Chi tiết
78. Di sản Hán Nôm ở cố đô Hoa Lư (TBHNH 2005)

Cập nhật lúc 22h18, ngày 06/08/2007

DI SẢN HÁN - NÔM Ở CỐ ĐÔ HOA LƯ

PHẠM THỊ NGHĨA VÂN

Khoa Ngữ văn Đại học Vinh

Hoa Lư là kinh đô trong 42 năm (968-1010) dưới hai triều đại Đinh – Lê, và là kinh đô đầu tiên của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Hoa Lư là bước đệm vững chắc để nhà Lý, nhà Trần xây dựng kinh đô Thăng Long xứng đáng với nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Những tuyến thành ở Hoa Lư đã tiếp thu những tuyến thành truyền thống Cổ Loa và sau đó Hoa Lư lại là hình mẫu để nhà Lý xây dựng kinh đô Thăng Long. Cụ thể là nhà Lý đã lấy các địa danh ở Hoa Lư như: Chùa Nhất Trụ, tháp Báo Thiên, Tràng Tiền, Cầu Đông, Cầu Dền... để đặt cho một số địa danh ở Thăng Long.

Trong sách Đại Nam nhất thống chí tỉnh Ninh Bình(1) có ghi rõ việc này:

丁黎故都在嘉遠縣西北長安上下二社有城外城及石闔東橋廛橋夢橋前場塔寺一柱諸名號故址尚存

Phiên âm: Đinh - Lê cố đô, tại Gia Viễn huyện tây bắc, Trường An thượng hạ nhị xã hữu nội thành, ngoại thành cập thạch hạp Đông kiều, Triền kiều, Mộng kiều, Tiền Trường, Tháp tự, Nhất Trụ tự, chư danh hiệu cố chỉ thượng tồn.

Dịch nghĩa: Cố đô nhà Đinh - Lê ở hai xã Trường An thượng, hạ, phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành và có các danh hiệu đập đá, cầu Đông, cầu Triền, cầu Mộng, Tiền Trường, chùa Tháp, chùa Một cột nền cũ nay vẫn còn.

Giáo sư Hà Văn Tấn từng nói: “Nghiên cứu kinh đô Hoa Lư bao giờ cũng cần thiết - Bây giờ lại càng cần thiết nhất là gần đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và việc nghiên cứu Hoa Lư không chỉ quan trọng đối với Ninh Bình, mà còn đối với cả nước”(2),

1. Về tên gọi Hoa Lư

Trước hết ta phải khẳng định rằng: Hoa Lư là một danh từ riêng chỉ một vùng đất chứ không phải tên người, tên vật hay thần linh.

Cho đến nay tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về địa danh này:

1.1. Hoa Lư là hoa lau ()

Chữ hoa viết là hoa () nghĩa ở đây hiểu là bông hoa, còn nếu viết hoa () nghĩa hiểu là phồn hoa, rực rỡ. Tuy vậy có lúc hai chữ hoa này dùng ngang nhau. Chữ () “lư” còn đọc là “lô” hay “lau” là: bông lau.

“Hoa lư” () với nghĩa là hoa lau, theo lô gích ngữ pháp tiếng Hán phải viết là Lư Hoa () như cách viết hồng hoa () mai hoa () thì khi dịch sang tiếng Việt mới là hoa lau, hoa hồng, hoa mai được. Cho nên với cách viết Hoa Lư () thì dịch ra tiếng Việt sẽ là Lư Hoa chứ không phải là Hoa Lư. Điều này theo Giáo sư Trần Quốc Vượng giải thích đây là quá trình Việt hoá Hán ngữ buổi đầu. Theo chúng tôi thì có thể đây là viết theo văn phạm tiếng Việt.

Cảnh quan Hoa Lư là một vùng toàn núi đá vôi, có rất nhiều lau lách mà gọi tên là Hoa Lư (hoa lau) chăng? Qua các tư liệu thư tịch, dã sử, văn bia ghi chép lại:

Trong tập Hoa động đồ trung thập vịnh(3) (mười bài vịnh trong bức vẽ động hoa) của Phạm Văn Nghị thế kỉ XIX ở bài Đinh miếu vịnh có ghi:“Ngũ cơ binh trận lư kì xuất” (Năm đội binh mã cờ lau xuất hiện).

Trong bia dựng năm Chính Hòa 17 (1696) “Tiền triều tăng tu điện miếu công đức bi kí”(4) ghi: “Điềm ứng Hoàng Long, lư kì nghiêm lệnh” (Điềm ứng rồng vàng, cờ lau nghiêm lệnh).

1.2. Hoa Lư là cổng làng Hoa.

Theo cách viết Hoa Lư () thì chữ Lư () mang nghĩa là cổng làng, được viết bằng chữ () bên ngoài chữ lữ () bên trong. Vì thế cho nên chữ Lư ở đây có người hiểu là cổng làng.

1.3. Hoa Lư là cái lò hoa.

Theo cách viết () người ta hiểu Hoa Lư là cái lò hoa vì thấy viết ở một số hoành phi, câu đối, ngay cả bức đại tự ở động Hoa Lư cũng viết Hoa Lư động () vậy là xuất hiện cách viết chữ Lư () có bộ kim bên cạnh. Cho nên có ý kiến cho rằng Hoa Lư với nghĩa cái lò hoa.

Hoa Lư còn hiểu theo các nghĩa là: đồ nấu cơm có hoa, là đồ đựng lúa () hay Hoa Lư là miệng con lừa hoa được viết () v.v..

Tùy theo chữ viết và cách lý giải khác nhau nghĩa nào cũng có cái hay cái thâm thúy của bậc tiền nhân, song Hoa Lư cho đến nay theo chúng tôi chỉ nên hiểu theo nghĩa là Hoa Lau.

Mùa thu tháng bảy, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư, rời đô ra kinh phủ ở Đại La, đổi tên thành gọi là thành Thăng Long, đổi tên châu Cổ Pháp là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư được gọi là phủ Trường Yên. Cái tên Trường Yên () có lẽ là sự yên ổn mãi không bao giờ có chiến tranh loạn lạc, Hoa Lư vĩnh viễn chỉ còn lại một cố đô bình yên trường tồn cùng lịch sử non sông đất nước và cái tên Trường Yên tồn tại cho đến ngày nay.

2. KHẢO SÁT VÀ GIỚI THIỆU DI SẢN HÁN NÔM (hiện lưu giữ tại các di tích của cố đô Hoa Lư)

Bảng thống kê di sản Hán Nôm ở những di tích khảo sát của Cố đô Hoa Lư

 

TT

Tên các di tích

Hoành phi (bức)

Câu đối

(đôi)

Chuông

(cái)

Bia

(tấm)

Cột kinh

(cột)

1

Đền vua Đinh

3

12

1

3

 

2

Đền vua Lê

4

6

1

2

 

3

Núi Mã Yên

0

0

0

2

 

4

Động Thiên Tôn

2

1

1

3

 

5

Động Am Tiên

4

4

1

2

 

6

Động Hoa Sơn

0

2

1

2

 

7

Chùa Nhất Trụ

1

6

0

1

1

 

Tổng

14

31

6

14

1

Qua khảo sát toàn bộ di sản Hán Nôm ở 7 địa di tích trên, những tư liệu Hán Nôm ở từng di tích bao gồm cả phần nội dung và hình thức đều rất đặc sắc, nhưng qua bài viết nhỏ này không thể giới thiệu được toàn bộ. Chỉ xin trích dẫn một số câu đối, và thư mục văn bia tiêu biểu:

CÂU ĐỐI Ở ĐỀN VUA ĐINH TIÊN HOÀNG

瞿越國當宋開寶

華閭都是漢長安

嗣德甲子侍講學士鳳池武范東陽拜書

Phiên âm:

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo(5)

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An(6)

Tự Đức Giáp Tý. Thị giảng học sĩ Phượng Trì Vũ Phạm Khải đông dương bái thư.

Dịch nghĩa:

Nước Đại Cồ Việt sánh ngang niên hiệu Khai Bảo nhà Tống

Kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An nhà Hán.

Năm Giáp Tý (1864) niên hiệu Tự Đức. Thị giảng học sĩ Phượng Trì Vũ Phạm Khải Đông Dương bái đề.

2.

山河新帝號

千秋殿廟舊皇都

龍飛乙亥冬本社奇兵仝進供

Phiên âm:

Bách Việt sơn hà tân đế hiệu

Thiên thu điện miếu cựu hoàng đô.

Long phi(7) Ất Hợi đông. Bản xã kì binh đồng tiến cúng.

Dịch nghĩa:

Non sông bách Việt có niên hiệu vua mới

Điện miếu thiên thu chính là cố đô xưa.

Triều Nguyễn, mùa đông năm Ất Hợi, toàn thể binh lính trong xã tiến cúng.

3.

萬勝威雄瞿越基開正統始

天書分定華閭運聖人生

保大丁卯年春安中社老阮大同階男舊正會阮富強供進

Phiên âm:

Vạn thắng oai hùng Cồ Việt cơ khai chính thống thủy

Thiên thư phân định Hoa Lư vận khởi thánh nhân sinh

Bảo Đại - Đinh Mão xuân niên. Trường Yên trung xã, lão Nguyễn Đại Đồng giai nam cựu Chính hương hội Nguyễn Phú Cường cúng tiến.

Dịch nghĩa:

Vạn thắng oai hùng mở ra nền chính thống nước Đại Cồ Việt

Sách trời phân định đất Hoa Lư sinh bậc thánh nhân

Mùa xuân năm Đinh Mão niên hiệu Bảo Đại. Xã Trường Yên trung, trưởng lão Nguyễn Đại Đồng cùng con trai là cựu Chánh hương hội Nguyễn Phú Cường tiến cúng.

4.

應試文於太平五年黎家出聖

耀神武於支陵一陣宋詔班師

嗣德十年秋月日

Phiên âm:

Ứng thí văn ư Thái Bình ngũ niên Lê gia xuất thánh

Diệu thần vũ ư Chi Lăng nhất trận Tống chiếu ban sư.

Tự Đức thập niên thu nguyệt nhật.

Dịch nghĩa:

Ứng thi văn học năm Thái Bình(8) thứ năm, nhà Lê sinh bậc thánh,

Khoe tài võ nghệ ở Chi Lăng(9) một trận, khiến vua Tống phải ban chiếu lui binh.

Niên hiệu Tự Đức năm thứ 10 (1856).

CÂU ĐỐI Ở ĐẾN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH

命運一於天帝宋袍帝越龍袞

聲靈長此地皇丁上廟皇黎下祠

嗣德甲子侍講學士鳳池武范

東陽拜書

Phiên âm:

Mệnh vận nhất ư thiên, đế Tống Hoàng bào, đế Việt Long cổn.

Thanh linh trường thử địa, hoàng Đinh thượng miếu, hoàng Lê hạ từ

Tự Đức Giáp Tý. Thị giảng học sĩ Phượng Trì Vũ Phạm Khải đông dương bái thư.

Dịch nghĩa:

Vận mệnh định nơi trời, vua Tống có hoàng bào vua Việt có long cổn(10).

Linh thiêng vang tiếng đất, miếu vua Đinh ở trên miếu vua Lê ở dưới.

CÂU ĐỐI KHẮC Ở CHÙA NHẤT TRỤ

1.

長安勝景皇都始

壹柱名藍佛跡雲

Phiên âm:

Trường Yên thắng cảnh hoàng đô thủy

Nhất Trụ danh lam Phật tích vân.

Dịch nghĩa:

Thắng cảnh Trường Yên kinh đô gốc

Danh lam Nhất Trụ dấu Phật còn.

2.

桑劍蘆旗芳跡古

金臺銀址故宮春

Phiên âm:

Tang kiếm lô kì phương tích cổ

Kim đài ngân chỉ cố cung xuân.

Dịch nghĩa:

Kiếm dâu cờ lau dấu vết xưa thơm tiếng

Đài vàng nền bạc vốn là cung điện Trường Xuân

THƯ MỤC CÁC VĂN BIA MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ TUYỂN DỊCH

* Bia số 1: 前朝丁先皇帝廟功德記并銘

Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi kí tịnh minh - Hoằng Định thứ 9 (1608), (No15853-15854)

* Bia số 2: 前朝丁先皇帝功德增修殿廟碑

Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tăng tu điện miếu bi kí - Chính Hòa thứ 17 (1696) (No15855-15856)

* Bia số 3: 前朝丁先皇帝廟功德碑

Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi kí - Thiệu Trị thứ 3 (1843), (No15857-15858).

* Bia số 4: 重修造作

Trùng tu tạo tác (No 15859-15862).

* Bia số 5: 前朝黎大行皇帝廟功德碑

Tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế miếu công đức bi kí (No15870-15871).

3. Giới thiệu di sản Hán Nôm cố đô Hoa Lư chúng tôi rút ra được một số kết quả sau:

Từ các thư tịch Hán Nôm và các thư tịch khác xác định được tên gọi Hoa Lư là tên địa danh chỉ một vùng đất, tuy có rất nhiều cách viết khác nhau, cách hiểu khác nhau xong chỉ nên hiểu Hoa Lư với nghĩa là Hoa Lau.

Khi tiếp xúc với văn bản chúng tôi thấy câu đối thời Nguyễn có một phong cách đặc trưng đó là sự xuất hiện của chữ Long Phi () - là một thuật ngữ chỉ niên đại.

Phát hiện một số chữ kiêng húy được khắc trên bia như: Chữ đề; chữ thành; chữ ninh; chữ hoa; chữ trần; chữ cửu; chữ long. Đều được khắc rất cụ thể và rõ nét trên các tấm bia, chữ Hoa Lư đa số được khắc và viết là () chữ không viết là () hay ().

Trong các tấm bia ở đền vua Đinh - Lê trong các bài minh dùng rất nhiều từ ngữ trong Kinh Thi để ca ngợi công lao sự thông minh sáng suốt của các vị vua, bia động Thiên Tôn xuất hiện tên quan chức “Đô đầu” có thể có ý nghĩa nhất định cho giới nghiên cứu Việt Nam thời Trần.

Tóm lại:

Thông qua việc khảo sát giới thiệu di sản Hán Nôm ở cố đô Hoa Lư đã khẳng định Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của đất nước Việt Nam, các tư liệu Hán Nôm ở đây là những trang sử đá, sử đồng giúp độc giả hiểu sâu sắc về cố đô Hoa Lư và cung cấp những tư liệu quý để tìm hiểu về các danh nhân các vị anh Hùng, ngoài ra còn hiểu thêm về các địa danh lịch sử như tên làng, xã, phố phường, tỉnh lị, các phong tục tập quán thờ phụng kiêng kị... ở địa phương. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong góp phần tìm hiểu lịch sử dân tộc bắt đầu từ Hoa Lư nở rộ ra kinh đô Thăng Long sau này.

Chú thích:

(1) Đại Nam nhất thống chí tỉnh Ninh Bình - Nguyễn Tạo dịch, S, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1969, tr.42.

(2) Lời nhận xét về công trình “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh tiền Lê”.

(3) Phạm Văn Nghị: Hoa động đồ thập vịnh - Đinh miếu vịnh (thế kỉ XIX).

(4) Bia Chính Hòa 17 (1696) dựng trong nhà bia ở đền vua Đinh xã Trường Yên - Hoa Lư (UBKHXH Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, Tập 3, Nxb. KHXH, H. 9/1978, tr.25).

(5) - Tống Khai Bảo: tức niên hiệu Khai Bảo nhà Tống

(6) - Hán Tràng An: tức kinh đô Tràng An nhà Hán

(7) - Long Phi: là thuật ngữ chỉ một niên đại.

(8) - Thái Bình: là niên hiệu của nước Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình thứ 5 là năm 974.

(9) - Chi Lăng: là con sông chảy qua Lạng Sơn, nơi Lê Hoàn đã đánh cho quân Tống thua trận.

(10) Long cổn: là áo bào của vua thêu chín con rồng vàng./.

Thông báo Hán Nôm học 2005 (tr.666-674)

In