TB

VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1979-1994)

TRỊNH KHẮC MẠNH

Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) được thành lập theo quyết định số 326/CP ngày 13 tháng 9 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Ban Hán Nôm (1970 - 1979) với bốn nhiệm vụ chính:

a) Bảo tồn và giám định các nguyên bản chữ Hán chữ Nôm, sao các bản gốc thành nhiều bản để sử dụng hoặc cung cấp cho các thư viện và các cơ quan có nhu cầu.

b) Tổ chức biên dịch (gồm cả chú thích) và chính thức công bố các tư liệu chữ Hán chữ Nôm, duyệt lại các bản dịch Hán Nôm đã được công bố.

c) Nghiên cứu văn bản học, biên soạn những sách công cụ cần thiết cho công tác biên dịch và nghiên cứu tư liệu chữ Hán chữ Nôm.

d) Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chữ Hán chữ Nôm (phối hợp với các Trường Đại học).

Về công tác sưu tầm chữ Hán chữ Nôm, Chính phủ giao cho Ủy ban khoa học xã hội (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) những nhiệm vụ sau:

- Giao trách nhiệm cho Ủy ban khoa học xã hội thống nhất quản lý việc thu thập và gìn giữ các sách và tài liệu chữ Hán chữ Nôm trong cả nước.

- Ủy ban khoa học xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc thu thập về kho tất cả các tư liệu chữ Hán chữ Nôm hiện có ở trong các thư viện, các kho lưu trữ, các cơ quan, các ngành, các cấp. Đối với những tài liệu chữ hán chữ Nôm có rải rác trong nhân dân, Ủy ban khoa học xã hội với sự giúp đỡ tích cực của uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp tục sưu tầm thu thập và quản lý (Trích điều 1 Quyết định số 311/CP ngày 9 tháng 9 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ).

Những nhiệm vụ sưu tầm nêu trên Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam đã giao trách nhiệm cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện kể từ ngày thành lập.

Các thế hệ Giáo sư đã lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm và quy tụ các cộng tác viên trong cả nước để thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước gia:

- Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi: Trưởng Ban Hán Nôm và Q. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1979 - 1980).

- Giáo sư Trần Nghĩa: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1980 - 1990).

- Giáo sư Phan Văn Các: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1990 đến nay).

Trong 15 năm qua, một quãng thời gian không dài trong bề dày của lịch sử dân tộc, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai hoạt động trên các lĩnh vực và đã gặt hái được những thành tựu nhất định, đáng khích lệ.

Tại hội nghị Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới (1978) chuẩn bị cho việc thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1979), và với kỷ yếu Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới (1979), nhiều tiềm năng tinh hoa văn hoá dân tộc trong kho tàng thư tịch Hán Nôm và đã được đánh thức và đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm nói chung và Viện Nghiên cứu Hán Nôm nói riêng. Hội nghị đã khẳng định ý nghĩa to lớn và tính cấp bách trong việc sưu tầm, bảo quản, khai thác, nghiên cứu Hán Nôm và phương hướng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu Hán Nộ. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo quản, khai thác di sản quá khứ nhằm đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới.

Để đi sâu hơn vào một số mặt mà hội nghị Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới đã khơi gợi, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học chuyên đề, nhiều đề tài nghiên cứu và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy các mặt hoạt động của Viện ngày càng phát triển.

Tiến hành tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành để vạch ra phương hướng hoạt động cụ thể, có thể kể như: Hội thảo về Dịch thuật (1981) với kỷ yếu Dịch từ Hán sang Việt một khoa học một nghệ thuật (1982); Hội thảo về Văn bản học (1982) với kỷ yếu Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm (1983); Hội thảo về việc biên soạn cuốn Từ điển chữ Nôm (1985) đã là cơ sở cho việc biên soạn Từ điển chữ Nôm hôm nay đang thực hiện; Hội thảo về Nghiên cứu chữ Nôm (1986). Đặc biệt vào năm 1991, Viện đã tổ chức hội thảo Hán Nôm trong đổi mới, gợi mở nhiều hướng phát triển mới trong hoạt động nghiên cứu Hán Nôm như: gắn liền nghiên cứu chuyên môn Hán Nôm với thực tiễn xã hội hiện nay, áp dụng những phương tiện kỹ thuật tiến bộ vào việc quản lý và giải mã các tư liệu Hán Nôm, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ (đặc biệt là đào tạo sau Đại học), và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế v.v...

Lần lượt biên soạn và công bố những bộ sách công cụ, những tác phẩm Hán Nôm giá trị như: Thơ văn Nguyễn Trãi (1980), Tên làng xã Việt Nam (1981), Đại Việt sử ký tục biên (1982), Thơ văn Nguyễn Đoàn Tuấn (1982), Thơ văn Ninh Tốn (1984), Thơ văn Lê Thánh Tông (1986), Lê quý dật sử (1987), Hoan châu ký (1989), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam (1991), Trùng san Lam Sơn Thực lục (1992), Thơ văn Nguyễn Cao (1992), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1993), Thơ đi sứ (1993), Hội tao đàn (1993), Nghệ An ký (1993), Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông (1994). Đặc biệt chú ý là bộ Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu (1993) gồm 3 tập, Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san (1992), hợp tác với EFEO (Cộng hoà Pháp) gồm nhiều tập và cuốn Văn khắc Hán Nôm (1993) được tài trợ của TOYOTA FOUNDATION (Nhật Bản) đã thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm và quốc tế. Ngoài ra còn có thể kể tới hàng vài chục tác phẩm Hán Nôm khác đã được công bố do sự nỗ lực và năng động của từng cán bộ nghiên cứu như: Tây dương Gia Tô bí lục (1984), Lượm Cọi (1987), Truyện Thạch Sanh (1987), Dương Từ Hà Mậu (1989), Phạm Thận Duật cuộc đời và tác phẩm (1989), Quốc triều hình luật (1991), Từ điển Phật học (1992), Thiền uyển tập anh (1992), Quốc triều hương khoa lục (1993) v.v...

Hiện nay Viện đang triển khai các hệ đề tài theo 3 cấp quản lý: đề tài cấp Nhà nước: Bước đầu ứng dụng tin học để bảo tồn và khai thác thư tịch cổ Việt Nam; đề tài cấp Bộ: Từ điển chữ Nôm Từ điển Hán Việt; đề tài tài trợ: Tổng tập tiểu thueyét cổ Việt Nam viết bằng chữ Hán do TOYOTA FOUNDATION (Nhật Bản) trợ giúp kinh phí và 34 đề tài cấp Viện trong chương trình nghiên cứu lịch sử văn háo văn minh dân tộc Việt Nam.

Công tác sưu tầm bảo quản thư tịch Hán Nôm luôn luôn là điều trăn trở không riêng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm mà của toàn xã hội. Ý thức sâu sắc về trách nhiệm phải đảm đương trước tổ tiên cha ông và con cháu muôn đời mai sau, tại hội nghị Sưu tầm bảo quản thư tịch Hán Nôm (1984), nhiều bản báo cáo đã đưa ra những biện pháp và kiến nghị cụ thể về công tác sưu tầm bảo quản thư tịch cổ ?

Bộ phận sưu tầm tư liệu Hán Nôm của Viện đã tổ chức nhiều chuyến đi về các địa phương để mua sách và làm bản rập bia, chuông, khánh, biển gỗ v.v. Từ năm 1979 đến năm 1992, nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị đã được bổ sung vào kho tàng thư tịch. Đặc biệt năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã về thăm Viện và nhắc nhở Viện Hán Nôm phải làm tốt công tác sưu tầm bảo quản di sản văn hoá dân tộc. Được sự quan tâm của Chính phủ, năm 1992 - 1993, Viện đã tổ chức một đợt sưu tầm trên địa bàn 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Hà Tây, Nam Hà và Ninh Bình, kết quả là đã bổ sung được 1.200 cuốn sách Hán Nôm; in rập gần 12.000 đôi câu đối và 5.580 bức hoành phi; lập được 22 bản điều tra cấp huyện, 300 bản điều tra cấp xã và 860 bản điều tra cấp thôn.

Trong nhiều năm qua Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm để bảo quản tư liệu Hán Nôm, các tài liệu được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định đã góp phần kéo dài tuổi thọ của các tài liệu này. Đầu năm 1994 Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức hội thảo khoa học về Công tác bảo quản tư liệu Hán Nôm. Hội thảo đã khẳng định rằng việc sử dụng máy điều hòa bảo quản tư liệu Hán Nôm là tốt, cần thiết và có thể hoàn toàn yên tâm với biện pháp bảo quản này. Mọi người chúng ta đều ý thức được rằng công tác bảo quản là hết sức quan trọng vì kho sách Hán Nôm là kho trí tuệ của dân tộc Việt Nam trải qua bao thế hệ.

Cuối năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã chính thức giao việc điều tra, sưu tầm và bảo quản tư liệu Hán Nôm cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách của Viện. Với sự đầu tư một cách thích đáng cả về tại lực và nhân lực, chắc chắn từ đây công tác sưu tầm và bảo quản thư tịch Hán Nôm có những bước chuyển biến quan trọng.

Tập san Nghiên cứu Hán Nôm đã ra mắt bạn đọc từ năm 1984 phần nào đã đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, phương pháp và thông tin trong công tác nghiên cứu Hán Nôm. Đến năm 1986 được nâng lên thành Tạp chí Hán Nôm, với tư cách là tạp chí khoa học chuyên ngành. Tính đến cuối năm 1994, Tạp chí Hán Nôm đã ra được 21 số, trong đó có nhiều bài nghiên cứu có giá trị học thuật cao. Tạp chí cũng đã dành một dung lượng thích đáng để công bố nhiều tư liệu Hán Nôm giá trị mới sưu tầm được.

Về công tác đào tạo cán bộ, trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa làm được nhiều. Việc chỉ mới tập trung vào việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn sâu và giải mã văn bản cho cán bộ mà thôi, như việc mở các lớp:

Lớo chữ Nôm (1980), Lớp nghiên cứu văn bản học (1985), Lớp ngữ văn học đại cương (1988) v.v... Năm 1993 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao nhiệm vụ đào tạo sau đại học (đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ) cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Viện đã khẩn trương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành cho cán bộ trong Viện và chiêu sinh nghiên cứu sinh ngắn hạn, dài hạn khoa đầu tiên.

Quá trình xây dựng và phát triển Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã gắn liền với việc củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác vơí các ngành, địa phương, cơ quan, trường Đại học trong nước và quốc tế, Viện đã thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ với các Viện và các trường Đại học, như với đào tạo cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học, như với Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học, Viện Sử học v.v. thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia; với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I v.v thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; với Viện Phương đông học thuộc viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Trường Đại học Tổng hợp TOKYO (Nhật Bản), Trường Viễn đông Bác cổ (Cộng hoà Pháp) và một số nước khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan v.v. Việc mở rộng mối quan hệ tới các ngành, các địa phương là nguyên tắc nhất quán từ trước tới nay của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Viện đã tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học và công bố nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị tại nhiều địa phương trong toàn quốc như: Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Sơn La, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Định v.v.

Những công trình thắm đượm nghĩa tình giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm và các đơn vị bạn đã lần lượt ra mắt bạn đọc như các bộ sách Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san (1992), và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (1993) hợp tác với trường Viễn đông Bác cổ (Cộng hòa Pháp), Văn Kháec Hán Nôm Việt Nam (1993) và Tổng tập tiểu thuyết cố Việt Nam viết bằng chữ Hán (sắp in) được tài trợ của TOYOTA FOUNDATION (Nhật Bản); Lục tổ đàn kinh (1992) tài trợ của Đài Loan, Làng Đại Bái gò đồng (1987), Văn Lãng huyện biên giới (1990), Đền bà Chúa kho (1992), Văn bia Lạng Sơn (1993), Văn bia Hà Tây (1993), Hương ước Hà Tây (1993) v.v.

Sưu tầm, bảo quản, khai thác và công bố di sản Hán Nôm là việc làm gắn liền với gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã coi trọng và đánh giá cao kho di sản văn hoá thành văn này, coi đó là những “hạt ngọc” đã bị lớp bụi thời gian bao phủ, là tâm tư tình cảm của một dân tộc anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là phong tục tập quan, là nếp sống và nền văn minh của một nước có truyền thống văn hóa lâu đời.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang nhận một nhiệm vụ hết sức lớn lao, đầy tương lai phát triển.

Tháng 9 năm 1994.

TB

HÁN NÔM HỌC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ "ĐỔI MỚI" CỦA
ĐẤT NƯỚC

PHAN VĂN CÁC

Hán Nôm học vốn là ngành khoa học nối liền truyền thống với hiện tại và tương lai. Cứu cánh của nó là nhằm khắc phục một nguy cơ có thật trong đời sống văn hoá của dân tộc, ấy là sự gián đoạn trong kế thừa văn hóa truyền thống. Không chỉ là sự thờ ơ của một phân số thế hệ trẻ như tình trạng chung của các quốc gia khác do thị hiếu thời đại, do tâm lý hiếu kỳ sùng ngoại v.v. Ở nước ta, nguy cơ ấy nghiêm trọng hơn. Với sự ra đời và truyền bá nhanh chóng của chữ Quốc ngữ mà lợi ích và sự cống hiến thật quá hiển nhiên, dù muốn hay không, văn hoá thành văn Việt Nam vô hình trung bị phân tách thành hai mảng rõ rệt: mảng văn hiến(1) bằng chữ khối vuông (chữ Hán, chữ Nôm Kinh, chữ Nôm Dao, chữ Nôm Tày v.v.) và mảng văn hiến chữ La-tinh (“Quốc ngữ”, chữ Pháp). Ngoài ra còn có một số lượng không lớn lắm văn bản bằng các thứ chữ phi La-tinh khác.

Trừ một số ít chuyên gia, tuyệt đại đa số người Việt Nam kể cả các nhà khoa học, nhà văn hoá ít ra là từ đầu thế kỷ này trở đi không thể trực tiếp tiếp nhận nguồn sữa ngọt từ tâm hồn và trí tuệ cha ông kết tinh trong kho tàng văn bản Hán Nôm. Đó là một kho tàng phong phú chứa đựng không ít giá trị đặc sắc mà mỗi lần tiếp xúc ta không khoỉ sửng sốt kinh ngạc và khâm phục, mặc dù đã mất mát rất nhiều bởi thiên tại, nhân họa. Nhưng cho đến nay những gì đã được chuyển mã, phiên dịch thành “Quốc ngữ” - mặc dù các thế hệ chuyên gia Hán Nôm đã làm việc không mệt mỏi - chỉ mới chiếm một phần rất nhỏ. Vậy mà văn hoá hiện đại chỉ có thể xây dựng trên một nền tảng kế thừa quá khứ, đó là chân lý hiển nhiên được mọi người thừa nhận. Nhưng làm sao kế thừa được khi không có khả năng trực tiếp hấp thụ những kết quả khảo sát, nghiên cứu, chiêm nghiệm, trăn trở của các thế hệ tiền bối về sông núi đất trời và con người Việt Nam?

Sự phát triển của ngành học Hán Nôm vì thế gắn liền máu thịt với việc gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu của nhân dân ta, với việc khám phá và khẳng định bản sắc của dân tộc ta trong quan hệ giao lưu văn hoá ngày càng rộng rãi và trong sự quan tâm ngày càng lớn của thế giới đối với nền văn hoá lâu đời của phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng. Công cuộc “đổi mới” nhằm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và hạnh phúc mà Đảng ta lãnh đạo, đòi hỏi chúng ta nhận thức đầy đủ hơn những ưu điểm nổi trội cũng như những nhược điểm yếu kém của con người Việt Nam trong quá khứ. Nhận thức ấy phải được đặt vững chắc trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các giá trị tinh thần của dân tộc được lưu giữ phần lớn trong di sản Hán Nôm.

Trong những năm đầu thời kỳ “ĐỔI MỚI” của đất nước, Hán Nôm học đã có những bước phát triển mạnh mẽ thực sự, khích lệ lòng người, thể hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:

I. SƯU TẦM:

Tiếp tục làm phong phú kho tàng văn hiến Hán Nôm.

Trong hai năm 1992 - 1993, nhờ một đợt sưu tầm rộng rãi triển khai ở 7 tỉnh Bắc Bộ, và một phần thành phố Hồ Chí Minh, một khối lượng khổng lồ các thác bản (6853 mặt bia) được bổ sung vào kho thác bản chứa trên 22.000 đơn vị trước đây. Thác bản của 686 chuông khánh và 130 biển gỗ được rập về, bổ sung một loại hình văn bản Hán Nôm trước đây chưa được chú ý.

Trong số thác bản bia mới rập được, có nhiều bản trong kho của Viện Hán Nôm trước đây chưa có. Đã phát hiện và bổ sung được nhiều tấm bia mang niên đại sớm, trong đó có 6 tấm thời Lý - Trần. Đó là:

1) Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh: bài minh chùa Diên Phúc thôn Cổ Việt, tức là thôn Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng, thuộc loại bia lớn, trán và diềm chạm rồng (niên đại được xác định vào khoảng thế kỷ XII);

2) Khai Nghiêm tự bị: Bia chùa Khai Nghiêm ở thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc. Bia ghi bài ký công kích Phật giáo của tác giả Trương Hán Siêu;

3) Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký: bia khắc bài ký của Trương Hán Siêu đặt ở nền cũ tháp Linh Tế, dựng năm Thiệu Phong thứ 3 (1343) đời Trần Dụ Tông;

4) Bia ở chùa Non Nước (không tên): bia lớn nhưng ít chữ, khắc năm Thiệu Phong thứ 9 (1349) đời Trần Dụ Tông;

5) Ông Lâu Phúc Minh tự bi: Bia chùa Phúc Minh, khắc năm Long Khánh thứ 5 (1377) đời Trần Duệ Tông;

6) Bia chùa Từ Ân xã Thanh Thủy huyện Thanh Oai, bia khắc dựng năm Đại Trị thứ nhất (1358) đời Trần Dụ Tông.

Một số văn bia trong các thác bản vừa kể đã được công bố vào những năm gần đây.

Nếu như tổng số thác bản văn bia ở khu vực phố Hiến trong kho trước đây có 11 bản thì nhờ đợt sưu tầm lớn này, con số ấy hiện nay là 66 bản.

Trong thời gian qua cũng đã phát hiện được hai tấm bia do người Việt Nam đề dựng tại Trung Quốc. Đó là hai tấm bia cỡ trung bình được tìm thấy giữa rừng bia hơn 280 tấm bia đá của các tác giả trải bao đời Tần, hán, Tấn, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh của Trung Quốc dựng tại Mạnh miếu (miếu thờ Mạnh Tử) thuộc tỉnh Sơn đông. Hai tấm bia này là chứng tích bằng đá về việc sứ bộ Việt nam (bấy giờ mang tên An Nam quốc) do Chánh sứ Huệ Hiên cư sĩ Trần Huy Bật dẫn đầu cùng hai Phó sứ Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Chú trên đường đi Bắc Kinh tuế cống nhà Thanh vào năm Càn Long 25 (1760) đã dừng chân bái yết nơi thờ thầy Mạnh. Cho đến nay được biết đó là những tấm bia duy nhất của học giả nước ngoài dựng trên lãnh thổ Trung Quốc, nói lên mối quan hệ giao lưu văn hoá đặc biệt khăng khít giữa hai nước Việt Trung.

Ngoài ra, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã nhận được từ thư viện Hoàng gia Anh món quà biếu gồm bản sao chụp sách Việt sử lược Việt Nam địa dư đồ (2).

II. KHAI THÁC.

Để “kiểm kê” tầm vĩ mô, bước đầu trả lời câu hỏi tổng quát “Những giá trị chứa đựng trong kho di sản Hán Nôm là gì?”, hai ấn phẩm lớn của Viện Hán Nôm đã ra đời trong các năm 1992, 1993. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (3) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam(4).

Nếu như ấn phẩm đầu là công trình hợp tác Việt - Pháp thống kê và lược thuật 4519 tên sách Hán Nôm Việt Nam và 519 tên sách Trung Quốc được khắc in lại tại Việt Nam hiện giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và tại các thư viện Cộng hoà Pháp thì ấn phẩm thứ hai được tài trợ của Quỹ Toyota Nhật Bản đã tuyển chọn và giới thiệu tóm tắt 1919 văn bản khắc trên đá, gỗ, đồng (Hai công trình tổng thể cùng đề tài là Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam Thư mục bia Việt Nam hiện lưu ở Viện dưới dạng bản thảo đánh máy chưa có điều kiện xuất bản).

Song song với việc khai thác tổng thể trên bình diện khái quát ấy là những công trình “tung thâm” đi sâu khai thác các giá trị cụ thể, khảo sát từng loại hình văn bản hoặc giải mã từng đơn vị văn bản.

Trước hết phải kể đến việc xuất bản bản dịch(5) trọn bộ Đại Việt sử ký toàn thư căn cứ trên bản in Nội các quan bản từ ván khắc năm Chính Hoà 18 (1697) có thể coi là một sự kiện lớn trong văn hiến học Hán Nôm của chúng ta những năm qua bởi lẽ ĐVSKTT là một thành tựu quan trọng của nền văn hoá Đại Việt, là công trình sử học đồ sộ của nhiều nhà sử học danh tiếng nước ta, từ Lê Văn Hưu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê, mà điều đáng mừng là đã tìm lại được bản in xưa nhất - trong việc tìm kiếm và phát hiện bản này có công của nhà nghiên cứu Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp và Hội Khoa học xã hội của người Việt Nam tại Pháp.

Khám định Đại Nam hội điền sự lệ là bộ sách biên soạn thời Nguyễn theo thể loại Hội điển nhằm ghi lại các điển pháp, quy chuẩn và các thiết chế lễ tiết liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, một Nhà nước. (Các triều đại Trung Hoa như Đường, Tống, Nguyên, Minh, thanh đều có Đại điền hoặc Hội điền. Ở Việt Nam thời Trần có Hoàng triều đại điền do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn, thời Lê có Quốc triều hội điển soạn đời Vĩnh Hựu 1735 - 1740 và Quốc triều chính điển lục do Bùi Huy Bích soạn).

KĐĐNHĐSL là công trình biên soạn đồ sộ bậc nhất trong kho thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do Nội các triều Nguyễn biên soạn giữa thế kỷ XIX, gồm 262 quyển in bản gỗ, mỗi quyển bình quân 30 tờ, cộng trên 8.000 tờ, thực hiện theo chỉ dụ của nhà vua các năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Thiệu Trị thứ 6 (1846), Tự Đức thứ 3 (1850) và đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) thì hoàn thành, người tham gia toản tu sách này là các Tổng lý giám tu Miên Định, Miên Nghi, Vũ Xuân Cẩn, Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản..., ngoài ra còn có quan lại sáu bộ và các nha, mỗi bộ khoảng 15 người, tháng 8 năm Mậu Thìn (1868) in xong lần thứ nhất, và đến 1886 in lần thứ hai.

Trên một chừng mực nhất định, tác phẩm này minh chứng một trình độ văn minh của dân tộc Việt Nam đạt được trong một quốc gia vừa hoàn chỉnh về lãnh thổ, độc lập và tiền tư bản, vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước khi trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, phác hoạ một hình ảnh tương đối phong phú và đa dạng của một xã hội Việt Nam truyền thống (đặc biệt về phương diện tổ chức bộ máy hành chính quốc gia từ trung ương đến địa phương) trong đêm trước của xã hội Việt Nam hiện đại.

Là nguồn sử liệu đáng tin cậy đã được chỉnh lý tương đối có bài bản, tác phẩm đã được đánh giá cao, và những năm 1966 - 1968 một vài phần nhỏ (quyển 132 - 136) của tác phẩm đã được dịch và xuất bản ở Sài Gòn.

Bản dịch đầy đủ lần này của Trần Huy Hân, Nguyễn Thế Đạt (Đỗ Văn Hỷ, Lê Duy Chưởng hiệu đính lần thứ nhất, Quang Đạm hiệu đính lần thứ hai) đã được Viện Sử học Việt Nam tổ chức rất công phu và được Nhà xuất bản Thuận Hoá công bố trọn vẹn năm 1993.

Việc xuất bản Đại Việt sử ký tục biên (1976-1789) bản dịch(6) - chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên (A.1415) và Hậu Lê thời sự kr lược (HV.119, Viện Sử học) - đã bổ sung 114 năm cuối đời Lê làm cho bộ thông sử Đại Việt sử kí toàn thư được hoàn chỉnh.

Mảng văn bia cũng đã được tiếp tục khai thác. Sau 2 tập Tuyển văn bia Hà Nội, gần đây đã ra đời Văn bia xứ Lạng Văn bia Hà Tây.

Không thể không kể đến Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng sa (7) trước tiên do ông Trần Khánh Hạo ở Học viện Viễn đông Pháp (EFEO) khởi xướng, về sau có sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đã lần đầu tiên sưu tập tiểu thuyết Hán văn Việt Nam trong nguyên dạng chữ Hán.

Tiếp theo một loạt tác phẩm được dịch và giới thiệu từ trước, bản dịch Thư kinh diễn nghĩa(8) của Lê Quý Đôn đã ra mắt độc giả. Ở đây, trong khi “diễn nghĩa” tức là diễn giải minh hoạ Kinh Thư, nhà bác học họ Lê đã đồng thời phát biểu tư tưởng chính trị của minh. Ông khuyến cáo nhà cầm quyền phải hạn chế tư dục, không được tham bạo. Ông nêu các yêu cầu về phẩm chất đạo đức của vua quan. Ông cũng nhấn mạnh tư tưởng quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Nhiều lần ông nêu thắc mắc về những chỗ tối nghĩa trong “Kinh” hoặc biện tích tranh luận với các học giả lịch triều Trung Hoa.

Nghệ An ký(9) của Bùi Dương Lịch (1757-1828) được viết vào khoảng thập kỳ thứ hai của thế kỉ XIX là một bộ địa lý lịch sử khá trội so vơí các sách địa lí lịch sử đương thời ghi chép về trấn Nghệ An (gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Dựa vào điều tra thực địa và tài liệu thư tịch, tác giả bằng phương pháp biên soạn công phu và tương đối khoa học đã ghi chép những hiểu biết chính xác và phong phú về một địa phương trên các mặt duyên cách, lịch sử, núi sông, nhân vật và văn thơ...

Ngoài ra còn có Quốc triều hình luật(10); Hội Tao Đàn-Tác giả tác phẩm(11).; Thơ đi sứ(12).

Đặc biệt phải kể đến Ngô Thì Sĩ những chặng đường thơ văn(13), một cuốn chuyên khảo công phu về vấn đề Ngô Thì Sĩ trong lịch sử văn học, về văn bản tác phẩm Ngô Thì Sĩ, về những chặng đường thơ văn của ông.

Tiếp tục dòng nghiên cứu các tác gia yêu nước và Kháng Pháp, có công trình lớn Toàn tập Phan Bội Châu trọn bộ 10 tập(14) và Thơ văn Nguyễn Cao(15), sưu tầm phiên dịch và giới thiệu thơ văn “ông Tán Cách Bi”, nhà chí sĩ kháng Pháp đã lập nhiều chiến công cần vương và đã hi sinh. Với “Trác Phong thi văn tập” mới tìm lại được, tên tuổi vị tướng Cần Vương ấy còn được biết đến như một nhà khoa bảng, hơn thế một nhà thơ, đứng cùng hàng với Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn v.v...

Nếu như trước đây triều Nguyễn thường được nhắc đến để phê phán và kết án về tội để mất nước - điều này không sai, song cũng còn cần phải xét một cách thoả đáng hơn, đặt trong một bối cảnh khu vực và thời đại cụ thể -, thì những năm “đổi mới” này, giới nghiên cứu sử học, triết học, Hán -Nôm học có điều kiện nghiên cứu thấu đáo hơn, phán xét bình tâm hơn, đánh giá thấu tình đạt lý hơn rằng triều Nguyễn cũng có những ông vua và các vị đại thần yêu nước và chống Pháp xâm. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hoá không thể không thừa nhận nhiều công lao to lớn của vương triều này. Thế kỷ XIX thực sự là một đỉnh cao của văn hoá Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học lớn và không ít công trình học thuật đồ sộ mang ý nghĩa tập đại thành của những giá trị tinh thần dân tộc cận đại. (Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ nhắc đến trên kia là một minh chứng hùng hồn).

Đã ra đời một công trình khảo cứu(16) giới thiệu Đặng Huy Trứ (1825-1874), nhà yêu nước, nhà thơ lớn thế kỷ XIX, một tấm gương về nhân cách vì Độc lập của Tổ quốc, vì Hạnh phúc của Nhân dân, vì sự canh tân và sự tự cường để đất nước thoát khỏi cái nhục không bằng người, về khí phách dám nói sự thật, dám làm theo lẽ phải, dám đấu tranh cho chính nghĩa.

CHÚ THÍCH

(1) Văn hiến được định nghĩa là những văn bản có giá trị lịch sử và giá trị tham khảo nhất định.

(2) Hai tài liệu này do ông G.Shaw Giám đốc Thư viện Hoàng gia Anh gửi tặng và do ông Nguyễn Ngọc Trí, người quản thủ Thư tịch viễn đông của Thư viện này chuyển đến Viện Hán Nôm. Việt Nam địa dư đồ là bản đồ Việt Nam do Từ Diên Húc nhờ Chu Vạn Thanh vẽ vào khoảng sau năm 1802, vốn là phụ bản trong cuốn sách Việt Nam tập lược do Từ Diên Húc biên soạn đầu đời Quang Tự nhà Thanh.

Nhân dịp này, Viện Hán Nôm xin ngỏ lời chân thành cảm ơn ông G.Shaw và ông Nguyễn Ngọc Trí.

(3) Công trình hợp tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn đông Pháp, Trần Nghĩa và Franỗois Gros đồng Chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1993.

(4) Phan Huy Lê khảo cứu về tác giả, văn bản, tác phẩm; Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch; Hà Văn Tấn hiệu đính; Nxb. KHXH, 1993, 4 tập, tập IV in chụp nguyên văn chữ Hán.

(5) Nghệ An kí, Nguyễn Thị Thảo dịch chú, Bạch Hào hiệu đính, Nxb. KHXH. H. 1993.

(6) Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí dịch. Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991.

(7) Hội Tao Đàn - tác gia, tác phẩm, Lâm Giang Chủ biên, Nxb. KHXH. H. 1993.

(8) Thơ đi sứ, Phạm Thiều - Đào Phương Bình đồng Chủ biên, Nxb, KHXH. H. 1992.

(9) Ngô Thì Sĩ, những chặng đường thơ văn, chuyên khảo của Trần Thị Băng Thanh, Nxb. KHXH. H. 1992.

(10) Nxb Thuận Hóa, Huế, 1992.

(11) Thơ văn Nguyễn Cao, Phan Văn Các sưu tầm, phiên dịch và giới thiệu, Nxb. KHXH. H. 1992.

(12) Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm. Phạm Tuấn Khanh Chủ biên, nhóm Trà Lĩnh sưu tầm khảo cứu, phiên dịch, giới thiệu, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1990.

(13) Vũ Phạm Khải, Đông dương thi văn tuyển, Nguyễn Văn Huyền và Phạm Văn Thắm sưu tầm và dịch, Nxb. KHXH, H. 1991.

(14) Phạm Thận Duật cuộc đời và tác phẩm. Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên soạn, Nxb. KHXH. H. 1989.

(15) Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam. Ngô Đức Thọ Chủ biên, Nxb. Văn học, 1993.

(16) Quốc triều hương khoa lục, Cao Xuân Dục soạn, Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính và giới thiệu, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1993.

TB

"PHỦ BIÊN TẠP LỤC" QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN, THỂ LỆ VÀ CÁC TRUYỀN BẢN

VU HƯỚNG ĐÔNG

Thế kỷ XVII, XVIII là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng khủng hoảng sâu sắc, chính quyền chúa Trịnh và chúa Nguyễn ở Đàng ngoài và Đàng trong xung đột và giành giật lẫn nhau. Nửa sau thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở Đàng trong nổ ra. Trong thời gian ngắn, dưới ngọn thác của phong trào Tây Sơn, chúa Nguyễn ở Đàng trong bị sụp đổ, chúa Trịnh ở Đàng ngoài bị tiêu diệt. Xã tắc của nhà Lê bù nhìn cũng bị đổ theo. Học giả Lê Quý Đôn, nhà chính trị thố hoài bão chính trị và triển khai hoạt động học thuật trong bối cảnh xã hội rối ren nhiều biến động đó.

Là một học giả, cuộc đời trước thuật của Lê Quý Đôn rất phong phú, nội dung đề cập tới nhiều mặt triết học, văn học, sử học để lại cho hậu thế, Phủ biên tạp lục (dưới đây gọi tắt là Tạp lục) là một bộ sách rất đáng được coi trọng và nghiên cứu. Sách này là một tác phẩm viết về thời kỳ chúa Nguyễn thống trị, xuất hiện khá sớm trước khi chính quyền cát cứ của “nước” Quảng Nam hoàn toàn bị tiêu diệt. Hơn nữa, sách còn ghi lại được tình hình chính trị, kinh tế, địa lý, văn hoá của vùng Thuận, Quảng, ghi chép được nhiều tư liệu nguyên thủy. Phân tích quá trình biên soạn, thể lệ và tình hình lưu truyền bản sao của tác phẩm, có ý nghĩa lớn đối với việc nhận thức nọi dung và giá trị của sách, hiểu được hoạt động học thuật của Lê Quý Đôn và sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai nền văn hoá Trung - Việt.

Từ năm 1627, hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn ở Đàng ngoài và Đàng trong, đánh lẫn nhau, có cả thảy 7 lần đánh lớn. Trải qua gần nửa thế kỷ, cả hai bên đều khó thôn tính lẫn nhau, nên từ năm 1672 lui quân ngừng chiến, mỗi bên tự cai trị phần đất của mình, hình thành 2 “nước” và đã duy trì được cục diện hoà bình trong vòng 100 năm. Đến năm 1771, phong trào nông dân với quy mô chưa từng có trong lịch sử Việt Nam - Khởi nghĩa Tây Sơn - nổ ra ở phủ Quy Nhơn, Quảng Nam thuộc khu vự chúa Nguyễn. Thế lực Tây Sơn đột khởi đụng chạm tới sự xung đột và tranh đoạt Trịnh - Nguyễn trong hình thế mới, khiến sự đối lập Nam - Bắc đã có từ lâu xuất hiện sự thay đổi đầy kịch tính. Mùa thu năm 1773, quân Tây Sơn xuống Quy Nhơn, chiếm Quảng Ngãi, lại đánh vào đến Phú Yên, thế lực chúa Nguyễn bị chặn ngang lưng, đầu đuôi không tiếp ứng được nhau, không còn sức phản kích. Cuối năm 1774, Trịnh Sâm ở Bắc Hà thấy thời cơ đã tới, liền lấy danh nghĩa đánh dẹp “giặc” Tây Sơn, tiến quân vào Nam. Mùa xuân năm 1775, quân Trịnh chiếm dễ dàng Phú Xuân (Thuận Hoá). Mùa đông năm ấy, chúa Trịnh đặt nha môn trấn phủ Thuận Hoá, lấy Đoan quận công Bùi Thế Đạt làm Trấn phủ. Tháng 2 năm 1776, lại sai Lê Quý Đôn vào làm Hiệp trấn phủ Thuận Hoá, Tham thị, Tham tán quân cơ. Lê Quý Đôn nhậm chức ở đó chỉ 6 tháng, đến cuối tháng 8 năm 1776 bị Trịnh sâm gọi về. Cuộc đấu tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn trong tình thế mới này là bối cảnh lịch sử để Lê Quý Đôn biên soạn Tạp lục; quá trình nhận chức ở Thuận Hoá, thì là điều kiện khách quan để Lê Quý Đôn có thể soạn thành Tạp lục.

Khi Lê Quý Đôn vào làm quan ở Thuận Hoá, Trấn ty mới đặt, muôn việc đang cần, hàng ngày phải xử lý nhiều việc quân, việc dân. Theo bài Tựa của Lê Quý Đôn ở Tạp lục. Ông và Bùi Thế Đạt, trong thời kỳ nhậm chức, chủ yếu phải làm các công việc dưới đây:

1. Chỉnh đốn quan lại, quy định điều lệ khám tụng cho quan lại.

2. Chỉnh đốn kỷ luật quân đội, cấm binh sĩ không được nhiễu dân, không được tự tiện vaòa nhà dân.

3. Xúc tiến trao đổi tiến hành, xoá bỏ các loại thuế nhũng tạp, để dân chúng dùng tiền kẽm 3 đồng ăn 1; khai thông việc mua bán thóc gạo nguồn sông Cam Lộ, triệt bỏ và sát nhập 140 nơi thu thuế tuần ty, bến bãi, chợ búa.

4. Phát triển sản xuất, phát chiếu bài cho các thôn phường trước có kinh doanh bãi muối, để họ mở nghề nấu muối, căn cứ số muối nhiều ít mà đóng thuế. Những người được chúa Nguyễn dùng, đều cấp cho ruộng đất. Định lại hạn luật về cầm ruộng, chuộc ruộng, để khỏi xẩy ra tranh tụng.

5. Đổi lại phong tục, mũ áo, để dân ăn mặc theo qui định của Đàng ngoài. Nhưng nghĩ tới vật giá đắt đỏ và năng lực chứa đựng có hạn của dân, cho phép thay đổi dần.

6. Chỉnh đốn sổ hộ tịch, sở thuế. Phát bảng điều tra về số đinh, số điền, về tình hình ruộng tốt, ruộng xấu, bắt các huyện theo bảng báo lên, rồi dựa vào con số đã khai trong bảng và trong sổ để lấy thuế.

7. Sai quân dẹp loạn Miên đức hầu (Chu Mỹ) ở Hải Lăng, Bình Định, chỉ giết mấy đứa đầu sỏ, còn vài trăm bè lũ thì khoan hồng tha cho.

8. Vỗ về quan lại cũ của chúa Nguyễn, đối xử với người trong họ và cựu thần chúa Nguyễn theo lễ và đều cấp công điền có mức độ khác nhau để họ sinh sống.

9. Nêu cao văn giáo, thăm nom trường học, cùng giảng học luận văn với học trò, khích lệ họ tiến tới.

Xét nội dung các quyển của Tạp lục, những công việc chính trị mà Lê Quý Đôn nói trong bài tựa, không ít nội dung đều có ghi chép khá tỷ mỷ trong các quyển của Tạp lục, như về việc định lại hạn luật cầm ruộng chuộc rộng, để tránh kiện tụng, ở quyển 3 của Tạp lục có chép 7 quy định về việc mua bán, sử dụng ruộng đất công, tư trong các thôn xã của Trấn ty Thuận Hoá, còn có con số điều tra ruộng thục, ruộng hoang của các huyện. Ngoài số lớn công việc chính sự, để định ra phương lược phủ trị ổn thoả, Lê Quý Đôn còn phải tự mình tiến hành điều tra, xét hỏi, xét duyệt tư liệu lưu trữ. Đây cũng đều là nội dung quan trọng của chính sự, cũng trở thành cơ sở để ông soạn Tạp lục. Khi xử lý công việc chính sự bề bộn, ông đều giữ tinh thần siêng năng; đi khắp núi sông, hỏi thăm di tích, tìm xem lệ cũ, dò tìm nhân tài (1). Hễ thu hoạch được gì, đều tùy bút ghi lại, đã sưu tập được nhiều tư liệu để viết Tạp lục. Tư liệu mà Lê Quý Đôn tích luỹ, đại để có thể chia làm mấy loại sau:

1. Trước thuật của người trước: Lê Quý Đôn đã tham khảo và trực tiếp sử dụng những ghi chép về vùng Thuận Quảng trong sách sử cuả Trung Quốc và Việt Nam. Số sách này trực tiếp chỉ rõ trong tác phẩm là 15 loại, có những sách còn chưa được nhiều người biết tới. Như nói tới việc Chiêm Thành sản xuất Á thấp hương, đã dẫn sách Sử văn loại tụ(2). Trong đó, Đại Việt sử ký toàn thư Ô châu cận lục có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc biên soạn Tạp lục.

2. Hồ sơ và sổ sách của chúa Nguyễn. Do quân Trịnh đánh chiếm Thuận Hoá nhanh trong thời gian ngắn, Nguyễn Phúc Thuần vội vã tháo chạy, một số lớn văn thư, hồ sơ thời kỳ chúa Nguyễn ở Quảng Nam đều bị quân Trịnh tịch thu, trong đó có cả tờ tâu của quan lại, và văn thư trao đổi của nước ngoài, đặc biệt là số lớn sổ đinh, sổ điền, sổ tô thuế ruộng đất, bảng biểu sổ sách tiền vàng bạc thu vào và chi ra. Những tư liệu này làm giầu nội dung của Tạp lục, giá trị sử liệu rất cao.

3. Thư từ, thơ văn, bi khác của văn nhân dật sĩ. Trong thời gian ở Thuận Hoá, Lê Quý Đôn đã sưu tập rộng rãi, lưu ý các loại sử liệu, Quyển 5 của Tạp lục về cơ bản là lấy thư từ, thơ văn và hịch văn đánh vào Nam của quân Trịnh, thơ văn chúc mừng do thần dân chúa Nguyễn dâng lên quân Trịnh do ông sưu tầm được, biên tập mà thành. Lê Quý Đôn còn ghi lại được nhiều bia thần đạo, bia đền miếu và câu đối còn sót lại của Thành Phú Xuân.

4. Sử liệu bia miệng, loại này được các sử gia coi trọng, đã có truyền thống lâu đời trong sử học cổ đại Trung Quốc. Tư Mã Thiên là một đại biểu kiệt xuất coi trọng sử liệu bia miệng, giỏi điều tra xét hỏi. Lê Quý Đôn đọc thuộc sách sử Trung Quốc, “kính noi theo Ban, Mã”, việc biên soạn sử học của ông cũng tất nhiên chịu ảnh hưởng của Tư Mã Thiên. Trong quá trình biên soạn Tạp lục, ông dốc sức tìm hỏi, vận dụng tư liệu có được để bổ sung cho sử liệu chữ viết, hoặc đính chính ghi chép bằng văn tự. Phạm vi điều tra của ông, trên từ quan lại văn võ cũ của chúa Nguyễn, dưới đến người buôn bán và khai thác hương liệu trong rừng, nội dung điều tra đề cập đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá.

Từ trình bày trên, Tạp lục đã được biên soạn trên cơ sở hoạt động chính sự và sưu tập tư liệu rộng rãi trong thời gian phủ trị Thuận Hoá của Lê Quý Đôn. Tạp lục không chỉ ghi lại tình hình lịch sử thời kỳ chúa Nguyễn cát cứ Quảng Nam, ghi lại được khối lượng lớn tư liệu gốc, cũng ghi lại được một cách tản mạn, nhưng tỷ mỷ quá trình quân Trịnh chiếm được Thuận Hoá cùng một phần Quảng Nam và các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá mà chúa Trịnh thực hiện để cai trị Thuận Hoá. Do đó, từ bối cảnh nhậm chức ở Thuận Hoá của Lê Quý Đôn và từ quá trình biên soạn và nội dung của Tạp lục, sách này là sản phẩm của Trịnh Nguyễn phân tranh trong tình hình mới, cũng là sự ghi chép về việc tập đoạn phong kiến họ Nguyễn và tiến hành nam tiến.

Trong tình hình thời gian ngắn ngủi, công việc bề bộn, vì sao Lê Quý Đôn lại phải bỏ rất nhiều tinh lực và thời gian đi sưu tầm tài liệu, tra hỏi di tích, để biên soạn Tạp lục? Tôi cho rằng, Lê Quý Đôn là một nhà chính trị cuối đời Lê, nhưng trước hết, ông là một nhà sử học. Ông không chỉ có tư tưởng sử học khá phong phú, mà cũng có thực tiễn sử học phong phú. Với bản năng của một sử gia, đương nhiên, ông sẽ lưu tâm các loại tài liệu, ghi chép các loại hiện tượng lịch sử, đặc biệt, tron tình hình sau khi chúa Nguyễn cát cứ Quảng nam 200 năm, người Bắc Hà hiểu biết rất ít về chính quyền Quảng Nam. Bản năng của nhà sử học, càng thôi thúc ông ghi lại lịch sử của vùng Thuận Quảng để truyền lại cho đời sau. Ngoài ra, trong thời gian làm quan ở Thuận Hoá, ông cùng Bùi Thế Đạt, quả thực đã làm được không ít công việc về các mặt xây dựng bộ máy thống trị, khôi phục sản xuất, phát triển văn hoá giáo dục. Tự coi là người vất vả về chính sự, “ngày đêm vọng về Cửu trùng, không lúc nào không sớm khuya suy nghĩ”, không dám lấy cớ là mọi điều tốt đẹp(3), chỉ cần cho việc trị dân vô sự, để dân được tiện lợi, từ dòng chữ, câu văn của tác phẩm, dễ dàng thấy rõ Lê Quý Đôn còn có ý đồ gắn hoạt động chính sự vào tác phẩm của mình để truyền laị đời sau. Hai mặt này hẳn là nội dung cơ bản bao hàm trong câu “Phi hồng nhất trảo, cô dĩ lưu chí đương niên nhĩ(4) mà ông đã nói.

Ngoài “lưu chí đương niên” giữ lại cho người đời sau những tài liệu có thể nghiên cứu tham khảo ra, Lê Quý Đôn sở dĩ biên soạn Tạp lục, còn có ý đồ và vai trò phục vụ họ Trịnh cai trị và khai phá Thuận Quảng. Sau khi Nam Bắc phân tranh 200 năm, chỉ cách nhau gang tấc, thế mà người thường, thậm chí quan lại, văn nhân có địa vị trong tập đoàn Nguyễn, Trịnh có hiểu biết rất hạn chế về đối phương, Hàn lâm viện hiệu lý của chúa Trịnh là Ngô Thì Sĩ nói rất nhiều người “chẳng hiểu biết gì” vùng Thuận Quảng, bản thân ông cũng hơi biết đại khái qua tập Ô châu cận lục(5). Tác phẩm của Lê Quý Đôn đã cung cấp tài liệu tường tận để những người thống trị Đàng ngoài hiểu rõ các mặt vùng Thuận Quảng. Bản thân ông cũng nói: Các bậc quân tử ở triều đình, nếu có tra khảo sự tích ở biên thùy phương Nam, không muốn ra khỏi cửa, ngồi nhà mà biết chuyện ngoài ngàn dặm, thì sách này cũng có thể xem được”(6).

Thứ nữa, họ Trịnh sớm đã thèm khát nguồn tài nguyên giàu có của vùng Thuận Quảng, chiếm xong Thuận Hoá không lâu, liền sai Bùi Thế Đạt mộ người khai thác mỏ vàng ở Nam Phố, kết quả không được gì lại phải ngừng. Lê Quý Đôn ghi chép hình thế núi sông, của cải thổ sản, đặc sản và nguồn tài nguyên mỏ ở các nơi đều có ghi chép khá tỷ mỷ, cung cấp cái la bàn cho họ Trịnh khai phá hơn nữa. Thứ nữa, “Thuận Quảng vừa đẹp, sửa tục thay chính sách, một phen gắng công, cũng phải có khảo chứng”(7). Lê Quý Đôn ghi chép lại chế độ chính trị, ruộng đất, chế độ tô thuế của vùng Thuận Quảng, có thể cung cấp cho họ Trịnh làm tư liệu tham khảo khi vạch ra biện pháp về kinh tế, chính trị để cai trị Thuận Quảng. Những sử liệu rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay, như số lượng cụ thể và tỷ số ruộng đất công, tư, hình thức kinh doanh ruộng đất, Lê Quý Đôn hoặc lược không ghi, hoặc ghi rất ít, nhưng đối với tổng số mẫu ruộng của các huyện, số ngạch thu nhập của tô thuế, ông ghi rất kỹ. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu, Lê Quý Đôn còn nêu rất nhiều phương lược cai trị ở trong sách, đối với việc vạch khu hành chính một số nơi, ông cũng nêu kiến nghị của mình. Cho nên, Ngô Thì Sĩ cho rằng sách này không thể ngang với ghi chép tầm thường, “nội dung của sách đều là những điều thiết yếu cho chính trị. Trù hoạch ở triều đình, thi hành ngoài ngàn dặm, đều có thể tìm thấy ở sách này(8). Đây cũng là ý nghĩa hiện thực mà Tạp lục có được khi ấy.

Lê Quý Đôn nói rằng: Trong thời gian nhậm chức ở Thuận Hóa suy nghĩ biện pháp để phụ dụ trăm họ, yên ổn một phương cho nên tập hợp các loại tư liệu về vùng Thuận Quảng, biên tập thành sách xong, đặt tên là Phủ biên tạp lục(9). Nửa sau thế kỷ 18, Chúa Nguyễn ở Đàng trong đã sớm khai phá, Nam tiến, mở đất ngàn dặm, bắt được nhiều người, và lợi dụng số lớn Hoa kiều không chịu theo nhà Thanh khi nhà Thanh thay thế nhà Minh để khai phá vùng Gia Định, Hà Tiên. Đất Thuận Hoá thực tế đã trở thành vùng trung bộ giữa Nam và Bắc của Việt Nam. Nhưng Lê Quý Đôn xuất phát từ lập trường chúa Trịnh, vẫn coi quá trình cai trị Thuận Hoá là “phủ biên”. Đây vừa có nhân tố của lịch sử, vừa có ảnh hưởng của đương thời. Xét lịch sử, thời kỳ nhà Trần, giai cấp thống trị phong kiến Việt Nam đã Nam tiến đến vùng Thuận Hoá(10). Cuối Trần, vua Chiêm Chế Bồng Nga sửa đổi dần tục cũ, thế lực lớn mạnh, nhà Trần không thể khống chế có hiệu quả vùng Thuận Hoá. Thời Hồ Quý Ly, lại lấy Chiêm Đông và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đặt bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Thời kỳ thuộc Minh, đất lấy lại về người Chiêm. Thời kỳ Lê Thánh Tông, Việt Nam thế rất mạnh, nên khống chế khá ổn định vùng Chiêm Động, Cổ Lũy, đặt đạo Quảng nam. Nam tiến đến đây coi như chấm dứt một giai đoạn(11). Thời kỳ họ Mạc cướp ngôi, Thuận Quảng rối loạn, có lúc bị mất. Trước khi chúa Nguyễn chuyên giữ đất Thuận Quảng, trong thời gian khá dài, đây luôn là biên thùy phía nam của Hậu Lê. Xét từ hiện thực lúc ấy, Trịnh, Nguyễn tách lập, tuy họ Nguyễn nhiều lần khai phá về phía Nam, nhưng ở mặt Bắc cơ bản vẫn lấy sông Gianh làm ranh giới. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và tranh đoạt đất đai cũng diễn ra ở vùng bờ Nam sông Gianh. Năm 1775, sau khi thu phục Thuận Hóa và một phần đất Quảng Nam, trước khi chưa kịp phát triển thế lực vào Nam, họ Trịnh đặt quan trấn thủ Thuận Hoá, làm sổ hộ tịch sổ ruộng đất, vẫn coi đó là đất biên trấn. Cho nên, năm 1777, khi đề bạt cho Tạp lục, Ngô Thì Sĩ vẫn nói: Duy bốn miền biên thùy của đất nước, Thuận Quảng ở cực nam, bao bọc Chiêm Thành, Xiêm La, làm phên che cho Hoan Diễn, Nam thùy thực là trọng trấn. Đấy là nguồn gốc tên sách “Phủ biên”.

Sách này lấy “tạp lục” đặt tên, cũng từ một mặt phản ánh phương pháp biên soạn của Lê Quý Đôn và thể lệ của sách này. Tôi cho rằng, trên đại thể, có thể coi Tạp lụ c là một bộ phương chí. Tạp lục có đặc trưng chủ yếu của sách phương chí. Trong quá trình biên soạn, Lê Quý Đôn cũng đã vận dụng phương pháp tương tự như biên soạn sách phương chí. Nội dung “phủ biên” chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sách này, tuyệt đại bộ phận nội dung là ghi chép diên cách lịch sử vùng Thuận Quảng và sử liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá thời kỳ họ Nguyễn cát cứ. Do đó chúng ta cũng có thể gọi sách này là Thuận Quảng tạp lục. Ghi sự việc từng vùng và nghiêng về phát triển mặt cắt ngang, sơ lược về sự miêu tả và giải thích theo chiều dọc, là đặc trưng chủ yếu của Phương chí(12). Chữ “tạp” của Tạp lục, thể hiện sự phát triển theo mặt cắt ngang. Ngoài quyển 1, phần đầu nói về diên cách lịch sử của Thuận Quảng và phả hệ chúa Nguyễn, các phần khác của sách này ghi chép tư liệu nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá, địa lý, phong tục, sản vật, nhân vật, thơ văn. Chính do đặc điểm “tạp”, khiến sách này chứa đựng sử liệu dồi dào. Ngoài diên cách lịch sử và phả hệ ra, người ta không thể nhìn thấy trực tiếp bộ mặt phát triển xã hội về mặt chính trị, kinh tế trong 200 năm của họ Nguyễn ở sách này. Phương pháp biên soạn Phương chí là lấy sự ghi chép làm chính(13). Điều này được thể hiện từ trong đặc điểm của “lục” trong Tạp lục. Toàn sách 6 quyển, ngoài số rất ít bình luận và đoạn văn nối liền trên dưới, đều là chép nguyên văn các loại tư liệu, không một chút tô điểm. Một trong những tác dụng quan trọng của sách Phương chí là ghi chép lại những tư liệu gốc phong phú nhằm giữ lại để các bộ sử tham khảo. Tạp lục cũng có tác dụng ấy. Sau này nó trở thành một trong những cơ sở để nhà Nguyễn biên soạn bộ Đại Nam thực lục (Tiền biên). Xét từ các mặt đó, tôi đồng ý với học giả Việt Nam Trần Văn Giáp coi Tạp lục là sách địa phương chí, đưa vào loại địa phương chí để giới thiệu(14). Ở đây, tôi cũng muốn chỉ ra, là một sách Phương chí, nhưng thể lệ của nó chưa hoàn chỉnh, phương pháp biên soạn còn thiếu tinh xác. Đào Duy Anh đã nói: Sách này không có kết cấu chặt chẽ, Lê Quý Đôn... có ý tập hợp các ghi chép, tạp lục, rồi nhân đó, chỉ dùng phương pháp không gắn bó, thiếu hệ thống chặt chẽ để ghi chép lại các loại tài liệu mà ông đã sưu tập đượ (15). Tuy vậy, Tạp lục trong lịch sử phát triển phương chí của Việt Nam vẫn có một vị trí nhất định.

Đầu sách Tạp lục có bài tựa của Lê Quý Đôn, đề là “Ngày 15 tháng 8 năm Cảnh Hưng 37 (1776), Tham thị Tham tán quân cơ, Hiệp trấn phủ trấn Thuận Hóa, cơ Hữu Thắng, Nhập thị bồi tụng, Hộ bộ tả thị lang, Dĩnh thành hầu, Diên Hà Quế Đường Lê Quý Đôn doãn Hậu chép ở gác Triêu Dương Thành Phú Xuân”. Có thể thấy, Tạp lục được viết xong vào khoảng trung tuần tháng 8 năm 1776 ở thành Phú Xuân. Khi soạn xong, là 6 quyển. Các tài liệu đã thấy, phần nhiều đều giới thiệu là 6 quyển. Nhưng cũng có sách nói là 7 Q. (16). Với Tạp lục có 7 quyển, có thể là do người giới thiệu coi phần Tựa Mục lục là 1 quyển, rồi thêm chính văn 6 quyển. Cũng có khả năng là do Tạp lục sau khi viết xong, chưa được khắc in, vẫn là bản sao lưu truyền, 1 quyển 3 lại do những số mục (chương) không có quan hệ lẫn nhau tạo nên. Có thể trong quá trình sao chép, có người điều chỉnh lại nội dung các chương, chép thành 7 quyển. Tạp lục soạn xong, cũng là lúc Lê Quý Đôn trở về kinh thành, Hàn lâm viện hiệu lý đã mượn đọc Tạp lục, và trước khi lên Lạng Sơn nhận chức Đốc trấn, đã viết Bạt cho sách. Theo lời Bạt, khi ấy còn có nhiều các quan và văn nhân được thấy sách ấy, đều ca ngợi hết lời. Có thể thấy ngay cuối đời Lê, Tạp lục đã có tiếng vang. Sau những biến động cuối đời Lê, những sổ sách điển cố thời chúa Nguyễn bị mất nhiều, Tạp lục với nội dung phong phú của nó được người ta coi trọng hơn. Đầu năm Gia Long, Hiệp trấn Lạng Sơn Lê Đản trước khi soạn Nam Hà tiệp lục đã “nghe nói người cùng quận là họ Lê ở Diên Hà và họ Uông ở Vũ Nghị có các sách Phủ biên tạp lục và Nam hành tiểu ký, nhưng vẫn “chưa rảnh để rộng tìm mà đọc”(17). Năm 1815, Hiệp trấn Sơn Tây Dương Mẫn đã thấy Tạp lục khi ở nhiệm sở, cho rằng “bên trong có nhiều điển chương cũ còn lại”, nên lập tức cho sao chép và viết lời “Án” đối với một số địa danh đã thay đổi sau khi triều Nguyễn lập nên, đã có khảo chứng(18). Đây có lẽ là bản sao lớn nhất của Tạp lục. Năm Minh Mệnh (1820-1840) Phan Huy Chứ soạn Lịch triều hiến chương loại chí, phần Văn kịch chí của sách này đã ghi Tạp lục và chép bài Tựa của nó. Trước đó, Tạp lục chủ yếu lưu truyền ở ngoài Bắc. Thời Minh Mệnh để soạn Quốc sử, đã có chiếu tìm sách cũ. “Đại khái sau đó có người dâng Phủ biên tạp lục, sách này mới được lưu hành ở miền trong”(19). Theo Trần Tiễn Thành niên biểu, thời kỳ Tự Đức, Thư viện Tụ Khuê của Nội các có hai loại bản sao của Tạp lục, một là bản cũ của Nội các, một là bản của Nguyễn Công Điền mới hiến. Bản sao nhiều hơn bản trước phần thế phả và 2 trang tự văn(20). Sách Tạp lục sau này, hoặc là chính hai bản sao đó, hoặc là bản sao chép lại từ hai bản đó. Thực dân Pháp sau khi xâm chiếm Nam kỳ, liền chú ý đến Tạp lục. P.Legrand de la Liraye nhắc đến sách này sớm nhất, nhưng ông ta nói lầm rằng nội dung Tạp lục là ghi chép sự phân bố lịch sử các tỉnh miền Bắc từ Quảng Nam hoặc Tourane đến biên giới Trung Quốc. Vì ông ta chưa đọc sách đó. Sau đó, P.Pelliot trên tập san của Học viện Viễn đông bác cổ kỳ thứ 4 (BEFEO, IV) đã đăng bài: Bước đầu tìm hiểu sử liệu Việt Nam, ông căn cứ vào bản sao của thư viện Tụ Khuê, đã giới thiệu khá kỹ về Tạp lục(21). Từ đầu thế kỷ này và sau đó, P.Pelliot và Maspéro Gaspardonne... lần lượt lãnh đạo công việc sao chép thư tịch Việt Nam của học viện Viễn đông bác cổ. Bản sao Tạp lục của Học viện Viễn đông bác cổ có thể được thuê sao chép ở thời kỳ này.

Từ năm Minh Mệnh về sau, bản của nội các đã giữ lâu dài ở Quốc sử quán, và do Quốc sử quán đối chiếu với bản Nguyễn Công Điền để sao chép. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, Quốc sử quán kiểm kê sách và năm 1900, biên tập Đại Nam quốc sử quán tàng thư mục, trong đó, loại mục Tạp thư tả bản, ghi: “Phủ biên tạp lục 5 quyển, nguyên thiếu 1 quyển”(22). Có thể thấy, trong quá trình lưu truyền sao chép không tránh khỏi sao chép sai lầm, ngay đến số quyển cũng mất. Đây cũng có thể là nguyên nhân một số bản thiếu quyển 4.

Giới học thuật Việt Nam hiện đại rất coi trọng Tạp lục! Những năm 60 và 70, miền Bắc và miền Nam lần lượt xuất bản bản dịch tiếng Việt của Tạp lục, để sách này được đông đảo giới học thuật sử dụng. Bản dịch của miền Bắc lấy bản sao do Đào Duy Anh chỉnh lý làm bản nền, do Ban phiên dịch Phòng Cổ sử Viện Sử học phiên dịch. Đào Duy Anh phụ trách việc hiệu đính. Bản sao của cụ Đào trước sau đã qua hai đợt chỉnh lý. Lần thứ nhất vào những năm 40, đã đối chiếu với 8 bản chép tay khác và sử tịch liên quan, bản sao đã chỉnh lý bị mất trong thời kỳ Kháng chiến, chỉ còn lại bản chép của lần thứ hai vào năm 60, do hoàn cảnh tương đối ổn định, ông đã có điều kiện làm việc khá thuận lợi. Các ông đã tìm bản sao Tạp lục ở khắp Hà Nội, được cả thảy 4 bản: 1) Bản của Thư viện Khoa học Trung ương. 2) Bản của Thư viện Viện Sử học (tức bản hiệu đính do cụ Đào tặng). Trong đó, bản của Viện Sử học và bản của trường Đại học Tổng hợp đều thiếu một nửa Q.1 tức là đoạn ghi chép về số liệu và tên cac phủ, huyện, tổng xã của hai xứ Thuận, Quảng. Trong bản của cụ Đào, Q.4 đã mất từ trước, chỉ còn bản của Thư viện Khoa học Trung Ương (tức bản sao của Học viện Viễn đông bác cổ) là tương đối đầy đủ. Trong mấy bản sao ấy, có nhiều chữ chép sai, như “kinh sư” chép thành “thị sư”, núi “Hương Bàn” chép thành núi “Hương Uyển, lại còn kiêng huý chúa Nguyễn nên chữ Kim (@) viết thành chữ (@), chữ nguyên (@) viết thành chữ (@). Cùng lúc đối chiếu các bản sao, lại tham khảo các đoạn ghi chép liên quan ở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục (Tiền biên), Ô Châu cận lục, Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí, An Nam chí (nguyên), Lịch triều hiến chương loại chí... đã chỉnh lý ra được bản hiệu khám khá chuẩn xác, lấy đó làm bản nền đề phiên dịch. Bản dịch do Nxb. KHXH xuất bản năm 1964. Năm 1977, Nxb. khoa học xã hội xuất bản Lê Quý Đôn toàn tập, tập I Phủ biên tạp lục vẫn dùng bản dịch đó. Bản dịch của miền Nam in năm 1972 do Uỷ ban dịch thuật điển tịch cổ Bộ Văn hoá thuộc chính quyền Ngụy lúc ấy phụ trách. Lê Xuân Giáo phiên dịch bản nền là tàng bản của Cổ học viện Huế. Bản sao này(23) vốn thiếu Q.4, phải dựa vào bản khác bổ sung vào. Sau sách có bản chụp nguyên văn.

Căn cứ nội dung trình bày trên, chúng tôi thử phác hoạ tình hình lưu truyền các bản sao của Tạp lục như sau:

Tạp lục đã được lưu truyền ở Trung Quốc chưa? Hai nước Trung Việt có mối quan hệ và giao lưu văn hoá rất khăng khít. Nhưng sử tịch Việt Nam lưu truyền ở Trung Quốc rất ít. Trước đời Thanh, thường thấy nhất là có Việt sử lược An Nam chí lược, Nam Ông mộng lục... do người Việt Nam sau khi vào ở đất Trung Quốc biên soạn. Sỹ đại phu Trung Quốc trong thời phong kiến đã sai lầm coi An Nam là man di phiên thuộc, có thái độ coi thường văn hoá và trước thuật của Việt Nam. Thí dụ, họ cho rằng Việt sử lược “tiến xưng niên hiệu, đúng là ngụy sử, hoang đường không đáng chép, nay đưa vào tổng mục là để sửa lại tội đó”(24). Từ giữa đời Thanh về sau, Việc biên soạn in ấn sách sử, địa Việt Nam phát triển, sách lưu truyền ở Trung Quốc cũng tăng, như bộ Đại Việt sử ký tiền biên do Sử quán Tây Sơn khắc in(25). Hoàng Việt luật lệ Khâm định Việt sử thông giám cương mục do triều đình nhà Nguyễn khắc in và tác phẩm không ghi tên người soạn như Việt Nam dư địa lược phụ đạo lý ký, Việt Nam nghĩa liệt truyện... Còn bộ Hoàng Việt địa dư chí, thậm chí sau khi khắc in ở Quảng Đông mới phát hành ở Việt Nam(26). Những người quan tâm đến Việt Nam, sưu tập điển tịch, viết sách lập thuyết trong số sỹ đại phu nhà Thanh cũng có tăng thêm. Nhưng xét các sách vở Việt Nam còn truyền lại và được học giả đời Thanh chú ý, cơ bản đều là các bộ thông sử và các bộ địa lý hoàn chỉnh về Việt Nam. Những ghi chép thuộc riêng vùng Thuận Quảng như Tạp lục, lại chưa được khắc in, thì không có khả năng lưu truyền ở Trung Quốc. Đầu năm Quang Tự, Thịnh Khánh Phiệt soạn xong Việt Nam địa dư đồ thuyết (6Q, dưới đây gọi tắt là Đồ thuyết) trong lời Tựa, ông nói: Trước đây, ông mua được “một quyển sách nát” ở hiệu sách, ghi chép về quận quốc châu huyện, núi sông sản vật của Việt Nam khá đủ, không khác gì mấy sách các quan lớn trong triều, nhưng ghi chép về Bắc Kỳ thì kỹ, còn Nam Kỳ thì sơ lược, như các xứ rất nổi tiếng là Đồng Nai, Cămpuchia, Cảng khẩu, trong sách đều không ghi chép(27). Từ câu “sách này chép kỹ về Bắc Kỳ mà sơ lược về Nam Kỳ” có thể biết nó không phải là Tạp lục. Lại từ câu: “Không khác gì mấy sách của các quan lớn trong triều”, có thể phán đoán rất có khả năng là bộ Tân thân thực lục(28) do Trịnh Doanh soạn năm 1751. Nhưng xem lại nội dung Đồ thuyết, chúng tôi phat hiện Đồ Thuyết và Tạp lục không phải không có mối quan hệ. Đồ thuyết, Q1 chép về tỉnh Thừa Thiên và hai tỉnh Tả kỳ, hai tỉnh Hữu kỳ và Q4 chép về địa lý vật sản của 10 tỉnh Nam kỳ có rất nhiều chỗ giống với Tạp lục. Xin nêu vài ví dụ:

1. Về núi Ải Vân:

Đồ thuyết Q1 ghi: Núi Ải Vân ở ải Ải Vân, huyện Phú Vang, phía dưới có biển, là giới hạn của Thuận-Quảng, có cửa ải, đặt đồn binh phòng giữ. Từ đây men theo sông đi hơn 1 ngày là đất Quảng Nam.

Nguyên văn của Tạp lục, Q2: “Núi Hải Vân, ở ải Hải Vân huyện Tư Vinh, dưới có biển, trên chọc trời, là giới hạn hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam, có cửa ải, đặt đồn binh phòng giữ. Từ đây men theo đường sông, đi hơn một ngày là đất Quảng Nam”.

2. Về cây hoa lê:

Đồ Thuyết Q1 ghi: “Cây hoa lê có tên là Trắc mật, thớ mịn, có mùi thơm như ... lùi(29), cứng không mục, dùng làm hòm, bàn ghế”.

Nguyên văn của Tạp lục, Q6: “Cây hoa lê tục gọi là gỗ trắc, thớ mịn, có mùi thơm như mía lùi, màu sắc trước đỏ sau đen, tính cứng, không bịmối mọt, người ta thường dùng làm hòm xiểng, bàn ghế, thành cầu...”

3. Về sản vật vùng Gia Định:

Đồ thuyết Q4 ghi: “Nông Nại (Đồng Nai): Thổ sản có gạo, gạo nếp, loại hạt mềm có thứ tên là “mặc cải” hạt nhỏ mà dài, như bống, thổi cơm rất thơm, lại có loại tên là “Cà đông” hạt to mà trắng; có loại tên là Mông tây, hạt tròn mà trắng, thổi cơm nở và rắn. Gạo nếp có Cam pháp, hạt to và dài, trắng, thơm, mềm; có loại tên là Cam Tiên, hạt dài, mềm, ngậy, có loại tên là nếp than, hạt nhỏ, mềm, ngậy, có loại tên là Nếp lạp, vỏ đỏ hạt to, gạo trắng thơm; các loại đều tháng 5 gieo mạ, tháng 7 cấy, tháng 10 thu hoạch, đến tháng giêng mới hết. Tháng 2 làm hạt. Đất ấy nhiều cau, có câu: “Gạo một cau hai”, dân địa phương thường không hái, để tự khô, hái về bán cho khách buôn phương bắc.

Nguyên văn Tạp lục, Q6: “Đất rất thích hợp trông lúa, gạo tẻ, gạo nếp đều trắng, mềm. Tẻ có loại tên là mặc cải, hạt nhỏ và dài, trắng như cẩm văn, rất thơm. Có loại tên là Cà đông, hạt to trắng, có loại tên là Mông tây, hạt tròn trắng, thổi cơm nở và chắc. Nếp thì có nếp pháp, hạt to dài trắng, mềm ngậy, có nếp than, hạt nhỏ đen mềm ngậy, có nếp si, hạt nhỏ như hoa trúc, thơm mềm, có loại tên là nếp lạp, vỏ đỏ hạt to, trắng thơm mềm. Các loại đều tháng 5 gieo mạ, tháng 7 cấy, tháng 11 chín, thu hoạc đến tháng giêng mới xong, tháng 2 làm hạt. Gia Định rất nhiều cau, có câu: “Gạo một cau hai”, dân địa phương không thu hoạch để khô già trên cây và hái xuống bán cho khách buôn phương Bắc.

Từ điểm giống nhau của 3 ví dụ trên, có thể thấy: nội dung 2 sách chỉ hơi khác nhau ở vài từ cá biệt, như Đồ Thuyết: Nhu lương nên là “Nhu chủng”, “Cam pháp” đúng ra là “nếp pháp” chữ “nếp” ở Tạp lục có bản sao viết là (@) đều vì dạng chữ gần nhau mà lầm. Hải Vân lại viết Ải Vân. Tạp lục ghi là huyện Tư Vinh, Đồ Thuyết chép là Phú Vang. Lúc ấy do thời đại thay đổi, tên đất cũng thay đổi. Huyện Phú Vang “đầu triều Lê là Tư Vinh, chúa Nguyễn gọi là Phú Vang. Năm Tự Đức thứ 4 thì bỏ(30). Tạp lục ghi chép phong phú, Đồ Thuyết thì giản lược và có chỗ mất chữ.

Từ những điều trình bày trên đây, tôi cho rằng Tạp lục Đồ Thuyết có quan hệ thừa kế nào đó về hình thức và mức độ. Một phần của Đồ thuyết hoặc trực tiếp tham khảo ở Tạp lục, hoặc tham khảo một bộ sử địa nào khác lấy Tạp lục làm bản nền, được biên soạn vào thời Nguyễn. Rất có khả năng là loại sau(31). Dù là hình thức trực tiếp hay gián tiếp, đều nói lên ảnh hưởng của Tạp lục đối với việc nghiên cứu Việt Nam đời Thanh. Tình hình này, từ một trắc diện, nói rõ nội dung phong phú của Tạp lục, có giá trị sử liệu khá cao, đáng được mọi người nghiên cứu thực sự và khai thác, sử dụng.

CHÚ THÍCH

* Phó giáo sư sử học, trường Đại học Trịnh châu, Trung Quốc.

(1) Tạp lục tự.

(2) Chúc Mục thời Nam Tống phỏng theo thể lệ của Nghệ văn loại tụ và Sơ học ký biên soạn thành. Mỗi loại, trước ghi yếu ngữ của các sách, rồi sưu tập sự việc cổ làm, cuối ghi văn tập của các nhà Phú Đại Dụng và Chúc Uyên đời Nguyễn bổ sung tiếp.

(3) Tạp lục tự.

(4) Bài đã dẫn. Nghĩa là một móngcủa chim hồng, hãy để dấu lại cho đương thời.

(5)+(6). Tạp lục tự.

(7)+(8) Tạp lục bạt.

(9) Tạp lục tự.

(10) Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Chế Mân, vua Chiêm dâng hai châu Ô-Lý làm sinh lễ. Nhân Tông đổi thành Thuận Châu và Hoá Châu. Xem Đại Viẹt sử ký toàn thư.

(11) Xem Đất nước Việt Nam qua các đời, bản dịch tiếng Trung, trang 288-302.

(12)+(13) Xem Lai Tân Hạ Phương chí học khái luận. Nxb. Nhân Dân. Phúc Kiến. Xuất bản năm 1983.

(14) Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Tập 1, tr.355. Thư viện Quốc gia xb, 1970.

(15) Đào Duy Anh: Tạp lục và bản dịch, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 64, tháng 7-1964.

(16) Xem: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Sđd, tr.355 và Trần Kinh Hoà Đại Nam thực lục dữ Nguyễn triều châu bản, đăng trên Trung Quốc Đông Nam Á nghiên cứu hội thông tấn.

(17) Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, S.đ.d, tr.134.

(18) Dương Bảo Quân: Lê Quý Đôn cập kỳ Tạp lục, Ấn Độ Chi Nam kỳ 4, năm 1986.

(19)+(20)+(21) Đào Duy Anh: Tạp lục và bản dịch, tài liệu đã dẫn.

(22) Xem chú thích 3 tr.20.

(23) Phần đầu nhắc lại lời của Dương Bảo Quân: “Bản khắc in xuất bản này có khắc các chữ “Cổ học viện tàng bản”, đã mất quyển 4”. Hình như coi bản đó là bản khắc in. Trước tôi đã nói là bản tiếng Hán của Tạp lục, trước nay đều chỉ lưu truyền bằng các bản chép tay; Những tài liệu đã thấy cho đến giờ, đều không thấy nói Tạp lục đã khắc in. Bản cổ học viện tuy đề ở lòng sách là “Cổ học viện tàng bản” cũng không thể nói rằng nội dung của nó đã khắc in mà có. Người trước sao chép trên các trang giấy có ô kẻ dùng trong nhiều ấn là chuyện thường. Đào Duy Anh trong lời nói đầu của Lê Quý Đôn toàn tập 1, khi giới thiệu bản chữ Hán của Tạp lục nói khi ông chỉnh lý Tạp lục lần thứ 1 trong 8 bản chép tay mà ông thấy, có bản của Cổ học viên Trần Văn Giáp trong tìm hiểu kho sách Hán Nôm tr.360 cũng nói: Đáng tiếc là sách này chưa khắc kin, hiện chỉ còn lại các bản chép tay.

(24) Xem Tục Văn hiến thông khảo, Q.167.

(25) Sách này có bản sao của Lưu Hỷ Hải đời Thanh lưu truyền ở Trung Quốc. Lưu Hỷ Hải người Chư Thành, Sơn đông đậu cử nhân năm Bính Tý (1816), làm các chức Hộ bộ lang trung, Án sát sứ Tứ Xuyên, Bố chính xứ Chiết Giang, Dương Lập Thành trong Trung Quốc tàng thư gia khảo lược ca ngợi ông: “Nhà không có vật gì đáng giá, chỉ có 5000 bộ Kim thạch văn tự, sách vở cũng nhiều”.

(26) Ngô Phụng Bân: Hoa kiều đối vu Việt Nam đích cống hiến, Hoa kiều vấn đề tư liệu kỳ I, năm 1981. Ngoài ra, Tôn Điện Khởi: Phạm thư ngẫu ký, Q7, Sử bộ, Địa lý loại, phần Tạp ký cũng có ghi chép.

(27) Xem Việt Nam địa dư đồ thuyết + Tự tự.

(28) Tấn thân thực lục. Xem Phùng Thừa Quân. An nam thực lục trước lục đăng Tây vực Nam hải sử địa khảo chứng luận trước vựng tập, Trung hoa thư cục. Xuất thân của các quan trong ngoài. Sách của Trịnh Doanh đại để phỏng theo lệ đó.

(29) Thiếu hai chữ “Cam giá” (mía).

(30) Việt Nam lịch đại cương vực, Thương vụ ấn thư quán, xuất bản 1973, tr.256-258.

(31) Tôi suy đoán thêm rằng: Tác phẩm sử địa này là Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Ích. Sách này, vào năm Đạo Quang đã được in ở Phật Sơn, Quảng Đông, có lưu truyền ở Trung Quốc. Một số đoạn trong Hoàng Việt địa dư chí, hầu như chép lại theo Tạp lục không sai một chữ./.

TB

VĂN BẢN QUỐC TRIỀU KHOA BẢNG LỤC VÀ QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN ĐĂNG KHOA LỤC
ĐẠI KHOA TRIỀU TRẦN

NGUYỄN THUÝ NGA

I

Đối với một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời như đất nước ta, việc nghiên cứu lịch sử giáo dục không những từ trước đến nay mà cả từ nay về sau vẫn là một đề tài lớn được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Mảng tài liệu đăng khoa lục là một bộ phận của hệ đề tài đó, và nó được giới sử học, nghiên cứu văn bản học Hán Nôm đặc biệt lưu ý.

Cách đây hơn hai thập kỷ, nhà thư tịch học Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam(1) đã giới thiệu 9 tài liệu đăng khoa lục, sau đó ông đã phân tích, giới thiệu thêm trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm(2). Gần đây nhóm biên soạn Các nhà khoa bảng Việt Nam cũng đã giành một vị trí thích đáng để giới thiệu lịch sử phát triển của loại hình tài liệu đăng khoa lục và vị trí của nó trong việc lưu danh các nhà trí thức Hán học nước ta qua các đời(3).

Do tính chất và giá trị di sản văn hóa nói chung và do yêu cầu nghiên cứu văn bản học nói riêng, việc nghiên cứu thực trạng loại tài liệu ĐKL cơ bản vẫn là một việc làm cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu văn bản bộ sách Quốc triều khoa bảng lục 國 朝 科 榜 錄 , qua đó góp phần tìm hiểu quá trình biên soạn các thư tịch về đề tài đăng khoa lục đại khoa triều Nguyễn.

Dưới triều Lê từng có nhiều người biên soạn đăng khoa lục, nhưng hoàn chỉnh và đã được in là bộ Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (ĐVLTĐKL) do nhóm Nguyễn Hoản, Vũ Miên, Uông Sĩ Lãng biên soạn. Đến triều Nguyễn việc biên soạn sách đăng khoa lục sớm được chú ý hơn và đã để lại cho kho tàng thư tịch Hán Nôm những công trình biên soan có giá trị. Đáng chú ý hơn cả là hai tài liệu đăng khoa lục trung khoa và đại khoa do Cao Xuân Dục 高 春 育 (1842 - 1922) biên soạn.

Cao tiên sinh tự Tử Phát 子 發 , hiệu Long Cương 龍 崗 , người làng Thịnh Mỹ xã Cao Xá huyện Đông Thành tỉnh Nghệ An - nay là xã Diễn Thịnh huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, đậu Cử nhân năm 1870. Trong quá trình làm quan ông đã trải qua cac chức Biện lý Bộ Hình (1884), án sát rồi Bố chánh Hà Nội (1885), Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (1890), Tổng tài Quốc sử quán (1898), thăng đến chức Thượng thư bộ Học (1907) rồi về hưu trí với hàm Đông các đại học sĩ.

Sau khi in xong Quốc triều hương khoa lục(4) vào mùa thu năm Thành Thái Quí Tị (1893), chỉ mấy tháng sau, mùa hè năm Thành Thái Giáp Ngọ (1894) bộ Quốc triều khoa bảng lục cũng lần đầu tiên được ấn hành, cách nay vừa tròn một thế kỷ (1894 - 1994).

Bộ sách này hiện có 20 bản cả in và chép tay và sao chụp hiện lưu tàng ở một số Viện nghiên cứu, Thư viện lớn tại Hà Nội và Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris, kê như sau:

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm là nơi QTKBL có số luợng văn bản khá phong phú: 13 bản, đều là bản in với các ký hiệu: VHv.640, Hv.641, VHv.642, VHv.643, VHv.644, VHv.645, VHv.646, VHv.647, VHv.648, VHv.649, VHv.1271, VHv.290, và A.37. Riêng 2 bản cuối (A.290 & A.37), từ Q.Thủ đến Q.3 là bản in + Q.4 là phần văn bản chép tay.

- Viện Sử học có 2 bản in: HV.87 và HV. 97.

- Thư Viện Quốc gia Hà Nội có 2 bản: một bản in, ký hiệu: LO: Mel. 8310, EFEO.VIET / A / Hist. 37; và một bản Microfim: MF.261(5). QTKBL trọn bộ gồm 5 quyển, nhưng vào năm đã ghi ở trên chỉ mới soạn và in ra được 4 quyển là Q.Thủ và 3 quyển đầu (Q1-3). Sách in ván gỗ, giấy bản, khổ 26x15cm, cộng 98 tờ đóng thành một cuốn. Tờ đầu có in tên sách Quốc triều khoa bảng lục 國 朝 科 榜 錄 , bên phải ghi: “Thành Thái Giáp Ngọ hạ 成 泰 甲 午 夏 ” bên trái ghi: “Long Cương tàng bản 龍 崗 藏 版 ”. Đầu Q.Thủ có 3 bài Tựa. Bài thứ nhất của soạn giả Cao Xuân Dục viết, ghi năm Thành Thái 5 (1893) đề: “Quốc triều chánh phó bảng khoa lục tự 國 朝 正 副 科 榜 錄 序 . Bài tựa thứ hai của Nguyễn Trung Quán 阮 中 貫(6) cũng viết năm Thành Thái 5. Bài tựa thứ ba của Vũ Phạm Hàm 武 范 咸(7) viết năm Thành Thái 6 (1894). Thứ đến là: 1 - Phàm lệ 凡 例 ; 2 - Khoa thứ tổng số 科 次 總 數 ghi số khoa thi của từng đời, số người đỗ trong từng khoa từ khoa Nhâm Ngọ Minh Mệnh 3 (1822) đến khoa Nhâm Thìn Thành Thái 4 (1892); 3- Những dòng họ lớn liên tiếp có người đỗ đạt. Tiếp sau Q. Thủ, dòng đầu tờ đầu của các Q.1, 2, 3 đều có tên quyển: Quốc triều đăng khoa lục 國 朝 登 科 錄”, dòng tên quyển đó cũng được in ở mép dọc của các trang sách. Có thể xem đó cũng là tên sách, nhưng là một tên sách phụ được thể hiện bằng cách dùng so le một hai chữ so với tên sách chính đã in chữ to ở tờ đầu. Sau dòng tên quyển ở Q.1 có ghi đầy đủ tước hiệu của soạn giả 山 興 宣 總 督 安 春 南 龍 崗 高 春 育 子 發 編 輯 Sơn Hưng Tuyên tổng đốc An Xuân nam Long Cương Cao Xuân Dục Tử Phát biên tập, và những cộng tác với ông: Con trai, Bạng Sa Cao Xuân Tiếu 蚌 沙 高 春 肖(Hàn lâm viện tu soạn); con rể Mã Phong Đặng Văn Thụy 馬 峰 鄧 文 瑞 và Lan Bình Nguyễn Duy Nhiếp 蘭 坪 阮 惟 燮 hiệu đính... Q.II: Ghi từ khoa Tự Đức nguyên niên (1848) đến Tự Đức 21 (1868) và (1869) đến Thành Thái 4 (1892). Q.III từ Tự Đức 22 (1847) Q.IV từ Thành Thái 7 (1895) đến khoa thi Hội cuối cùng năm Khải Định 4 (1919). ở mỗi khoa, trước hết ghi tên quan Chủ khảo và các quan chấm thi, thể lệ thi, sau đó lần lượt ghi họ tên quê quán, gia thế, hoạn nghiệp của từng người thi đỗ.

Trong số 17 văn bản mà chúng tôi đã khảo sát (đã ghi ở trên, trừ hai bản ở Paris) có thể tạm chia làm 4 loại như sau:

1 - Loại bản in chỉ có từ Q.1 đến Q.III, gồm các bản: VHv.640, VHv.641, VHv.642, VHv.643, A.37 (Viện NCHN) và R.1 (TVQG).

2 - Loại bản in có Q.1 đến Q.III và phần ghi về khoa Thành Thái 7 thuộc Q.IV, gồm các bản: VHv.644, VHv.646, VHv.647, VHv.648, VHv.64 (Viện NCHN).

3 - Loại bản in có Q.I-Q.III và phần ghi 2 khoa Thành Thái 7 và Thành Thái 10 thuộc Q.IV, gồm các bản: VHv.645, VHv.1271, VHv.290 (Viện NCHN) và bản Hv.87 (Viện SH).

4 - Loại bản in có Q.1-Q.IV, bản Hv.97 (Viện SH).

Ở một số bản, ngoài các quyển in chính thức kể trên, còn có phần chép tay thêm một số khoa: Bản Hv.87 (Viện SH) chép thêm một khoa Thành Thái 13. TVQG có một bản chép toàn bộ Q.IV, ký hiệu R.2257 để cùng với bản ký hiệu R.1 cho trọn bộ QTKBL. Viện NCHN có 2 bản thuộc loại chép thêm: bản A.37 chép toàn bộ Q.IV và VHv.290 chép từ khoa Thành Thái 13 đến hết Q.IV(8).

Như vậy hiện chúng ta có 4 bản QTKBL đầy đủ gồm 5 quyển ghi từ người đỗ khoa đầu tiên đến khoa cuối cùng, đó là bản R.1+R.2257 (TVQG); A.37, VHv.290 (Viện NCHN) và bản Hv.97 (Viện SH). Trong 4 bản này, chỉ có bản Hv.97 của Viện Sử học là bản in đầy đủ nhất, không phải phụ thêm phần chép tay.

II

Bài tựa của Cao Xuân Dục (Q.Thủ, tờ 2b) có nói việc Lê Chỉ Trai(9) từng biên tập sách đăng khoa lục, ghi từ năm Minh Mệnh 3 đến năm Thiệu Trị 3, gồm 9 khoa, ghi đủ họ tên những người đỗ Tiến sĩ, còn những người đỗ Phó bảng thì chưa ghi. Bài tựa của Nguyễn Trung Quán (tờ 4a) viết năm Thành Thái 5 có câu: “Triều ta có sách Đăng khoa hợp biên do Lê Chỉ Trai soạn, ghi chép khoa thứ [từng đời]. Nhưng vì chưa có thì giờ nên từ khoa Đinh Mùi [Thiệu Trị 7] về sau chưa soạn được”. Theo chỉ dẫn đó thì trước QTKBL của Cao Xuân Dục đã có sách Đăng khoa hợp biên do Lê Nguyên Trung soạn, nhưng mới chỉ từ khoa đầu triều Nguyễn đến khoa Thiệu Trị 3, gồm 9 khoa và chỉ ghi tên các vị đỗ Tiến sĩ mà thôi. Chúng tôi đi tìm loại tài liệu đăng khoa lục triều Nguyễn, nhưng không thấy có bản sách nào riêng ngoài QTKBL. Nhưng trong số 8 bản sách ĐVLTĐKL hiện còn tại Viện Hán Nôm, có hai bản A.2572/1-2 và A.1387 thuộc loại sử dụng ván khắc dưới triều Lê, đục bỏ một số nét cho hợp lệ kiêng húy triều Nguyễn rồi đặt giấy in để lấy ấn bản QTKBL. Nhân dịp đó cả hai tài liệu đăng khoa lục triều Nguyễn do Lê Nguyên Trung và Lê Đình Diên biên soạn, lần đầu tiên cũng được khắc và đóng chung với bản in lại ĐVLTĐKL. Phần in thêm này tất cả gồm 21 tờ, ghi được 17 khoa.

Dù với số trang không nhiều, nhưng rõ ràng đó là hai biên khảo đi đầu trong việc biên soạn đăng khoa lục triều Nguyễn.

Phần biên soạn của Chỉ Trai Lê Nguyên Trung 止 齋 黎 原 忠 gồm 12 tờ, đề là Quốc triều đăng khoa hợp biên 國 朝 登 科 合 編 , có bài Dẫn 引 do Chỉ Trai viết năm Thiệu Trị 3 (1893). Nội dung ghi chép các Tiến sĩ triều Nguyễn trong 9 khoa từ khoa Nhâm Ngọ Minh Mệnh 3 đến khoa Quý Mão Thiệu Trị 3. Nếu chỉ xét riêng phần biên soạn này có nội dung biên soạn riêng biệt về 9 khoa thi đầu tiên của “Quốc triều” (chỉ triều Nguyễn), không lắp ghép từ tài liệu nào khác, thì hai chữ Hợp biên 合 編 có phần khó hiểu. Nhưng xét thêm từ góc độ hình thức in ấn và đóng sách, ta sẽ nhận ra hai chữ Hợp biên ở đây thể hiện việc cùng in một lần và đóng chung với bản in QTKBL. Cả phần sau do Cúc Hiên soạn cũng có hai chữ Hợp biên, là cùng một ý nghĩa như vậy.

Phần tiếp thứ hai là Tục Khắc Đăng khoa hợp biên 續 刻 登 科 合 編 gồm 9 tờ, do Cúc Hiên Lê Đình Diên 菊 軒 黎 廷 延 soạn(10). Cúc Hiên tự viết bài Tựa, việc khắc in do Tự thừa Nguyễn Môn và Lễ sinh Vũ Văn Hòa trông nom. Quyển này ghi được 8 khoa từ khoa Giáp Thìn Thiệu Trị 7 (1847) đến khoa Nhâm Tuất Tự Đức 15 (1862).

Đến đây chúng ta có thể xác định được tập mỏng 21 tờ đóng chung vào sau ĐVLTĐKL bản A.2572/1-2 và A.1387 chính là bản Đăng khoa hợp biên mà Cao Xuân Dục và Nguyễn Trung Quán nói đến trong bài tựa sách QTKBL. Chỉ có điều lạ là cả hai ông đều không nhắc gì đến Tục khắc đăng khoa hợp biên của Cúc Hiên Lê Đình Diên. Có lẽ vì dung lượng quyển này mỏng, lại khắc in chung với Đăng khoa hợp biên nên hai ông gộp lại mà gọi chung như vậy chăng?

Ở Đăng khoa hợp biên cách biên soạn còn đơn giản: chỉ ghi họ tên, quê quán và tuổi của những người đỗ từ Tiến sĩ trở lên. Đến Tục khắc đăng khoa hợp biên đã ghi chép tỉ mỉ hơn: bổ sung được năm sinh, hoạn lộ của một số Tiến sĩ, nhưng vẫn còn sơ lược. Phải đợi đến QTĐKL, công trình đăng khoa lục đại khoa triều Nguyễn mới đạt tới mức hoàn chỉnh, đúng như lời Nguyễn Trung Quán đã nói trong bài Tựa: “Tuy chưa dám coi là đã hoàn bích nhưng cũng có thể nói là tinh xác, đầy đủ vậy: (Tựa, 5b). So với hai tập biên soạn của Chỉ Trai và Cúc Hiên, QTKBL của Cao Xuân Dục tuy ghi được họ tên quê quán của những người đỗ Phó bảng từ khoa Minh Mệnh Kỷ Sửu (1829) là khoa thi đầu tiên đặt thêm học vị Phó bảng.

Sau khi biên soạn xong từ khoa đầu tiên đến khoa Nhâm Thìn Thành Thái 4 (1892), Cao Xuân Dục lấy hiệu Ong Cương của mình làm tên nhà tàng bản và cho khắc in vào năm Thành Thái Giáp Ngọ (1894) như đã nói trên.

Sau một thời gian lưu hành ấn bản gồm 3 quyển, QTKĐKL được biên soạn tiếp 2 khoa Thành Thái 7 (1895) và Thành Thái 10 (1898) làm thành quyển IV. Q.IV này như vậy là chưa trọn vẹn, mới ghi 2 khoa, chỉ 6 tờ giấy, nhưng đã được khắc in ngay. Điều đó có thể thấy rõ qua các bản in hiện có: Không phải tất cả các bản in đều có phần đầu đó của Q.IV, mà chỉ có ở một số bản, như các bản sau đây của Viện Hán Nôm: VHv.644, VHv.646, VHv.647, VHv.648, VHv.649 là những bản sau Q.3 có thêm ấn bản của khoa Thành Thái 7 (1895); các bản: VHv.645, VHv.1271, VHv.290 của Viện Hán Nôm và bản Hv.87 của Viện Sử là những bản sau Q.3 có thêm 2 khoa 1895 và 1898.

III

Từ thời điểm nói trên cho đến ngày chung cục của lịch sử khoa cử dùng chữ Hán còn 21 năm với 7 khoa Thi Hội nữa. Có khả năng là trong khoảng thời gian nói trên phần Tục biên của QTKBL về các khoa từ Tân Sửu (1901) trở về sau chưa được khắc in. Nhưng chính trong thời gian này Cao Xuân Dục được thăng chức Thượng thư bộ Học (1907), việc soạn tiếp phần Tục biên cho lại càng có điều kiện hơn trước. Và công việc đó đã hoàn thành chỉ ít lâu sau khoa Thi Hội cuối cùng năm 1919. Đó là một kết thúc khá trọn vẹn cả về lịch sử khoa cử và nói riêng với việc biên soạn đăng khoa lục đại khoa triều Nguyễn.

Điều có ý nghĩa nhất là trọn bộ QTĐKL gồm 5 quyển (kể cả và các quyển từ 1 đến 4) đã được khắc in lưu hành. Bản in đầy đủ nhất hiện có chính là bản Hv.97 của Viện Sử học mà chúng tôi đã nói đến ở đoạn trên. Vì vậy có thể xác định văn bản này in sau khoa Thi Hội cuối cùng năm 1919. Chỉ có một điểm đáng tiếc là trên các trang sách không có điều ghi nào cho chúng ta biết thêm bản in QTKBL đã được in ra khi Cao Xuân Dục còn tại thế, hay sau khi Tiên sinh đã qua đời (1922)? Hiển nhiên là cách ghi “Thành Thái Giáp Ngọ hạ” (Mùa hè năm Thành Thái Giáp Ngọ [1894] là để nhắc lại và giới thiệu năm mà sách QTKBL lần đầu tiên đã được in ra, chứ không phải là năm tháng thực sự bộ sách đã được in ra, bởi vì bản in như đã nói trên, đã có đủ nội dung đến khoa Kỷ Mùi 1919.

Qua đối chiếu các bản in từ Q.1 đến Q.3, chúng ta có thể nhận thấy các bản từ cách cắt trang, đặt dòng, số chữ của mỗi dòng đến kiểu dáng chữ khắc, những chỗ khắc thiếu phải khắc thêm chèn vào v.v. đều giống nhau. Chẳng hạn, Q.II, tờ 7b: các bản đều có 4 chữ 綱 羅 英 傑 (Cương la anh kiệt / Cầu tìm kẻ anh tài tuấn kiệt) do khắc sót phải khắc thêm con chữ nhỏ chèn vào bên cạnh dòng chính. Tờ 10b ghi Nguyễn Bá Đôn sinh năm Nhâm Ngọ 壬 午 , các bản đều khắc nhầm là năm Nhâm Thân 壬 申 . Chữ Cát trong câu “Sắc tứ Bác học hoành tài đệ tam giáp Đồng cát sĩ xuất thân 同 吉 士 出 身 ”, các bản đều nhầm là Đồng Tiến sĩ xuất thân 同 進 士 出 身 v.v. Điều đó chứng tỏ tất cả các bản in hiện còn đều được in từ một ván khắc năm Thành Thái Giáp Ngọ.

Tuy nhiên, xem xét kỹ thì thấy không hẳn tất cả các bản in đều nhất loạt giống nhau. Ví dụ Q.II, tờ 17a ghi về Hoàng Hữu Tài, một số bản in là “從 次 ,死 事 Tòng thứ, tử sự / Theo quân thứ, chết vì việc nước”, thì một số bản in khác 2 chữ sau: “從 事 , 遇 害 Tòng sự, ngộ hại / Theo quân thứ, bị hại”. Q.II. tờ 20a ghi về Bùi Văn Dị có câu: 帝 簡 卷 , 所 著 有 . Đế giản quyến, sở trước hữu.../ Được vua yêu mến, trước tác có...), ở một số bản in là “帝 簡 卷, 所 所著 有 Đế giản quyến sở sở trước hữu” (thừa chữ 所). Dù số sai dị này không nhiều, nhưng nó chứng tỏ các văn bản được in những lần khác nhau trên cơ sở một ván khắc, có sửa chữa đôi chỗ. Có thể nêu một số dẫn chứng như sau:

Q.I, tờ 6a ghi về Trần Ngọc Giao, dưới dòng “Kỷ Mùi, tam thập thất” bị đục một đoạn. Q.II, tờ 7b ghi về Lê Đức Dĩnh, sau dòng ghi quê quán có một đoạn bị đục bỏ, chỉ trừ bản Hv.97 không có vết đục, còn tất cả các bản khác đều được in ra với vết đục như nhau, chứng tỏ chúng cùng được in một lần từ một ván khắc, và là lần in thứ hai, có sửa đổi, đó là các bản VHv.643, VHv.644, VHv.645, VHv.646, VHv.647, VHv.648, VHv.290, VHv.1271 (Viện HN); R.1 (TVQG) và Hv.87 (Viện SH). Còn bản Hv.97, từ nội dung, những chỗ sửa đổi, kể cả những chố in sai cũng hoàn toàn giống với 10 bản vừa nêu trên, nhưng 2 chỗ ở Q.I, tờ 6a và 7b (đã dẫn) không có dấu bị đục, chứng tỏ bản này được in lần khác với hai lần in kể trên. Vì bản này có đủ các khoa thi của triều Nguyễn nên nó phải được khắc in sau năm 1919, và đó là lần in thứ ba.

Phần đầu Q.IV dù chỉ có 2 khoa gồm 5 tờ giấy nhưng cũng đã được in lại. Q.I về Phan Trân, các bản VHv.646, VHv.647, VHv.648 và VHv.649 ghi là “Quảng Trị, Diên Phước, Bảo An Tây. Cử nhân Du chi tử. Đinh Mão, nhị thập cửu, Mậu Tý Cử nhân”. Các bản VHv.290, VHv. 464, VHv. 465, VHv.1271 (VNCHN) và Hv.87 (VSH) ghi là “Khánh Nam, Diên Phước, Bảo An. Cử nhân Khắc Nhu chi tử. Mậu Tuất, tam thập tứ. Mậu Tý Cử nhân”. Có thể thấy ngay Phan Trần quê tỉnh Quảng Trị là lầm, vì huyện Diên Phước chưa bao giờ thuộc tỉnh Quảng Trị. Các bản in sau đã sửa lại là tỉnh Quảng nam nhưng lại khắc nhầm chữ Quảng 廣 ra chữ Khánh 慶. Các chi tiết khác nhau giữa cáclần in: một số bản ghi Phan Trân là con Cử nhân Du 俞, sinh năm Đinh Mão, đỗ Phó bảng năm 29 tuổi; số bản khác lại ghi: “Con Cử nhân Khắc Nhu 克 柔 , sinh năm Nhâm Tuất, đỗ năm 34 tuổi. Sự khác nhau đó thật khó xác định bản nào đúng bản nào sai, vì cho đến bản Hv.97 là bản in muộn hơn và hoàn chỉnh hơn cả cũng chỉ sửa được tên tỉnh cho đúng là Quảng Nam. Bản Hv.97 ghi cha của Phan Trân là Du thì giống với một số bản này, nhưng năm sinh và tuổi đỗ thì lại theo số bản kia. Ngoài ra bản Hv.97 còn ghi một câu không ăn nhập gì với đoạn ở trên “Khắc Nhu quan Tri phủ”. Chúng tôi cho rằng các bản có chữ Quảng Trị là những bản in lần đầu, chúng tôi đóng chung với các sách mang ký hiệu: VHv.646, VHv.647, VHv.648, VHv.649. Các bản có chữ Khánh Nam là in lần thứ 2, đóng chung với các bản: VHv.644, VHv.645, VHv.290 (VNCHN) và Hv.87 (VSH). Còn bản in đúng Quảng Nam là bản in lần thứ 3, tức lần ấn hành toàn bộ QTKBL. Tuy Hv.97 đã sửa chữa, bổ sung nhưng khi chúng tôi tra tìm cha của Phan Trân với tên là Cử nhân Du hoặc Khắc Nhu đều không có. Như vậy chứng tỏ điều ghi này của QTKBL là nhầm.

Bản Hv.97 được in sau năm 1919 trên cơ sở 3 quyển đầu và 2 khoa của Q.IV dùng lại ván khắc cũ. Có thể coi đây là lần in hoàn chỉnh và đầy đủ hơn cả, nhưng chưa phải là lần cuối cùng. Khi khảo sát văn bản, tình trạng bản Hv.97 được đóng xem kẽ một số tờ giấy trắng, loại giấy mỏng, bóng, nét chữ in hơi bị nhòe làm chúng tôi chú ý. Chúng tôi đem so sánh những tờ giấy trắng đó với một trong những bản được in lại lần thứ hai là VHv.290 thì thấy chúng đã được bổ sung khá nhiều chi tiết, đặc biệt là quan hệ cha con, anh em v.v... cùng thi đỗ. Ví dụ: Q.III tờ 5b về Tạ Thúc Dĩnh, sau khi ghi quê quán, năm sinh, tuổi đỗ và quan tước như các bản khác, bản giấy trắng bổ sung thêm “Phó bảng Thúc Đĩnh chi phụ”. Hoặc ở Q.III, tờ 7a ghi về Hoàng Côn, bàn này ghi đầy đủ hơn: “Quan Hiệp tá, Mỹ Hòa tử. Hưu trí. Cử nhân Chu Tích chi phụ” v.v. Điều ghi này giống với ghi chép, ở sách QTHKL trong khi các bản đều ghi là “Hiện Thừa Thiên phủ thừa”. Từ những bổ sung, đính chính trên, chúng tôi nghĩ đến khả năng bản giấy trắng được in lại lần nữa, hoặc chí ít thì những tờ đó cũng được in lại riêng sau lần in của bản Hv.97 để bổ sung, sửa đổi một số chi tiết của lần in thứ 3. Nếu đúng vậy thì đây là lần in thứ tư và chắc là lần in cuối cùng. Vì sau những năm 20 của thế kỷ này, khi khoa thi cuối cùng bằng chữ Hán đã chấm dứt, hào quang của nền văn hóa bằng thứ chữ ngoại lai này không còn thì đối với các văn bản chữ Hán được tiếp tục khắc in lại là một việc khó, nhất là các bộ sách lớn như QTHKL, QTKBL v.v.

Tình trạng văn bản QTKBL được khắc in là như vậy. Đối với phần chép tay thêm các khoa mà bản in không có, dù số tờ không nhiều nhưng cũng phức tạp. Qua so sánh, đối chiếu chúng tôi thấy 2 bản chép thêm đầy đủ của Viện NCHN là VHv.290, A.37 và bản R.2257 của TVQG có nhiều xuất nhập. Đã là chép tay thì không thể tránh khỏi tình trạng “Tam sao thất bản”. Loại trừ những nhầm lẫn về tự dạng hoặc sót một đôi chữ, chúng tôi thấy bản R.2257 và bản A.37 đã được sao lại từ bản Hv.97 hoặc bản có cùng lần in với nó. Phần chép tay của bản VHv.290 sao lại từ một trong các bản trên, nhưng sai sót khá nhiều. Ví dụ Q.IV, tờ 9b về Nguyễn Duy Phiên các bản đều ghi: “Tam giáp Huân chi tôn; cử nhân Miễn chi tử; Phó bảng Thắng, Cử nhân Đồng Tam giáp Tích chi đệ; Phó bảng Thiệu chi huynh” thì bản VHv.290 chép thiếu chữ Cử nhân [Miễn], Tam giáp Tích v.v... Tuy nhiên, chính bản này lại bổ sung được một số chi tiết mà các bản khác không có. Ví dụ: Q.IV, tờ 15a ghi về Hoàng Tăng Bí 黃 曾 賁, bản A.290 bổ sung: “Cử nhân Hy Uớc chi điệt, Huân Trung chi đường điệt 舉 人 希 約 之 侄 勳 忠 之 堂 侄” Cũng ở quyển này tờ 22 a đã sửa được tên cha của Đặng Văn Oánh 鄧 文 塋 là Đặng Văn Thụy 鄧 文 瑞 , các bản, kể cả Hv.97 đều ghi là Đặng Văn Đoan 鄧 文 端 . Vì vậy, bản chép tay A.290 nói trên tuy chỉ là bản sao chép, nhưng cũng giúp ích tham khảo cho các nhà nghiên cứu.

Trên đây chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu văn bản Quốc triều khoa bảng lục, đó cũng góp phần tìm hiểu về mảng thư tịch đăng khoa lục triều Nguyễn.

CHÚ THÍCH

(1) Xin xem: Trần Văn Giáp - Lược truyện tác gia Việt Nam, T.1, Nxb. Sử học, H. 1962, tr.92-125.

(2) Trần Văn Giáp, - Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, T.1. Thư viện Quốc gia xuất bản, H.1970, tr.263-280.

(3) Xin xem: Tổng quát về các khoa Thi Hội và các tài liệu Đăng khoa lục đại khoa, trong: Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919). Nhóm biên soạn: Ngô Đức Thọ (Chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi. Nxb. Văn học, H., 1993.

(4) Di sản Hán Nôm (Sđd, T.2, tr.668 ghi A.37 & VHv.290 là hai tài liệu chép tay. Thực ra đây là hai bản in, chỉ có phần thêm ở cuối sách là chép tay mà thôi.

(5) Lê Nguyên Trung 黎 原 忠 hiệu Chỉ Trai 止 齋, người làng Trung Cần huyện Thanh Chương, nay thuộc xã Nam Trung huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, đậu Cử nhân năm 1813, làm quan đến chức Tổng đốc Bình Phú.

(6) Lê Đình Diên tự Cúc Hiên, người xã Nhân Mục huyện Thanh Trì, Hà Nội, đỗ Hoàng giáp năm 1849, làm quan đến chức Hàn lâm viện tu soạn, lĩnh Đốc học Hà Nội

TB

VỀ VĂN BẢN BỘ
"VIỆT SỬ CƯƠNG MỤC TIẾT YẾU"

HOÀNG VĂN LÂU

Việt sử cương mục tiết yếu là một tác phẩm quan trọng của nhà sử học Đặng Xuân Bảng. Bộ sử này đã được giới am hiểu sử học chú ý từ sớm.

Năm 1897, khi viết tiểu sử cho Đặng Xuân Bảng con rể ông là Nguyễn Xuân Chức ghi nhận Đặng Xuân Bảng có bộ Thiện Đình việt sử(1). Nhà thư tịch học Trần Văn Giáp cho rằng bộ Thiện Đình việt sử ấy chính là sách Việt sử cương mục tiết yếu(2).

Trong sách Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, cụ Trần Văn Giáp đã trân trọng giới thiệu bộ Việt sử cương mục tiết yếu, có chép nguyên văn, phiên âm và dịch lời tựa của bộ sách. Theo cụ Giáp, thì Việt sử cương mục tiết yếu là bộ sử Việt Nam “tóm tắt các việc quan trọng nhưng rất kỹ. Đối với một số sự việc quan trọng, tác giả phê phán kỹ và cụ thể, rất có phương pháp...”(3).

Nhưng cũng theo cụ Trần Văn Giáp, thì bộ Việt sử cương mục tiết yếu này tàn khuyết nhiều phần quan trọng, hiện chỉ còn Q1 65 tờ, Q4 77 tờ, Q5 67 tờ, Q6 70 tờ. Các quyển 2, 3, 7 và 8 đều bị thất lạc(4).

Như thế là khi giới thiệu bộ Việt sử cương mục tiết yếu, nhà sử học và thư tịch học Trần Văn Giáp, chỉ được thấy nhiều nhất là một nửa số quyển của bộ sử ấy.

Từ đó tới nay, giới sử học và những người quan tâm không thấy nhắc tới bộ sử đó nữa. Có lẽ mọi người đều cùng nhận định với cụ Trần Văn Giáp, rằng bộ sử ấy đã tàn khuyết, nhiều phần quan trọng.

Mấy năm gần đay, trong khi tìm hiểu các bộ sử biên niên của dân tộc, chúng tôi phát hiện một vài tình trạng lầm lẫn trong khi sắp xếp văn bản các tác phẩm sử học. Điều đó, khuyến khích chúng tôi đi tìm lại các phần “đã mất” của bộ Việt sử cương mục tiết yếu.

Thư mục Hán Nôm, Mục lục tác gia, của Ban Hán Nôm (Bản in Rônéô năm 1977) cho biết Đặng Xuân Bảng viết Việt sử cương mục tiết yếu, ký hiệu VHv.2737.

Sách Việt sử cương mục tiết yếu, bản ký hiệu VHv.2383 có 70 tờ, mỗi tờ 2 tr, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng có 24 chữ. Hai tờ đầu là bài tựa của tác giả viết năm Thành Thái thứ 17 (1905). Từ tờ 3a đến tờ 55b ghi chép các sự kiện từ kỷ Hồng Bàng đến mùa thu năm Tân Dậu (1801). Tờ 56 mất. Tờ 57 đến tờ 59 là sưu tập các câu thơ đối nhau, vịnh các sự kiện và nhân vật lịch sử. Từ tờ 60 đến tờ 70 là một đoạn bình luận lịch sử, từ kỷ Hồng Bàng đến kỷ nhà Trần, nhưng sắp xếp có chỗ lẫn lộn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy Việt sử cương mục tiết yếu bản VHv.2383, mới chỉ là một bản đề cương chi tiết của bộ Việt sử cương mục tiết yếu, vì sách này mới chỉ phác thảo cái khung cho bộ sách, ghi chép rất vắn tắt, như: Kỷ nhà Đinh chỉ có 1 trang, (tờ 17b), kỷ nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) 3 trang (từ tờ 18a đến tờ 19b), kỷ nhà Lý 10 trang (từ tờ 19b đến tờ 24b)...

Sách Việt sử cương mục tiết yếu, ký hiệu VHv.2737/2, 3, 4, 7, 8 có 5 tập, mỗi tập là 1 quyển có các tên gọi khác nhau. Việt sử cương mục chính biên tiết yếu (VHv.2737/2), Việt sử cương mục chính biên tiết yếu VHv.2737/7 và VHv.2737/8). Nhưng thực ra, đó là các quyển 2, 3, 4, 7 và 8 của cùng 1 bộ sách. Nhưng đây có phải là 5 quyển của bộ sách chúng ta đang nói đến - bộ Việt sử cương mục tiết yếu hay không?

Cụ Trần Văn Giáp cho biết bộ Việt sử cương mục tiết yếu có 8 quyển, hiện chỉ còn 4 quyển là Q1, Q4, Q5 và Q6, các quyển 2, 3, 7 và 8 đều đã bị mất. Nếu đúng sách Việt sử cương mục chính biên tiết yếu, thì sách này sẽ bổ sung cho các phần đã mất của bộ sách mà Trần Văn Giáp đã đọc cụ thể là các quyển 2, 3, 7, 8 “phần tàn khuyết quan trọng” của bộ Việt sử cương mục tiết yếu.

Nhưng đáng tiếc là cụ Trần Văn Giáp không ghi ký hiệu sách cụ đã đọc thành ra, bây giờ đến lượt chúng tôi lại phải “tìm lại” bản Việt sử cương mục tiết yếu cụ đã giới thiệu.

Trong bộ Thư mục Hán Nôm (phần II, tập 7)(5), có mục tên sách ghi là Việt sử cương mục tiết yếu(6). Ở mục này có 4 ký hiệu. VHv.1889. Lời tóm tắt cho biết: Đây là bộ sơ lược lịch sử Việt Nam từ đời Hùng Vương đến đời Lê Hiển Tông.

Nhưng nếu xét kỹ, thì 4 ký hiệu trên không thuộc cùng một tác phẩm: Bản kí hiệu A1592/1-2 có tiêu đề Việt sử tiết yếu, gồm 2 tập, tập 1 có phần Tiền biên và Chính biên, bao quát giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến hết kỷ nhà Lý. Tập 2, gồm kỷ nhà Trần đến khi quân Minh rút về nước, phía trên có lời bàn, thơ vịnh của Ngô Thì Sỹ, Tự Đức, Nam Sơn, Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên. Đây không phải là bộ Việt sử cương mục tiết yếu mà chúng tôi đi tìm, vì trước hết nội dung tác phẩm không phù hợp với những điều trình bầy trong lời tựa của Đặng Xuân Bảng cho bộ Việt sử cương mục tiết yếu, thứ nữa cách bố trí quyển, mục cũng khác(7).

Hai bản có ký hiệu VHv.1888 và VHv.1889 thực ra chỉ là 2 phần nhỏ của cùng một bộ sách có tên là Việt sử tiết yếu, sách in, chưa rõ xuất xứ, nhưng cấu tạo khác các bộ sử thông thường. Bản VHv.1888 là Tiết 4 (Đệ tứ tiết) chép về kỷ nhà Trần. Bản VHv.1889 là tiết 14 (Đệ thập tứ tiết) chép sự kiện nhà Lê, từ năm Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Lạc, thứ 12 nhà Minh (1418) đến niên hiệu Đức Long của vua Lê Thần Tông (1629 - 1634). Sách này không có lời bàn, lời bình, cũng không có thơ vịnh, và lời chú. Rõ ràng không phải là tác phẩm chúng ta cần tìm. Thậm chí Việt sử tiết yếu bản ký hiệu A1592/1-2 cũng khác hẳn Việt sử tiết yếu bản ký hiệu VHv.1888 và VHv.1889. Chúng là hai bộ Việt sử tiết yếu được biên soạn theo các phương pháp khác nhau.

Bây giờ xin xét tới bản ký hiệu VHv.161. Ký hiệu này có 4 tập (chứ không phải 3 tập như đã ghi trong thư mục) đó là các tập 1, 4, 5, 6. Mỗi tập là 1 quyển. Tập 1 có 65 tờ. Tờ 1a có Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng viết vào năm Thành thái thứ 17 (1905).

Tờ 2a, dòng đầu là tiêu đề Việt sử tiết yếu. Quyển chi nhất (Việt sử tiết yếu Quyển 1). Thiện Đình tiến sĩ Đặng.

Tập này bắt đầu từ Hùng Vương đến năm Nhâm Tý, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 4 của vua Lý Nhân Tông (1072).

Tập 4 (VHv.161/4) có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi tứ (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển 4) gồm 77 tờ.

Tập này là kỷ nhà Lê, từ Lê Nhân Tông đến Lê Trang Tông (từ năm 1443 đến năm 1548). Tập 5 (VHv.161/5) có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi ngũ (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu, Quyển 5), gồm 67 tờ từ Lê Trung Tông đến Lê Huyền Tông (từ năm 1549 đến năm 1671).

Tập 6 (VHv.161/6) có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi lục (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển 6) gồm 70 tờ, từ Lê Gia Tông đến năm Bính Dần, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 7 vua Lê Hiển Tông. (Từ năm 1672 đến năm 1746).

Xét số quyển (4 quyển, Q1, Q4, Q5 và Q6) và số tờ của bộ Việt sử tiết yếu (theo tên gọi của Thư mục Hán Nôm, sách đã dẫn) này, với số quyển, số tờ của bộ Việt sử cương mục chính biên tiết yếu mà cụ Trần Văn Giáp đã giới thiệu, ta có thể đi tới nhận xét: Bản Việt sử cương mục chính biên tiết yếu mà cụ Trần Văn Giáp đã tiếp xúc, chính là bản ký hiệu VHv.161/1-4-5-6 này, có các tiêu đề khác nhau. Việt sử tiết yếu (như Thư mục Hán Nôm đã ghi), Việt sử cương mục tiết yếu (như cụ Trần Văn Giáp đã chép), Việt sử cương mục chính biên tiết yếu, (như tác giả đã ghi trong tác phẩm của mình).

Bây giờ, chúng tôi xét đến sách Việt sử chính biên tiết yếu ký hiệu VHv.2737/2, 3, 4, 7, 8.

Tập 2 (VHv.2737/2) 85 tờ, có tiêu đề Việt sử chính biên tiết yếu Quyển chi nhị (Việt sử chính biên tiết yếu Quyển2). Thiện Đình tiến sỹ Đặng Xuân Bảng biên tập. Tập này bắt đầu từ Nhân Tông hoàng đế (kỷ nhà Lý) đến Anh Tông hoàng đế (từ năm 1072 đến năm 1314).

Tập 3 (VHv.2737/3), 85 tờ, có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi tam (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển 3), bắt đầu từ (Trần, Minh Tông hoàng đế đến Bình Định Vương (Lê Lợi) từ năm 1314 đến năm 1427).

Tập 4 (VHv.2737/4) 66 tờ, có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi tứ (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển 4), kỷ nhà Lê, từ Thái tổ Cao Hoàng đế (niên hiệu Thuận Thiên năm thứ 1) đến Hiến Tông Duệ hoàng đế (từ năm 1427 đến năm 1504).

Tập 7 VHv.2737/7) 85 tờ, có tiêu đề Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển chi thất (Việt sử cương mục chính biên tiết yếu Quyển 7, 85 tờ viết về Hiển Tông Vĩnh hoàng đế (1740 - 1786).

Tập 8 (VHv.2737/8) 48, từ Đế Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống) đến khi nhà Tây Sơn chấm dứt (từ năm 1786 đến năm 1802).

Tổng hợp cả hai bản VHv.161 và VHv.2737 có thể đi đến nhận xét:

- Đây là hai văn bản sao chép khác nhau của cùng một tác phẩm sử học của nhà sử học Đặng Xuân Bảng.

- Cả hai văn bản đều không đầy đủ. Nhưng nếu tổng hợp hai bản lại, thì sẽ có trọn bộ bộ sử của vị Tiến sỹ Thiện Đình.

Hai nhận xét trên đây được minh chứng qua 1 quyển trùng hợp của 2 ký hiệu: Quyển 4.

Quyển 4 của VHv.161 bắt đầu từ Nhân Tông hoàng đế (nhà Lê) đến Trang Tông Dụ hoàng đế (1443 - 1548). Trong khi đó, Quyển 4 của VHv.2737 bắt đầu từ Thái tổ Cao hoàng đế (Lê Lợi) đến Hiến Tông Duệ hoàng đế (từ năm 1427 đến năm 1504). Điều này chứng tỏ VHv.161 và VHv.2737 là hai bản sao chép khác nhau. Nhưng đối chiếu nội dung các phần tương ứng của 2 ký hiệu thì hoàn toàn trùng hợp, điều này lại chứng tỏ chúg được sao chép từ cùng một tác phẩm.

Tóm lại, bộ sử của nhà sử học Đặng Xuân Bảng, có các tên gọi khác nhau Việt sử tiết yếu (Thư mục Hán Nôm, Việt sử cương mục tiết yếu (như cụ Trần Văn Giáp đã giới thiệu), Việt sử cương mục chính biên tiết yếu... (như đã ghi trong sách), gồm có 8 quyển. Mỗi quyển đều có ghi tiêu đề. Nhưng các tiêu đề này không nhất trí. Vậy nên định tên sách như thế nào? Cụ Trần Văn Giáp căn cứ vào lời tựa của bộ sách ghi là: Việt sử cương mục tiết yếu tự, nên lấy tên là Việt sử cương mục tiết yếu. Thư mục Hán Nôm, khi thì ghi theo tiêu đề của Quyển 1 là Việt sử tiết yếu khi thì ghi theo tiêu đề Quyển 2, là Việt sử chính biên tiết yếu và do ký hiệu khác nhau, nên tách thành hai mục sách khác nhau để miêu tả(8).

Theo chúng tôi, Việt sử cương mục tiết yếu đúng là tên sách do tác giả đặt, sau khi tác phẩm đã hoàn thành. Việt sử tiết yếu là tên gọi tắt. Còn Việt sử chính biên tiết yếu là chỉ phần chính biên (từ kỷ Đinh Tiên Hoàng trở về sau), đối lập với phần Tiền biên (từ kỷ Đinh Tiên Hoàng trở về trước).

Tiêu đề Việt sử cương mục tiết yếu đã được tác giả cân nhắc lựa chọn ngay từ khi phác thảo đề cương, được thể hiện rất rõ trong sách Việt sử cương mục tiết yếu ký hiệu VHv.2383 chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Sau khi hoàn thành tác giả có viết lời tựa, và cũng khẳng định lại tên gọi ấy qua cách đặt tên lời tựa là Việt sử cương mục tiết yếu tự.

Việt sử cương mục tiết yếu là một bộ thông sử, ghi chép một cách ngắn gọn những sự kiện lịch sử sẩy ra kể từ thời Hùng Vương đến khi nhà Tây Sơn chấm dứt (1802). Bộ sử viết theo lối Cương mục, có kèm theo các phần chú thích, nhận xét, bình luận, khảo chứng của tác giả và của nhiều sử gia khác. Bộ sử này chia làm 2 phần: Phần Tiền biên từ thời Hùng Vương đến hết thời kỳ 12 sứ quân. Phần Chính biên, từ kỷ Đinh Tiên Hoàng đến kỷ Tam Quốc (Nguyễn Ánh ở Gia Định, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn, Quang Trung và Quang Toản ở Huế).

Về độ dài lịch sử, bộ sử này so với Đại Việt sử ký toàn thư (khắc in lần đầu vào năm 1697) dài hơn 127 năm, so với bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của sử quán triều Nguyễn, dài hơn 15 năm.

Về mặt quan điểm: Lần đầu tiên, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống.

Là một nhà sử, học truyền thống, được đào tạo dưới triều Nguyễn tới học vị tiến sỹ, nhưng Đặng Xuân Bảng vẫn thẳng thắn phê phán cách đánh giá thiển cận, thù hằn đối với nhà Tây Sơn: “Đến như sự tích đời Tây Sơn, thì hồi đầu Gia Long đã có chiếu tiêu hủy hết vào năm Tự Đức, quan ngự sử Bùi Đình Tri dâng sớ xin sai quan biên soạn, sau vì có việc lại thôi. Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, khi nhà Hán, nhà Lê trung hưng thì sự tích của Vương Mãng và họ Mạc cũng không biết bỏ, vì sử là để khuyến khích và răn đe. Sao lại có chuyện sự tích 15 năm để cho mai một trong một lúc, không ai biết nữa(9) và ông nhiệt tình ca ngợi, khẳng định Tây Sơn là một triều đại chính thống “khi ấy nhà Lê đã mất triều, ta chưa lên, sự kế nối các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong 15 năm ấy (1788 - 1802) không thuộc Tây Sơn thì còn ai nữa?”(10).

Việc đánh giá các triều đại và các nhân vật lịch sử cũng theo một quan điểm khách quan như vậy, theo tiêu chuẩn “giữ yên được bên trong, chống lại được giặc ngoài” và tiêu chuẩn đạo đức. Đối với triều đại đang lên, cũng thẳng thắn vạch rõ những thiếu sót, hạn chế, nhưng khi phê phán chính sách thuế hà khắc của triều Trần...

Một ưu điểm nổi bật của bộ sử này là tác giả đã nghiên cứu sâu rộng nhiều nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc - có nhiều tài liệu mà Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn bộ Cương mục, không có để dựng lại nhiều sự kiện lịch sử lớn, quan trọng, như cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược của Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, trận Bạch Đằng lịch sử đời Trần... Tình hình bang giao giữa triều Mạc và nhà Minh. Đặc biệt nghiên cứu các nguòn tài liệu của nhà nước và tư gia để viết kỷ Tam Quốc (từ 1788 đến 1802).

Bộ sử dành một phân lượng đáng kể để khảo cứu các địa danh cổ, khảo sát diễn biến của lãnh thổ đất nước qua các đời, nghiên cứu về bộ máy cai trị của các triều đại, về điển chương, chế độ các đời, một cách công phu và có sức thuyết phục...

Tóm lại, bộ Việt sử cương mục tiết yếu một tác phẩm tiêu biểu, có nhiều giá trị của nhà sử học, nhà văn hoá Đặng Xuân Bảng trải qua gần một thế kỷ chưa đến được với độc giả một cách trọn vẹn. Ngày nay khi đã tìm lại được trọn vẹn bộ sử đó, chúng tôi hy vọng bộ sử sẽ sớm được xuất bản để phục vụ độc giả quan tâm đến bộ sử ấy.

CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Xuân Chức Hành Thiện Đặng công hành trạng, dẫn theo Lược truyện các tác gia Việt Nam (tr.142) là Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tr.290-291) của Trần Văn Giáp.

(2) (3) (4) Xem Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Thư viện Quốc gia xuất bản. Hà Nội 1970. tr.147-152 và 290-291.

(5) Thư mục Hán Nôm, phần II, tập 7, Ủy ban KHXH.Việt Nam, Thư viện KHXH. Bản in Rôneô, Hà Nội 1971.

(6) Sách đã dẫn, trang 1174.

(7) Ví như, sách không có phần khảo cứu của Đặng Xuân Bảng, không có phần viết về thời kỳ Tây Sơn như lời tựa của Việt sử cương mục tiết yếu đã nói rõ.

(8) Bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu Nxb. KHXH. H. 1993, cũng tách tác phẩm này thành hai mục: Việt sử chính biên tiết yếu (số 4306 trang 603, 604), giới thiệu bản VHv.2737 II, III, , IV, VIII và Việt sử tiết yếu, có phụ đề Việt sử cương mục tiết yếu (số 4327, tr.615), giới thiệu 4 ký hiệu VHv.1888, VHv.1889, A. 1592/1-2 và VHv.161/1, 4, 6, 6. Trong khi, như chúng tôi đã phân tích. VHv.1888, VHv.1889 và A.1592/1-2 là hai bộ sử khác hẳn với bộ Việt sử cương mục tiết yếu ký hiệu VHv.161 và VHv.2737.

(9) (10) Việt sử cương mục tiết yếu.tự.

TB

TÊN GỌI "VIỆT NAM" TRONG BIA ĐÁ THỜI LÊ TRUNG HƯNG

PHẠM THỊ VINH

“Việt Nam” là tên gọi chính thức nước ta ngày nay. Nhưng tên gọi “Việt Nam” với ý nghĩa chỉ quốc gia thì đã xuất hiện từ rất sớm. Có thể tìm thấy trong các thư tịch của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm v.v. và đặc biệt là trong bia đá từ thời Mạc đã xuất hiện hai chữ “Việt Nam”(1). Nhưng tên gọi “Việt Nam” như chỉ tên nước xuất hiện nhiều nhất là ở trong bia thế kỷ XVII, XVIII. Trong quá trình tiếp cận với văn bia, chúng tôi đã tập hợp được một số văn bản có mang hai chữ Việt Nam như là chỉ tên nước cùng với tên các đơn vị hành chính khác. Nhận thấy đây là những tư liệu lý thú, có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin giới thiệu những thác bản bia thời Lê có ghi hai chữ “Việt Nam”.

Trước hết, chúng tôi chưa khẳng định hai chữ “Việt Nam” ở trong bia thời Lê là quốc hiệu, mà chỉ mang ý nghĩa chỉ quốc danh. Vì quốc hiệu gắn liền với sự sáng lập ra một triều đại mới. Thời các vua Hùng, nước ta gọi là “Văn Lang”. Đến đời An Dương Vương, đặt tên nước là “Âu Lạc”. Khi Lý Bí khởi nghĩa thành công lại đặt tên nước là “Vạn Xuân”. Nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua đặt tên nước là “Đại Cồ Việt”. Các triều đại Lý - Trần - Lê đều đặt tên nước là “Đại Việt”. Riêng nhà Hồ đặt tên nước là “Đại Ngu”. Vua Quang Trung từng tâu xin với nhà Thanh về việc đặt quốc hiệu nước ta là “Việt Nam”(2). Buổi đầu nhà Nguyễn cũng đã đặt quốc hiệu như vậy, sau đó mới đặt tên nước là Đại Nam. Khi Cách mạng Tháng tám thành công, tên nước ta là “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, rồi sau này đổi là “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”... có thể thấy qua nhiều biến thiên của lịch sử, nước Việt Nam ta đã từng được đặt các quốc hiệu khác nhau.

Thế nhưng trong thực tế, nước ta lại cũng từng tồn tại những biệt danh (tên gọi khác với quốc hiệu đã được nhà nước chính thức hoá trên các giấy tờ, sách vở, công văn) như: Việt Thường, Giao Chỉ, Lĩnh Nam, Viêm Bang, An Nam v.v. Những biệt danh này đã xuất hiện hoặc do cách gọi của người Trung Quốc cổ xưa khi sang xâm chiếm nước ta trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, hoặc về một vài lý do nào đó về dân tộc, địa lý... Và tên “Việt Nam” xuất hiện trong các thư tịch cổ chữ Hán hoặc trên các văn bia từ thời Lê trở về trước cũng là một cách gọi khác về đất nước chúng ta. Hai chữ “Việt Nam” ở đây chỉ cội nguồn dân Việt đã có từ thời thượng cổ gồm Việt Đông, Việt Tây, Lạc Việt, Mân Việt, Âu Việt v.v. Nhưng nếu đặt hai chữ “Việt Nam” bên cạnh các đơn vị hành chính như tỉnh, phủ, huyện, xã mà trong đó từ “Việt Nam” đứng ở đầu, thì lại bao hàm chỉ quốc danh. Mặc dù các triều đại đương thời không đặt quốc hiệu là “Việt Nam” nhưng danh từ này đã được khắc vào bia đá, vào mộc bản với ý nghĩa chỉ tên nước là điều đáng chú ý. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài văn bia có dùng hai chữ “Việt Nam” với ý nghĩa như vừa nêu.

Bia thứ 1: “Thiên Phúc tự” tạo năm Phúc Thái 6 (1648) đặt tại chùa Thiên Phúc, xã Đại Lâm, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn (nay là huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc). Người soạn và viết chữ là Nguyễn Đức Toàn, nhà sự trụ trì tại bản chùa. Nguyễn Thế Long, Nguyễn Thế An người xã Hoài Bắc, huyện Tiên Du thuộc bản phủ khắc bia. Hai chữ “Việt Nam” đặt ở câu đầu bài minh:

Việt Nam đệ nhất,
Kinh Bắc, Từ Sơn.
Huyện Yên, xã Đại,
Thiên Phúc cảnh tiên”

Nghĩa là:

Việt Nam thứ nhất,
Kinh Bắc, Từ Sơn.
Huyện Yên [Yên Phong]
xã Đại [Đại Lâm]
Thiên Phúc cảnh tiên”.

Bia thứ 2: “Hạ trùm trưởng quan bi ký” tạo năm Khánh Đức 1 (1649), đặt tại xã Phú Mẫn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc). Người soạn là Tiến sĩ đệ nhất giáp Nguyễn Thuần, Bồi tụng, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Lễ bộ hữu thị lang, tước Phương Lộc bá, Người viết chữ là Lê Chuyết, thi trúng hạng ưu khoa Thư toán năm Mậu Thìn, chức Thị nội thư tả Công bộ lang trung, tước Thụy Lĩnh tử. Hai chữ “Việt Nam” được đặt ở câu đầu của bài minh:

Việt Nam triệu quốc,
Kinh Bắc định vương,
Yên Phong mĩ huyện,
Mẫn Xá danh hương.

Nghĩa là:

Việt Nam mở nước,
Kinh Bắc định ranh giới,
Yên Phong [là] huyện đẹp,
Mẫn Xá tên làng nổi tiếng.

Bia thứ 3: Tạo năm Thịnh Đức 4 (1656), đặt tại chừa Tường Vân, xã Cam Thường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng). Người soạn là Phạm Năng Yên, tự Phúc Đa. Không ghi tên người viết chữ. Hai chữ “Việt Nam” cũng được đặt ở câu đầu của bài minh:

Việt Nam thắng địa,
Phú hĩ Thường hương!
Tự tàng cảnh vật,
Xứ tại Hải Dương.

Nghĩa là:

Đất đẹp Việt Nam,
Làng Thường, giàu thay!
Chùa giàu cảnh vật,
Tại xứ Hải Dương

Bài thứ 4: “Phúc Thánh tự bi, tạo năm Cảnh Trị 4 (1664), đặt tại chùa Phúc Khánh, xã Mộ Đạo, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc). Bia do Đoàn Độn Phu tước Hương Ngạn hầu soạn, người(3) viết chữ là “Nguyễn Bảng Điền, thi trúng hạng ưu khoa Thư toán năm Tân Sửu, chức Trung thư giám Hoa văn học sinh, người khác chữ là Nguyễn Viết Quí làm ở Ngọc Thạch cục, chức huyện thừa huyện Thường An, tước Thiệu Lộc nam.

Hai chữ “Việt Nam” cũng được đặt ở câu đầu của bài minh:

Việt Nam cảnh giới,
Kinh Bắc thừa tuyên.
Mỉ tại ngô ấp,
Hữu thử miếu triền.

Nghĩa là:

Bờ cõi Việt Nam,
Thừa tuyên Kinh Bắc.
Đẹp thay ấp ta,
Có chùa miếu này!

Bài thứ 5: “An Linh tự”, tạo năm Cảnh Trị 7 (1669), đặt tại chùa An Linh, xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Người soạn bia là xã chánh.

Hai chữ “Việt Nam” đặt ở dòng địa danh, mở đầu của bài ký: “Ký viết: cẩn án: An Linh tự nãi Việt Nam Kinh Bắc Từ Sơn Đông Ngạn Hà Lỗ chi thắng địa dã. Nghĩa là: “Ghi rằng: Cung kính xiét: Chùa An Linh là thắng cảnh của (xã) Hà Lỗ, [huyện] Đông Ngạn, [phủ] Từ Sơn, [trấn] Kinh Bắc, [nước] Việt Nam”. Ở dòng địa danh này không ghi xã, huyện, tỉnh, nhưng bên cạnh đó, cách 3 dòng, khi nói nguyên do của việc đúc chuông, khắc bài ký ở chuông vào bia đá, người soạn bia đã viết: “Từ Sơn phủ, Đông Ngạn huyện, Hà Lỗ xã, An Linh tự, các sĩ [sãi] vãi cập thiện nam tín nữ đẳng, vi tái tạo chung ... Nghĩa là: “Các sãi vãi cùng với các thiện nam tín nữ chùa An Linh, xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, vì lại đúc chuông...”

Bia thứ 6: Mới được phát hiện tại Đồng Đăng, Lạng Sơn(4). Bia “Thể tồn bi ký” tạo vào năm Cảnh Trị 8 (1670). Bia do Thao quận công Nguyễn Đình Lộc soạn.

Hai chữ “Việt Nam” cũng được đặt ở câu đầu của bài minh:

Việt Nam hầu thiệt,
Trấn bắc ải quan.
Thạch bích hoàn vũ,
Uyên quận giới phiên.
Đồng Đăng linh ấp...”

Nghĩa là:

“Cửa ngõ yết hầu của Việt Nam,
Trần giữ quan ải phía bắc.
Vách đã giữa trời đất,
Là quận sâu của biên giới.
Ấp thiêng xứ Đồng Đăng.

Bia thứ 7: “Hậu thần bi ký” tạo năm Chính Hoà 11 (1690), đặt tại chùa thôn Từ Phong, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc. Bia không ghi tên người soạn. Hai chữ “Việt Nam” cũng đặt ở câu đầu của bài minh:

Việt Nam cảnh giới,
Bắc nhất vi tiên.
Từ sơn mĩ hĩ,
Hữu thị miếu triền.

Nghĩa là:

“Bờ cõi Việt Nam,
Phía Bắc là đầu tiên.
Đẹp thay Từ Sơn,
Có chùa miếu này.

Qua những trích dẫn trên, chúng tôi có một vài nhận xét sau:

1. Danh từ “Việt Nam” đã từng được ông cha chúng ta dùng để chỉ quốc gia, khá phổ biến trong thời Lê trung hưng, đặc biệt ở thế kỷ 17. Từ vùng đồng bằng đến biên giới đều sử dụng danh từ này để chỉ quốc danh: Kinh Bắc, Hải Dương, Lạng Sơn là những vùng khác nhau, nhưng trong khoảng thời gian gần nhau. (50năm), đều dùng hai chữ “Việt Nam” để xác định vị trí quốc gia, lãnh thổ.

2. Danh từ “Việt Nam” không đứng riêng biệt, mà đứng trong cả cụm các đơn vị hành chính khác như Hải Dương, Kinh Bắc, Từ Sơn, Yên Phong, Đông Ngạn, Đồng Đăng... Do vậy người đọc không thể hiểu theo kiểu đảo trật tự từ là “Việt Nam”. Vì nếu vậy cũng phải đảo hết trật tự của các từ chỉ địa danh khác: Hải Dương - Dương Hải, Kinh Bắc - Bắc Kinh; Từ Sơn - Sơn Từ v.v.

Các địa danh như Hải Dương, Kinh Bắc, Đồng Đăng, Yên Phong, Từ Sơn... vốn là những địa danh có thật trong lịch sử, lại rất thông dụng trong thời nhà Lê(5) thậm chí đến giờ vẫn được gọi như vậy. Đặc biệt với bia chùa An Linh thì rõ ràng danh từ “Việt Nam” là chỉ tiên nước, theo thứ tự từ trung ương đến địa phương, từ cao xuống thấp (tính theo đơn vị hành chính).

3. Tác giả của những bài văn bia trên phần lớn đều có học, đã qua các kỳ thi tuyển quốc gia của nhà nước phong kiến, giữ những trọng trách lớn của triều đình. Những người viết chữ, khắc bia cũng đa phần qua các kỳ thi quốc gia, có người giữ chức vụ cao. Mọi thông tin họ nêu ra nhất là về địa danh, về tên gọi tổ quốc không thẻ là những thông tin tuỳ tiện, thêm bớt theo cảm hứng. Bởi vì với loại hình bia đá - có tính chất vĩnh cửu, trình bày trước bàn dân thiên hạ - mọi điều nêu ra đểu phải chuẩn xác.

4. Tên gọi “Việt Nam” với ý nghĩa chỉ quốc danh mà chúng tôi vừa nêu ở trên, hầu hết đều xuất hiện trong các bài minh ở cuối mỗi bài văn bia. Chỉ có 1 bia hai chữ “Việt Nam” đặt trong bài ký. Chúng tôi cũng đã cân nhắc, thận trọng khi xem xét vấn để này. Thông thường các bài minh là để cô đúc lại toàn bộ những ý chính của toàn bài văn bia. Vì thế, nó sẽ không diễn tả hết những nội dung của cả bài văn. Mặt khác, minh văn được viết sao cho đăng đối mà vẫn đảm bảo tính hàm súc, do vậy có thể thêm hoặc bớt đi một vài từ, cốt đúng niêm luật. Chẳng hạn như trong bia thứ 1 “Thiên Phúc tự”, “Huyện Yên xã Đại”, “Huyện Yên” ở đây là huyện Yên Phong, “xã Đại” là xã Đại Lâm, nhưng hai chữ “Việt Nam” ở đầu câu vẫn không bị thay đổi. Từ những nhận xét trên, chúng tôi chỉ muốn coi đây là một cách lý giải nhằm góp phần tìm hiểu quốc danh “Việt Nam” trong lịch sử.

Ngoài những văn bản khắc trên bia đá mà chúng tôi vừa nêu, còn có một số sách Hán Nôm, bản khắc gỗ ở thế kỷ 18 cũng ghi hai chữ “Việt Nam” để chỉ tên nước chúng ta, như bàn văn khắc: Cổ Châu Phát bản hạnh khắc năm Cảnh Hưng 30 (1769) để tại chùa Dâu, Thuận Thành, Hà Bắc “Lưu truyền sử ký Việt Nam dõi truyền”, hay trong sách Mai dịch xa thư của Ngô Thì Vị (1774-1821): “Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị...”

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những văn bản khắc trên đá của thời Lê Trung hưng, chắc rằng chưa phải là đầy đủ. Hy vọng rằng cùng với các thư tịch Hán Nôm khác, các văn khắc trên bia đá sẽ là nhứng mốc quan trọng, chính xác để giúp các nhà nghiên cứu có những kết luận thoả đáng về tên gọi “Việt Nam” trong lịch sử.

CHÚ THÍCH

(1) (2) Xem bài “Xác định quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ” của PTS. Đỗ Bang trên Thế giới mới số 92/1994.

(3) Xem các bài của Phạm Thị Vinh trên báo Nhân Dân chủ nhật (4.7.1993), trên tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số 2/1994.

(4) Xem bài của Nguyễn Phúc Giác Hải trên báo Quân đội nhân dân 20/7/1991.

(5) Xem Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh Nxb. KHXH, Địa chí Hà Bắc, Sở Văn hóa - Thư viện Hà Bắc xuất bản 1982.

TB

HỌ TRỊNH VỚI NHỮNG TƯ LIỆU
HIỆN CÒN

TRỊNH DI

Họ Trịnh là một trong những dòng họ lớn và có vai trò nhất định trong lịch sử dân tộc. Thực hiện lời dạy thiêng liêng của Hồ Chí Minh vĩ đại: “Uống nước nhớ nguồn”, trong trào lưu chung của cả nước, con cháu họ Trịnh cùng tìm về cội nguồn của mình: Làng Sáo Sơn, Thanh Hoá.

Không kể trước kia (năm 1937), hai chi họ Trịnh ở Đôn Thư và Cói thái Đường đã về Tổ), từ năm 1987 đến nay, con cháu họ Trịnh dồn dập về xứ Thanh tim lại họ hàng. Mở đầu là 2 chi họ Trịnh ở Thịnh Liệt và Định Công về Thanh Hoá nhận Tổ, nhân ngày giỗ Trịnh Kiểm năm 1987. Sau đó, các chi Quán La, Bình Đà, Hàng Bồ, Nguyễn Thái Học, Từ Liêm... lần lượt tìm cách liên lạc với dòng họ nhà mình. Những việc làm này đã thúc đẩy sự ra đời Ban Liên lạc họ Trịnh vào ngày 24/10/1993 do hơn một trăm đại diện các chi họ Trịnh ở khu vực phía Bắc bầu.

Một sự kiện trọng đại nói lên sự quan tâm và đánh giá đúng đắn công lao các danh nhân họ Trịnh cuả Đảng và Nhà nước ta là, công nhận Phủ Trịnh và Nghè Vẹt - nơi thờ các chúa Trịnh - là di tích văn hóa lịch sử của Thanh Hoá. Ngày 29/3/1994, nhân ngày giỗ đức Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm, UBND Vĩnh Hùng đã tổ chức lễ hội đón nhận Quyết định nói trên với sự tham gia đông đảo của các vị lãnh đạo tỉnh, huyện, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các nhà khoa học trong và ngoài nước và con cháu họ Trịnh khắp các miền đất nước.

Phấn chấn trước sự kiện trên, Ban liên lạc họ Trịnh đã phát triển một tiểu ban thường trực ở các tỉnh phía Nam.

Hơn mười năm qua, nhất là sau ngày đón nhận Quyết định công nhận di tích lịch sử văn hoá Trịnh Phủ-Nghè Vẹt, theo lời kêu gọi của Ban liên lạc (một ở Hà Nội, một ở TP. Hồ Chí Minh), con cháu họ Trịnh đã ra sức sưu tầm và góp nhặt những tài liệu về họ Trịnh như: Gia phả, Sắc phong, Câu đối, Văn bia, Mộ chí và các hiện vật như: Kiếm, Mũ, Ngai, Kiệu... của chi mình gửi về cho Ban liên lạc. Bước đầu, Ban liên lạc đã nhận được 51 đầu mục tư liệu (không kể Câu đối, Văn bia, Sắc phong cùng các hiện vật...) ghi chép về họ Trịnh, bao gồm Gia phả, các bài nghiên cứu, các công trình biên soạn... trong đó có tới 36 tập Gia phả được viết bằng chữ Hán do các chi khác nhau cất giữ với tổng số 1221 trang. Về Gia phả, Ban liên lạc hiện nắm trong tay các văn bản Kim giám thực lục, Kim giám tục biên, Kim giám tộc ký, Trịnh chi gia phả, Trịnh thị gia phả, Trịnh thị ngọc phả ký, Kim giám phả ký, Lê-Trịnh gia phả, Cự Đà Trịnh tộc gia thị phả, Bình Đà Trịnh tộc, Thịnh Liệt chi gia phả... Điều đáng nói là, hầu hết các gia phả nói trên đã được các chi họ và Ban liên lạc thuê dịch ra Quốc ngữ. Trong các gia phả, đáng chú ý là quyển Kim toả thực lục do PTS Nguyễn Đăng Na phát hiện trong một chuyến đi thực địa do Ban liên lạc tổ chức tại Đôn Thư. Kim toả thực lục ghi chép những điều gọi là “Nội phủ bí sử”, mang tính chất lưu hành “kín” trong nội tộc. Nói chung, 36 tập Gia phả sưu tầm, thu thập được là những tư liệu có thể coi là quý hiếm, chúng có thể bổ sung cho lịch sử, cho văn học và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác của ta trong giai đoạn từ năm 1427 đến 1791. Dựa vào những tài liệu đó, chúng ta có thể đi tìm dấu vết tác giả hoặc thời điểm sáng tác một số tác phẩm văn học, chẳng hạn các truyện Nôm: Ông Ninh cổ truyện, Thiên Nam minh giám... hoặc biết được một chế độ quan tước, quá trình thăng chức, mối quan hệ song tồn giữa vua Lê - chúa Trịnh ... Ta còn có thể tìm thấy các sự kiện cụ thể trong Kim toả thực lục về một số nhân vật trong dòng chúa Trịnh do phạm tội bị xử trảm, chặt chân, giam cổ, xoá tên khỏi dòng tộc... Điều này giúp ta hiểu thêm về kỷ cương và pháp luật thời Lê - Trịnh. Hơn nữa, những chi tiết cụ thể về một số chúa Trịnh đã lấy những bà đã có chồng có con, hoặc một số công chúa họ Trịnh đã có chồng có con vẫn được đem “tiến cúng”, lấy vua rồi trở thành hoàng hậu là những “Nội phủ bí sử” ta không thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu quan phương nào.

Trên có sở những gia phả nói trên, bước đầu Ban liên lạc đã hệ thống hoá các chi thuộc họ Trịnh, trong đó có chi đã chắp nối được thành một hệ thống liên tục từ Trịnh Kiểm đến hiện nay như chi Trịnh Liêu. Trong 6 dòng họ Trịnh ở Thanh Hoá, thì dòng Trịnh Kiểm là đông nhất. Các gia phả đều xác nhận Trịnh Kỷ là tổ 5 đời của Trịnh Kiểm. Nếu tính từ Trịnh Xứng - thân phụ của Trịnh Kỷ, trở xuống thì Trịnh Kiểm là đời thứ 6 của họ Trịnh làng Sáo Sơn, Thanh Hoá. Sau Trịnh Kiểm là 11 chúa kế vị: Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm và Trịnh Bồng. Cả 12 vị chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Bồng đều được thờ ở Nghè Vẹt. Ta còn biết thêm, con cháu Trịnh Tông sau sự biến 1786 đổi sang họ Lê, trong đó có Tiến sĩ Lê Vĩnh Điệt. Ngoài dòng Trịnh ở Sáo Sơn, còn 5 dòng nữa, Đó là họ Trịnh ở Giang Đông, ở Thủy Chú, ở Hổ Bái, ở Khê Tang, ở Cói Thái Đường.

Với ý thức tìm về cội nguồn, hiện nay họ Trịnh ở 108 thôn khác nhau trên toàn quốc đã bắt liên lạc được với Ban liên lạc họ Trịnh. Tin rằng trong thời gian tới họ Trịnh trong 108 thôn này sẽ cung cấp thêm nhiều tư liệu quý về họ Trịnh, một trong những dòng họ mà hiện nay nhiều người đang quan tâm nghiên cứu.

Kèm theo đây, chúng tôi xin giới thiệu ba bức ảnh về di vật nhà Trịnh (in ở trang bìa 4).

Hình 1 là một trong số hai con vẹt hiện nay còn tại Nghè Vẹt, thôn Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng. Vẹt bằng gỗ tốt, cao 2,3mét. Lấy Vẹt làm vật linh biểu tượng nhà Trịnh, là liên quan với truyền thuyết đàn Vẹt bay lên trên thi hài thân mẫu Trịnh Kiểm trên sông Mã, bà bị tướng Mạc dìm sông. Vẹt ở Vĩnh Hùng chân cao, thân và đuôi có dáng tựa như hạc, nhưng đầu và mỏ cong là đặc trưng của Vẹt. Ngoài hai con vốn vẫn ở nơi gốc là Vĩnh hùng (xưa có nhiều) còn một số đã được đưa về Bảo tàng Thanh Hoá và Thủ Đô Hà Nội. Đó là Vẹt đứng, kiểu hạc thờ. Lại có Vẹt mô típ trang trí đòn khiêng kiệu nhà Trịnh (bảo tồn ở Đôn Thư) thì thân Vẹt là hoa nổi, mới nhìn có thể tưởng như mây và rồng, nhưng đầu và mỏ thì đặc trưng của Vẹt. Hình 2 là dãy 6 pho tượng trong số 2 dãy cộng 12 pho tượng đá ở thôn Đa Bút. Mỗi pho tượng là hình một võ quan với mũ, áo giáp và kiếm, tượng đứng cao 1,8mét. Hình 3 là một trong số 6 con rồng đá ở thôn Đa Bút đều nằm trong một vùng địa lý có ghi trong sử sách và chứa đựng một di sản văn hoá không gì xoá nổi. Đó là vùng Sáo Sơn Biện Thượng đã được lưu truyền trong thư tịch. Vùng này nằm gọn trong một khu vực bán kính không quá 4 - 5km, như đã được phản ánh, chẳng hạn trên một bản đồ địa lý lịch sử tỉnh Thanh Hoá in đầu thế kỷ 20. Bản đồ này khoanh vùng Sáo Sơn Biện Thượng nhà Trịnh, bên cạnh các vùng lịch sử khác như Lam Sơn nhà Lê, Tây giai Đại Lại nhà Hồ, Gia Miêu nhà Nguyễn, v.v. Vùng Sáo Sơn Biện Thượng nằm trên sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá chừng 30km. Hương Sáo ngày xưa rộng hơn thôn Sóc Sơn ngày nay (Lê Quý Đôn, ĐVTS). Làng Sáo Sơn (còn gọi là Sóc Sơn) là quê Trịnh Kiểm từ ít ra 5 đời. Biện Thượng (nay là Bồng Thượng) là “dương cư” từ cụ tổ 4 đời, và là “hành doanh” tức là đầu não chỉ huy cuộc chiến đấu của nhà Lê Trung hưng trước khi khôi phục Thăng Long. Đầu não này hình thành năm 1539, khi vua Lê Trang Tông, phong cho Trịnh Kiểm tước Dực quận công, và chọn Vạn Lại làm “hành điện”, Biện Thượng làm “hành doanh”. Vùng lịch sử Sáo Sơn Biện Thượng hình thành từ đó, tính đến nay là 455 năm, và bao gồm các làng Sáo Sơn, Biện Thượng, Trịnh Điện, Tràng Lang, v.v. là những địa danh nằm gọn trong ô khoanh vùng bản đồ nói trên, và tất cả đều có quan hệ rất mật thiết với “hành doanh”, trụ sở của Bộ tham mưu mà sau này Lê Quý Đôn ghi là “Phủ tiết chế”.

Vùng Sáo Sơn Biện Thượng đã trở thành một vùng văn hoá vì các địa danh Sáo Sơn, Biện Thượng, đã tồn tại trong thư tịch (sử, sách, bia đá, gia phả, câu đối, bản đồ), và qua nhiều thế kỷ vùng này chứa trong lòng mình cả một quần thể tượng đá, rồng đá, khánh đá dài 1,5mét, lư hương đá, voi đá, ngựa đá, phù điêu đá, v.v. đó là một bằng chứng của văn hoá mỹ thuật tạo hình nước Đại Việt. Các sản phẩm này đã được tạo gọt vào thời Lê Trung hưng.

Thời gian qua, mặc dầu đất nước chiến tranh, một số Vẹt gỗ đã được cơ quan Nhà nước đưa về thành phố Thanh Hoá và về Thủ đô để bảo tàng. Thế còn đối với hàng nghìn tấn phẩm vật mỹ thuật tạo hình đang còn nằm rêu phong ngoài cánh đồng, phủ lau sậy, thì nên nghĩ sao?

Để bảo quản được những tư liệu và hiện vật về họ Trịnh do các chi sưu tầm gửi về, Ban liên lạc đang gấp rút hoàn thành Phòng lưu niệm họ Trịnh tại Hà Nội. Nhân đây, thay mặt họ Trịnh, Ban liên lạc bầy tỏ lòng biết ơn nhà Hán học Vũ Tuấn Sán, PTS. Nguyễn Đăng Na, PTS. An-tô-xen-cô đã giúp chúng tôi hoàn thành bài báo nhỏ này(1).

CHÚ THÍCH

(1) Địa chỉ Ban liên lạc họ Trịnh:

1 - Trịnh Tự (Trưởng ban phía Bắc): Hà Nội. Tập thể Đại học Bách Khoa, A1-P.210; ĐT: 693279.

2 - Trịnh Quang Dũng (Trưởng ban phía Nam) 206 Bis Pasteur, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 225366.

3 - Trịnh Vọng (Thư ký ban): 26 Ngõ Đình Đông, Ô Chợ Dừa, Hà Nội, ĐT: 512903.

TB

DANH Y TRẦN VĂN NGHĨA VÀ
BÀI PHÚ LẼ TỤC

NGUYỄN TÁ NHÍ

Trần Văn Nghĩa còn gọi là Trần Quang Chiếu, tên thật là Nguyễn Lượng, nguyên quán tại làng La Khê, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Văn Khê, thị xã Hà Đông. Ông sinh năm 1777 tại La Khê, lớn lên theo cha đến ở làng Yên Ninh Hạ, huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Ba Đình Hà Nội, mất năm 1847. Thân phụ ông là Nguyễn Môn mất sớm, an táng tại quê nhà. Bác ông là danh y Nguyễn Tuân, từng dạy nghề thuốc tại kinh đô Thăng Long, tài nghệ nổi tiếng một thời. Thuở nhỏ Nguyễn Lượng theo nghiệp nho, lớn lên làm nghê thuốc, do thời loạn lạc ông lấy hiệu là Trần Quang Chiếu. Đến thời Gia Long, triều đình mời ông vào triều chữa bệnh, ông lấy hiệu là Trần Văn Nghĩa, vì thế nhiều người quên mất tên thật của ông (*).

Sống giữa xã hội có nhiều biến động, quan hệ giữa con người với con người ngày càng sa sút, thế lực của đồng tiền ngự trị mọi nơi. Ông đau xót trước cảnh đời đen bạc, coi đó là căn bệnh nguy hiểm cần phải chữa chạy kịp thời, do vậy ông sáng tác thơ văn, ngụ ý răn dạy người đời. Trước tác của ông còn lại khá nhiều, song nổi tiếng nhất là bài Phú lẽ tục (có sách gọi là Phú thế tục). Bài phú Nôm độc vận dài 100 câu đã phơi bày sâu sắc cảnh đời đen bạc thời bấy giờ. Bài phú được truyền tụng rất rộng, hiện nay ở thư viện Hán Nôm còn hơn 10 bản chép tay. Trước đây sách Lược truyện các tác gia Việt Nam của Trần Văn Giáp có nhắc đến, song tác giả ghi nhận “Chưa rõ Trần Văn Nghĩa sinh và mất năm nào”. Để mọi người thấy được tấm lòng cao cả của một vị lương y muốn chữa bệnh cho đời, chúng tôi xin phiên âm giới thiệu toàn văn bài Phú lẽ tục.

*
**

Ngán thay lẽ tục!

Ngán thay lẽ tục!

Nước dãy sông mê;

Đường hun lửa dục.

Nước liêm mấy kẻ dầm dề;

Đường lợi đua nhau chen chúc.

Có trung hậu cũng là trung hậu bạc, mà đoái hoài chi phường khố nhất áo ôm;

Chẳng nhân nghĩa gì hơn nhân nghĩa tiền, phải chiều chuộng kẻ những tiền trăm bạc chục.

Mập mờ phải trái, mụ lão xỏ kim;

Lường gạt ăn thua, làng thần đánh mộc(1).

Khi đắc thế thì đất mặn nên bụt, nghe hơi khá xăm xăm chen gót tới, đen ngỡ đàn ruồi;

Lúc sa cơ thì khôn cũng hoá ngu, xem chiều hèn thỉnh thỉnh xảy tay ra, nhạt như nước ốc.

Chẳng biết ăn cây nào rào cây ấy, thấy bở thì đào;

Chẳng biết giật của ta ra của người, thấy mềm thì đục.

Khó giữa chợ nào ai hỏi, chẳng mua thù chác dữ cũng thờ ơ;

Giàu trên non có kẻ tìm, không ép dấu nài thương mà dạo gịc.

Mềm lưng uốn gối tôi tớ đồng tiền;

Mìm miệng day thay thế thần ống thóc.

Lạ buông thả bán buôn chẳng quản, quen lèn đau càng giáo giở đấu thăng;

Giàu nể nang giật mượn nào mề, khó nếu đến lại ỡm ờ lãi gốc.

Dạ hẹp hòi nào có lượng hiu hiu;

Mặt trơ tráo cũng như loài lọc lọc.

Đến gánh nặng hẳn xôn xao chào hỏi, miệng thớt thớt ngọt như mía nướng đuổi gà khua cá tưng bừng;

Lại ty không nào nhìn nhỏ ỏ ê, mặt sị sị nặng ngỡ đá đeo chửi chó mắng mèo eo óc.

So kè chẳng quản tiếng bon chen;

Thớ lợ lại ghê gan hiểm hóc.

Miệng ngọt nhạt của anh như của chú, thương chi mà thương, thương chửa có chai;

Tiếng đãi bôi con chị ẵm con em, trọng chi mà trong, trọng chưa có cóc.

Đá đưa đầu lưỡi tinh những trương hoàng;

Sấp ngửa bàn tay rặt màu phản phúc.

Mới mát mặt nghĩ khỏi điều trần lụy, vểnh râu lên rằng có chi nghĩ cò;

Đã dày lưng song sợ kẻ tần phiền, bưng tai lại rằng không cần lăng cốc.

Cũng khoe khoang kẻ trượng phu tùng;

Cũng đủng đỉnh người quân từ trúc.

Gả bán so từng gốc dạ, kém lưng đừng cắn móng tay;

Bạn bè đọ những lá gan, cưa cạnh chẳng lìa sợi tóc.

Nào từng biết phải biết chăng;

Muốn những vừa gieo vừa xúc.

Thấy người sang bắt quàng làm họ, thuyền đua thì lái cũng đua;

Làm kẻ khó đánh đọ với giàu, hún mọc tía tô cũng mọc.

Chẳng nói nên vì nỗi tay không;

Chẳng ai đến vì chưng đầu trọc.

Khó đành phận khó, bèo đã biết thân bèo, bèo đâu dám chơi trèo;

Ai dễ biết ai, ốc chả mang mình ốc, ốc lại đâu mang cọc.

Chốn nhân nghĩa nhạt nhẽo hững hờ;

Nơi tài hóa mặn mà săn sóc.

Làng tướng địa(2) bán ruộng trong thiên hạ, chỉ tay hổ trỏ tay long;

Bợm cầu duyên(2) bòn tiền xó thế gian, nghĩ mình vằng khoe mình ngọc.

Vụng kiếm ăn thì chê xác như ve;

Khéo lừa lọc ấy khen khôn có nọc.

Ruồi xanh nọ đứng múa thanh gươm lưỡi, đem lại đầy mật ông bột sắn, cua bể tôm he;

Cò trắng kia ngồi rỉa ngọn giáo lông, đưa vào hẻm bát bịt mâm thau, khay trà ống súc.

Trong luồn cúi năm dạ mười vâng;

Ngoài uốn éo ba lừa bảy lọc.

Kẻ đầu Phật rắp tâm buôn bán Phật, tu chi mà tu, tu mù;

Gã theo thầy toan những lật cả thầy, học chi mà học, học trọc.

Ấy thế mà đua chen lăm áo vóc.

Cũng có kẻ mượn thần kiếm lễ, khua múa tay đuổi bà cô ông mãnh đùng đùng;

Cũng có người nương phi vơ tiền, che miệng nói kẻ khuất người còn dóc dóc.

Lời vô sư bất trách biếng tai nghe;

Chữ vô vật bất linh mau miệng đọc.

Bói võ vẽ vài câu truyền khẩu, cũng mang hòm kiếm vật, tuy chưa thông quẻ triêu quẻ cộng, cũng xem;

Thuốc u ơ mấy vị nhập tâm, cũng xách túi dông dài, dẫu chưa tỏ con tì con thận, cũng bốc.

Chước sinh nhai như thế có ra gì;

Nghề học thuật nghĩ min đà chỉn hóc.

Lại còn thứ mảng cầu vá rách, hoa tai xui thanh quế trấp, sơn dược củ măng chùi;

Lại còn loài bưng mắt lấy tiền, chùi môi khéo dấu lệnh gian, xe quảy tiền mẫu đúc.

Ấy vạch những điều thấy cả mà coi;

Nẻo rờ đến chữ chú con còn xúc.

Mừng nay gặp trời xuân hớn hở, thái hoà chung nhật lệ trung thiên(4);

Vâng trên cầm mối cả ngăn ngừa, thanh giáo chung thâm sơn cùng cốc.

Vì sửa mình nguồn sạch dòng trong;

Vậy tiến đức sấm ran gió giục.

Nhớ xưa: qua lúc loạn ly;

Trải đường thân túc(5).

Cầm đuốc soi cho tỏ, nết thực thà hơn nết văn hoa;

Ăn mắm ngẫm về sau, đường ngay thẳng hơn đường gai góc.

Giàu đừng bắc bậc khoe khoang;

Khó phải gia công xuyết nhục(6).

Gần mực thì đem gần đèn thì sáng, tập khôn mới nên khôn;

Điều lành thì giữ, điều dở thì đừng, chưa học cũng như học.

Trâu giong bò dắt, vui nghiệp nông tang;

Ngựa cưỡi dù che, nức danh lệnh tộc.

Nghèo ai bằng Mãi Thần, Mông Chính(7) biết bao nhiêu ngựa đón xe đưa;

Giàu ai bằng Vương Khải, Thạch Sùng(8).

Anh hùng hẳn có lúc ra tay;

Quân tử hãy bền gan gặp khúc.

Kẻ có mười phân chẳng có bao, cớ chi mà buộc cổ mèo treo cổ chó, lẩn thẩn bần thần;

Người hay lo bằng kho hay làm, cớ chi mà tham con diếc, tiếc con rô, co ro cúc rúc.

Trời cho vốn đã dành phần;

Vận đến khi nên mấy chốc.

Chẳng thấy người mua lừa bán lọc, bấm tay đốt đổ tay nguôi, sung sướng bao lâu;

Chẳng thấy người ăn xổi ở thì, vào cửa mạch ra cửa tà, khá hèn mấy lúc.

Thương người ấy là thương thân;

Làm giàu sao bằng làm phúc.

Chú khi nay mày khi khác, gọi là cú có vọ mừng;

Ăn miếng chả giả miếng bùi, chớ để ta cười người khóc.

Phật thường độ hữu duyên.

Thiên bất sinh vô lộc(9).

Giàu vì bạn sang vì vợ, nhất kiến như cựu thức(10), dày mỏng xân xiu;

Đông có mây tây có sao, cửu đại hơn ngoại nhân(11), rách lành đùm bọc.

Tốt lỏi không bằng xấu đều;

Ngốc đàn còn hơn khôn độc.

Miễn được áo ba manh cơm ba bát, thủng thỉnh thùng thình;

Nào ai giàu ba họ khó ba đời, lọ phải dồi môi múa múc.

Tham nhiều nên phải rình mò;

Tiêu ít cớ chi khó nhọc.

Chẳng biết gió chiều nào thì che chiều ấy, còn tại hạ phải lạc thiên an mệnh(12), chớ ngất ngưởng tịnh cư ninh thể(13). lấy cao danh;

Phải hay phấn dồi mặt còn giẻ chùi chân, may đắc thời nên trí chủ trạch dân(14) đừng ngoa ngoắt hứng cảnh giai tình mà tiểu cục.

Mỗ nay: Thức lượng hẹp hỏi;

Ngôn từ cục súc.

Tỉnh lòng trần mấy cuốn thanh mang(15);

Say mùi đạo một bầu hoàng cúc(16).

Thong thả rộng xem mọi sách, gẫm cổ kim bĩ thái ấy suy lường;

Nôm na gọi chép mấy lời, khuyên đệ tử ngôn hành cho kiểm thúc.

Há ở đời: chê lẫn sự đời;

Lấy làm tự túc.

CHÚ THÍCH

* Xem Thượng dụ huấn điều giải âm, AB.107; Thế tục phú AB.431.

(1) Làng thần đánh mộc: kẻ lừa đảo cờ bạc.

(2) Làng tướng địa: thày địa lý xem mạch đất.

(3) Bợm cầu duyên: bọn đĩ điếm lừa bịp.

(4) Nhật lệ trung thiên: mặt trời rực rỡ giữa tầng không.

(5) Thân túc: lúc co lúc duỗi, ý nói lúc làm quan lúc về ở ẩn.

(6) Xuyết nhục: nhịn nhục.

(7) Mãi Thần, Mông Chính: tên hai người hiền tài thời Hán của Trung Quốc, lúc hàn vi họ rất khốn khổ sau đươcu hiển vinh.

(8) Vương Khải, Thạch Sùng: tên hai người giàu có sang trọng đời Tấn của Trung Quốc, sau thất thế thành ra nghèo hèn.

(9) Ý cả câu nói: đức Phật đường cứu độ cho kẻ hữu duyên, còn trời thì sinh ra mọi người, không ai là không có lộc.

(10) Nhất kiến như cựu thức: mới gặp mà đã như quen biết.

(11) Cửu đại hơn ngoại nhân: họ xa chín đời còn hơn người dưng.

(12) Lạc thiên an mệnh: vui với số phận do trời an bài.

(13) Tịch cư ninh thế: sống riêng một chỗ cho yên thân.

14) Trí chủ trạch dân: giúp vua làm cho nươc thịnh trị, ban ân huệ cho dân.

(15) Thanh nang: sử sách.

16) Hoàng cúc: cúc vàng, ở đây chỉ rượu cúc.

TB

TẤM BIA NÔM CHÙA HỒNG LIÊN

TRƯƠNG ĐỨC QUẢ

Trong bài Về những thác bản văn khắc chữ Nôm ở thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm(1), chúng tôi đã sơ bộ thấy một thực tế là: thác bản văn bia Nôm loại văn xuôi hiện có được trong tay quá ít. Việc tăng cường sưu tầm và giới thiệu những văn bia toàn Nôm nói chung và văn bia Nôm loại xuôi nói riêng, do vậy có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nghiên cứu chữ Nôm hiện nay. Tấm bia chùa Hồng Liên(2) giới thiệu dưới đây là một cố gắng theo tinh thần đó.

Chùa Hồng Liên là ngôi chùa nhỏ của gia đình họ Nguyễn ở thôn Tây Mỗ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Tấm bia khắc bằng chữ Nôm đặt ở bên phải cửa chùa, mặt bia hướng vào tam bảo. Từ chân bia đến đỉnh bia cao 130cm. Bia rộng 66cm. Bia bốn mặt, hai mặt bên cạnh chiều rộng chỉ 15cm. Bia còn nguyên vẹn, chất liệu đá xanh mịn bóng, hoạ tiết hình rồng, hoa lá trang trí ở trán bia, diềm bia và đế bia đều rất rõ nét, đẹp và sinh động. Trán bia cao 23cm với họa tiết rồng vờn mây chầu mặt nguyệt, nét khắc uyển chuyển. Thân bia tạc liền với đế. Đế bia chạm mặt rồng phủ phục rất nghệ thuật. Tấm bia này là khối đá thân liền với đế, khác một chút so với nhiều bia khác thường làm thân bia rồi đặt trên đế khắc hình con rùa.

Mặt trước bia khắc toàn bằng chữ Nôm. Mặt sau viết bằng chữ Hán, liệt kê số ruộng giao cho bản chùa canh tác. Mặt bên cạnh, cũng viết bằng chữ Hán, ghi đầy đủ những đồ tế khí và số lượng hoành phi câu đối cùng cách bài trí trong chùa.

Tác giả văn bia - đồng thời cũng là người xây dựng chùa tên là Phạm Thị Mỹ. Bà xuất thân từ một gia đình Nho học ở Hà Bắc. Tuy là phụ nữ nhưng theo con cháu của bà cho biết: bà am tường chữ Nho và giỏi cả chữ Nôm. Là vợ của một vị Tổng đốc song bà sống đức độ, được dân trong vùng yêu trọng. Bài văn bia bà viết tưởng chừng chỉ là tâm sự cá nhân, nhưng đọc kỹ ta thấy xúc động lạ thường, có thể coi là một bài văn Nôm hay.

Chữ Nôm trong văn bia có cấu trúc giản dị. Dạng chữ phản ánh đặc điểm chung của chữ Nôm cuối Nguyễn. Tuy nhiên cũng có một vài chỗ đáng chú ý như:

· (ti + lỗi)

a, Cho cách phiên là “Nối”:

“... Theo lời nguyện cũ nối chí người xưa (dòng 11).

“... Để cho con cháu về sau một lòng một dạ nối gót tiền nhân...) (dòng 18).

b, Cho cách phiên âm là “mối”: ... Chỉn e nhất đán vô thường, những kẻ sinh sau không biết theo đường nối mối”.

Từ “nối” trong câu này được viết bằng mẫu tự khác: (túc + nỗi”.

Chúng ta phải thừa nhận cả hai cách viết chữ “nối” vừa nêu, không thể nói một trong hai chữ cấu tạo sai. Xét về góc độ ngữ âm, trong cấu trúc chữ Nôm thường thấy dùng các chữ gốc Hán có âm đầu Hán Việt “1” đểghi âm các từ Việt có âm đầu “m” hoặc “r”. Trong văn bia này theo cách chung thì dùng (ti + Lỗi) để phiên từ “mối” có vẻ ổn hơn. Dùng (túc+ nỗi) để phiên từ “nối” xuôi hơn.

Vậy thì tại sao tác giả lại dùng (ti + lỗi) để phiên từ “nối”.

Trong văn bia chúng tôi gặp cách cấu tạo của mọt từ khác: từ “nắp”... Đủ nơi phụng tổ, đủ chống tăng phòng dưới trên ngăn ~ “. (dòng 12).

Từ “nắp” được cấu tạo (thổ + lạp). Tức là có hiện tượng dùng chữ Hán có phụ âm đầu “I” để ghi âm từ Việt có phụ âm đầu “n”. Tìm hiểu thực tế thì thấy: tác giả quê Bắc Ninh, người ở địa phương này cho đến nay khi phát âm vẫn không phân biệt giữa “n” và “I”. Điều này đã được Nguyễn Thị Lâm nói tới(3).

Ngoài ra, trong văn bia còn dấu vết của một vài từ cổ:

Từ “Chiền” được dùng độc lập với nghĩa là “Chùa”: “... lỡ ra cửa chiền lạnh lẽo vắng vẻ khói hương”. (dòng 15).

Từ : “Chỉn e” vẫn còn thấy được sử dụng: “... Chỉn e nhất đán vô thường, những kẻ sinh sau không biết theo đường nối mối”.

Sau đây, chúng tôi phiên âm toàn văn phần Nôm bài văn bia để bạn đọc tham khảo.

Bia chùa Hồng Liên

Đời có kẻ cậy học khoe tài, thường hay chê bai Phật giáo, cho là tịch diệt hư vô, không thiết đến đời thực dụng. Nhưng than ôi! Cạnh tranh càng khiếp, máu xương tan nát càng nhiều; vật chất càng cao, tinh hoa suy đồi càng lắm, đoái trông những cuộc lầm than giật mình xiết bao kinh sợ!

Sao bằng đạo Phật lấy tinh thần làm bản tướng, phó không sắc ở tự nhiên. Bến giác con thuyền cứu độ sinh linh nơi khổ hải: cành dương giọt nước thoát ly sinh diệt cõi nhân gian. Bởi thế trải mấy nghìn năm đến nay, buổi đời khoa học thịnh hành, mà trước cửa từ bi vẫn không hết người sùng ngưỡng, há không phải là một triệu chứng hiển nhiên ?

Ngôi chùa Hồng Liên dựng nên cũng vì nhẽ đó. Hồi tưởng lại mấy năm về trước, Nguyễn tướng công tôi mới treo ấn từ quan trở về cố lý, có khi đàm đạo cùng tôi thường nói: “Tôi đây từ năm Tự Đức Kỷ Mão (1879) tập lãm xuất thân, thấm thoát đến năm Kỷ Mùi (1919) mà quan chức đã lên tới Hà An tổng đốc. Quan bộ hanh thông như thế, đã hay rằng nhờ ở chữ phận chữ tài, song nửa phần thực cũng do ở tấm lòng mộ đạo. Lòng thành mộ đạo rửa sạch trần căn, cho nên trước sau một mực thanh liêm mà đường hoạn không hề chút gì trở ngại. Tới nay công danh đã tắt lửa lòng, điền dã riêng vui cảnh lão. Nhà tuy thanh bạch, song đối với Đại Đức Chân Như dễ lúc nào mà không mến mộ!

Nhân thế đến năm Giáp Dần (1914) liền bàn định cùng tôi quyết bề mở mang một tòa pháp sái(4). Mua đất làm nhà, đúc chuông tô tượng, không bao lâu mà công quả viên thành Ngôi chùa Hồng Liên ngày nay tức là miếng đất bỏ hoang khi trước vậy.

Cách đó đến năm Canh Thân Khải Định thứ năm (1920) chẳng may Tướng công tôi thất lộc. Theo lời di chúc để ngay phần mộ trước chùa, cũng muốn gửi thân cửa Phật để trọn tấm lòng qui giới nghìn thu. Giữa năm Kỷ Tỵ Bảo Đại thứ tư (1129) tôi nhân nhớ lời nguyện cũ, nối chí người xưa, bèn thu xếp tiền nong làm thêm một mái giảng đường ở ngay bên cạnh. Giảng đường tuy chẳng cao to song đủ nơi phụng tổ, dù chốn tăng phòng, dưới trên ngăn nắp chẳng mất thanh quy. Đối với tiền nhân cũng tạm gọi là không di hám(5).

Tới nay qua văn cảnh chiền(6), nhác trông Phật tượng nghiêm trang, vườn ao sầm uất, khói hương rực rỡ, hoa cỏ tưng bừng, chạnh lòng nhớ khách Tây phương, nghĩ lại xiết bao hoài cảm!

Tuy nhiên, cuộc đời biến đổi, nghìn xưa dâu bể khôn lường; công kẻ mở mang, một chút hoa hương cũng quí. Tôi nay tuổi ngoại bảy tuần, bóng chiều đã xế. Chỉn e(7) nhất đán vô thường(8), những kẻ sinh sau không biết theo đường nối mối, lỡ ra cửa chiền lạnh lẽo, vắng vẻ khói hương, thì công trước tài bồi luống thành tinh vệ(9).

Vậy nhân đem các thứ nội tự ngoại điền cùng là các thứ tài vật đã cúng vào chùa khắc rõ trong bia hầu để con cháu về sau biết đó mà cùng nối giữ.

Than ôi! cảnh có người, cảnh thêm sầm uất; người có cảnh, người mới lưu truyền. Cảnh đấy người đây, há không nhớ đức Như Lai(10) mà được lâu dài muôn thuở. Dám mong con cháu về sau hết lòng cùng dạ nối gót tiền nhân, dựa theo các lời đã dẫn thủy chung, chớ chút đổi dời, đem tâm thành kính cùng nhau nối giữ cảnh chiền, khiến cho y bát chân truyền(11) ngày thêm rạng vẻ. Trước là khỏi đắc tội pháp luật ở cõi dương gian, sau là khỏi phụ đức từ bi nơi thiên giới. Lòng già hân hạnh biết bao, mấy lời tâm huyết dám mong Bồ Tát(12) chứng tri.

Bia dựng vào tuần rằm tháng tám niên hiệu Bảo Đại 8 (1934).

Nguyên Hà Đông Tổng đốc trí sĩ Tây Đình Nguyễn tướng công chánh thất nhị phẩm phu nhân Phạm Thị Mỹ kính ghi.

CHÚ THÍCH

(1) Xem Tạp chí Hán Nôm, số 2, 1994.

(2) Xin cảm ơn PTS. Cung Văn Lược đã mách chỉ cho tôi in rập tấm bia này.

(3) Xem Nguyễn Thị Lâm: “Hiện tượng ghi âm mang tính chất địa phương trong chữ Nôm”. Nghiên cứu Hán Nôm .1985. tr.78.

(4) Tòa pháp sái: Ngôi chùa.

(5) Di hám: ân hận, hối tiếc.

(6) Chỉn e: chỉ e ngại.

(7) Nhất đán vô thường: Có sự bất ngờ xẩy đến, ý nói tuổi già không biết mất lúc nào.

(8) Tinh vệ: Theo truyền thuyết Trung Quốc, con gái vua Viêm Đế vượt biển đông bị chết chìm, hóa thành chim Tinh Vệ, thường bay đến núi Tây ngậm đá về lấp biển cho người hận. ở đây ý nói: nếu không sẽ để thành nỗi hận.

(9) Chiền: tức chùa.

(10) Đức Như Lai: Đức Phật Như Lai.

(11) Y bát chân truyền: “y”: cái áo cà sa, “bát”: cái bát: “Y” là đồ thường dùng của nhà tu hành. ý nói đạo Phật được lưu truyền.

(12) Bồ Tát: Đức Phật Bồ Tát.

TB

MỘT CUỐN SÁCH DỊCH QUÁ CẨU THẢ

TRẦN NGỌC THUẬN

Đó mới là cuốn sách dịch mang tên TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA NƯỚC TRUNG HOA MỚI do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1991. Nhà xuất bản cho biết: “Sách do một tập thể các nhà bác học Trung Quốc viết rất công phu và đã được dịch ra các thứ tiếng”.

Điều đáng tiếc là cuốn sách được “viết rất công phu” ấy lại được dịch sang tiếng Việt một cách “rất cẩu thả” tới mức không sao sử dụng được. Muốn điểm hết các sai lầm trong sách, e rằng phải viết một cuốn sách nhiều trang. Vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ xin nêu mấy nhận định chung, và nêu vài dẫn chứng tiêu biểu, khi cần.

1. Về dịch (gồm phiên âm, vì phiên âm cũng là một loại dịch: dịch âm).

1.1- Sai ngay từ tên bìa sách. Tiếng Anh là Encyclopedia of new China phải dịch là Bách khoa thư về nước Trung Hoa mới, chứ không thể là từ điển bách khoa... Xin khỏi giải thích về sự khác nhau giữa hai loại này vì đã có nhiều sách báo nói tới rồi.

Phần Khoa học xã hội (trang 586. Từ sau, chúng tôi chỉ viết con số, bỏ chữ “trang”, cho gọn).

Lời dịch viết: “... Các nhà triết học vĩ đại như... Phan Trân... các nhà hoạt động chính trị như: ... Anh Chính, ... Lý Sỹ Minh, Tuyên Ngạc...”

Những độc giả am hiểu lịch sử Trung Quốc nhất cũng ngơ ngác: Họ là những ai vậy? Xin thưa, những tính danh được người dịch biến hoá ra đó, theo thứ tự là:

Phạm Chẩn, nhà triết học thời Nam Bắc Triều, tác giả Thần diệt luận.

Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng.

Lý Thế Dân, tức Đường Thái Tông.

[Ái Tân Giác La] Huyền Diệp, tức Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh.

Tên người và tên đất hiện đại càng sai nhiều hơn. Chỉ xin dẫn chứng mấy tên trong số nhiều tên sai cả ba chữ hoặc hai chữ, còn những tên sai một chữ thì nhiều không thể xiết.

Tên đúng Được phiên sai thành
Hà Hương Ngưng Hà Tiên Ninh (146, 157, 183)
Hà Hương Ninh (157)
Tạ Giác Tai Tạ Quyết Hải (146), Tạ Thu Tải (158)
Chu Học Phạm Chúc Tú Phiên (148), Chu Tuyết Phiên (178)
Chúc Tú Phiện (150)
Dương Tỉnh Nhân Dương Kính Nhiệm (149)
Dương Kính Nhân (158)
Trương Kình Phu Trương Cảnh Phúc (149, 150)
Hoàng Hỏa Thanh Hoàng Hoạt Khanh (149)
Lý Tỉnh Tuyền Lý Cảnh Toàn (146, 147, 148)
Trần Phi Hiển Trần Bích Tiên (150)
Nghiêm Tế Từ Nhan Cơ Kỳ (150)
Vinh Nghị Nhân Dung Y Nhân (150, 158)
Chương Bá Quân Trương Bắc Quần (157)
Tống Nhậm Cùng Tống Nhân Quần (158)
Đằng Đại Viễn Đằng Đái Nguyên (158)
Thẩm Nhạn Băng
(tức nhà văn Mao Thuẫn)
Thẩm Diên Bình (158)
Thi Tồn Thống Sử Truyền Thông (180)
Uẩn Đại Anh Vân Đái Anh (180)
Phí Hiếu Thông Phí Tiêu Đồng (159)
Lôi Khiết Quỳnh Lôi Trạch Cùng (159)
Chiêm Thiên Hựu Trần Thiên Tứ (83)
v.v…

Dưới tiêu đề “Những tuyến đường sắt chính của Trung Quốc” (420-423) là một bảng gồm bốn cột.

Tên ba cột đầu dịch chưa chuẩn, theo thứ tự được dịch là: “Tên gọi”, “tỉnh có ga cuối cùng”, “Khánh thành đưa vào sử dụng, km”. Cần dịch là: “Tuyến đường”, “Tên ga hai đầu tuyến, thuộc tỉnh, khu” và “độ dài (km) khi đưa vào sử dụng”.

Nội dung cột một có những phiên âm địa danh sai.

Nội dung cột hai toàn bộ bốn trang đều sai, đọc lên thấy rất ngớ ngẩn. Chung quy là do người dịch đã dịch sai giới từ tiếng Anh “to”, ở đây có nghĩa là: “thuộc” hoặc “của”, thành ra “đến”.

Vài dẫn chứng:

Cột một Cột hai
Lời dịch (420): Trường Xuân-Thổ Môn Trường Xuân và Thổ Môn đến Cát Lâm
Đúng ra là: Trường Xuân-Đồ Môn Trường Xuân và Đồ Môn đều thuộc Cát Lâm
Lời dịch (42): Cẩm Châu-Thành Đô Cẩm Châu đến Liêu Ninh và Thành Đô đến Hà Bắc
Đúng ra là: Cẩm Châm-Thừa Đức Cảm Châu thuộc Liêu Ninh, Thừa Đức thuộc Hà Bắc

1.2- Không nhất quán về nguyên tắc dịch:

Hình như các hoặc dịch giả được phân mỗi người một phần, làm xong, cứ ghép lại thành cuốn sách, khiên cho nhiều trường hợp một sự vật được mang mấy tên khác nhau, hoặc sai nghĩa, hoặc được gọi khác hẳn lối gọi truyền thống của ta. Vài dẫn chứng:

- Duy Ngô Nhĩ (Uây-u-ro) (47) U-i-gua (633), Ugua (757).

- Hu-Hửa-hao-thơ (Khúc-Khôtô) (56), Hu Hửa - Hao Tưa (34).

- ErErrenkhôt (416) Nhị Liên Hạo Đặc (421).

- “Biển từ”, “Gốc từ” (591) - Từ Hải, Từ Nguyên (654).

- Nhị thập tứ sử (655) - “Lịch sử 24 triều đại” (591) (Cần nói rằng, dịch; “Lịch sử 24 triều đại” là sai, vì trong 24 bộ sử đó, có bộ nói về nhiều triều đại, như Sử ký, Cựu ngũ đại sử, Tân Ngũ đại sử; có triều đại lại có hai bộ sử, như Hán Thư, Hậu Hán thư đều chép về triều Hán, Cựu Đường thư, Tân Đường thư đều chép về triều Đường v.v…)

- “Tùy bút về dòng huyễn tưởng” (653) (dịch tên Mộng khê bút đàm).

- “Sách về sự thống nhất lớn” (Đại đồng thư) của Khang Hữu Vi (82).

- “Ba nguyên tắc nhân dân” (Tam dân chủ nghĩa) (82)

- “Về tinh thần của các quy luật” của S.F.Môngtexkiơ (83).

Trong bốn cuốn sách vừa kể, ba cuốn trên chỉ cần nêu tên Hán-Việt là đủ, dịch ra, lại không lột tả hết được hàm nghĩa. Cuốn cuối cùng, dịch như trên là sai, vì sách của Môngtexkiơ, nguyên văn tiếng Pháp là “Espit des Lois” ở ta đã được dịch là “Vạn pháp tinh lý” và “tinh thần pháp luật”. Cách dịch thứ hai đúng và dễ hiểu hơn tác giả chỉ nói về pháp luật chứ không nói về những “quy luật” gì khác.

2. Về chú thích: Với một cuốn sách bao gồm nhiều mặt kiến thức như cuốn này, đáng ra phải có thêm nhiều chú thích của người dịch để giúp độc giả hiểu được nội dung. Nhưng đáng tiếc là số chú thích này lại quá ít ỏi và trong đó có ba chú thích sai hoàn toàn. Cụ thể là:

2.1- Chú thích của người dịch (12): “Miến Điện mới đổi lại tên gọi là Birma vào năm 1989”. Không! Birma là tên gọi bằng tiếng Nga nước Miến Điện cũ. Còn Miến Điện mới đổi tên thành MI-AN-MA (tiếng Anh: Tên cũ: BURMA, tên mới: MYANMAR).

2.2- Chú thích của người hiệu đính (76)

Lý Chí “tên thật là Lý Trác Ngô”.

Vương Phu Chi “Tên thật là Vương Thuyền Sơn”.

Đúng là chữa lợn lành ra lợn què! Trung Quốc lịch sử đại từ điển cho chúng ta biết:

Lý Chí (là tên thật) (1527-1602) tự: Hùng Phủ, hiệu: Trác Ngô, biệt hiệu: Ôn Lăng cư sĩ.

Vương Phu Chi (là tên thật) (1619-1692), tự: Nhi Nông, hiệu: Khương Trai, cuối đời về ở Thạch Thuyền Sơn thuộc Hành Dương, người đời gọi ông là Thuyền Sơn tiên sinh. Như vậy đó!

3. Thiếu nghiêm túc, tùy tiền trong khâu biên tập. Thể hiện ở:

3.1 Dùng các dấu hỏi nghi vấn “?” tràn lan.

Trong sách, có tới hàng trăm dấu hỏi nghi vấn, đặt sau các tên người, tên đất. Chắc chắn, đó không phải là những dấu có trong nguyên bản, mà là dấu hỏi của người dịch, thể hiện sự tự nghi ngờ việc phiên âm của mình (Có thể coi đây là một ưu điểm nói lên sự cẩn trọng, muốn được thẩm tra lại). Nhưng không biết người dịch dựa theo tiêu chuẩn nào để đặt dấu hỏi, vì có nhiều tên bị phiên sai không được đặt dấu hỏi, trong khi có nhiều tên được phiên đúng lại bị nghi vấn. Nhưng, điều cần nói là, đã có sự nghi ngờ thì người hiệu đính và biên tập-mà trách nhiệm cao quí là hoàn thiện bản thảo-phải thanh toán chúng trước khi cho ra mắt độc giả. Chứ không thể bắt độc giả, những người phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mong có được kiến thức, phải tham gia vào một trò đánh đố, hoa mắt trước các trang sách (150, 158, 581, 582, 592…) ngổn ngang dấu hỏi.

Điều quan trọng hơn là: Đặt dấu hỏi sau tên tuổi các nhà lãnh đạo nhà nước và các tổ chức khoa học mà đa số trong họ hiện còn đang sống và đang giữ chức vụ, thì thật là đại bất nhã và thiếu văn hoá. Tay hãy xem:

Dưới tiêu đề in đậm “Các thành viên có trọng trách của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc” (581). Toàn bộ mười một tên riêng đều bị nghi vấn, trong đó, ông Chủ tịch Lư Gia Tích bị đổi sang họ Lục.

Dưới tiêu đề “Những thành viên có trọng trách của Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Trung Quốc” (582) có 14/15 tính danh bị nghi vấn, trong đó, ông Chủ tịch Tiền Học Sâm-một nhà bác học lừng danh thế giới, bị đổi thành Tiền Thu Sâm (Trước đó (159), ông đã bị đổi thành Tiền Kỳ Sâm). Dưới tiêu đề “Các thành viên có trách nhiệm của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc (592) có 6/7 tính danh bị nghi vấn, trong đó có ông Chủ tịch Hồ Thằng bị đổi thành Hồ Sinh.

3.2- Mở các ngoặc đơn rồi bỏ trống (85, 86, 87). Hoặc bỏ trống không có ngoặc đơn (566). Tương tự như trường hợp dấu hỏi, phải chăng ở những chỗ này, người làm sách có “nhã ý” nhường cho độc giả điều giúp?

3.3- Viết những chữ Hán nguệch ngoạc không cần thiết (31, 32, 71, 81, 82, 402, 403). Trong số này, có trường hợp gây cười là sau tên người bằng tiếng Việt: Đặng Tử Khôi, lại có ba chữ Hán: Lâm Bá Cừ để trong ngoặc đơn tiếp liền sau (145). Việc viết những chữ Hán nguệch ngoạc (có chữ viết sai) này, theo chúng tôi, không có tác dụng gì ngoài tác dụng làm bẩn trang sách và chứng tỏ mức độ thiếu nghiêm túc của người làm sách.

3.4- Về bảng, biểu. Ngoài bảng Những tuyến đường sắt… đã nêu trên, độc giả lại gặp Các khu rừng cấm tự nhiên của Trung Quốc (402, 403). Độc giả muốn xem được thì chỉ có cách cắt rời trang 403 ra rồi xoay 180o để nó khớp với phần ở trang 402,v.v.

*
**

Bài báo đã dài, nhiều vấn đề khác xin tạm gác lại, chỉ xin có mấy lời cuối cùng.

Đây là một cuốn sách cẩu thả chưa từng có trong lịch sử xuất bản của Nxb. KHXH, một Nhà xuất bản vốn được độc giả tin yêu. Sách sai lầm nhiều như vậy mà không có một dòng đính chính nào (có lẽ vì không thể nào đính chính xuể ?!).

Đúng là Nhà xuất bản có nói “vì việc dịch, hiệu đính và xuất bản phải làm trong một thời hạn rất khẩn trương cho nên chắc còn nhiều sai sót. NXB mong bạn đọc góp cho chúng tôi những nhận xét phê bình”. Độc giả thắc mắc: Điều gì khiến NXB phải quá vội vàng cho ra đời một cuốn sách, mà như hiện trạng của nó, chỉ có thể coi là một bản nháp sơ bộ cần được gia công sửa chữa rất nhiều? Điều gì khiến một cuốn sách khoa học phải hy sinh tiêu chuẩn khoa học?

Vài kiến nghị:

- Từ nay, các dịch phẩm quan trọng như cuốn sách này nhất thiết phải được một Hội đồng dịch thuật cấp Nhà nước thẩm định trước khi cho xuất bản.

- Việc dịch thuật, hiệu đính, biên tập phải được giao cho những người có đủ kiến thức (ngoại ngữ và chuyên môn) thực hiện. Cần ghi rõ người nào dịch phần nào để xác định trách nhiệm.

- Riêng về cuốn sách này, Nxb. KHXH phải có lời cáo lỗi công khai với độc giả và với các tác giả nguyên bản. Đồng thời, phải tổ chức dịch lại và xuất bản cuốn mới thay thế cho cuốn này. Những ai trót mua phải cuốn này được quyền đổi lấy cuốn mới. Chúng tôi nghĩ, chỉ có làm như vậy mới chứng tỏ được trách nhiệm của Nhà xuất bản trước bạn đọc.

TB

MỘT CÔNG TRÌNH HỘI YẾU VÀ CHỈ DẪN VỀ CÁC BẬC ĐẠI KHOA: CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG NA

Một dân tộc có nền văn minh lâu đời không thể không có một đội ngũ trí thức. Dưới chế độ phong kiến, đội ngũ trí thức phần nhiều xuất thân từ những người có học vấn và đỗ đạt. Qua thi Hội, ai đạt được học vị từ Phó bảng đến Trạng nguyên được gọi là bậc đại khoa hoặc là nhà khoa bảng. Họ chính là những bậc hiền sĩ của dân tộc. Các vị đại khoa tuy không phải là tất cả, nhưng dẫu sao cũng tiêu biểu cho đội ngũ trí thức. Lê Thánh Tông đã coi họ là “nguyên khí của quốc gia” (sĩ giả, quốc gia chi nguyên khí dã). “Nguyên khí thinh thì nước mạnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn(1). Vì thế, sau khi định xong quốc sử, các sử gia thường biên soạn ngay thư tịch về khoa cử, như các sách Đình khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, Lịch đại đăng khoa lục, Lê triều lịch đại khoa Tiến sĩ đề danh bi ký, Thiên Nam lịch triều liệt truyện đăng khoa bị khảo, Đăng khoa lục sưu giảng, Quốc triều khoa bảng lục v.v. Nhưng, những thư tịch gọi là Đăng khoa lục trước đây, tác giả của chúng chỉ viết về một giai đoạn, hoặc một triều đại nhất định. Hơn nữa, do giới hạn của thời đại, phương pháp biên soạn và quan điểm biên soạn có những hạn chế đáng kể và nhất là qua quá trình “tam sao”, đó đây trong văn bản có nhiều sai sót. Ngày nay, nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về diện mạo đội ngũ trí thức, về chế độ giáo dục, đào tạo và thi cử, nhu cầu viết về danh nhân và lịch sử địa phương, hoặc các tác gia văn học từng vùng, nhu cầu viết gia phả của các dòng tộc v.v. đòi hỏi phải có một cuốn sách chí ít làm công cụ chỉ dẫn với những thông tin tối thiểu và chuẩn xác về các bậc hiền sĩ của dân tộc. Đúng lúc đó, Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt độc giả công trình hội yếu và chỉ dẫn thư tịch về các bậc đại khoa Việt Nam, từ khoa đầu tiên thi Minh kinh bác học thời Lý Thánh Tông năm 1075 đến khoa thi Hội cuối cùng thời Nguyễn Khải Định năm 1919, gồm 183 khoa thi với 2891 nhân vật. Đó là cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam do nhà Hán học Ngô Đức Thọ chủ biên cùng với hai nhà nghiên cứu là Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Hữu Mùi biên soạn(2).

Hội yếu là một phương pháp khoa học của Khoa văn bản học, nhằm thu thập tất cả những tài liệu cơ bản nhất về một đề tài nào đó, giúp người đọc có được những thông tin gọn, đủ khách quan. Trong quá trình biên soạn CNKBVN, soạn giả đã sử dụng trên 30 công trình chủ yếu liên quan đến các nhà khoa bảng, bao gồm các loại Đăng khoa lục, Quốc sử, Địa phương chí, Gia phả, Tạp ký, thơ văn và Văn bia. Phương pháp Hội yếu cho phép người biên soạn “truy quét” hết các tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó so sánh, chọn lọc bằng kiến giải khoa học của mình. Vì thế, những sai sót trong công trình sẽ được giảm tới mức tối đa. Với phương pháp này, đặc biệt trong việc sử dụng các tài liệu về Địa phương chí, Gia phả, Tạp ký, Văn bia, các soạn giả trước kia. Trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam nhóm biên soạn đã phát hiện thêm ít nhất một nhân vật từ trước đến nay bị lãng quên, đó là Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng (số 782B; tr.274) và đính chính chuẩn xác thêm cho 115 nhân vật do những lý do nào đấy bị nhầm lẫn, trong đó có 92 trường hợp nhầm tên, 16 họ nhầm đệm, 7 nhầm họ. Cùng với đóng góp trên, các soạn giả còn khôi phục cho 47 nhân vật được đầy đủ họ, tên đệm và tên gọi mà các thư tịch trước đây bỏ trống (3 nhân vật thiếu họ, 26 nhân vật thiếu tên, 17 nhân vật thiếu tên đệm và 1 nhân vật thừa tên đệm). Như vậy, sơ bộ các soạn giả đã khôi phục đúng và đầy đủ họ, tên gọi, tên đệm cho ít nhất 162 nhà đại khoa, một con số tự nó đã nói lên giá trị và những cống hiến của công trình.

Từ phương pháp hội yêu, các soạn giả đã nâng lên thành những chỉ dẫn *index) cho tất cả 2891 nhân vật. Index ở đây chỉ ra từng nhà khoa bảng đã được viết trong những công trình cụ thể nào, trang bao nhiêu. Do đó, muốn tìm hiểu tỉ mỉ bất cứ một nhân vật nào, ta chỉ cần dựa vào index. Việc này hết sức có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu và cả những ai muốn viết về danh nhân địa phương, hoặc gia phả dòng tộc mình mà nhân vật đó có trong CNKBVN. Thống kê các index trong công trình, ta thấy có tới 40% tức là 1115 nhân vật được biên soạn từ 5 đến 11 nguồn thư tịch khác nhau; trong đó, các sách Địa phương chí được sử dụng tới 176 trường hợp, Gia phả 12 trường hợp, Bia tiến sĩ Văn Miếu Huế 292 trường hợp. Những con số trên nói lên độ tin cậy trong các thông tin của công trình.

Từ khi mở đại khoa đầu tiên tới nay đã hơn 9 thế kỷ. Biêt bao vật đổi sao dời qua 800 năm! Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn lần lượt thay nhau. Và mỗi lần triều chính đổi thay thì các đơn vị hành chính lại đổi thay theo. Vì thế soạn giả Các nhà khoa bảng Việt Nam vấp phải một mâu thuẫn lớn: nếu để theo địa danh cũ thì người đọc ngày nay sẽ rất khó, thậm chí không thể xác định nổi địa danh đó hiện nay thuộc về vùng nào. Nhưng nếu đổi ra địa danh mới thì dựa vào đâu? Để khắc phục mâu thuẫn nói trên, soạn giả CNKBVN đã cố gắng tới mức tối đa trong việc chuyển đổi địa danh cũ ra địa danh mới. Xin đưa ra đây việc chuyển đổi địa danh của hai đơn vị hành chính cũ làm ví dụ:

Huyện Vĩnh Lại c ũ - đại diện cho đơn vị có ít nhà khoa bảng: 17 vị; ít nhất các soạn giả đã chuyển đổi được 15 trường hợp từ địa danh cũ sang địa danh mới, tỷ lệ 15/17.

Huyện Đông Ngàn cũ - đại diện cho đơn vị có nhiều bậc đại khoa 143 vị, thì 139 trường hợp đã được quy đổi ra địa danh mới, chiếm tỷ lệ 139/143. Việc quy đổi này hết sức phức tạp, vì như chúng ta đã biết, có những đơn vị huyện trước kia, nay bị chia làm 3 đơn vị hành chính khác nhau. Nếu lấy 2 đơn vị huyện Vĩnh Lại Đông Ngàn cũ làm ví dụ, ta thấy các soạn giả của công trình đã chuyển đổi từ địa danh cũ ra địa danh mới đạt tới 96,25%, tức là 156 trường hợp trong tổng số 160. Bao nhiêu công sức để đạt được tỷ lệ này? Tự con số 96,25% đã nói lên công sức khoa học nghiêm túc của nhóm biên soạn CNKBVN.

Sự nhạy bén về chính trị kết hợp với tinh thần khoa học tỉnh táo giúp nhóm soạn giả Các nhà khoa bảng Việt Nam sửa được sự lệch lạc trong các công trình khoa bảng trước đây khi viết về những nhân vật liên quan đến phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp và chính quyền phong kiến đầu hàng. Ta có thể lấy dịch bản Quốc triều khoa bảng lục(3) để so sánh. Chẳng hạn, về Tống Duy Tân, nguyên bản Q.3 tờ 5a; bản dịch đã dẫn dịch là: “nhân loạn khởi nghĩa nên can tội nặng” (tr.185). Tống Duy Tân can tội gì? Yêu nước chống giặc ư? Với một thái độ khoa học CNKBVN viết như sau: “Tống Duy Tân... chiêu mộ dũng sĩ khởi nghĩa ở vùng núi Hùng Lĩnh (Nông Cống, Thanh Hoá). Do đó bị triều đình hàng Pháp đục tên ở bia Tiến sĩ Văn Miếu (Huế). Bị thế cô, phải lánh sang Trung Quốc một thời gian, sau trở lại về căn cứ cũ tiếp tục kháng chiến. Bị giặc bắt đưa về tỉnh thành Thanh Hoá xử trảm (10-1892)” (tr.878). Không chỉ đối với Tống Duy Tân, mà tất cả các vị khoa bảng có tham gia phong trào yêu nước, QTKBL đều ghi tiểu sử họ như những kẻ phạm tội, nào là: “Vì can tội, giảo đình nghị” như trường hợp các vị Hồ Sĩ Tạo, Huỳnh Thúc Kháng (tr.242), Ngô Đức Kế (tr.235), hoặc ghi họ như những người vô can đến lịch sử dân tộc chỉ “nhân loạn bị giết” như trường hợp các vị Trần Văn Dư (tr.186), Hoàng Văn Hoè (tr.200), hoặc chỉ được ghi một cách mù mờ rẳng, bỏ “vào núi”, như trường hợp Nguyễn Hữu Chính, Đinh Văn Chất (tr.184). Phan Đình Phùng (tr.190). Hàng loạt các nhân vật khác như Hồ Bá Ôn (tr.187), Cao Huy Tuân (tr.197), Nguyễn Thái Tuân (9tr. 201), Nguyễn Đức Quý (tr.204), Nguyễn Thích (tr.205), Đặng Nguyên Cẩn (tr.224), Nguyễn Sinh Huy (tr.240) v.v cũng đều bị QTKBL ghi tương tự như vậy.

Tuy nhiên, một công trình lớn như CNKBVN không thể tránh khỏi những sai sót. Nhân đây xin nêu ra vài điểm để soạn giả suy nghĩ thêm. Nên chăng những nhân vật đỗ 2 lần ở 2 khoa thi Hội khác nhau, hoặc ở 2 khoa thi Hội của 2 triều đại khác nhau ghi làm 2 mục riêng, đánh số khác nhau, như các trường hợp về Triệu Thái (số 73 và 79), Phan Phu Tiên (số 74 và 81), Vũ Duy Thanh (số 2558 và 2560)? Có trường hợp ghi 2 lần như vậy. Theo tôi, 7 trường hợp trên chỉ nên để ở 1 mục, đánh 1 số vào khoa thi đỗ thứ nhất. Ngoài ra, lác đác đây đó có những nhầm lẫn do sửa bản in chưa thật kỹ, chẳng hạn, trong chỉ dẫn thư tịch có sách Đại Việt đỉnh nguyên Phật lục, nhưng ở Bảng chữ viết tắt để đưa vào index lại bỏ sót, hoặc ABC (tr.973) tên của Tiến sĩ Lê Tông Quang (số 2340) lại ghi là Lê Quang, hoặc quê của Phó Bảng Nguyễn Hoan (số 2721) ghi là “xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nội thời Nguyễn bao gồm cả Bình Lục, nhưng ghi như vậy dễ làm người đọc hiểu nhầm.

Song dù có những so suất nói trên, Các nhà khoa bảng Việt Nam vẫn là một công trình khoa học lớn, nghiêm túc, một công trình hội yếu mang tính chất chỉ dẫn (index) về các bậc Đại khoa từ năm 1075 đến 1919 mà từ trước tới nay chưa từng có. Công trình đã ra đời đúng lúc, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khoa học và đời sống. Những thành tựu trên hai bình diện của công trình: phương pháp biên soạn lượng thông tin về nội dung mà tôi đã trình bày trên kia cho phép chúng ta khẳng định giá trị khoa học của nó.

Cuối cùng, xin nói thêm một lời: Tôi luôn tâm đắc với câu sau đây của Khổng Tử: “Chọn cái hay của người ta mà học” (Trạch kỳ thiện). Do đó, nếu bài viết có gì bất cập, mong được lượng thứ.

CHÚ THÍCH

(1) Thân Nhân Trung: Bài ký bia Tiến sĩ khoa Đại Bảo Nhâm Tuất.

(2) Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919). Nxb. Văn học. H. 1993. (Viết tắt: CNKBVN)

(3) Quốc triều khoa bảng lục, Sài Gòn, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, 1962 (viết tắt là QTKBL).

TB

MỘT SỐ CHỖ CẦN XEM LẠI TRONG CUỐN "CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM"
(1075-1919)
(1)

ĐỖ THỈNH

Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) của Nhóm biên soạn gồm Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi. Đây là công trình khảo cứu biên dịch công phu về các khoa thi Hội trong gần chục thế kỷ, ghi chép lý lịch gần 3000 nhà nho đỗ đại khoa, với sự nỗ lực rất lớn, vượt mọi khó khăn phức tạp đối chiếu nhiều cuốn sách. Nhất là việc quy đổi địa danh cũ mới “mà Nhóm biên soạn đã bỏ nhiều thì giờ và công sức thực hiện” (Lời nói đầu). Cuốn sách có rất nhiều ưu điểm mà tôi không thể kể ra hết. Vả chăng, những ưu điểm này cũng đã được nhiều bạn đọc đề cập tới trong một bài viết nhận xét về cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam. Ở đây, thể theo yêu cầu của Nhóm biên soạn trong đoạn cuối Lời nói dầu, căn cứ vào những tư liệu sưu tầm được ở địa phương, tôi xin góp một số ý kiến hy vọng đính chính một vài chỗ sai, bổ sung thêm một vài chỗ thiếu sót về một số nhân vật để khi tái bản cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

Trước hết nói về những sai sót khi chuyển đổi địa danh quê quán của các nhà khoa bảng như sau:

- Vũ Tuấn Chiêu (số 303) đỗ Trạng nguyên năm Hồng Đức thứ 6 khoa Ất Mùi (1475) “người phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức. Nay là thôn Nhật Tảo xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm, Hà Nội...” (2). Thực ra phường Nhật Chiêu nay là xã Nhật Tân huyện Từ Liêm. Hiện nay ở thôn Đông, xã này còn chi họ Vũ vẫn giữ được Gia phả, tôi đã về đây gặp gỡ cụ Vũ Văn Hữu 85 tuổi và ông Vũ Tuấn Nghĩa cung cấp tài liệu về nhân vật naỳ (năm 1988).

- Ba nhân vật cùng một xã nhưng lại ghi khác nhau: Nguyễn Công Cơ (số1980) “người xã Minh Quả huyện Từ Liêm. Nay là thôn Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bia No 1336: xã Minh Tảo”. Nguyễn Quang Bị (số 1191)” người xã Minh Cảo, huyện Từ Liêm. Nay là thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm” và Phạm Văn Hợp (số 2366) “người xã Minh Tảo huyện Từ Liêm. Nay thuộc xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm, Hà Nội”. Trường hợp thứ nhất ghi đúng, hai trường hợp sau ghi sai. Minh Quả, Minh Cảo là tên xã đời Lê, đời Nguyễn đổi là Minh Tảo, sau đổi Xuân Tảo, nay thuộc xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm. Bia ở Văn chỉ làng Xuân Tảo dựng thời Minh Mệnh (1830) có ghi tên cả ba vị này. Còn làng Nhật Tảo nay thộc xã Đông Ngạc, xưa có tên là Nhật Cảo, sau đổi Nhật Tảo (không hề có chữ Minh trên đầu).

- Nguyễn Đình Hoàn (số 1949) “người phường Bái Ân, huyện Quảng Đức. Nay là phường Bưởi quận Ba Đình, Hà Nội”. Thực ra phường Bái Ân nay là khối Bái Ân thuộc thị trấn Nghĩa Đô huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nôị. Phường Bưởi hiện nay chỉ có bốn phường cũ là yên Thái, Hồ Khẩu, Trích Sài, Võng Thị thôi.

- Nguyễn dung nghệ (số 1470) “người xã Thượng Yên Quyết... trú quán xã Phú Diễn”. Sách Từ Liêm đăng khoa lục ghi Nguyễn Dung Nghệ người Thượng Yên Quyết, nguyên quán Phú Diễn. Ở xóm Hậu làng An Hoà, xã Yên Hoà huyện Từ Liêm hiện còn dòng họ, dòng dõi con cháu cho biết cụ Nghệ quê gốc ở Phú Diễn.

- Về ba cha con Đỗ Văn Tổng (số 1735), Đỗ Văn Luân (số 1803) và Đỗ Công Toản (số 1925) đều ghi “người xã Thượng yên Quyết huyện Từ Liêm. Nay là thôn Thượng Yên Quyết, xã yên Hoà, huyện Từ Liêm TP Hà Nội”. Theo Lịch sử cách mạng xã Yên Hoà xuất bản năm 1991 thì năm Đồng Khánh thứ 2 (1888) xã Thượng Yên Quyết đổi tên thành xã An Hoà do đó các sắc phong, thần tích hiện còn ở đình làng An Hoà từ 1888 trở đi đều không ghi là Thượng Yên Quyết nữa. Nhân đây căn cứ vào Đỗ tộc phả ký, tôi xin bổ sung về năm mất của Đỗ Văn Tổng là 1660, thọ 53 tuổi, Đỗ Văn Luân mất năm 1660, thọ 26 tuổi và Đỗ Công Toản mất năm 1771, thọ 70 tuổi.

Về nguyên quán Đặng Công Chất (số 1814) đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu (1661) “người xã Phù Đổng... huyện Gia Lâm Hà Nội. Nguyên quán xã Thái Bạt, huyện Bất Bạt... tằng tôn Đặng Công Toản...”. Nhưng khi ghi về Đặng Công Toản (số 1016) người Thượng Yên Quyết (xã Yên Hoà) là cố nội của Đặng Công Chất lại không ghi nguyên quán. Theo Đặng gia thế phả do Đặng Công Cơ biên soạn năm 1726 ở làng Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) thì Đặng công Toản sau khi đỗ Tiến sĩ (1520) làm Tham chính xứ Kinh Bắc có cho nguời con trai thứ bẩy vào làng Phù Đổng ở lại đây sinh cơ lập nghiệp. Đến đời thứ ba sinh ra Đặng Công Chất, tức Chất là chắt của Đặng Công Toản. Lẽ ra nếu ghi nguyên quán phải ghi: Đặng Công Toản nguyên quán xã Thái Bạt, huyện Bất Bạt. Còn Đặng Công Chất phải ghi nguyên quán Thượng Yên Quyết mới hợp lý.

Về việc đổi tên có trường hợp Bùi Văn Trinh (số 1808) ghi “đổi tên là Đình Trinh”. Theo Gia phả họ Bùi ở làng Thị Cấm xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm thì Bùi Xuân Hoàng tự là Văn Trinh sau đổi Đình Viên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ tục biên, Q.19) (bản dịch Những Xxb Khoa học xã hội, 1968, trang 336) ghi “Bùi Đình Viên làm Hữu thị lang bộ hình”.

Có trường hợp ghi nhầm, lộn từ người này sang người khác như Nghiêm Hoằng Đạt (số 1531) ở xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm ghi “Cháu ngoại của Nguyễn Đương Bao”. Nhưng khi ghi về Nguyễn Đương Bao (số 1876) lại viết “cháu ngoại của Nghiêm Hoằng Đạt”. Nghiêm Hoằng Đạt sinh 1545, còn Nghiêm Đương Bao sinh 1647 thì Bao phải là cháu ngoại của Nghiêm Hoằng Đạt.

Có trường hợp ghi về “hậu duệ” cháu xa” làm cho người đọc khó hiểu như Lý Trần Dự (số 2261) người xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây, ghi “hậu duệ Lý Trần Cẩn ở huyện Bất Bạt, cháu xa đời của Đặng Công Toản ở xã Thượng Yên Quyết”. Theo Phả ký họ Đặng Trần (Chi Vân Canh) do Lý Trần Tỉnh là chắt Lý Trần Dự đỗ Tú tài 1864 biên soạn thì ông Đặng Trần Diễm đỗ Cử nhân (1705), làm Tri huyện Đông Ngàn muộn con đi cầu tự ở đền Chèm thờ Lý Ông Trọng rồi sinh được người con trai đầu đặt tên là Quán. Vì cho rằng Quán là con Lý Ông Trọng nên đổi họ gọi là Lý Trần Quán, sau đó sinh con thứ hai là Lý Trần Dự. Ông Diễm là dòng dõi của Đặng Công Toản. Vì ông Toản có người cháu nội lấy vợ mà sinh ra chi họ Đặng ở đây. Tuy từ đời ông Quán có đổi ra họ Lý nhưng vấn về Thượng Yên Quyết lễ tổ.

Khi viết lý lịch Lý Trần Quán (số 2247) ghi các chức vụ của ông Nhóm biên soạn còn thắc mắc “chưa rõ căn cứ vào tư liệu gôc nào?”. Theo tôi ở đây khi ghi các chức vụ của ông Quán người ta đã căn cứ vào Phả ký họ Đặng Trần (chi Vân Canh) đã dẫn ở trên.

Cuối cùng, nhóm biên soạn trong Lời nói đầu cho biết có tham khảo sách Từ Liêm đăng khoa lục của Bùi Xuân Nghi nhưng lại để sót một nhân vậtmà sách này đã bổ sung cho sách Đăng khoa lục. Đó là Nguyễn Quang Minh (tộc phả dòng họ ghi là Nguyễn Nhữ Minh, cha của Nguyễn Nhữ An) người làng Hạ yên Quyết (nay thuộc xã Yên Hoà, huyện Từ Liêm) đỗ Thái học sinh nhà Hồ năm 1400, làm quan tới Nội thị Hành khiển. Sách Bạch Liên khảo ký (chữ Hán) biên soạn đời nhà Hồ và nói rõ vì nhà Hồ tiếm nghịch nên sử sách không ghi tên ông.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thu (đã dẫn) tập II trang 209 ghi về khoa thi năm 1400 Quý Ly “cho bọn Lưu Thúc Kiệm 20 người đỗ (Thái học sinh) sau đó ghi thêm tên 5 người nữa mà không ghi tên cả 20 người. Cũng sách trên đoạn sau (trang 219) ghi việc Quý Ly làm thơ răn Hán Thương và Nguyên Trừng nhưng ông Kiều có vợ ở trong cung lấy được đem truyền tụng cho các quan, việc vỡ lở Kiều bị xử chém. Trong số người được đọc bài thơ ấy có “Nguyễn Nhữ Minh bị tội về nghe đọc bài thơ ấy, phải đồ ra châu Cửu Chân”. Có lẽ vì thế nên Đăng khoa lục không ghi tên Nhữ Minh? Hay chỉ theo sách Đại Việt sử ký toàn thư nên ghi thiếu? Tuy còn có sai sót nhưng sách Các nhà khoa bảng Việt Nam vẫn là cuốn sách có giá trị.

CHÚ THÍCH

(1) Nxb. Văn học 1993.

(2) Các đoạn trong ngoặc kép là trích sách CNKBVN.

TB

18 CỬ NHÂN HÁN NÔM RA TRƯỜNG

Ngày 20-6-1994 tại giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 18 sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khoa Ngữ văn của trường đã bảo vệ thành công luận văn Cử nhân Hán Nôm và đã ra trường, bổ sung cho đội ngũ những người làm công tác Hán Nôm của nước ta.

Đây là khoá học thứ 2 (1990-1994) được đào tạo theo chương trình cải cách của Bộ, Trường và Khoa.

Sau khi học xong phân đại cương cảu nhóm ngành, một số sinh viên theo nguyện vọng dã đăng ký thi và được tuyển vào học chuyên ngành Hán Nôm ở giai đoạn 2. Tuy còn bỡ ngỡ ở những bước đi đầu tiên, nhưng thầy và trò đều đã cố gắng vươn lên không ngừng trong giảng dạy và học tập. Hướng đổi mới đã có những biến chuyển về cơ bản, chương trình được tinh giản đồng thời cũng được bổ sung những tri thức cân thiết, nhất là trong việc dạy nghề cho người học.

Trước đây những tri thức sinh viên được học trên lớp là những tri thức cơ bản và tối thiểu khác có liên quan đến ngữ văn Hán Nôm, nhưng chỉ là những thứ cần mà chưa phải là đủ. Trong thực tế di sản Hán Nôm được tồn tại và thể hiện muôn màu muôn vẻ, mang những nét đặc thù của chung: từ tự dạng đến cách biểu trưng nội hàm cấu tứ cũng mang khá đậm nét đặc thù Việt Nam. Vì thế, trong hoàn cảnh hiện tại của Khoa, của Trường chưa có được một phòng tư liệu Hán Nôm đầy đủ và hoàn chỉnh, việc học tập ở trên lớp qua những giáo trình là chưa đủ mà phải dựa vào chương trình giảng dạy ở ngoài lớp dưới dạng “tham quan học tập” một số tiết nhất định.

Vào những giờ học dã ngoại như vậy, thầy và trò cùng nhau tới những cụm di tích có di sản Hán Nôm, thầy giảng dạy cho trò qua những thực thể còn tồn trữ tren những chất liệu khác nhau của di văn. Thực tế phương pháp học tập này được bổ sung vào chương trình giảng dạy, hiệu quả sư phạm đã được nâng lên đáng kể, gây niềm hứng thú say mê với nghề của sinh viên.

Sau khi bồi dưỡng cho sinh viên những tri thức cần thiết tối thiểu, bộ môn đã bố trí cho sinh viên đi thực tập nghiệp vụ từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi. Địa điểm thực tập đã được chuẩn bị kỹ ở những địa phương có di tích lịch sử văn hoá mang nhiều dấu ấn di sản Hán Nôm để 1 lần nữa sinh viên tiếp xúc với di văn Hán Nôm cụ thể về thể tài, thể loại, tự dạng: thảo, triện, lệ, khải v.v... Đây cũng là một dịp để sinh viên làm quen với những thao tác cần thiết khi tiếp xúc và xử lý văn bản nhằm củng cố, nâng cao trình độ Hán Nôm và tay nghề của sinh viên, đồng thời cũng là một dịp để sinh viên về các địa phương sưu tầm tư liệu từ họ có được sự gợi mở về các để tài nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khoá học được sát với thực tế, giải quyết những vấn đề cụ thể mà xã hội đang có nhu cầu. Chính vì thế mà kết quả của mỗi đợt đi thực tập như vậy đều mang lại những con số cụ thể đo đếm được bằng những bản sao chụp có liên quan đến tư liệu Hán Nôm, đồng thời cũng đã giúp được địa phương nơi thực tập giải quyết được một số vấn đề có liên quan tới văn bản Hán Nôm giúp chính quyền và nhân dân địa phương, nhằm quản lý và bản tồn những di vật di văn có giá trị, giải đáp được những vấn đề còn tồn nghi, trong văn bản cổ mà lâu nay địa phương chưa giải quyết được.

18 luận văn được đưa ra bảo vệ lần này, đề tài phong phú, nội dung đặt ra để giải quyết những vấn đề cụ thể rõ ràng và thiết thực đối với ngành, phản ánh kết quả thực chất trình độ của sinh viên, được tập thể hội đồng thông qua. Với số phiếu cao, trong đó có luận văn sinh viên Nguyễn Thanh Diên với đề tài: “Sơ bộ khảo sát, cách dùng của một số hư từ thường dùng trong tiếng Hán cổ” đã được hội đồng đánh giá xuất sắc đạt điểm 10.

Một lần nữa đây là một ghi nhận đáng kể sự cố gắng vươn lên của ngành Hán Nôm, trong việc cải tiến dạy và học, 18 cử nhân Hán Nôm đang ở tư thế sẵn sàng hoà nhập vào đội ngũ của những người làm công tác Hán Nôm.

P.V

TB

LỚP ĐẠI HỌC TẠI CHỨC
CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN PHƯƠNG ĐÔNG

Nhằm mục đích nâng cao và chuẩn hoá trình độ cán bộ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Ngôn ngữ học (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) và Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hoá Việt Nam - Đại học Sư phạm Hà nội I - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp tổ chức một lớp Đại học tại chức, chuyên ngành Ngữ văn Phương Đông. Thời gian học tập là 2 năm với tổng số giờ là 3800 tiết. Các học viên đều đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác nhau về khoa học xã hội nhưng vẫn phải qua một kỳ thi tuyển và tiếp đó đã được học các khoa trình về Ngôn ngữ học, Lý luận Văn học, Lịch sử văn học (Việt Nam và Trung Quốc, Ấn Độ), Ngữ văn học Hán Nôm, Lịch sử Văn hoá Phương Đông cổ đại (đặc biệt là về Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại ...) do các giao sư của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Ngôn Ngữ, Viện Văn học (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) trực tiếp giảng dạy.

Ngày 15 tháng 12 năm 1993, 17 học viên đã thi tốt nghiệp (trong đó có 14 học viên của Viện Hán Nôm) theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 100% đã tốt nghiệp từ loại khá trở lên và đã được cấp văn bằng Cử nhân khoa học - chuyên ngành Ngữ Văn.

P.V

TB

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI TIN HỌC HÁN NÔM

Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1994, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học “Bước đầu ứng dụng Tin học để bảo vệ và khai thác di sản thư tịch cổ Việt Nam” (Tin học Hán Nôm) do nhóm Nghiên cứu thuộc Viện Hán Nôm thực hiện.

Hội đồng đã xem xét đánh giá các kết quả nghiên cứu và sản phẩm mà đề tài đã tiến hành theo dự kiến, như:

- Tìm hiểu công nghệ sản sinh chữ tượng hình trên máy tính ở Việt Nam, học tập cách soạn thảo, đào tạo cán bộ biết sử dụng máy tính và in ấn chế bản chữ Hán trên máy tính.

- Cải tiến cách đánh chữ Hán dễ dàng, cho phù hợp với thói quen của người Việt Nam, nhất là những người không thạo tiếng Trung Quốc Bạch thoại (Trung văn).

- Tự tạo lấy vài nghìn chữ Nôm, mã hoá trong máy tính, đưa số chữ Nôm chuẩn thế giới, xây dựng Ngân hàng dữ liệu Hán Nôm để bảo vệ di sản văn hoá truyền thống của dân tộc, phục vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa giáo dục.

Hội đồng đã đánh giá rằng: so với mục tiêu đề ra, đề tài đã hoàn thành xuất sắc. Nhóm nghiên cứu đã xác định hướng đi đúng đắn, làm việc tích cực, nghiêm túc, và có hiệu quả. Hội đồng cũng tán thành đề tài này là bước đầu, cần được hỗ trợ để tiếp tục triển khai ứng dụng trong thực tế.

P.V

TB

THƯ MỤC SÁCH HÁN NÔM TẠI
ĐÔNG DƯƠNG VĂN KHỐ NHẬT BẢN

NGUYỄN THỊ OANH

Sách Hán Nôm Việt Nam là những tài liệu được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm từ đầu thế kỷ XX trở về trước do nhiều nguyên nhân phức tạp đã có mặt ở nước ngoài, hình thành các phông sách Hán Nôm có số lượng khác nhau như ở Pháp , Ý, Nhật, Anh... Tại Nhật Bản hiện có nhiều nơi đang lưu giữ sách Hán Nôm như Đông Dương văn khố, Văn khố Matsumoto (Đại học Keio), Thư viện Quốc hội, Thư viện nghiên cứu văn hóa Đông Dương thuộc Trường Đại học Tokyo. Trong số đó đáng kể nhất là số sách Hán Nôm tại Đông Dương văn khố.

Số sách Hán Nôm tại đây theo Enoki kazuo trong cuốn “60 năm của Đông Dương văn khố” xuất bản năm Chiêu Hòa thứ 52 (1977) có 110 cuốn do ông Nagata yasukichi đương thời là Tổng lãnh sự quán Nhật tại Hà Nội gửi tặng. Số sách này cùng toàn bộ số sách ở Đông Dương văn khố đã được Giáo sư ishida Mikinosuke nguyên Giám đốc Bảo tàng Kyoto, Uỷ viên Viện học sĩ bỏ rất nhiều công sức để sắp xếp, phân loại. Năm 1939 Đông Dương văn khố cho in Thưmục sách Hán Nôm tại đây với tiêu đề “Đông Dương văn khố An Nam bản mục lục” in liền ngay sau bản Thư mục Triều Tiên, với tổng số đầu sách là 104 cuốn. (Chúng tôi không rõ vì sao thiếu 6 cuốn). Từ sau năm 1939, được sự viện trợ của chính phủ Nhật và các tập đoàn kinh tế trong nước, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan có liên quan, số sách Hán Nôm ở Đông Dương văn khố đã tăng dần lên. Với 6 đầu sách và 112 ảnh tả bản, khắc bản từ vi phim, số sách Hán Nôm đã lên tới 234 cuốn. Nhưng cho đến nay Đông Dương văn khố vẫn chưa cho ra đời thêm 1 bản thư mục mới nào. Nhân chuyến đi công tác và học tập tại Nhật Bản tôi đã đến tìm hiểu sách Hán Nôm tại đây và lên một thư mục mới có đối chiếu với Thư mục in năm 1939 và số sách Hán Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm qua 2 bộ Thư mục: Thư mục Hán Nôm in roneo thực hiện năm 1971 và bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Giáo sư Trần Nghĩa và Giáo sư Franỗois Gros chủ biên, cùng nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn đông bác cổ Pháp hợp tác thực hiện xuất bản năm 1993. Để độc giả Việt Nam hiểu thêm về số sách Hán Nôm tại Đông Dương văn khố, chúng tôi xin giới thiệu bản thư mục do chúng tôi mới biên soạn này, với một số quy định như sau:

1/ Thư mục sách Hán Nôm này chỉ nêu số sách do người Việt Nam trước tác hoặc soạn thảo. Có một số sách Trung Quốc lẫn vào đây như Dịch kinh, Xuân thu, Lễ kí, Thư kinh đại toàn, Thi kinh đại toàn tiết yếu diễn nghĩa, Lễ kí đại toàn, Tứ thư dẫn giải, Việt kiều thư, Vạn quốc công pháp, Đại Thanh luật lệ hội thông tân toản, Tục nghị thuế đơn báo đương chương trình, An Nam thông sử, An Nam chí nguyên, Thanh Khâu Cao tiên sinh tập, chúng tôi không đưa vào bản thư mục.

2/ Để tiện tra cứu và đối chiếu Thư mục mới với Thư mục in năm 1939, chúng tôi để số ký hiệu thư viện thư mục mới in đậm lên trên trước phần kí hiệu Thư mục năm 1939.

3/ Những cuốn sách Hán Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm không có, chúng tôi đánh dấu (*) ở sau phần tên sách.

1. An nam chí lược 安 南 志 略

Cổ ái Đông Sơn Lê Tắc soạn; Phục Ông v.v. đề tựa. Nội các văn khố tàng bản.

X-2-53, ảnh tả bản, không có số phim và kí hiệu sách.

X-2-54, ảnh tả bản, không ghi số phim và kí hiệu sách.

2. Bang giao lục 邦 交錄

Lê Thống biên tập, soạn năm Gia Long 18 (1819).

X-2-98, ảnh tả bản, từ vi phim số 315 (A.691/1-2)

3. Bản triều bạn nghịch liệt truyện 本 朝 返 逆 列 傳

X-2-69, ảnh tả bản, từ vi phim số 628 (A.997)

4. Bản triều thứ chính tập biên 本 朝 庶 政 緝 編

Lễ bộ soạn năm Gia Long 18 (1819)

X-2-113, ảnh tả bản, từ vi phim số 625 (A.870)

5. Bắc kì hà đê sự tích 北 圻 河 堤 事 迹

X-2-64, ảnh tả bản, từ vi phim số 571 (A.1938)

6. Bắc nam thực lục 北 南 實 錄

X-2-67, ảnh tả bản, từ vi phim số 97 (A.25)

7. Bắc thư tài nam sự 北書載南事

X-2-106, ảnh tả bản, từ vi phim số 644 (A.117)

8. Bích ngọc thần kinh 壁玉神經

Giá sơn Kiều Oánh Mậu, soạn năm Thành Thái Tân Sửu (1901).

Bản chép tay, không ghi tên người soạn và niên đại.

X-3-3, X-42

9. Bình nam thực lục 平 南 實 錄

Triều thần soạn theo lệnh của Trịnh Sâm.

X-2-67, ảnh tả bản, từ vi phim số 516 (A.1396)

10. Bùi gia huấn hài 裴 家 訓 孩

Cổ Hoan Bùi Dương Lịch soạn.

X-3-11, ảnh tả bản từ vi phim số 327 (A.253)

11. Bùi thị gia phả 裴 氏 家 譜

Bùi Phổ soạn và viết tựa năm Gia Long 7 (1808) và Minh Mệnh 11 (1830)

X-2-76, ảnh tả bản, từ vi phim số 816 (A.1002)

12. Các nha môn câu sai 各 衙 門 勾 差

San định năm 1892.

X-2-100, ảnh tả bản, từ vi phim số 870 (A.331)

13. Các trấn tổng xã danh bị lãm 各 鎮 總 社 名 備 覽

X-2-117, ảnh tả bản, từ vi phim số 292 (A.570)

14. Cảnh hưng điều luật 景 興 條 律

X-2-86, ảnh tả bản, từ vi phim số 115 (A.1945).

15. Cao man sự tích 高 蠻 事 迹

Viện Cơ mật soạn năm Tự Đức thứ 5 (1852).

X-2-67, ảnh tả bản, từ vi phim số 534 (A.106).

16. Chinh phụ ngâm bị lục 征 婦 吟 被 錄

Đặng Trần Côn soạn; Đoàn Thị Điểm diễn âm. In lại năm Nhâm Tuất, Liễu Văn Đường tàng bản.

X-4-18, X-62

Phan Trần truyện trùng duyệt

In năm Duy Tân Nhâm Tí (1912).

Cùng quyển với Chinh phụ ngâm bị lục.

Cung oán ngâm. In lại năm Duy Tân Nhâm Tí (1912). Cùng quyển với Chinh phụ ngâm bị lục.

17. Chu Tạ Hiên thi hậu tập 朱 謝軒 詩 後 集

Chu Doãn Trí soạn; Hoằng Phu sưu tập; Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lí phẩm bình. Đào Xuân Quế hiệu đính. Sách hoàn thành năm Tự Đức Mậu Ngọ (1858).

X-4-10, X-4

18. Chúc thư văn khế cựu chỉ 囑 書 文 契 舊 紙

X-2-46, ảnh tả bản, từ vi phim số 244 (A.2917).

19. Cố lê luật lệ 故 黎 律 例

X-2-85, ảnh tả bản, từ vi phim số 109 (A.613).

20. Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc phong hợp biên 古 螺 城 事 迹 田 土 敕 封 合 編

Biên tập năm Thành Thái 14 (1902).

X-2-116, ảnh tả bản, từ vi phim số 244 (A. 92).

21. Công án tra nghiệm bí pháp 公 案 查 驗 秘 法

Phan Duy Phiên, Dương Hợp, Trần Đôn… soạn năm Vĩnh Thịnh 10 (1714).

X-2-118, ảnh tả bản, từ vi phim số 162 (A.401).

22. Công hạ ký văn 公 暇 記 文

Trương Quốc Dụng soạn, bản chép tay, quyển thượng, 1 sách.

X-3-7, X-20

23. Cung oán ngâm 宮 怨 吟

Xem mục chinh phụ ngâm bị lục.

24. Dã sử tập biên (*) 野 史 緝 編

Phụ: Thế tổ cao hoàng đế long hưng sự tích; Phong vực; Thuế ngạch.

Vũ Văn Lập, nguyên án sát sứ tỉnh Thái Nguyên biên tập, sách chép tay, khổ 27x16cm, 919 tr.

X.2-11, X-49

Lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến Gia Long triều Nguyễn. Phần Long Hưng thực lục có ghi thêm Thế thứ Hoàng triều, Sự tích nhà Mạc, Sự tích họ Vũ, Sự tích Tây Sơn, Sự tích Thanh Hóa, Ghi chép về Quảng Thuận v.v… Phần phong vực, thuế ngạch có ghi chép thêm về Thủy xá, Hỏa xá, Vạn Xá, Cao Miên, Miến Điện, Nam Xang, v.v.

25. Diên hà phả ký 延 河 譜 記

Biên soạn năm Chiêu Thống thứ nhất (1787).

X-2-135, ảnh tả bản, từ vi phim số 719 (A.42).

26. Dương thị gia phả 楊 氏 家 譜

X-2-63, ảnh tả bản, từ vi phim số 780 (A.1657).

27. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập 大 南 正 编 列 傳 初 集

Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản v.v. soạn; Hồ Đắc Mưu, Hồ Quý Chiểu hiệu đính.

X-2-8, X-56. Sách in. Có các quyển 3-6; 10-13; 18-21; 30; 33. Không rõ năm in(1).

X-2-9, X-57. Bản chép tay. Từ q.1-27 (thiếu q.28-33).

28. Đại Nam điển lệ toát yếu tân biên 大 南 典 例 撮 要 新 編

Lê Minh án, Trương Du, Đỗ Đức Biểu biên tập. In năm Duy Tân Kỉ Dậu (1909).

X-2-23, X-41

29. Đại Nam Đương án (*) 大 南 當 案

[Pháp lệnh cảo bản]. Sách do các quan bộ Lễ soạn năm Thành Thái 4 (1892). Khổ 30x16,5cm. Sách chép tay.

X-2-37, X-60,

Các điều lệ quy định của bộ Lại về chế độ quan chức, lương bổng, thăng giáng, hưu trí v.v. Các điều lệ về pháp quyền như cử người có tài và phạt người phạm tội… từ năm Thành Thái 1 (1889) đến năm Thành Thái 5 (1894).

X-2-42, X-80, bản chép tay, 1 sách.

30. Đại Nam hội điển toát yếu (*) 大 南 會 典 撮 要

Do các thần ở Lục bộ soạn. Có 14 quyển.

X-2-57ảnh tả bản, từ vi phim số 703 (A.1446). 424tr, có mục lục.

Hội điển triều Nguyễn gồm các chỉ dụ, nghị định về quan chế, công việc của Lục bộ, Đô sát viện, Nội các, Hàn lâm viện v.v.

31. Đại Nam kinh bắc trấn lạc đạo xã dương thị thế phả 大 南 京 北 鎮 樂 道 社 楊 氏 世 譜

X-2-63, ảnh tả bản, từ vi phim số 814 (A.1000).

32. Đại Nam nhất thống chí 大 南 一 統 志

Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán… In năm Duy Tân 3 (1909), 17 quyển, 15 sách.

X-2-29, X-30

X-2-28, X-63, sách chép tay, 5 quyển, 5 sách.

X-2-1001, Bản in lại bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn công bố năm Duy Tân 3 (1909), do Hội nghiên cứu Đông Dương Nhật in tại Tokyo năm Chính Hòa 16 (1941). Khổ 21,5x15,5cm, 1890 tr.

33. Đại Nam nhất thống địa dư đồ 大 南 一 統 地 與 圖

Quốc sử quán biên soạn năm Tự Đức 14 (1861).

X-2-75, ảnh tả bản, từ vi phim số 501 (A.3142).

34. Đại Nam pháp lệnh tập (*) 大 南 法 令 集

Không rõ người soạn, sách chép tay, khổ 30x16 cm, 122 tr.

X-2-19, X-81

Các pháp lệnh trong niên hiệu Duy Tân.

35. Đại Nam quốc sử diễn ca 大 南 國 史 演 歌

In năm Duy Tân thứ 2 (1908), Liễu Văn Đường tàng bản, 1 sách.

X-2-124, X-58

36. Đại Nam quốc thư tập 大 南 國 書 集

X-2-95, ảnh tả bản, từ vi phim số 317 (A.144).

37. Đại Nam thông quốc các tỉnh dịch trạm lí lộ大 南 通 國 各 省 驛 站 里 路

Phụ Minh Mệnh tráng tịch dân số.

X-2-60, ảnh tả bản, từ vi phim số 533 (A.950).

38. Đại Nam thực lục 大 南 實 錄

In năm Chiêu Hòa thứ 54 (1979) do Viện Nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ trường đại học KEIO xuất bản. Chính biên đệ tứ kỉ từ quyển 18-35.

X-2-1004

39. Đại Nam thực lục chính biên 大 南 實 錄 正 編

Duy Minh thị thành Gia Định khảo chính, Tham biện Lư Già Lăng (người Pháp) viết tựa. In năm Quý Dậu (1873), q.1-3, 1 sách.

X-2-10, X-59.

40. Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ 大 南 實 錄 正 編 第 四 紀

In lại năm Tự Đức nguyên niên (1848). Có các quyển 1-3; 4-6; 7-9; 10-12; 13-15.

X-2-125

41. Đại Nam thực lục tiền biên 大 南 實 錄 前 編

Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn, Hà Duy Phiên v.v… biên soạn. In năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), q.1-12.

X-2-6, X-1

42. Đại Việt sử ký 大 越 史 記

Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên v.v. biên soạn, 10 quyển, 16 sách.

X-2-4

X-2-801, X-801, In năm Minh Trị 17 (1884) do KAWDA Trường Đại học Tokyo kiêm Văn học Cung nội Nhật Bản viết lời tựa. Nxb. Dẫn Điền Lợi Chương. Khổ 25,7x15cm. 25 quyển, 20 sách. In lại bản Đại Việt sử kí toàn thư có lời tựa năm Chính Hòa 18 (1697), 2 bộ.

X-2-802, Nhật Bản in. Thiếu các quyển Ngoại kỉ 1-5; Bản kỉ 5-6; Tục biên 1-3.

43. Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書

Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… biên soạn, Ngô Sĩ Liên viết tựa năm Hồng Đức 10, Phạm Công Trứ viết tựa năm Cảnh Trị 3 (1665), Lê Hi, Nguyễn Quý Đức viết tựa năm Chính Hòa 18 (1697). Thủ quyển và mục lục. Ngoại kỷ 5 quyển, Bản kỷ 19 quyển (thiếu q.16, 17), sách in, Quốc tử giám tàng bản.

X-2-1

X-2-2, 1 bộ nữa có lời tựa viết năm Chính Hòa 18 (1697), Thủ quyển và mục lục là bản chép tay, Ngoại kỷ 5 quyển, bản kỷ 19 quyển, không rõ năm in.

44. Đại Việt sử kí tục biên大 越 史 記 續 編

X-2-61, ảnh tả bản, từ vi phim số 300 (A.4).

X-2-62, ảnh tả bản, từ vi phim số 750 (A.1210).

X-2-3, Nhật bản in năm Chiêu Hòa 31 (1956).

45. Đại Việt sử ước 大 越 史 約

(trong đề Việt sử tân ước toàn biên). Hoàng Đạo Thành biên tập. In năm Thành Thái Bính Ngọ (1906).

X-2-17, X-15

46. Đặng gia phả hệ toản chính thực lục 鄧 家 譜 系 纂 正 實 錄

Phụ Đặng gia phả kí.

X-2-74, ảnh tả bản, từ vi phim số 395 (A.633).

47. Đê chính tập 堤 政 集

Phụ Đặng gia phả kí.

X-2-88, ảnh tả bản, từ vi phim số 296 (A.615).

48. Địa chí loại 地 志 類

[ Đại Việt địa dư toàn biên] Nguyễn Văn Siêu soạn, Nguyễn Trọng Hợp viết tựa. In năm Thành Thái Canh Tý (1900), 5 quyển, 5 sách.

X-2-26, X-47.

49. Đông Dương chính trị 東 洋 正 治

[Đông Dương chính trị địa chí tập biên] Phụ thích Đông Dương danh xứ, địa danh, cập nhân danh quan tước. In năm Duy Tân Kỉ Dậu (1909).

X-2-31, X-31.

50. Đông Ngạc Phạm tộc phả 東 鄂 范 族 譜

Phạm Gia Chuyên viết tựa

X-2-56, ảnh tả bản, từ vi phim số 619 (A.565).

51. đồng khánh địa dư chí cập đồ 同 慶 地 與 志 及 圖

Sách chép tay, 27 sách

X-2-30, X-79.

52. Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí đồ 同 慶 御 覽 地 與 志 圖

IWAI Hirosato biên tập. In năm Chiêu Hòa 18 (1943) Đông Dương văn khố xuất bản, 2 sách, thượng và hạ.

X-2-802

53. Đường An đan loan phạm gia thế phả 堂 安 丹 鑾 范 家 世 譜

Phạm Đình Hổ biên tập và viết dẫn năm Minh Mệnh 1 (1820).

X-2-56, ảnh tả bản, từ vi phim, không có số phim, (A.909).

54. Gia bảo chư pháp 家 寶 諸 法

Soạn năm Tự Đức 12 (1859).

X-3-13, ảnh tả bản, từ vi phim số 765.

55. Gia long ước cấp quan điền pháp 嘉 隆 約 給 官 田 法

X-2-80, ảnh tả bản, từ vi phim số 114 (A.1185).

56. Giá viên toàn tập 蔗 園 全 集

Phạm Phú Thứ soạn, Nguyễn Trọng Hợp viết tựa. In năm Thành Thái thứ 8 (1896). Có các quyển 1, 8-26. Thiếu q.2-7. Biệt lục 3 quyển.

X-4-16, X-72

57. Hà phòng ngũ thuyết bát vấn 河 防 五 說 八 問

X-2-64, ảnh tả bản, từ vi phim số 579 (!.618).

58. Hà thị gia phả 河 氏 家 譜

X-2-65, ảnh tả bản, từ vi phim số 908 (A.2604)

59. Hà tiên trấn mạc thị gia phả 河 僊 鎮 莫 氏 家 譜

[Mạc thị gia phả]

Vũ Thế Doanh biên tập năm Gia Long 17 (1818).

X-2-94, ảnh tả bản, từ vi phim số 509 (A.1321).

60. Hình bộ điều lệ vựng biên (*) 刑 部 條例 彙 編

Bản chép tay. Không ghi tên người biên soạn và niên đại, khổ 30x16,5cm, 150tr.

X-2-7; X-34

Tóm tắt 79 điều lệ và hình luật của triều Nguyễn trong các năm Tự Đức 14, 17, 23, 29, Tự Đức 11, 23; Đồng Khánh 3, v.v (xếp lộn xộn không theo ngày tháng, niên đại vua nhất định) về Danh lệ, Tế lễ, quan vệ, quân chính, đạo tặc, nhân mệnh, tô tụng v.v.

61. Hình bộ tiểu sách. 刑 部 小 册

X-2-78, ảnh tả bản, từ vi phim số 603 (A.61).

62. Hình danh tắc lệ 刑 名 則 例

Soạn năm Thành Thái 9 (1897). Bài tựa viết năm Tự Đức 20 (1867).

X-2-108, ảnh tả bản, từ vi phim số 637 (A.60/1-2).

63. Hòa ước 和 約

Soạn năm Tự Đức 27 (1874).

X-2-103, ảnh tả bản, từ vi phim số 796 (A.2782).

64. Hoàng triều quần thần khánh hạ tập 皇 朝 群 臣 慶 賀 集

Sách do các bề tôi trong triều soạn bản chép tay, 1 sách.

X-4-5, X-6

65. Hoàng triều văn hương hội tắc lệ 皇 朝 文 鄉 會 則 例

X-2-110, ảnh tả bản, từ vi phim số 809 (A.64).

66. Hoàng Việt địa dư chí 皇 越 地 與 志

X-2-25, X-9. In năm Thành Thái 9 (1907), 2 quyển, 2 sách.

X-2-52, ảnh tả bản, từ vi phim, (không ghi số phim và kí hiệu sách).

Soạn năm Minh Mệnh 14 (1833).

67. Hoàng Việt lịch khoa thi phú 皇 越 歷 科 詩 賦

Sách in, không rõ năm san khắc. Quyển 2,3.

X-4-4, X-14

68. Hoàng Việt luật lệ 皇 越 律 例

Nguyễn Văn Thành tổng biên tập, Vũ Trinh, Trần Hựu biên soạn. Gia Long viết tựa năm Gia Long 12 (1813). Có các quyển 1-7; 12-18; 14 sách.

X-2-43, X-52

X-2-44, X-52, bản chép tay, chép lại bản in năm Gia Long 12 (1813). có các quyển 1, 6-15; 18; 19.

69. Hoàng Việt thi tuyển cập văn tuyển 皇 越 詩 選 及 文 選

Bùi Bích biên tập. In năm MinhMệnh 6 (1825). Thi tuyển 5 quyển; Văn tuyển 8 quyển.

X-4-1, X-3

70. Hồ gia hợp tộc phả kí 胡 家 合 族 譜 記

Hồ Phi Hội biên tập, soạn năm Tự Đức thứ 5 (1852).

X-2-94, ảnh tả bản, từ vi phim số 798 (A.3076).

71. Hồ thượng thư gia lễ quốc ngữ vấn đáp 胡 尚 書 家 禮 國 語 問 答

Hồ Sĩ Dương soạn, Chu Bá Đang biên tập và viết lời tựa năm Vĩnh Hựu 4 (1738).

X-2-128, ảnh tả bản, từ vi phim số 484 (A.279).

72. Hội đồng thích cải nghĩ (*) 會 同 釋 改 擬

Sách chép tay, chữ thảo khó xem. Soạn năm Thành Thái 12 (1901). Khổ 30x17cm. 4 quyển.

X-2-41, X-71

Các điều lệ thay đổi Hội đồng ở các tỉnh Bắc Kì như Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Hóa v.v.

73. Hồng Đức bản đồ 洪 德 版 圖

Phụ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. Bản chép tay.

X-2-24, X-75

74. Hùng triều bát vị thủy thần ngọc phả 雄 朝 八 位 水 神 玉 譜

Hồ Phi Hội biên tập, soạn năm Tự Đức thứ 5 (1852).

X-2-47, ảnh tả bản, từ vi phim số 849 (A.2851).

75. Hưng Yên tỉnh Yên Mỹ huyện Liêu Xá tổng, Liêu Xá xã Nhị thôn khoa quan thực lục 興 安 省 安 美 縣 遼 舍 總 遼 舍社 二 村 科 官 實 錄

Chép năm Khải Đinh 6 (1922).

X-2-107, ảnh tả bản, từ vi phim số 842 (A.1527).

76. Hương thí văn tuyển 鄉 試 文 選

Khoa Tân Mão năm Thành Thái 3 (1891). In năm Thành Thái 3 (1891). Đồng Văn Đường tàng bản.

X-4-3, X-18

77. Khải đồng thuyết ước 啟 童 說 約

Kim Giang Lê Phục Trai soạn; Ngô Thế Vinh nhuận sắc. In năm Tự Đức Tân Tị (1881).

X-3-8, X-10

78. Khâm định An Nam kỷ lược (*) 欽 定 安 南 紀 略

Bản photocopy từ bản chép tay. Không rõ tác giả và năm soạn. Khổ bản chụp 27,5x20,6cm. Có quyển 28; 30.

X-2-126

Các bản tấu trình về việc nộp cống theo chỉ dụ của Phúc An Khang, Tôn Vĩnh Thanh (q.28). Các bản tấu trình của Phúc An Khang với vua nhà Thanh về việc phong chức cho Nguyễn Quang Bình.

79. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 欽 定 大 南 會 典 事 例

Hiến Thế Tổ mệnh biên, Dực Tông mệnh trùng tu. In năm Tự Đức 4 (1851), 95 tập, 262 quyển. (Thiếu quyển 158-175).

X-2-45, X-50

80. (Khâm định) Việt sử thông giám cương mục (欽 定 ) 越 史 通 監 綱 目

Dực Tông mệnh biên. Tiền biên gồm Thủ quyển, mục lục, q.2-5; Chính biên 47 quyển; bản in, 21 sách.

X-2-5, X-42.

81. (Khâm định) vịnh sử phú (欽 定 詠 史 賦

Dực Tông mệnh biên, in năm Tự Đức 14 (1861). Có các quyển 3-13; 17; 18; 21; 22; 23-28; 33; 41-42; 45-46; 49-54.

X-2-121, X-48

82. Khúc giang hương phả 曲 江鄉 譜

Giang Văn Thi biên tập.

X-2-97, ảnh tả bản, từ vi phim số 622 (A.842).

83. Kim long xích phượng toàn tập 金 龍 赤 鳳 全 集

Sách in, không rõ năm in. Thịnh Nam Đường tàng bản.

X-4-23

84. Kim vân kiều tân truyện 金 雲 翹 新 傳

Lễ Tham Nguyễn hầu soạn. In năm Khải Định ất Sửu (1925). Quan Văn Đường tàng bản. Sách do ông Nguyễn Khắc Kham gửi tặng Đông Dương văn khố.

X-4-22

X-4-1001, Bản chụp từ bản sao cuốn Kim Vân Kiều truyện in năm Khải Định ất Sửu. 1925).

85. Kinh Bắc Như Quỳnh Trương thị quý thích thế phả 京 北 如 瓊 張 氏 貴 戚 世 譜

Hồ Phi Hội biên tập, soạn năm Tự Đức thứ 5 (1852).

X-2-72, ảnh tả bản, từ vi phim số 823 (A.959).

86. Lại bộ hình danh tắc lệ tục biên 吏 部 刑 名 則 例 續 编

Hồ Phi Hội biên tập, soạn năm Tự Đức thứ 5 (1852).

X-2-134, ảnh tả bản, từ vi phim số 893 (A.1301).

87. Lạng thành kỉ thắng (*) 諒 城 紀 勝

Bản chép tay, không rõ tác giả. Khổ 28x16cm.

X-2-32, X-55

Chép thơ đề vịnh Lạng Sơn của Ngô Thì Sĩ; Bài đề vịnh năm Cảnh Hưng 40 của Hà Đình Nguyễn Thuật Hiến; Văn bia ghi lại sắc của Gia Long tặng Khâm mục Bá Đa Lộc; Văn bia kỉ niệm của xã Thọ Lão, huyện Thanh Trì; Văn bia xã Văn Xá v.v...

88. Lê hoàng triều kỷ 黎 皇 朝 紀

X-2-130, ảnh tả bản, từ vi phim số 94 (A.14).

89. Lê hoàng triều loại biên 黎 皇 朝 類 編

X-2-94, ảnh tả bản, từ vi phim số 68 (A.975).

90. Lê kỉ tục biên 黎 紀 續 編

X-2-83, ảnh tả bản, từ vi phim số 479 (A.1235).

91. Lê quý kí sự (*) 黎 季 記 事

(trong đề Lê quý kí sự)

Sách chép tay, không ghi tên người soạn và năm soạn. Khổ 28x16cm, 142tr.

X-2-16, X-13

Lịch sử Việt Nam từ năm Cảnh Hưng 38 (1777) đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1788)

92. Lê sử toản yếu 黎 史 纂 要

Trần Văn Vi soạn năm Tự Đức 1 (1848); Lê Thành Trai nhuận chính năm Tự Đức 2 (1849). Trần Huy Tích hiệu chính năm Tự Đức 16 (1863).

X-2-129, ảnh tả bản, từ vi phim số 270 (A.1452).

93. Lê sử tục tiên 黎 史 續 編

[Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên]

X-2-133, ảnh tả bản, từ vi phim số 847 (A.2706).

94. Lê triều cống pháp 黎 朝 貢 法

Nguyễn Trãi soạn, Ngô Ngọ Phong, Nguyễn Thư Hiên, Nguyễn Hi Tư, Lý Tử Tấn viết tiểu chú, Nguyễn Thiên Túng tập chú.

X-2-59, ảnh tả bản, từ vi phim số 161 (A.53).

95. Lê triều cựu điển 黎 朝 舊 典

X-2-131, ảnh tả bản, từ vi phim số 113 (A.333).

96. Lê triều hương tuyển 黎 朝 鄉 選

In năm Tự Đức thứ ất Hợi (1875). Đa Văn Đường tàng bản.

X-4-2, X-29

97. Lê triều nguyễn tướng công gia huấn ca 黎 朝 阮 相 公 家 訓

Bản in năm Thành Thái Đinh Mùi (1907).

X-3-14, ảnh tả bản, từ vi phim số 768 (AB.406).

98. Lê triều quan chế 黎 朝 官 制

X-2-84, ảnh tả bản, từ vi phim số 107 cuốn A.2035.

99. Lê triều quan lại thưởng phạt luật 黎 朝 官 吏 賞 罰 律

X-2-84, ảnh tả bản, từ vi phim số 107 (A.2035).

100. Lê triều sự lệ 黎 朝 事 例

X-2-81, ảnh tả bản, từ vi phim số 110 (A.332).

101. Lê triều trung hưng công nghiệp thực lục 黎 朝 中 興 公 業 實 錄

Hồ Sĩ Dương, Đặng Công Chất, Đào Công Chính biên tập năm Lê Vĩnh Trị thứ nhất (1676).

X-2-132, ảnh tả bản, từ vi phim số 726 (A.19).

102. Lịch triều hiến chương loại chí 歷 朝 憲 章 類 志

Phan Huy Chú soạn

Sách chép tay. Có các quyển 6-12; 34-37; 38; 42-43; 39-41; 40-46; 46-49; 13-15; 16-19; 23-25; 33-35; 42-4 (2).

X-2-39, X-78

X-2-38, X-76, Sách chép tay. Từ quyển thủ đến quyển 33 (thiếu quyển 34-39).

X-2-53, ảnh tả bản, từ vi phim. Quyển 26 Khoa mục chí

103. Luật lệ ước biên 律 例 約 編

Soạn năm Thiệu Trị Đinh Mùi (1847).

X-2-86, ảnh tả bản, từ vi phim số 807 (A.1836).

104. Lục bộ điều lệ 六 部 條 例

X-2-99, ảnh tả bản, từ vi phim số 851 (A.2965).

105. Lư sử vựng biên 盧 史 彙 編

Soạn năm Tự Đức thứ 9 (1856), sửa lại năm Thành Thái 5 (1893)

X-2-112, ảnh tả bản, từ vi phim số 662 (A.716)

106. Lý công tân thư 李 公 新 書

Thiên Bảo Lâu thư cục xuất bản. In năm 1876.

X-4-25

107. Mạc thị gia phả 莫 氏 家 譜

X-2-94, ảnh tả bản, từ vi phim số 590 (A.39).

108. Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả 慕 澤 武 族 八 派 譜 記

X-2-71, ảnh tả bản, từ vi phim số 599 (A.660).

109. Mộ Trạch Vũ tộc ngũ chi phả 慕 澤 武 族 五 支 譜

[Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích]

Vũ Phương Lan, Vũ Thế Nho, Vũ Tông Hải, Vũ Tông Đỉnh nhuận sắc.

X-2-71, ảnh tả bản, từ vi phim số 617 (A.659).

110. mộ trách vũ tộc thế hệ sự tích 慕 澤 武 族 世 系 事 迹

Vũ Phương Lan, Vũ Thế Nho biên tập.

X-2-70, ảnh tả bản, từ vi phim số 554 (A.3132).

111. Mộ Trạch Vũ thị thế trạch đường gia phả 慕 澤 武 氏 世 澤 堂 譜

X-2-70, ảnh tả bản, từ vi phim số 555 (A.3136).

112. Mộ Trạch Vũ tộc tích thiện đường phả kív慕 澤 武 族 積 善 堂 譜 記

Vũ Phương Lan biên tập, Vũ Di Hiên hiệu đính, chép năm Khải Định 5 (1920).

X-2-70, ảnh tả bản, từ vi phim số 600 (A.661).

113. Nam Định tỉnh nghĩa hưng phủ vụ bản huyện trình xuyên hạ tổng địa bạ 南 定 省 義 興 府 務 本 縣 程 川 下 總 地 簿

Soạn năm Thành Thái 1 (1889).

Nam Định tỉnh Nghĩa Hưng phủ Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng địa bạ.

Nam Định tỉnh Mỹ Lộc huyện Cao Đài tổng Đa Mễ xã địa bạ.

Nam Định tỉnh Nghĩa Hưng phủ Vụ Bản huyện Trình Xuyên hạ tổng địa bạ.

Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng Trang Nghiêm Thượng xã địa bạ.

X-2-77, ảnh tả bản, từ vi phim số 119 (AG.a9).

114. Nam kì địa hạt tổng thôn danh hiệu 南 圻 地 轄 總 村 名 號

Hồ Sĩ Dương, Đặng Công Chất, Đào Công Chính biên tập năm Lê Vĩnh Trị thứ nhất (1676).

X-2-101, ảnh tả bản, từ vi phim số 68 (A.957).

115. Nam quốc địa dư giáo khoa 南 國 地 與 教 科

Lương Trúc Đàm soạn, in năm Duy Tân Mậu Thân (1908).

X-2--27; X-35.

116. Nguyễn thị tây sơn kí phụ quy nhơn chư truyện 阮 氏 西 山 記 附 歸 仁 諸 傳

X-2-50, ảnh tả bản, từ vi phim số 309 (A.3138).

117. Ngự chế thi 御 制 詩

Đề năm Tự Đức 29 (1876) in năm Tự Đức 30 (1877). 15 quyển, 17 sách.

X-4-11, X-38

118. Ngự chế văn 御 制 文

Sơ tập 13 quyển; 2 tập, quyển 2-18; 22.

X-4-12, X-37

119. Ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御 制 越 史 總 詠 集

Tự Đức soạn năm Tự Đức 27 (1874); Nguyễn Thuật, Lê Đại viết biểu năm Tự Đức 30 (1877); Trần Văn Chuẩn, Lê Tiến Thông viết phàm lệ; Miên Thẩm, Trương Đăng Quế... kiểm duyệt. In năm Tự Đức 30 (1877). 10 quyển.

X-2-122, X-45

X-2-123, X-8, in năm Tự Đức 31 (1878), 2 quyển, 2 sách.

120. Nhất thống dư địa chí 一 統 與 地 志

Lê Quang Định soạn năm Gia Long 5 (1806).

X-2-75, ảnh tả bản, từ vi phim số 45 (A.67).

121. Như tây nhật trình (*) 如 西 日 程

Vũ Văn Báo, Nguyễn Trưng… soạn năm Thành Thái 1. Khổ 33x22cm, 146 tr., sách chép tay. 2 sách.

X-2-33, X-33, X54

Nhật kí hành trình kể lại các danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán trên đường đi Pháp và từ Pháp trở về Việt Nam của đoàn sứ bộ do Chánh sứ Miên Gia (?), nguyên Sơn Tây đốc bộ; Vũ Văn Báo (Thượng thư bộ Lại) (Phó sứ), Nguyễn Trưng (Lễ bộ thị lang) dẫn đầu.

122. Ông phán trinh thủ bình an bộ (*) 翁 判 貞 取 平 安 部

Sách chép tay, soạn năm Bính Dần (không rõ niên hiệu). Khổ 18,5x12,5, 3 tr. Chữ viết thảo khó xem.

X-2-127

Sổ biên lại ghi số tiền và ngày tháng nhận tiền của ông Phán Trinh.

123. Phạm gia thế phả ất chi 范 家 世 譜 乙 支

Chép lại năm Duy Tân 9 (1915)

X-2-56, ảnh tả bản, từ vi phim (A.911)

124. Phạm sư mạnh gia phả 范 師 孟 家 譜

Cháu đời thứ 12 là Dục đề tựa.

X-2-56, ảnh tả bản, từ vi phim 792 (A.2420)

125. Phạm thị thế phả 范 氏 世 譜

Soạn năm ất Mão, niên hiệu Cảnh Thịnh (1795)

X-2-56, ảnh tả bản, từ vi phim số 774 (A. 1197)

126. Phan gia thực lục 潘 家 實 錄

Phụ gia tiên phần mộ ký; Lịch đại tích niên thư.

Phan Huy Cầu soạn năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742)

X-2-92, ảnh tả bản, từ vi phim 834 (A.1221)

127. Phạm tộc công phả 范 族 公 譜

Phan Huy Dũng biên tập

X-2-92, ảnh tả bản, từ vi phim 106 (A.2963)

128. Phan trần truyện trùng duyệt 潘 陳 傳 重 說

Xem mục Chinh phụ ngâm bị lục

129. Phủ man tạp lục 撫 蠻 雜 錄

Nguyễn Tử Vân soạn, Hoàng Cao Khải, Trương Quang Đản, Cao Xuân Dục… viết tựa. In năm Thành Thái 10 (1898)

X-2-36, X-11

130. Phương Đình văn loại 方 亭 文 類

Nguyễn Văn Siêu soạn. Đoan Trai Diên. Phương Tẩu đề tựa năm Tự Đức 4 (1851).

Phương Đình thi loại lưu lãm tập.

Phương Đình anh ngôn thi tập.

Phương Đình mạn lục tập.

Phương Đình thi loại vạn lí tập.

X-4-8, X-46

131. Quan âm diễn ca toàn truyện 觀 音 演 歌 全 傳

In năm Bính Thân. Minh Chương hiệu đính. Bảo Hoa Các tàng bản.

X-4-27

132. Quan chế điền lệ 官 制 典 例

[Hiệu định Hoàng triều quan chế điển lệ]. Có bài dụ của Lê Thánh Tông soạn năm Hồng Đức 2 (1471).

X-2-87, ảnh tả bản, từ vi phim 264 (A.56).

133. Quốc ngữ tam thiên tự giải âm (tăng chú) 國 語 三 千 字 解 音

In năm Duy Tân Kỷ Dậu (1909) Liễu Văn Đường tàng bản, 1 sách.

X-1-6

134. Quốc triều chiếu lệnh thiện chính 國 朝 詔 令 善 政

X-2-93, ảnh tả bản, từ vi phim 254 (A.257), 7 quyển, 2 tập.

135. Quốc triều điều lệ điển chế cấp điền thổ sự 國 朝 條 例 典 制給 田 土 事

X-2-80, ảnh tả bản, từ vi phim 111 A.258)

136. Quốc triều hình luật 國 朝 刑 律

X-2-68, ảnh khắc bản, từ vi phim 248 (A.341).

137. Quốc triều hình luật mục lục 國 朝 刑 律 目 錄

X-2-68, ảnh khắc bản, từ vi phim 245 (A. 1195), sách in.

138. Quốc triều luật học giản yếu 國 朝 律 學 簡 要

Trương Du, Đỗ Quang Đình biên tập; Phạm Văn Thụ hiệu đính, Đỗ Văn Tâm duyệt và viết tựa. In năm Duy tân 4 (1910)

X-2-109, ảnh khắc bản, từ vi phim 671 (A.865)

139. Quốc triều luật lệ toát yếu 國 朝 律 例 撮 要

Cao Xuân Dục, Trần Đình Phong biên tập; Đặng Văn Thụy v.v. sửa chữa. In năm Duy Tân Mậu Thân (1908) và Duy Tân Kỉ Dậu (1909)

X-2-40, 3 quyển, 3 sách.

X-2-85, ảnh khắc bản, từ vi phim 810 (A.488)

140. quốc triều sử toát yếu 國 朝 史 撮 要

Cao Xuân Dục soạn và viết tựa năm Duy tân Mậu Thân (1908); Đặng Văn Thụy, Lê Hoàn, Nguyễn Đức Lý, Nguyễn Tư Tái biên tập. Sách in năm Duy Tân Mậu Thân (1908). Tiền biên 1 quyển, Chính biên 5 quyển.

X-2-12, X-40

141. Quốc triều thư khế 國 朝 書 契

X-2-48, ảnh khắc bản, từ vi phim 246 (A. 1947)

142. Sài Sơn thi lục 柴 山 詩 錄

Phụ Tiến sĩ Hanh tham Bùi Tướng công Sơn phòng tạp phú; Ngọc than tiến sĩ Đặng Trần Chuyên; Sài Sơn phong cảnh phú; Truyền Đăng bi kí… In năm Bảo Đại Canh Ngọ (1930)

X-4-6, X-24

143. Sĩ hoạn châm quy 士 宦 針 規

Mặc Trai Hoàng Hi soạn.

X-2-73, ảnh tả bản, từ vi phim (A.594)

X-2-73, ảnh tả bản, từ vi phim không rõ số (A.1998).

144. Sĩ hoạn tu tri 士 宦 須 知

X-2-73, ảnh tả bản, từ vi phim số 255 (A.216).

145. Tam giáo chính độ toát yếu 三 教 正 度 撮 要

In năm Thành Thái 11 (1899)

X-3-12, ảnh khắc bản, không rõ số phim và ký.

146. Tang thương ngẫu lục 桑 滄 偶 錄

Phạm Đình Hổ, Nguyễn án soạn. In năm Thành Thái 8 (1896). 2 quyển (thượng và hạ), 2 sách.

X-3-6, X-64

147. Tân san hình bộ tiểu sách toàn tập 新 刊 刑 部 小 册 全 集

Nguyễn Đức Trứ biên tập và viết tựa năm Tự Đức.

X-2-79, ảnh tả bản, từ vi phim số 883 (A.1422).

148. Tân tập hoan châu thạch hà trảo nha ngô thị truyền gia tập lục 新 集 歡 州 石 何 爪 牙 吳 氏 傳 家 集 錄

Ngô Phúc Lâm biên tập năm Cảnh Hưng 7 (1746), Ngô Phúc Trường tục biên năm Minh Mệnh 18 (1837).

X-2-94, ảnh tả bản, từ vi phim số 799 (A.3077).

149. Tây nam biên tái lục 西 南 邊 塞 錄

X-2-67, ảnh tả bản, từ vi phim số 308 (A.1129).

150. Tây sơn bang giao tập 西 山 邦 郊 集

X-2-120, ảnh tả bản, từ vi phim số 879 (A.2364)

151. Thanh tra thông bảo cục sách 青 查 通 寶 局 册

Vũ Đình Tình soạn.

X-2-114, ảnh tả bản, từ vi phim số 176 (A.66)

152. Thanh tra thông bảo cục sách 青 查 通 寶 局 册

Bùi Huy Bích soạn.

X-2-76, ảnh tả bản, từ vi phim số 801 (A.640)

153. Thần hóa trừ tai giải nạn kim sách 神 化 除 災 解難 金 册

Trần Trọng Hàng biên tập; Nguyễn Văn Tăng giải âm. In năm Duy Tân 5 (1911).

X-3-2, X-27

154. Thi tấu hợp biên 詩 奏 合 編

Miên Thẩm biên tập; Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế viết tựa. In năm Thành Thái 16 (1894).

X-4-13, X-21,

155. Thiên nam dư hạ tập 天 南 與 暇 集

Thánh Tông Thuần Hoàng đế ngự chế; Đỗ Nhuận, Nguyễn Trực biên soạn.

X-4-21, ảnh tả bản, từ vi phim (A.334).

156. thiếu vị thông giám tiết yếu đại toàn 少 微 通 監 節 要 大 全

Sách đề Bùi thị nguyên bản. In năm Tự Đức 3 (1850), 28 quyển, 23 sách.

X-2-15, X-73,

157. Thiệu trị chiếu dụ 紹治詔諭

Nguyễn Văn Nhân, Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng biên tập.

X-2-93, ảnh tả bản, từ vi phim số 248 (A.248)

158. thiệu trị thuế lệ 紹 治 稅 例

X-2-66, ảnh tả bản, từ vi phim số 891 (A.508).

159. thuế lệ 稅 例

X-2-66, ảnh tả bản, từ vi phim số 583 (A.480).

160. Thông quốc điền số thổ số 通 國 田 數 土 數

X-2-49, ảnh tả bản, từ vi phim số 50 (A.483).

161. Thời chính tập biên 時政集編

X-2-51, ảnh tả bản, từ vi phim số 591 (A.389)

162. Thương sơn thi tập 倉 山 詩 集

Sách in năm Tự Đức 25 (1872). Quyển 1-48.

X-4-15, X-25.

163. Thương sơn văn di tập 倉 山 文 遺 集

Miên Thẩm soạn. Sách in, 4 quyển, 1 sách.

X-4-14, X-22

164. Thương ước hòa ước 商 約 和 約

Soạn năm Tự Đức thứ 27 (1874).

X-2-103, ảnh tả bản, từ vi phim số 369 (A.542).

165. thượng phúc trần thị gia phả 上 福 陳 氏 家 譜

Trần Tuấn Ngạn soạn năm Minh Mệnh 10 (1829)

X-2-55, ảnh tả bản, từ vi phim số 815 (A.1001).

166. tiễu bình tiêm khấu thuận phỉ phương lược 剿 平 添 寇 順 匪 方 略

X-2-105, ảnh tả bản, từ vi phim số 266 (A.30/17). 15 quyển, Phụ biên 8 quyển, 7 sách.

167. toàn hạt quan lại lệ tổng lý lý lịch sách (*) 全 轄 官 史 隸 總 里 履 歷 册

Bản chép tay, soạn năm Duy Tân 6 (1920), không rõ do ai soạn. Khổ 30x16,5cm, 206 tr.

X-2-38, X-60.

Lí lịch các quan lại, tổng lý trưởng trong toàn hạt Hải Dương.

168. Trần gia điển tích thống biên sơ tập 陳 家 典 迹 統 編 初 集

Sách biên tập lại năm Thành thái kỉ Hợi (1899).

X-2-55, ảnh tả bản, từ vi phim số 618 (A.324).

169. Triệu ngũ nương tân thư 趙 五 娘 新 書

In năm Đinh Hợi. Quảng Thịnh Nam xuất bản.

X-4-26.

170. Trịnh gia thế phả 鄭 家 世 譜

Trịnh Cơ soạn năm Gia Long thứ nhất (1802).

X-2-91, ảnh tả bản, từ vi phim số 784 (A.1821).

171. trịnh thị gia phả 鄭 氏 家 譜

X-2-91, ảnh tả bản, từ vi phim số 375 (A.641).

172. Trịnh vương phả kí 鄭 王 譜 記

Trần Tuấn Ngạn soạn năm Minh Mệnh 10 (1829)

X-2-58, ảnh tả bản, từ vi phim số 811 (A.676).

173. trung học việt sử toát yếu 中 學 越 史 撮 要

Ngô Giáp Đậu soạn, Phạm Văn Thụ duyệt. In năm Duy Tân 5 (2911). 5 tập, 4 sách.

X-2-14, X-44.

174. Truyền kì mạn lục 傳 奇 漫 錄

Nguyễn Dữ soạn. In năm Vĩnh Thịnh 8 (1712), 4 quyển, 2 sách.

X-3-10, X-65.

175. Tuần ti thuế lệ 巡 司 稅 例

X-2-66, ảnh tả bản, từ vi phim số 563 (A.978).

176. Tụ lệ 聚 例

X-2-104, ảnh tả bản, từ vi phim số 365 (A.571).

177. Từ huấn lục 慈 訓 錄

Tự Đức biên tập. 4 quyển, 4 sách.

X-3-1, X-17.

178. Từ tụng điều lệ 詞 誦 條 例

[Quốc triều khám tụng điều lệ]

X-2-89, ảnh tả bản, từ vi phim số 112 (A.259).

X-2-90, ảnh tả bản, từ vi phim số 247 (A.2755).

179. từ tụng luật lệ 詞 誦 律 例

X-2-89, ảnh tả bản, từ vi phim số 117 (A.1982).

180. Ức Trai tập 抑 齋 集

Nguyễn Trãi soạn, Dương Bá Cung biên tập. In năm Tự Đức thứ 2 (1849)

X-4-7, X-19.

181. Vạn lý hành ngâm tuyển lục 萬 里 行 吟 選 錄

Bùi Văn Dị tự Ân Niên sáng tác; Vi Dã và Vân Lộc bình luận; Tuy Lí Quận Vương đề từ. In năm Tự Đức thứ 31 (1878), 2 quyển, 1 sách.

X-4-20, X-7

182. Vân đài loại ngữ 雲 臺 類 語

Lê Quý Đôn soạn.

X-3-4, X-36, bản chép tay. Có từ quyển 1-4; 5-8; 9.

X-3-5, X-66, bản chép tay. Có từ quyển 3-8.

183. Vi dã hợp tập 韋 野 合 集

Nguyễn Miên Trinh soạn; Nguyễn Đức Đạt đề tựa năm Tự Đức Tân Tị (1875); Vương Tiên Khiêm (người Trung Quốc) đề tựa năm Tân Tị. Sách in năm Tự Đức ất Hợi (1875)

X-4-19.

184. Việt điện u linh tập tục 越 甸 幽 靈 集

Lý Tế Xuyên viết tựa; Nguyễn Tư Hiền tăng bổ, chép tay, 1 sách.

X-3-9, X-74.

185. Việt giám thông khảo tổng luận 越 監 通 考 總 論

Sách in không rõ năm in. Khổ 26x15,5cm, 48tr. Cuối sách có ghi Hồng Thuận lục niên (năm thứ 6 niên hiệu Hồng Thuận) do Lê Trung soạn theo lệnh chỉ nhà vua.

X-2-119.

186. Việt lam tiểu sử 越 藍 小 史

Lê Hoan hiệu đính, In năm Duy Tân Mậu Thân (1908), 3 quyển. 2 trang đầu Q.3 chép tay.

X-2-35, X-32.

187. Việt Nam khai quốc chí truyện 越 南 開 國 志 傳

Nguyễn Bảng Trung soạn, Dương Thận Trai đề tựa.

X-2-96, ảnh tả bản, từ vi phim số 100 (A.24).

188. Việt Nam nghĩa liệt sử 越 藍 義 列 史

Đặng Đoàn Bằng soạn.

X-2-96, ảnh tả bản, từ vi phim số 724 (A.3064).

189. Việt Nam phong cáo sách lục 越 南 封 誥 册 錄

X-2-15, ảnh tả bản, từ vi phim số 368 (A.573).

190. Việt sử thắng bình 越 史 勝 平

Nguyễn Đức Đạt soạn, Trần Hữu Chi duyệt. In năm Tự Đức Tân Tị (1881), 1 sách.

X-2-22, X-5.

191. Việt sử tiết yếu 越 史 節 要

Trần Đình Lượng viết tựa, in năm Duy Tân 2 (1908). Khổ 26x15cm, 260tr. 1 phàm lệ, 1 mục lục, 1 tổng tự về cương vực diên cách.

X-2-13, X-23.

Q.1 ghi chép về Lịch sử Việt Nam từ Hùng Vương đến Chiêu Hoàng nhà Lý. Q.2 Từ Lê Chân Tông Phúc Thái đến năm Bảo Hưng Tây Sơn.

192. Việt sử tục biên 越 史 續 編

X-2-82, ảnh tả bản, từ vi phim số 301 (A.6).

193. Vũ Đông Dương văn tập 武 東 陽 文 集

Vũ Phạm Khải soạn, sách chép tay.

X-4-9; X-16.

CHÚ THÍCH

(1) Bản thư mục năm 1939 có ghi cuốn Đại Nam liệt truyện do Nguyễn Trọng Hợp. Trương Đăng Quế. Cao Xuân Dục biên tập, in lại năm Bảo Đại thứ 10 (1935). 20 sách, ký hiệu X-1, nhưng khi đọc sách tại Đông Dương văn khố chúng tôi không thấy có cuốn sách này. Cuốn Đại nam chính biên liệt truyện sơ tập, thư mục 1939 cũng ghi in lại vào năm Thành Thái, nhưng khi đọc cuốn này do không có q.1-2 nên chúng tôi không rõ năm in.

(2) Các quyển 34-37; 42-43; 39-41; 40-46; khổ 25,5x14,5cm cùng khổ với cuốn Lịch triều hiến chương loại chí có kí hiệu X-2-38. Có lẽ đây là các tập tiếp theo của bộ sách này chăng.

TB

BỘ TỪ ĐIỂN VIỆT - LATINH CỦA PIGNEAUX DE BE'HAINE