Nghiên cứu Hán Nôm >> Năm 2003
64. Khảo cứu đoạn văn ghi về BẢO THÁP SÙNG THIỆN DIÊN LINH (TBHNH 2003)

Cập nhật lúc 22h18, ngày 04/04/2007

KHẢO CỨU ĐOẠN VĂN GHI VỀ BẢO THÁP SÙNG THIỆN DIÊN LINH TRÊN TẤM BIA THỜI LÝ DỰNG TẠI CHÙA ĐỌI

PHẠM VĂN THẮM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Như chúng ta đã biết, thời Lý chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi và điều đáng chú ý là nhiều chùa tháp thường được xây dựng ở trên những đỉnh núi cao. Theo Việt sử lược, thời vua Lý Thánh tông và Lý Nhân tông đã từng cho xây dựng 7 ngôi chùa tháp trên núi(1), trong đó có ngôi bảo tháp Sùng thiện diên linh. Tháp Sùng thiện diên linh bắt đầu xây dựng vào mùa hạ năm Hội Tường Đại Khánh 9 (1118), hoàn thành vào mùa thu năm Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121). Qui mô, diện mạo tháp Sùng thiện diên linh được ghi lại trên tấm bia 大 越 國 李 家 第 四 帝 崇 善 延 齡 塔 碑 = Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng thiện diên linh tháp bi dựng trên núi Đọi nay thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đoạn văn này đã được phiên âm, dịch nghĩa công bố trong sách Thơ văn Lý Trần, tập I. Nxb. KHXH, H. 1977(2), sau đó được tái bản nhiều lần(3). Xét thấy đây là một tư liệu quí có thể góp phần khôi phục lại ngôi bảo tháp Sùng thiện diên linh. Sau khi khảo sát kỹ đoạn văn ghi về qui mô, diện mạo ngôi tháp khắc ở trên bia, chúng tôi xin được trình bầy thêm một cách lý giải về đoạn văn này.

1 - Đoạn văn ghi về bảo tháp Sùng thiện diên linh khắc ở mặt trước tấm bia. Khảo sát những dòng chữ còn đọc được thì thấy có đến 16 chỗ có chữ mất(4). Một phần chữ mất nằm ở vị trí gần chân bia, nơi người dân đã xây vữa gia cố bia với đế bia. Phần còn lại nằm ở vị trí mà chất đá ở đó đã bị bào mòn tự nhiên.

Đối chiếu với đoạn văn ghi về bảo tháp Sùng thiện diên linh đã công bố trong tập sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập I. Từ Bắc thuộc đến đời Lý. Paris - Hà Nội 1988, chúng tôi nhận thấy có 6 chữ để trong dấu ngoặc vuông [], trong đó nét khắc của 5 chữ ở trên bia là = đa, = chứng, = mi, = lịch, = điệp đã được nhận diện rõ ràng. Còn một chữ thảo () ở trên bia là phụ (). 阜 鳩 塼 成 城 = phụ cưu chuyên thành thành.

Đối chiếu với đoạn văn chữ Hán công bố trong Thơ văn Lý Trần. Nxb. KHXH. H. 1977 thì có đến 11 chỗ khác biệt so với chữ khắc trên bia, trong đó có 9 chữ khác biệt về mặt chữ, 2 chỗ mỗi chỗ chép thiếu một chữ(5).

2 - Để góp phần lý giải đoạn văn này, trước hết chúng tôi tiến hành khôi phục lại những chữ đã mất. Hiện có 1 văn bản mang tên Đọi Sơn tự bi lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.854. Đây là bản sao chép tay, 24 trang, khổ 28x16cm, không ghi niên đại sao chép. Chúng tôi dựa vào văn bản này đồng thời tham khảo với đoạn văn ghi về bảo tháp Sùng thiện diên linh công bố trong Thơ văn Lý - Trần, Nxb. KHXH, H. 1977 và Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập 1. Từ Bắc thuộc đến đời Lý. Paris - Hà Nội 1998, để bổ xung vào chỗ có chữ mất và những chữ này được để trong dấu ngoặc vuông []. Phần chữ Hán, của đoạn văn ghi về tháp Sùng thiện diên linh được khôi phục lại như sau:

。。。聖[情允]可,乃命日者以辨方向。面對涇江,風靜而長舒練碧。背分疊岫,雨消而濃[]藍光。右控平原望乾興之古塹。左延流澮,會漠水以潮宗。載詔公[輸,中分繩墨。施財以明功德。顧民資竭力,林衡運]財材以[]神崇。阜鳩塼成城。群匠[]貞鈱而作斗;琢翠碔以為楹。涌矗漢之十三層,啟承風之四十戶。壁鐫龍窟,角挂金鈴,上層緘舍利琅函,佇放祥光於盛世。絕頂置捧盤仙客,長承玉露於晴天。[下層分八將魁梧,擁立則神人仗劍]。其中座多寶如來之瑞相也,弘深願力,寧泯壹身。聽蓮偈而必造威靈與迦文而半分瑤座。挂珠[]之晃耀[][蓋之鈴瓏。陛庭升降而有差,廊廡左右而雙翼。

次級,左建四角穹,含盤雙龍而鎮[o。負八將以朝天,揚氣概於]名山,[]聖功於后裔。右[]方嶠[]室,貯以賓頭和尚,倣于麻口支山,受囑累於如來,為眾生而證福。

下級,前構陵漢閣,懸首山之彝器,糜碧海鯨槌,[]時韻溢於天程。聞處劍停於苦趣。環坦墉以嚴護[貯軒廡以鋪粧。造橋光啟其通衢,藝松]成行於兩界,竭精誠以崇妙果,希延鳳曆以長新,窮詭制以疊危層,冀益睿齡之彌遠,故御題曰:崇善延齡寶塔。

Phiên âm:

Thánh [tình doãn] khả, nãi mệnh nhật giả dĩ biện phương hướng. Diện đối Kinh giang, phong tĩnh nhi trường thư luyện bích. Bối phân Điệp tụ, vũ tiêu nhi nùng [xuyết] lam quang. Hữu khống bình nguyên, vọng Kiền Hưng chi cổ tiệm. Tả diên lưu khoái, hội Mạc thủy dĩ triều tông. Tái chiếu Công [Thâu, trung phân thằng mặc. Thi tài dĩ minh công đức. Cố dân tư kiệt lực, lâm hành vận] tài tài dĩ [tận] thần sùng, phụ cưu chuyên thành thành. Quần tượng [lũ]trinh mân nhi tác đấu, trác thuý vũ dĩ vi doanh. Dũng sốc Hán chi thập tam tằng, khải thừa phong chi tứ thập hộ. Bích thuyên long quật, giác quải kim linh. Thượng tằng giam xá lị lang hàm, trữ phóng tường quang ư thịnh thế. Tuyệt đỉnh trí bổng bàn tiên khách, trường thừa ngọc lộ ư tình thiên. [Hạ tâng phân bát tướng khôi ngô, ủng lập tắc thần nhân trượng kiếm]. Kỳ trung tọa Đa Bảo Như Lai chi thuỵ tướng dã, hoằng thâm nguyện lực, ninh dẫn nhất thân. Thính liên kệ nhi tất sậu uy linh dữ Ca Văn nhi bán phân dao tọa. Quải châu [phan] chi hoảng diệu, [huyền] bảo [cái] chi linh lung. Bệ đình thăng giáng nhi hữu sai, lang vũ tả hữu nhi song dực.

Thứ cấp, tả kiến tứ giác khung, hàm bàn song long nhi trấn [... . Phụ bát tướng dĩ triều thiên, dương khí khái ] ư danh sơn, [bá] Thánh công ư hậu duệ. Hữu [Phạn], phương kiệu [khám] thất, trữ dĩ Tân Đầu hoà thượng, phỏng vu Ma... chi sơn, thụ chúc lũy ư Như Lai, vị chúng sinh nhi chứng phúc.

Hạ cấp, tiền cấu Lăng Hán các, huyền Thú Sơn chi di khí, mi Bích Hải chi kình chùy, [quá] thời vận dật ư thiên trình, văn xử kiếm đình ư khổ thú. Hoàn viên dung dĩ nghiêm hộ, [trữ hiên vũ dĩ phô trang. Tạo kiều quang khải kỳ thông cù, nghệ tùng] thành hàng ư lưỡng giới. Kiệt tinh thành dĩ sùng diệu quả, hy diên phượng lịch dĩ trường tân, cùng quỷ chế dĩ điệp nguy tằng, kí ích duệ linh chi di viễn. Cố ngự đề viết: Sùng thiện diên linh bảo tháp.

Dịch nghĩa:

Nhà vua chuẩn y, bèn hạ lệnh cho viên quan coi khí tượng xem bói, xác định phương hướng: mặt chùa trông ra sông Kinh(6), gió lặng [mặt sông] như trải dài mầu biếc. Sau chùa là núi Điệp(7), mưa tan [núi xanh] hơi tỏa óng ánh sắc lam. Bên hữu, giáp cánh đồng bằng phẳng, xa trông tới luỹ cũ Càn Hưng(8). Bên tả men theo sông nhỏ, [dòng sông này] hợp với sông Mạc(9) đổ ra khơi. Lại xuống chiếu cho thợ thuyền(10) [căng dây nẩy mực, góp của cải làm sáng thêm công đức. Xét sức dân lực kiệt, [sai] quan coi rừng(11) vận chuyển] gỗ tiền, đối với thần [hết lòng] sùng kính. [Lại cho chuyển] nhiều gạch để dựng thành, [vời] thợ giỏi [tạc] đã mân làm đấu, đẽo đá vũ làm mè. Tháp xây mười ba tầng chọc trời, mở bốn mươi cửa hóng gió. Vách chạm rồng ổ, góc treo lềnh đồng(12). Tầng trên đặt hộp vàng xá lỵ, [để] luôn toả tường quang cho đời thịnh. Đỉnh nóc đặt tiên khách(13) nâng cửa bàn(14), đón móc ngọc dưới bầu trời tạnh ráo. [Tầng dưới có tám pho tượng(15) khôi ngô, đứng hộ vệ là người thần cầm kiếm]. [Lại trong đó] đặt tượng Đa Bảo Như Lai(16), [dáng] như nguyện dâng trọn cả đời, [vẻ] tựa suy tư sâu lắng, cùng Ca Văn(17) một bên trong toà báu, nghe kệ sen mà tất phó oai thiêng. [Ngoài] cắm phướn đỏ rực rỡ, [trong] treo lọng tía long lanh. Sân thềm có bậc thấp cao, giải vũ hai bên như hai cánh.

Cấp thứ hai(18), bên tả, dựng vòm tứ giác(19), có hai con rồng chầu cửa(20) để coi việc đi lại. Phía sau đặt tám pho tượng(21) chầu trời. Nêu cao khí khái cho danh sơn, truyền rộng thánh công lao cho hậu thế. Bên hữu, dựng nhà tháp(22) chóp vuông, trong đặt Tân Đầu hoà thượng(23), [tượng] tựa(24) như nhìn về núi Ma... chi sơn(25), [để] nhận lời dặn của Như Lai, vì chúng sinh mà chứng phúc.

Cấp dưới cùng, phía trước xây gác Lăng Hán, trong treo chuông đồng(26), [buộc] chày kình Bích Hải(27). Khi đánh thì âm vang tràn ngập cả đường trời, [người nghe] thì lưỡi kiếm thôi vung nơi khổ ải. [ngoài] xây tường bảo vệ, [trong] dựng hiên phô trương. [Lại] bắc cầu mở rộng đường thôn, trồng tùng theo hàng thành hai dẫy. Hết lòng thành để tôn sùng diệu quả, mong cho vận số(28) dài lâu; hết kiểu lạ để xây lầu cao, cầu tuổi vua thọ mãi. Cho nên nhà vua đặt tên tháp(29)Bảo tháp Sùng thiện diên linh(30).

Chú thích:

(1) Ngoài bảo tháp Sùng thiện diên linh xây dựng trên núi Đọi, những ngôi chùa, bảo tháp được xây dựng trên đỉnh núi thời Lý Thánh tông và Lý Nhân tông vào các năm:

-Năm Long Thuỵ Thái Bình 5 (1058), bảo tháp Tường Long được xây dựng ở Đồ Sơn.

-Năm Chương Thánh Gia Khánh 8 (1066), xây chùa ở núi Đại Lãm. Ngôi chùa này được hoàn thành vào năm Hội Phong 3 (1094).

-Năm Hội Phong 9 (1100), xây chùa Vĩnh Phúc ở núi Tiên Du.

-Năm Long Phù Nguyên Hóa 8 (1108), xây bảo tháp ở núi Chương Sơn.

-Năm Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121), xây chùa Tam Giáo ở núi Tiên Du.

(2) Xem: Thơ văn Lý Trần. Nxb. KHXH, H.1977. Phần chữ Hán tr.392-393. Phần phiên âm tr.399-400. Phần dịch nghĩa tr.407.

(3) Xem: Thơ văn đời Lý. Nxb. Văn hóa Thông tin. H.1998.

- Danh thắng chùa Đọi. Nxb. Văn hóa Thông tin. H.2001.

(4) Những dòng chữ mất trên chúng tôi tra cứu để vào trong dấu [].

(5) Những chỗ khác biệt với Thơ văn Lý - Trần

TT

Chữ trong Thơ văn Lý Trần

Chữ khắc trên bia

1 

( ) = ích (tr.392.d.6 dưới lên)

() = lam

2 

(環 漢) = hoàn Hán (tr.392.d.5 dưới lên)

(會 漠) = hội Mạc

3 

(奇 ) = kỳ (tr.392.d.4. dưới lên)

() = sùng

4 

(工 巧) = công xảo (tr.392.d.4. dưới lên)

() = chuyên

5 

(次 彼) = thứ bỉ (tr.393.d.3. trên xuống

(次 級) = thứ cấp.

6 

() = cung tr.393.d.3 (trên xuống)

() = khung

7 

(雙 盤) = song bàn tr.393.d4 (trên xuống)

(盤 雙) = bàn song

8 

() = phóng. tr.393.d.5 (trên xuống)

() = phỏng

9 

(麻 黎 山) = t.393.d5. (trên xuống)

ma lê sơn

(麻 口 支 山)

ma... chi sơn

10 

()t.393. d.9 (trên xuống) ịch

()phượng

11 

(崇 善 延 齡 塔) t.393. d.10. (trên xuống)

Sùng thiện diên linh tháp

(崇 善 延 齡 寶 塔)

Sùng thiện diên linh bảo tháp

6- Kinh giang: sông Kinh. Hiện chưa xác định được vị trí sông này.

7- Điệp tụ: núi Điệp. Nay thuộc xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

8- Càn Hưng: Tên một lũy cổ, hiện chưa xác định được vị trí ở địa phương nào.

9 - Nguyên văn là Mạc thủy (漠 水): tức sông Mạc.

Sông Mạc hiện còn để lại nhiều dấu tích trên địa phận huyện Duy Tiên. Theo thần phả làng Trung Gián (nay là thuộc xã Châu Giang, huyện Duy Tiên). Thời Trần Thánh tông, nhà vua đem tướng Trần Quốc Điền đi đánh Chiêm Thành, thuyền rồng đi qua sông lớn, rồi rẽ vào sông nhỏ Trung Dương và sông Mạc đã vướng vào cát không thể đi được. Vị trí sông Mạc bắt nguồn từ đâu, chảy qua những địa phương nào hiện vẫn là điểm còn tiếp tục khảo cứu. Nhưng hiện nay ở huyện Duy Tiên vẫn còn lưu giữ nhiều địa danh có chữ mạc như Hòa Mạc (làng), Mạc độ = bến đò Mạc thuộc thị trấn Hòa Mạc. Tại địa phận huyện Lý Nhân, vùng tiếp giáp với huyện Duy Tiên hiện có hai thôn mang tên Mạc Thượng (nay thuộc xã Chính Lý) và Mạc hạ (nay thuộc xã Công Lý). Như vậy, sông Mạc thời Lý có thể đã chảy qua hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân.

10- Nguyên văn là Công [Thâu]: tức Công Thâu Ban, một thợ mộc khéo tay người nước Lỗ của Trung Quốc thời cổ.

11- Nguyên văn là (林 衡) = lâm hành: một chức quan coi việc đất đai (Chu Lễ).

12- Nguyên văn là (今 鈴) = kim linh: một loại vật khí nhỏ hình tròn giống như chuông, người xưa thường treo kim linh tại lầu gác, chùa miếu.

13- Tiên khách: Từ này có nhiều nghĩa. Theo Từ Nguyên, từ tiên khách mang một nét nghĩa chỉ loại chim hạc. Căn cứ vào chi tiết vua Lý Nhân tông đi dẹp giặc thắng lợi trở về đã dựng đài báu, mở tiệc khao thưởng chư hầu. Trên đài báu đặt linh cầm (靈 禽) = chim thiêng (xem: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. tập 1. Từ Bắc thuộc đến đời Lý. Paris - Hà Nội. 1998. tr.137). Hiện chưa rõ linh cầm đặt trên đài báu thời Lý là loài chim nào, nhưng có thể suy đoán thời Lý đã đặt một loài chim trên đỉnh đài tháp. Vậy tiên khách đặt trên đỉnh tháp Sùng thiện diên linh có thể mang nghĩa chỉ một loài chim.

14- Nguyên văn là () = bàn. Xem chú thích số 20 trong bài.

15- Nguyên văn là bát tướng. Tức bát thần phật tướng. Có thể chỉ 8 vị kim cương là:

- Trừ Tai kim cương.

- Tỵ Độc kim cương.

- Hoàng Tùy Cầu kim cương.

- Bạch Tĩnh Thuỷ kim cương.

- Xích Thanh kim cương.

- Định Trừ Ách kim cương.

- Từ Hiền kim cương.

- Đại Thần kim cương.

16- Đa Bảo Như Lai: Tên một vị Phật (Prbhutaratna). Xem thêm chú thích số 94 trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. tập 1. Từ Bắc thuộc đến đời Lý. Paris - Hà Nội.1998.

17- Ca Văn: tức Thích Ca Văn phật hay Thích Ca Mâu Ni. Tên của một vị thủy tổ của Phật giáo.

18- Trên bia ghi là: 次 級 = thứ cấp. Tiếp xuống dưới, chúng ta sẽ gặp đoạn: 下 級 , 前 構 陵 漢 閣 = hạ cấp, tiền cấu Lăng Hán các. Nghĩa là cấp dưới cùng, phía trước xây gác Lăng Hán...

Như vậy, cụm từ thứ cấp (次 級) có thể hiểu là cấp thứ hai hay cấp giữa.

19- Trên bia ghi 左 建 四 角 穹 = tả kiến tứ giác khung, chữ ( ) = khung. Theo chú giải trong Từ nguyên, chữ này có một nét nghĩa (借 用 天 空) = tá dụng thiên không, nghĩa là mượn dùng chỉ vòm trời. Chữ khung chỉ vòm trời.

20- Trên bia ghi 含 盤 雙 龍 而 鎮 = hàm bàn song long nhi trấn ... Trong đoạn văn này có một chữ cần chú ý, đó là chữ () = bàn.

Chữ bàn ẵLcó nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa đen là mâm. Theo Khang Hy tự điển, chữ bàn có một nét nghĩa chỉ tên một loại
cửa. Sách Lục Quang Vi Ngô địa chí chép: 盤 門 古 作 蟠 門 嘗 刻 木 作 蟠 龍 以 此 鎮 越 
= bàn môn cổ tác bàn môn. Thường khắc mộc tác bàn long dĩ thử trấn việt. Dn: Cửa bàn (chữ bàn  xưa viết là ) thường khắc hình rồng cuộn trên gỗ để coi giữ việc qua lại nơi này. Chúng tôi đoán định rằng chữ bàn   xuất hiện 2 lần trong văn bia có thể mang nghĩa là một loại cửa.

21- Nguyên văn bát tướng. Xem chú thích số 15.

22- Nguyên văn là = khám. Theo Từ Nguyên, khám là một loại nhà dưới chân tháp (龕 者 塔 下 室 也] ).

23- Tân Đầu hòa thượng: Tên một vị La Hán trong môn đồ của thánh tăng. Xem thêm chú thích số 95 trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. tập 1. Từ Bắc thuộc đến đời Lý. Paris - Hà Nội. 1998.

24- Chữ trên bia là phỏng . Chữ này mang nét nghĩa là phỏng theo, tựa như. Ý trong bài được dịch theo nghĩa này.

25- Ma... chi sơn: tên một ngọn núi. Tương truyền Hoà thượng Tân Đầu đi tu đắc đạo, nhưng vì trổ phép thần thông bừa bãi, bị Phật quở trách, không cho nhập Niết bàn mà phải đến ở núi này.

26- Nguyên văn là Thủ Sơn: tên đất ở phía nam huyện Tương Thành tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Theo Hiếu Vũ kỷ trong Sử ký, Hoàng đế chọn đồng ở Thủ Sơn đúc đỉnh dưới chân núi Kinh. Tác giả lấy điển này để chỉ vật báu chuông đỉnh.

27- Bích Hải: chưa rõ xuất xứ của điển tích này.

28- Nguyên văn là Phượng lịch. Tử này dùng chỉ lịch số hay niên hiệu. Ở đây chúng tôi dịch ý.

29- Tên tháp được vua ban là 崇 善 延 鈴 寶 塔 = Sùng thiện diên linh bảo tháp.

30- Dịch đoạn văn này chúng tôi đã tham khảo bản dịch của ông Đỗ Văn Hỷ công bố trong Thơ văn Lý - Trần. Nxb. KHXH, H.1977.

Thông báo Hán Nôm học 2003, tr.491-500

In
Lượt truy cập: