Nghiên cứu Hán Nôm >> Năm 2000
5. Những tư liệu Hán Nôm ở đền Bách Linh (TBHNH 2000)

Cập nhật lúc 22h46, ngày 07/04/2007

NHỮNG TƯ LIỆU HÁN NÔM Ở ĐỀN BÁCH LINH

PHẠM QUỐC BẰNG

Hà Tây

Dư Xá Thượng xưa thuộc huyện Hoài Ân, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Hạ. Ngày nay làng có 329 mẫu đất tự nhiên, 309 mẫu đất canh tác, 220 mẫu thở cư, dân số khoảng 3000 người. Làng trải dài theo lộ tỉnh 22, bám sát bên bờ sông Đáy chừng hai cây số. Phía tây bắc và bắc của làng giáp thôn Đình Xuyên và Nội Xá của xã Vạn Thái; phía đông nam giáp làng Dư Xá Hạ và xã Hòa Phú, còn phía tây là con sông Đáy thơ mộng! Từ duyên cách địa lý như vậy, nên từ xa xưa Dư Xá Thượng được coi là trung tâm của huyện Hoài An.

Về tư liệu Hán Nôm ở Dư Xá thượng hiện còn khá phong phú. Trong báo cáo này tôi chỉ xin đề cập tới hai vấn đề:

    - Khái quát về khu đền Bách Linh và Quán thờ Quý Minh đại vương.

    - Những tư liệu Hán Nôm còn tàng trữ ở Bách Linh từ.

1. Đền Bách Linh và Quán thờ Quý Minh đại vương (Tức Tản Viên sơn thánh), đều tọa lạc trên những khu đất rộng phẳng, bát ngát cây cổ thụ bao trùm. Những khu thờ tự này đều nằm giữa trục đường 22 và dòng sông Đáy chảy giữa những ruộng dâu tằm của Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Những năm kháng chiến chống Pháp, Dư Xá Thượng nằm giữa vành đai rực lửa của Khu Cháy lừng danh chống Pháp. Không biết bao nhiêu đền, đình, miếu, quán ở vùng này bị thiêu huỷ. Duy chỉ có đền Bách Linh và quán làng Dư Xá thượng là còn tồn tại. Và ở đây tàng trữ được nhiều văn bản Hán Nôm đáng trân trọng.

Quán làng Dư Xá thượng hiện lưu bản thần phả đề “Thừa sao chính bản”, ghi niên đại vào năm Bảo Thái thứ sáu. Bản thần phả này kể về lai lịch của đức Tản Viên Sơn thánh. Tản Viên ở đây là con người thực đang sống giữa đời thường: Cũng có gia đình, vợ con, bố mẹ, anh em..., cũng yêu, ghét, hờn, giận như ai... chỉ có khác là Tản Viên biết vượt lên trên cảnh ngộ gian nan, tự khẳng định ý chí vươn lên, thắng mọi tai ương hiểm họa; để rồi cuối cùng quay về bảo vệ cuộc sống cho lương dân, giáo hóa cho dân, xây dựng cuộc sống an bình thịnh trị.

Dư Xá thượng được phản ánh trong thần phả còn là một miền quê muôn ngả khí thiêng hội tụ về. Như bức đại tự trong đền đã ghi “Linh chi lai dã”. Hoặc như đôi câu đối treo ở cửa đền:

    Nhật chiếu nguyệt lâm chiêu cảnh tượng,

    Kiền khai khôn hạp diệu huyền cơ.

    Tạm dịch:

    Nhật chiếu nguyệt soi, cảnh tượng rực rỡ.

    Càn khôn đóng mở, máy thật diệu huyền.

2. Ngày nay nói đến đền Bách Linh, người ta nghĩ ngay đến sự kỳ diệu là chính ở đây đã qua bao năm giặc đã binh lửa, mà vẫn tàng giữ được nhiều văn bản Hán Nôm đáng được xem xét cẩn trọng. Cả thảy có 60 quyển, mỗi quyển đều có só trang từ 150 đến 200 trang. Hầu hết là sách chép tay, viết trên giấy dó, kiểu chữ chân rõ ràng, dễ đọc.

Khi lập hồ sơ để xếp hạng khu di tích đền Bách Linh, chúng tôi đã ghi sơ lược nội dung và đánh số thứ tự 60 quyển. Nội dung chủ yếu của 60 quyển này là gồm 15 bản thần phả và trên 200 bản sắc phong cùng những hương ước, phong tục lễ hội của 4 tổng 47 xã thuộc huyện Hoài An xưa. Để giúp những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu, chúng tôi xin liệt kê một danh mục như sau:


DANH MỤC SÁCH HÁN NÔM CÒN TÀNG Ở BÁCH LINH TỪ:

·QUYỂN SỐ 1: * Thần phả thôn Đinh Xuyên (Quế Hoa công chúa)

·QUYỂN SỐ 2: * Thần phả thôn Đinh Xuyên (Quyển 2)

·QUYỂN SỐ 3: * Thần phả thôn Hổ Khê, thờ 3 vị:

1.Chiếu pháp Bồng Hinh đại vương.

2.Bảo vật Trí Phách đại vương.

3.Binh lộ Bồng Ngoại đại vương

* Chùa phổ thông Thượng sĩ đại vương.

(Phật các hậu phi)

·QUYỂN SỐ 4: * Thần phả tổng Trinh Tiết

                   (nay là xã Đại Hương Mỹ Đức).

·QUYỂN SỐ 5: * Thần phả Đặng Xá (nay là xã Hòa Phú)

·QUYỂN SỐ 6: * Thần phả Tổng Trinh (Mỹ Đức).

·QUYỂN SỐ 7: * Thần tích làng Hòa Xá

                  (nay là xã Hòa Xá - thờ các vị thần Phù Đinh).

·QUYỂN SỐ 8: * Thần phả đình thôn Thượng Quất.

·QUYÊN SỐ 9: * Sắc phong làng Dư Xá.

·QUYỂN SỐ 10: * Sắc của làng như sau:

1.Làng Thuy Hiền

2.Làng Phú Duy

3.Làng Nông Khê

4.Làng Đốc Tín

5.Làng An Duyệt

6.Làng Vạn Phúc

7.Làng Trung Hòa

8.Làng Thượng Tiết

·QUYỂN SỐ 11: * Sắc phong của các làng:

1.Tế Tiêu.

2.Phù Lưu Thượng.

3.Dư Xá Hạ.

4.Đông Mật (Nay là Bình).

5.Kim Bôi (Nay là Ngăm)

·QUYỂN SỐ 12: * Tóm tắt sự tích thần phả các làng:

1.Đông Mật

2.Yến Vĩ (Chùa Hương)

3.Đốc Hậu (Đốc Tín).

4.Thần vị Động Mật

5.Sắc An Đà

6.Thần phả tổng Trinh Tiết

           (Thần phả xã Hoa Khế Lê Đại Hành sự tính).

7.Tóm tắt sự tích thờ ở An Duyệt.

8.Tóm tắt sự tích thờ ở Thượng Tiết

9.Tóm tắt sự tích thờ ở Bạch Độc

    (Bạch Tuyết)

10.Thần vị Bạch Độc

11.Tóm tắt sự tích An Lạc

12.Tóm tắt sự tích thờ ở Phú Duy xã.

13.Tóm tắt sự tích thờ ở Nông Khê.

14.Tóm tắt sự tích thờ ở xã Kim Bôi.

15.Tóm tắt sự tích thờ ở Thuy Hiền xã.

16.Sự tích thờ ở An Đà xã.

17.Tóm tắt sự tích thở ở làng Sêu.

·QUYỂN SỐ 13: * Thần phả thờ ở quán Dư Xá Thượng

                 (thờ Tản Viên sơn thánh và Ngọc Hoa phu nhân).

·QUYỂN SỐ 14: * Sắc của các đình làng:

1.Thái Bình

2.Hòa Xá

3.Nội Xá

4.Nam Dương

5.Đình Xuyên

6.Dư Xá Thượng

7.Dư Xá Hạ

8.Đặng Xá

9.An Phú (Đoàn Xá)

 10. An Phú (Quán Xá)

11. An Phú (Quán Xá)

·QUYỂN SỐ 15: * Sắc thờ ở các đình làng:

1.Hữu Vĩnh (tổng Phù Lưu Thượng)

2.Xã Hữu Vĩnh

·QUYỂN SỐ 16: * Sắc của làng Hạ Lân (xã Phù Lưu Thượng).

·QUYỂN SỐ 17: * Thần phả: Đinh tướng đánh dẹp 12 sứ quân.

                    Không Bảng uy linh đại vương của Hạ Lân

                    (Phù Lưu Thượng)

·QUYỂN SỐ 18: * Sắc của làng, Phù Lưu Tế (tổng)

                    Phù Lưu Tế xã (Mỹ Đức)

·QUYỂN SỐ 19: * 1. Sắc của các làng xã Yến Vĩ (Chùa Hương)

2. Tóm tắt sự tích đại vương cứu tế Minh Hoàng cư sĩ (Thời Lê Thánh Tông).

·QUYỂN SỐ 20: * Tóm tắt sự tích Quán Xá thôn, Quán Xá xã.

                   * Thần phả thờ ở Đặng Xá - Thờ 3 vị:

1.Dực Vận Cương Nghị Bao La đại vương.

2.Tế thế an dân Duy Chân đại vương.

3.Tuyên khánh phổ Bát Nhược đại vương.

- Thần phả Đặng Xá (quyển 2)

4.Sắc của Nam Dương

5.Tóm tắt sự tích Nội Xá.

·QUYỂN SỐ 21: * Sắc của các làng:

1.Ngọ Xá xã.

2.Phù Lưu Tế Tiêu xã.

3.Lý do phong sắc Ngọ Xá.

                  * Sắc của Ngọ Xá, lý do sắc của Ngọ Sơn thôn.

·QUYỂN SỐ 22: * Lý do phong sắc và sắc của các làng:

1.Vạn Phúc

2.An Lạc

3.Trung Trọng

4.Nông Khê

5.Trinh Tiết tổng - Thượng Tiết xã.

6.Phú Duy xã (Tổng Trinh).

7.Thôn Hạ xã Minh Xông

8.Xã Hữu Vĩnh

9.Đông Mật Xã

10.Phú Dung

11.Kim Bôi.

·QUYỂN SỐ 23: * Lý do sắc:

1.Dư Xá Hạ (Tổng Thái)

2.Dư Xá Hạ (Lân)

·QUYỂN SỐ 24: * Lý do phong sắc và sắc phong của các làng xã là:

1.Dư Xá Hạ

2.Diêm Khê

3.An Duyệt

4.Trung Trọng

5.Ngọ Xá

6.Nông Khê

7.Phù Lưu Thượng

8.Kim Bôi

9.Đông Mật

10.Vạn Phước

11.An Đà

12.Phú Duy

13.Dư Xá Hạ

14.Thượng Quất

15.Nam Dương

16.Thái Tường

17.Hồ Khê

18.Yến Vĩ

19.Hà Xá

20.Đốc Tín

21.Đốc Hậu

22.An Lạc

23.Trinh Tiết

24.Tuy Hiền

25.Ngoại Hoàng

26.Hội Xá

27.Phú An

28.Thượng Tiết

29.Hạ Lân

30.Hữu Vĩnh

31.Bài Lâm

32.Độc Khê

33.Thanh Bồ

34.Trù Nhan

35.Xuy Xá

36.Diêm Minh

37.Phùng Xá

·QUYỂN SỐ 25: * Lý do phong sắc của Thượng Vệ (Tổng Phù)

·QUYỂN SỐ 26: * Lý do sắc của Thượng Lân.

·QUYỂN SỐ 27: * Sắc của làng Nội Lưu.

·QUYỂN SỐ 28: * Sắc của làng Thanh Bồ.

·QUYỂN SỐ 29: * Sắc của Phù Lưu Thượng, xã Thượng Lân.

·QUYỂN SỐ 30: * Lý do sắc của Cam Lân xã - Thượng Tiết.

·QUYỂN SỐ 31: * Sắc của Bài Lâm (thượng), Bài Lâm (hạ).

·QUYỂN SỐ 32: * Lý do sắc của Ngoại Hoàng (tổng Phù).

·QUYỂN SỐ 33: * Lý do sắc của các làng:

1.Thôn Hạ Phù Lưu

2.Minh Nông

3.Viên Minh

4.An Đà

5.Bạch Độc

6.Ngọ Xá

7.Thượng Tuất

8.Ngọ Xá

·QUYỂN SỐ 34: * Lý do sắc của Nội Lưu.

·QUYỂN SỐ 35: * Lý do sắc của các làng:

1.Phù Lưu Hạ

2.Thanh Bồ

3.Nội Lưu

·QUYỂN SỐ 36: * Sắc của Hoài An huyện

                  Các làng Trinh Tiết, Bài Lâm

·QUYỂN SỐ 37: * Phù Lưu Thượng sắc.

·QUYỂN SỐ 38: * Lý do sắc của Nội Lưu

·QUYỂN SỐ 39: * Lý do sắc của Vạn Phúc, Đức Hậu, Trinh Tiết.

·QUYỂN SỐ 40: * Lý do sắc của làng Ngoại Hoàng.

·QUYỂN SỐ 41: * Sự tích sắc phong làng Yến Vĩ

·QUYỂN SỐ 42: * Sự tích Vạn Phúc

                   * Sắc của các làng:

1.Đinh Xuyên

2.Đốc Tín

3.Dư Xá Thượng

4.Phù Lưu Thượng

5.Nội Lưu Phong Tự

6.Bài Lâm (Thượng, Hạ)

7.Trinh Tiết

8.Thượng Tiết

9.Đông Mật

10.Thái Bình

11.Đoàn Xá

12.Đặng Xá

13.Bạch Động

14.Yến Vĩ

15.Nam Dương

16.Đoàn Xá

17.Ngoại Hoàng

18.Thanh Bồ

19.Đục Khê

20.Đường An

21.Tế Tiêu

22.Ngọ Xá

23.Bài Lâm Thượng

·QUYỂN SỐ 43: * Sự tích sắc phong Đặng Xá.

                  * Thần hiệu các vị quanh vùng

·QUYỂN SỐ 44: * Tổng hợp sắc phong và lý do tôn thần của Tổng Thái.

·QUYỂN SỐ 45: * Sự tích sắc phong Hổ Khê.

·QUYỂN SỐ 46: * Sự tích Hổ Khê

·QUYỂN SÓ 47: * Lý do sắc của:

1.Thanh Bồ

2.Phù Lưu Thượng

3.Hạ Lân

·QUYỂN SỐ 48: * Sắc của Phù Lưu, Thượng Lân.

·QUYỂN SỐ 49: * Sắc của các làng:

1.Thượng Vệ

2.Sắc Đinh Tiên Hoàng đế

3.Tế Tiêu

4.Phùng Xá

5.Thượng Quất

6.Hồ Lưu Tế

7.Diêm Khê

8.Xuy Xá

9.Hổ Khê

10.Ngọ Xá

·QUYỂN SỐ 50: * Tổng hợp sắc của 47 xã thuộc huyện Hoài An.

·QUYỂN SỐ 51: * Tổng hợp sắc (chữ viết thảo)

·QUYỂN SỐ 52: * Tổng hợp sắc của 47 làng xã.

·QUYỂN SỐ 53: * Sự tích sắc phong – Phùng Xá.

·QUYỂN SỐ 54: * Lý do sắc của Phù Lưu Tế - Xuy Xá.

·QUYỂN SỐ 55: * Lý do sắc của Tế Tiêu

·QUYỂN SỐ 56: * Tổng hợp sắc Xuy Xá

·QUYỂN SỐ 57: * Tổng hợp sắc của 47 làng Hoài An

·QUYỂN SỐ 58: * Các vị thần hoàng ở Hoài An

·QUYỂN SỐ 59: * Sắc phong của Bài Lâm, Hữu Vĩnh.

·QUYỂN SỐ 60: * Tập hợp các sắc phong tản mạn.

    (Danh mục trên đã được đánh số quyển còn tồn ở Lưu Xá Thượng - Đền Bách Linh – Nhóm nghiên cứu và dịch với sự chứng kiến của Ban chấp hành hội người cao tuổi làng Dư Xá Thượng).

Thông báo Hán Nôm học 2000, tr.41-49

In
Lượt truy cập: