chính Hòa ngũ lễ tân nghi, Hiếu từ lục, Khâm định Đại Thanh thông lễ” (Đại Đường khai nguyên lễ, Chính Hòa ngũ lễ tân nghi, Hiếu từ lục, Khâm định Đại Thanh thông lễ phục chế biểu《大唐開元禮》《政和五禮新儀》《孝慈錄》《欽定大清通禮》服制表) do Bành Di Văn 彭怡文thiết lập trong luận văn Khảo cứu tang phục nữ tử trong Lễ thư thông cố của Hoàng Dĩ Chu (Hoàng Dĩ Chu Lễ thư thông cố nữ tử tang phục thông khảo 黄以周《禮書通故》女子喪服通考), chúng ta có thể quan sát toàn diện tư liệu chế độ tang phục Trung Quốc lịch đại và nhận ra rằng thiết lập phục chế theo cơ cấu phục sức là phương thức cố hữu trong tư duy kiến tạo gia lễ của người Trung Quốc. Thôi Thuật 崔述 đời Thanh trong Ngũ phục dị đồng vựng khảo 五服異同彙考 nhận định: “Phục chế ở Lễ kinh đều lấy tiêu chí loại tang phục [hay phục sức] để phân loại, tang phục giống nhau được phân thành một chương, hầu hết những tác giả đời sau đều tuân theo cách phân loại đó” (nguyên văn: “Lễ kinh phục chế giai dĩ phục phân chi, phục đồng giả vi nhất chương, hậu thế tác giả suất đa duyên chi 禮經服制皆以服分之服同者為一章後世作者率多沿之”).

Phục sức phục chế được một số tư liệu về hình luật, gia huấn Việt Nam kế thừa như Nguyễn thị gia huấn 阮氏家訓, Hoàng Việt luật lệ 皇越律例. Trong khi đó, phục tự phục chế là kết cấu được nhà Nho Việt Nam lựa chọn khi soạn sách gia lễ, chúng được kiến tạo linh hoạt với cách tư duy của người Việt, hoàn toàn phân biệt với tư duy kiến tạo phục chế theo phục sức của người Trung Quốc, mục đích tạo điều kiện để người đọc dễ dàng tra cứu theo các mối quan hệ. Trong khi đó, tư liệu phục sức phục chế tra cứu theo tang phục, thông qua tang phục đánh giá mức độ thân sơ các mối quan hệ, vì thế người đọc cần nắm bắt bao quát mức độ thân sơ các mối quan hệ, xét nó thuộc hạng tang phục nào trước khi tiếp cận tư liệu loại này, điều đó không phù hợp với đối tượng đọc là tầng lớp bình dân - những người ít am tường lễ nghi.

Như vậy, nếu như phục sức phục chế là cách kiến tạo tư liệu phục chế truyền thống của Trung Quốc thì cách kiến tạo tư liệu phục chế bằng cơ cấu phục tự được nhà Nho Việt Nam lựa chọn. Phục tự phục chế sắp xếp phục tự hay các mối quan hệ thân thuộc từ thân đến sơ, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để dân gian dễ dàng tìm hạng tang phục tương ứng cho mối quan hệ thân thuộc. Theo đó, xét về tính đầy đủ, hai loại tư liệu phục chế là tương đương, nhưng xét về tính dễ hiểu, dễ ứng dụng, thì rõ ràng phục tự phục chế ưu việt hơn để áp dụng trong thời đại lễ học bất minh. Đây là cơ sở bước đầu để khẳng định tư duy linh hoạt và độc đáo trong việc kiến tạo tư liệu phục chế của nhà Nho Việt Nam.

2. Phục chế gia lễ Việt Nam: từ sơ đồ ngũ phục đến phục tự phục chế

Xét tư liệu phục tự phục chế Việt Nam, ở mỗi tư liệu khác nhau đều có sự châm chước, tổn ích về mặt thời gian, phạm vi quan hệ cư tang cho hợp thời đại dựa trên cơ sở khảo cứu tư liệu lịch đại cùng sự biến thiên lịch sử. Mang dấu ấn cá nhân mỗi tác giả, nên giữa các tư liệu có sự khác biệt đôi chút về văn tự hoặc cách diễn đạt ở một số tiểu tiết. Trong số tư liệu phục chế nói trên chỉ có Gia lễ tiệp kính, Thọ Mai gia lễ, Ngũ phục đồ thuyết diễn Nôm phục chế và đều thuộc vào loại phục tự phục chế. Trong bài viết, chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về phục chế trong Gia lễ tiệp kính - tác phẩm gia lễ đầu tiên của Việt Nam từ góc độ bản chất và nguồn gốc đối tượng được Nôm hóa, từ đó để suy rộng bản chất và nguồn gốc các tư liệu phục tự phục chế Việt Nam nói chung.

Phục chế trong Gia lễ tiệp kính được kiến tạo bởi tư duy của Ngô Sĩ Bình(4) trên nền tảng sơ đồ ngũ phục có nguồn gốc từ Đại Minh hội điển(5) và chất liệu luật lễ Trung Quốc và Việt Nam. Nhận định đó dựa trên một số cơ sở sau:

Thứ nhất, Ngô Sĩ Bình cho biết phục chế trong sách là kết quả quá trình “tra tường các luật ngũ phục chế phục các đồ” + “lập vi quốc ngữ ngôn từ” (trang 1a: Tra tường các luật ngũ phục chế phục các đồ lập vi quốc ngữ ngôn từ查詳各律五服制服各圖立為國語言辞).

Thứ hai, trong quá trình “lập vi quốc ngữ ngôn từ 立為国語言辞, sơ đồ ngũ phục hiện diện ở nhiều chi tiết: trang 17a, mục “Tam phụ bát mẫu chế phục 三父八母制服: “Thân phụ thân mẫu tức sở thân dã bất tại chi đồ 親父親母即所親也不在之圖”; trang 22a, mục “Thê vị phu đảng phục 妻為夫黨服”; “Phục thân cô thì để năm tháng các luật đồ tịnh đồng nhiên 服親姑時底𠄼𣎃各律圖并同然; trang 24a: “Phục cậu chồng với dì chồng thì cùng để ba tháng chế phục tại ngoại tộc đồ 服舅貝姨時共底𠀧𣎃制服在外族圖”; trang 24b mục “Phu vị thê phục 夫為妻服”; “Chế phục dĩ tại chi đồ chỉ hữu phụ mẫu thê tồn dư bất luận 制服已在之圖只有父母妻存餘不論”.

Thứ ba, những đoạn cước chú trong phục chế Gia lễ tiệp kính có nguồn gốc từ sơ đồ ngũ phục trong Đại Minh hội điển (xem bảng so sánh minh họa sau đây). Đại Minh hội điển, Văn Công gia lễ, Gia lễ tiệp kính đều có sơ đồ ngũ phục, nhưng khác nhau về số lượng, hình thức, trật tự sơ đồ, và sơ đồ ngũ phục trong Gia lễ tiệp kính có vẻ gần gũi hơn với sơ đồ ngũ phục Đại Minh hội điển.

Về số lượng, Đại Minh hội điển Gia lễ tiệp kính có 7 sơ đồ, Văn Công gia lễ chỉ có 4. Về hình thức, sơ đồ ngũ phục trong Đại Minh hội điển giống Văn Công gia lễ nhưng đã được bổ sung chú thích bên cạnh mỗi phục tự trong sơ đồ, những câu chú thích đó được Ngô Sĩ Bình sử dụng triệt để, tuy vậy 7 sơ đồ ngũ phục mà Ngô Sĩ Bình liệt kê ở đầu quyển nhất không có những câu chú thích đó;

Về trật tự sơ đồ, Văn Công gia lễ sắp xếp theo trật tự từ tông thân, tam phụ bát mẫu, thê thân, đến ngoại thân, Đại Minh hội điển sắp xếp theo trật tự từ tông thân (ngoài Bản tông cửu tộc ngũ phục chính phục chi đồ 本宗九族五服正服之圖còn bổ sung thêm Thê vị phu đảng tộc phục 妻為夫黨服; Thiếp vị gia trưởng tộc phục chi đồ 妾為家長族服之圖; Xuất giá nữ vị bản tông giáng phục chi đồ 出嫁女為本宗降服之圖), ngoại thân, thê thân đến tam phụ bát mẫu, còn Gia lễ tiệp kính tuy có 7 sơ đồ như Đại Minh hội điển nhưng sắp xếp theo trật tự khác(6).

Bảng so sánh minh họa sơ đồ ngũ phục trong Đại Minh hội điển và lời thuyết minh của Ngô Sĩ Bình

Một phần sơ đồ “Bản tông cửu tộc ngũ phục chính phục chi đồ 本宗九族五服正服伏之圖trong Đại Minh hội điển大明會典

Lời thuyết minh của Ngô Sĩ Bình:

[7b] Vị cao tổ phục

Phục cao tổ phụ mẫu (cao tổ phục tức thái thái công, cao tổ mẫu tức thái thái bà), tục viết để tóc ông bà sinh ra ông cụ thì mặc áo mũ tư thôi ba tháng.

Vị tằng tổ phục

Phục tằng tổ phụ mẫu (tằng tổ phụ mẫu tức thái công, tằng tổ mẫu tức thái bà), tục viết để tóc ông bà cụ sinh ra ông thì mặc áo mũ tư thôi năm tháng. Nhược phụ tổ câu tốt vi tằng tổ phụ mẫu thừa trọng giả trảm thôi tam niên.

[8a] Phục tằng tổ bá thúc phụ mẫu (tằng tổ chi thân huynh đệ cập thê ?(7) nãi đồng cao [tổ] chi tử dã), tục viết để tóc ông bà cụ họ, ấy là anh em với ông cụ, bốn ông bà ấy thì cùng ba tháng.

Phục tằng tổ cô (tức tằng tổ chi thân tỉ muội dã), tục viết để tóc bà cụ cô họ ấy là chị em với ông cụ, còn ở nhà thì ba tháng, đã lấy chồng thì chẳng có để phục bằng vị tại thất giả.

Vị tổ hàng phục

Phục tổ phụ mẫu (tổ phụ tức công, tổ mẫu tức bà) tục viết để tóc ông bà sinh ra cha thì mặc [8b] áo mũ tư thôi một năm chẳng có gậy. Dầu cha đã mất trước thì cháu cả thừa trọng, ấy mặc áo mũ trảm thôi để ba năm có gậy.

Thứ tử chi tử vị kì phụ chi sinh mẫu bất trượng cơ, tục rằng bà là vợ lẽ ông, sinh ra cha, cha là thứ tử.

Phục tổ bá thúc phụ mẫu (tức tổ chi thân huynh đệ cập thê, nãi đồng tẳng tổ chi tử dã) tục viết để tóc ông bác bà bác, ông chú bà thím, ấy là anh em với ông, bốn ông bà ấy thì cùng năm tháng.

Phục tổ cô (tức tổ chi thân tỉ muội dã) tục viết để tóc bà cô ấy là chị em với [9a] ông, còn ở nhà thì năm tháng, đã lấy chồng thì ba tháng.

Phục tộc tổ bá thúc phụ mẫu (tức tổ chi đường huynh đệ cập thê, nãi tằng tổ bá thúc phụ mẫu chi tử dã), tục viết để tóc ông bà họ ấy là anh em con chú con bac với ông, bốn ông bà ấy thì cùng ba tháng.

Phục tộc tổ cô (tức tổ chi đường tỉ muội), tục viết để tóc bà cô họ ấy là chị em con chú con bác cùng ông, còn ở nhà thì ba tháng, đã lấy chồng thì chẳng có để.

Tuy thuyết minh sơ đồ ngũ phục trong Đại Minh hội điển, nhưng phục chế trong Gia lễ tiệp kính mang dấu ấn cá nhân khá rõ nét, bởi lẽ Ngô Sĩ Bình mượn 7 sơ đồ ngũ phục trong Đại Minh hội điển rồi sắp xếp trật tự theo chủ ý cá nhân sau đó thuyết minh tuần tự, trong đó:

1) Phục tự 1. Vị cao tổ phục; 2. Vị tằng tổ phục; 3. Vị tổ hàng phục; 4. Vị phụ hàng phục; 5. Vị đồng hàng phục; 6. Vị tử hàng phục; 7. Vị tôn hàng phục; 8. Vị tằng tôn phục; 9. Vị huyền tôn hàng phục tương ứng sơ đồ 1 “Bản tông cửu tộc ngũ phục chi đồ本宗九族五服之圖;

2) Phục tự 11. Bát mẫu báo phục; 12. Tam phụ bát mẫu chế phục tương ứng sơ đồ 2 “Tam phụ bát mẫu chế phục đồ三父八母制服圖;

3) Phục tự 13. Ngoại tộc mẫu đảng phục tương ứng sơ đồ 3 “Ngoại tộc mẫu đảng thê đảng phục đồ外族母黨妻黨服圖;

4) Phục tự 14. Thê vị phu đảng phục tương ứng sơ đồ 4 “Thê vị phu tộc phục đồ妻為夫族服圖;

5) Phục tự 15. Phu vị thê phục tương ứng sơ đồ 5 “Phu vị thê thân phục đồ夫為妻親服圖;

6) Phục tự 16. Thiếp vị quân tộc phục tương ứng sơ đồ 6 “Thiếp vị quân phục đồ妾為君服圖;

7) Phục tự 17. Nữ xuất giá vị bản tông phục tương ứng sơ đồ 7 “Xuất giá nữ vị bản tông phục chi đồ出嫁女為本宗服之圖.

Một số chi tiết nằm ngoài sơ đồ ngũ phục (những đoạn khảo luận và một số phục tự(8): phục tự 10. Vị tông nhân phục; 18. Vị thương phục; 19. Vi nhân hậu giả vị sở hậu phục; 20. Chư nhân hậu giả vị bản sinh phục; 21. Vị bằng hữu phục; 22. Sư bất chế phục) là kết quả quá trình khảo luật lễ(9).

Từ Gia lễ tiệp kính có thể suy rộng tư liệu phục tự phục chế Việt Nam đều liên quan đến sơ đồ ngũ phục, trường hợp Ngũ phục đồ thuyết(10) cho thấy bản chất thuyết minh sơ đồ ngũ phục thể hiện ngay nhan đề. Đây là tư liệu ngoài sao chép phục chế từ Gia lễ tiệp kính còn kế thừa ý tưởng “thuyết minh Ngũ phục đồ” lập nên cách thuyết minh mới: thuyết minh sơ đồ ngũ phục bằng thơ Nôm thất ngôn, mỗi bài thơ tương ứng một phục tự, ví dụ:

服 高 祖 父

高 祖 羅 翁 𠄼𠁀

抵 喪 𠀧𣎃 買 侯 退

埃 油 群 𠴜 浪 庄 沛

五 服 圖 印 可 俄 制

Phục cao tổ phụ

Cao tổ là ông đã năm đời,

Để tang ba tháng mới hầu thôi.

Ai dầu còn cãi rằng chẳng phải,

Ngũ phục đồ in khá ngả chơi.

 

服 曾 祖 父

曾 祖 翁 尼 共 𦊚𠁀

底 喪 𠄼𣎃 買 侯 耒

若 埃 群 𠴜 浪 庄 沛

五 服 圖 事

Phục tằng tổ phụ

Tằng tổ ông này đã cũng bốn đời,

Để tang năm tháng mới hầu rồi.

Nhược ai còn cãi rằng chẳng phải,

Ngũ phục xem đồ sự đã đôi.

3. Khả năng tồn tại tư liệu phục tự phục chế văn tự Hán lưu hành ở Việt Nam trước Gia lễ tiệp kính

Ngoài chi tiết trong sơ đồ ngũ phục, phục chế Việt Nam còn một số chi tiết ngoài sơ đồ ngũ phục. Những chi tiết ngoài sơ đồ ngũ phục cho thấy rằng rất có thể phục chế trong Gia lễ tiệp kính và 4 tư liệu phục tự phục chế còn lại có thể cùng tham khảo một nguồn tư liệu. Nhận định đó căn cứ vào hai luận cứ sau:

Thứ nhất, thông qua kết quả so sánh chi tiết ngoài sơ đồ ngũ phục trong tư liệu phục chế Gia lễ tiệp kính, Thọ Mai gia lễ, và bản A.279;

Thứ hai, có sự mâu thuẫn giữa thời gian ra đời và loại văn tự tương ứng, thông thường tư liệu văn tự Hán ra đời trước và được Nôm hóa trong tư liệu sau đó, nhưng xét phạm vi tư liệu phục tự phục chế Việt Nam thì ngược lại, phục chế Gia lễ tiệp kính là tư liệu sớm nhất, sẽ không đáng bàn nếu tư liệu phục chế trong đó viết bằng văn tự Hán, trong khi đó phục chế Tam lễ tập yếu ra đời sau lại sử dụng văn tự Hán. Đây là dấu hiệu cho thấy rất có thể trước Gia lễ tiệp kính đã tồn tại một tư liệu phục tự phục chế chữ Hán.


Phục chế

Gia lễ tiệp kính

Thọ Mai gia lễ

Tam lễ tập yếu

Ngũ phục đồ thuyết

A.279

Niên đại

Thế kỉ 17

Thế kỉ 18

Thế kỉ 18

?

?

Văn tự

Nôm

Nôm

Hán

Nôm

Hán

Việc lựa chọn tư liệu phục chế trong A.279 làm đối tượng so sánh với Gia lễ tiệp kính Thọ Mai gia lễ xuất phát từ lí do: bản A.279 là bản tuyển tập từ nhiều nguồn tư liệu trong đó có Gia lễ tiệp kính, Hồ Thượng thư gia lễ, dấu hiệu nội tại (như chép thiếu, chép nhầm, khuyết chữ, những đoạn cước chú không viết chữ nhỏ mà được đánh dấu bằng chữ “chú”…) cho thấy tư liệu phục chế trong đó cũng được sao chép từ một tư liệu khác, theo đó trên thực tế còn tồn tại ít nhất một tư liệu phục tự phục chế được viết bằng chữ Hán ngoài Tam lễ tập yếu, quan trọng hơn là tư liệu phục chế trong Gia lễ tiệp kính, Thọ Mai gia lễ và A.279 giống nhau ở một số tiểu tiết ngoài sơ đồ ngũ phục (xem bảng hiệu đối trong phần phụ lục).

Theo phân tích, khả năng tồn tại một tư liệu phục tự phục chế trước Gia lễ tiệp kính là điều khả dĩ, và phục chế Gia lễ tiệp kính và 4 tư liệu còn lại cùng tham khảo nguồn tư liệu đó.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu so sánh phục chế gia lễ Việt Nam và Trung Quốc là việc làm cần thiết để bước đầu nhận định tính độc lập tương đối của gia lễ Việt Nam. Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu đó là đi tìm nguồn gốc của phục chế gia lễ Việt Nam. Từ phân tích nêu trên, người viết bước đầu nhận định về phục chế gia lễ Việt Nam như sau:

1. Tư liệu phục chế gia lễ Việt Nam là tư liệu phục tự phục chế, hoàn toàn phân biệt với tư liệu phục sức phục chế của Trung Quốc.

2. Tư liệu phục tự phục chế gia lễ Việt Nam được kiến lập bởi tư duy nhà Nho Việt trên cơ sở diễn giải sơ đồ ngũ phục, kết hợp một số chất liệu phục chế Trung Quốc.

3. Từ phân tích về phục chế gia lễ Việt Nam, chúng tôi nhận định gia lễ Việt Nam có thể còn tồn tại ít nhất một tư liệu phục tự phục chế bằng Hán văn lưu hành trước Gia lễ tiệp kính.

Chú thích:

(1) Nguyên điển chương: là chính thư thời Nguyên, nội dung bao gồm thánh chỉ, luật lệnh về các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp và những án lệ do quan lại địa phương ghi chép trong khoảng thời gian 9 năm từ Nguyên Thái Tông (1234) đến Nguyên Anh Tông niên hiệu Chí Trị thứ 2 (1322).

(2) Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu 3 bản Hồ Thượng thư gia lễ, trong đó có bản viết tay kí hiệu A.279. Thực tế, A.279 là văn bản gia lễ có nội dung tuyển tập từ nhiều nguồn tư liệu trong đó có ghi chép lời tựa của sách Hồ Thượng thư gia lễ. Do đây không phải Hồ Thượng thư gia lễ nên chúng tôi tạm gọi là văn bản A.279.

(3) Một số hệ bản Văn Công gia lễ lịch đại như: Văn Công gia lễ 文公家禮do Dương Phục và Lưu Đàn Tôn (đời Tống) tập chú, Văn Công gia lễ nghi tiết 文公家禮儀節của Khâu Tuấn (1418 - 1495), Văn Công gia lễ nghi tiết 文公家禮儀節do Dương Thận (1488 – 1559) biên tập, Văn Công gia lễ chính hành 文公家禮正衡của Thân Thời Hành 申時行(1535 - 1614)...

(4) Ngô Sĩ Bình: tác giả Gia lễ tiệp kính, vốn họ Nguyễn mượn tên là Ngô Doãn người xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

(5) Đại Minh hội điển: là một trong những tư liệu pháp luật của triều Minh, năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Minh Thái Tổ chế định phỏng theo thể lệ của Đường lục điển. Năm Hiếu Tông niên hiệu Hoằng Trị thứ 10 (1497) sai Nho thần phân loại biên tập, đến năm Hoằng Trị thứ 15 (1502) thành sách. Hồng Vũ niên hiệu Chính Đức trùng hiệu san hành, Thần Tông niên hiệu Vạn Lịch (1576) trùng tu, đến tháng 2 năm thứ 15 thành sách, nhan đề Trùng tu hội điển cộng 228 quyển.

Đại Minh hội điển được đề cập trong nhiều tư liệu gia lễ Việt Nam như Hồ Thượng thư gia lễ, Thanh Thận gia lễ, Tang tế khảo nghi.

(6)Sơ đồ ngũ phục trong các tư liệu:

TT

Văn Công gia lễ:

4 sơ đồ

Văn Công gia lễ nghi tiết: 6 sơ đồ

Đại Minh hội điển:

7 sơ đồ

Gia lễ tiệp kính:

7 sơ đồ

1. 

Bản tông ngũ phục chi đồ

Bản tông ngũ phục chi đồ

Bản tông cửu tộc ngũ phục chính phục chi đồ

Bản tông cửu tộc lập phục chi đồ

2. 

Tam phụ bát mẫu phục chế chi đồ

Xuất giá nữ vị bản tông giáng phục chi đồ

Thê vị phu đảng tộc phục

Tam phụ bát mẫu chế phục chi đồ

3. 

Thê vị phu đảng đảng phục đồ

Thê vị phu đảng đảng phục đồ

Thiếp vị gia trưởng tộc phục chi đồ

Ngoại tộc mẫu đảng thê đảng phục đồ

4. 

Ngoại tộc mẫu đảng phục đồ

Thiếp vị gia trưởng tộc phục chi đồ

Xuất giá nữ vị bản tông giáng phục chi đồ

Thê vị phu tộc phục đồ

5. 

 

Ngoại tộc mẫu đảng thê đẳng phục đồ

Ngoại thân phục đồ

Phu vị thê thân phục đồ

6. 

 

Tam phụ bát mẫu phục chế chi đồ

Thê thân phụ đồ

Thiếp vi quân phục đồ

7. 

 

 

Tam phụ bát mẫu chi đồ

Nữ xuất giá vị bản tông phục đồ

(7) Mất chữ

(8) Trang 17a, mục “Tam phụ bát mẫu chế phục”, tác giả ghi rất rõ ràng: “Thân phụ thân mẫu tức sở thân dã bất tại chi đồ”

(9) Trang 1a: “tra tường các luật”; trang 22a: “các luật đồ tịnh đồng nhiên,

(10) Ngũ phục đồ thuyết: lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AB.388.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Hán Nôm

1.Gia lễ tiệp kính 家禮捷徑, AB.572, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN).

2.Ngũ phục đồ thuyết 五服圖說, AB.388, VNCHN.

3.Nguyễn thị gia huấn 阮氏家訓, A.2942, VNCHN.

4.Tam lễ tập yếu 三禮集要, A.1925, A.1599, A.1281, VNCHN.

5.Tang lễ bị kí 喪禮備記, A.2227, VNCHN.

6.Thanh Thận gia lễ đại toàn 清慎家禮大全, A.1064, VNCHN.

7.Thọ Mai gia lễ 壽梅家禮, VHv.108, VNCHN.

8.Hồ Thượng thư gia lễ胡尚書家禮, A.279, AB.592, VNCHN.

II. Tài liệu Hán văn Trung Quốc

9.()明萬曆二十五年 (1597).

10.() 龚端礼《五服图解》, 元泰定元年杭州路儒学刻本 (1324).

11.( ) () 《文, (1770).

12. 大 明 集 禮 (1530)

13.() () 《文, (1518)

14.() 《喪说》咸豐元年刻本 (1850)

15.() , ( , 792), 本印, , 1995 .

16.() 崔述《五服異同彙考》道光四年正月東陽縣署中刻(1824).

III. Tài liệu tiếng Trung

17. , 東海大學, 2010.

18.《中, , , 2000 .


PHỤ LỤC

Bảng hiệu đối phục tự phục chế Gia lễ tiệp kính, Thọ Mai gia lễ và bản A.279

(đoạn gạch chân là chi tiết ngoài sơ đồ ngũ phục nhưng giống nhau ở 3 tác phẩm)

 

Tiệp Kính gia lễ

Thọ Mai gia lễ

Văn bản A.279

Năm ra đời: trước 1680

Sau 1739

?

Văn tự: Nôm

Nôm

Hán

[7b] Vị cao tổ phục

Phục cao tổ phụ mẫu […]

Vị tằng tổ phục

Phục tằng tổ phụ mẫu […]

[8a] Phục tằng tổ bá thúc phụ mẫu […]

Phục tằng tổ cô […]

Vị tổ hàng phục.

Phục tổ phụ mẫu […]

Phục tổ bá thúc phụ mẫu […]

Phục tổ cô […]

Phục tộc tổ bá thúc phụ mẫu […]

Phục tộc tổ cô […]

Vị cao tổ, tằng tổ, tổ hàng phục:

[42a] Phục cao tổ phụ mẫu […]

Phục tằng tổ phụ mẫu […]

[42b] phục tằng tổ bá thúc phụ mẫu […]

Phục tẳng tổ cô […]

Phục tổ phụ mẫu […]

Phục tổ bá thúc phụ […]

[43a] Phục tộc bá thúc phụ mẫu […]

 

[28b] Vị cao tổ phục:

Phục cao tổ phụ mẫu […]

Vị tằng tổ phục:

Vị tằng tổ phụ mẫu […]

Vị tằng tổ bá thúc phụ mẫu […]

[29a] Vị tằng tổ cô […]

Vị tổ hàng phục:

Vị tổ phụ mẫu […]

Vị tổ bá thúc phụ mẫu […]

Vị tòng bá thúc tổ phụ mẫu […]

Vị tổ cô […]

Vị phụ hàng phục.

Phục phụ mẫu […]

Phục đồng cư kế phụ […]

Phục đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu, dưỡng mẫu, […]

Phục xuất mẫu, giá mẫu, thứ mẫu […]

Phục nhũ mẫu […]

Thứ tử phục sinh mẫu, […]

Phục bá thúc phụ mẫu […]

[10b] Phục thân cô […]

Phục đường bá thúc phụ mẫu […]

Phục đường cô […]

[11a] Phục tộc bá thúc phụ mẫu […]

Phục tộc cô […]

Vị phụ mẫu hàng phục:

Phục phụ mẫu sinh ra[…]

Phục đồng cư kế phụ […]

Phục tòng kế mẫu giá phụ […]

Phục đích mẫu kế mẫu dưỡng mẫu […]

Phục từ mẫu […]

[44a] Phục giá mẫu xuất mẫu […]

Phục vợ lẽ cha […]

Phục nhũ mẫu […]

Thứ tử phục sinh mẫu […]

Phục bá thúc phụ mẫu […]

Phục đường bá thúc phụ mẫu dữ đường cô […]

Phục tộc bá thúc phụ mẫu dữ cô […]

Vị phụ hàng phục:

Vị phụ trảm […] vị mẫu […].

Đồng cư kế phụ […]

[31a] Vị đích mẫu, kễ mẫu, từ mẫu, dưỡng mẫu […]

Vị xuất mẫu, thứ mẫu, giá mẫu […]

Phụ tốt kễ mẫu giá nhi kỉ tòng chi giả […]

Vị nhũ mẫu […]

[31b] Vị bá thúc phụ mẫu […]

Vị tòng bá thúc phụ mẫu […]

Vị tái tòng bá thúc phụ mẫu […]

Vị cô tại thất giả […]

Vị tòng cô tại thất giả […]

Vị tái tòng cô tại thất giả […]

Vị đồng hàng phục (đồng hàng là cùng bề vai)

Phục thê […]

Phục thiếp […]

Phục huynh đệ […]

Phục huynh đệ thê, […]

Phục tỉ muội […]

Phục đường huynh đệ […]

Phục đường tỷ muội […]

Phục tái tòng huynh đệ […]

Phục tái tòng tỉ muội […]

Phục tộc huynh đệ […]

Phục tộc tỉ muội […]

Phục huynh đệ tỉ muội […]

Vị đồng hàng phục: đống hàng là cùng bề vai

Phục thê […]

Phục thiếp […]

Phục huynh đệ tỉ muội […]

Phục đường huynh đệ tỉ muội […]

Phục tái tòng huynh đệ tỉ muội […]

Phục tộc huynh đệ tỉ muội […]

[45b] phục huynh đệ tỉ muội […]

Vị đồng hàng phục:

Vị thê […]

Đại phu vị thiếp

Vị huynh đệ […]

Vị tòng huynh đệ […]

Vị tái tòng huynh đệ […]

Vị tam tòng huynh đệ […]

Vị tỉ muội tại thất giả […]

Vị tòng tỉ muội tại thất giả […]

Vị tái tòng tỉ muội […]

Vị tam tòng tỉ muội […]

Vị đồng mẫu dị phụ chi huynh đệ tỉ muội […]

Vị tử hàng phục:

Phục đích trưởng tử cập kì phụ […]

Phục chúng tử cập kì phụ […]

Phục nữ tử[…]

Phục tế[…]

Phục điệt nam […]

Phục điệt nữ […]

Phục đường điệt nam […]

Phục đường điệt nữ […]

Phục tái tòng điệt nam […]

Phục tái tòng điệt nữ […]

Vị tử hàng phục:

Phục trưởng tử dữ chư thứ […] phục nàng dâu […]

Phục nữ tử […]

[46a] phục tế […]

Phục đường điệt nam nữ […]

Phục tái tòng điệt nam nữ […]

Vị tử hàng phục:

Vị đích mẫu trưởng tử cập kì phụ […]

Vị kì phụ […]

Vị chúng tử […]

Vị tử chi vi nhân hậu giả […]

Vị nữ chi tại thất giả […]

Vị điệt bất […]

Vị điệt chi vi nhân hậu giả đại công […]

Vị tòng điệt […]

Vị [33a] tái tòng điệt […]

Vị điệt nữ […]

Vị tòng điệt nữ tại thất giả […]

Vị tái tòng điệt nữ tại thất giả […]

Vị tôn hàng phục

[…]

Vị tôn hàng phục:

[…]

Vị tôn hàng phục:

[…]

Vị tằng tôn phục:

[…]

Vị tằng tôn hàng phục:

[…]

Vị tằng tôn hàng phục:

[…]

Vị huyền tôn hàng phục:

[…]

Vị huyền tôn hàng phục:

[…]

Vị huyền tôn phục:

[…]

Vị tông nhân phục:

[…]

Vị tông nhân phục: thử bất tại ngũ phục chi nội giả

[…]

Vị tông nhân phục: Thử bất tại ngũ phục chi nội giả

[…]

[17a] Bát mẫu báo phục:

[…]

Tam phụ bát mẫu chế phục:

[…]

Bát mẫu báo phục:

[…]

Bát mẫu phục:

[…]

Bát mẫu báo phục:

[…]

Tam phụ bất mẫu phục chế:

[…]

Ngoại tộc mẫu đảng phục (tục rằng để tóc về họ nhà mẹ):

[…]

Vi ngoại tộc mẫu đảng phục: tục là phục họ nhà mẹ.

[…]

Vị ngoại thân phục:

[…]

Thê vị phu đảng phục (tục viết là vợ để phục bên họ nhà chồng):

[…] Hễ đang phục tang họ bên nhà chồng mà lại phải bị chồng rẫy, sự ơn nghĩa ấy đã dứt thì chẳng có phục.

Thê vị phu đảng phục: là vợ để phục họ nhà chồng

[…] Dĩ thượng đẳng phục hễ đang phục họ bên chồng mà phải chồng rẫy sự ân nghĩa ấy đã dứt thì chẳng còn có phục nữa

Thê vị phụ đảng phục:

[…] Án tang phục tiểu kí vân phụ vi phu đảng phục đương tang nhi bị xuất tắc trừ chi, ân ái chi cố dã

[24b] Phu vi thê phục […]

Phu vị thê đảng phục […]

 

Thiếp vị quân tộc phục (thiếp bất cảm xưng phu, cố vị chi quân, quân tức gia trưởng):

[…] Còn các đấng bàng thân thì cũng bằng như người ngoài đường.

Thiếp vị quân tộc phục: thiếp bất cảm xưng phu cố vị chi quân

[…]

Thiếp vị quân tộc phục: thiếp bất cảm xưng phu, cố vị quân:

[…] Vị kì tư thân tắc như lộ hĩ

[25a] Nữ xuất giá vị bản tông phục (tục rằng con gái đã đi lấy chồng mà lại để phục về họ nhà mình):

[…] Án trong lễ rằng, con gái còn ở nhà thì cũng bằng như con trai, dầu lấy chồng mà chồng lại chết cùng là rẫy lại về ở nhà thì cũng bằng như chưa lấy chồng, hoặc lấy chồng chồng chẳng còn, con lại chẳng có thì cũng phục anh em chị em với cháu thì đều chẳng có giáng [27a] xuống.

Nữ xuất giá vị bản tông phục: là gái đi lấy chồng mà để phục họ nhà mình

[…] Án trong lễ rằng: con gái đã xuất giá thì các phục có giáng song đi lấy chồng hoặc phải chồng rẫy bỏ hoặc chồng mất con lại chẳng có lại trở về nhà cũng như vị giá phục chẳng có giáng.

Giá nữ vi bản tông phục

[…] Án lễ tại thất dữ nam nữ đồng, nhược giá nhi bị xuất, tại thất dữ vị giá đồng, giá nhi vô phu dữ tử vị huynh đệ tỉ muội cập điệt giai bất giáng

Vị thương phục

[…]

[52b] Phàm vị thương phục

[…]

Vị thương phục:

[…]

Phàm nam vi nhân hậu, nữ thích nhân giả

[…]

Vi nhân hậu giả vi sở hậu phục

[…]

[37a] Vi nhân hậu phục:

[…]

Chư nhân hậu giả vị bản sinh phục (tục rằng đã đi làm con nuôi nhà người lại phục về họ bản sinh là họ nhà mình):

[…]

Vi nhân hậu vị bản sinh phục: là đã làm con nuôi nhà người lại phục bản sinh họ nhà mình.

[…]

Vi nhân hậu giả vị bản sinh phục:

[…]

Vị bằng hữu phục[…]

Vị bằng hữu phục:[…]

Vị bằng hữu phục:[…]

Sư bất chế phục:

Ông Trình Tử rằng: “Thầy chẳng lập phục là chẳng khả lập vậy. Hợp lấy sự đạo lí mặc thửa trong lòng hậu bạc sâu nông mà thờ. Đấy kia ông Nhan Mẫn xưa kia để tóc ông Khổng Tử trảm thôi ba năm cảm chưng khen ? nên công ơn nhiều bằng ??

Sư bất chế phục:

Trình Tử viết Sư bất lập phục bất khả lập dã. Đương dĩ tình chi hậu bạc sự chi đại tiểu xử chi. Như Nhan Mẫn ư Khổng Tử tuy trảm thôi tam niên khả dã, kì thành dĩ chi thế dữ quân phụ tịnh kì thứ các hữu thiển thâm duy xưng kì tình nhi dĩ hạ chí khúc nghệ mạc bất hữu sư khải khả nhất khái chế phục.

Sư bất chế phục:

Trình Tử viết Sư bất lập phục bất khả lập dã. Đương dĩ tình chi hậu bạc sự chi đại tiểu xử chi. Như Nhan Mẫn vu Khổng Tử tuy trảm thôi tam niên khả dã, dĩ thành kỉ chi công dữ quân phụ tịnh, kì thứ các hữu thiển thâm xưng kì tình nhi dĩ, hạ chí khúc nghệ mạc bất hữu sư khải khả nhất khái chế phục.

(Tạp chí Hán Nôm, số 6 (121), tr.66-78)

Tải về nội dung chi tiết tại đây:  
In
Lượt truy cập: