TB

LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ TIỂU THUYẾT HÁN NÔM VIỆT NAM VÀ TIỂU THUYẾT CỔ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

TRẦN NGHĨA

Thuyết Hán Nôm Việt Nam, như chúng ta biết, rất phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Có khoảng 40 tác phẩm viết bằng chữ Hán hoặc Hán - Nôm hỗn hợp(1) và chừng 50 tác phẩm nữa viết bằng chữ Nôm(2). Tiểu thuyết chữ Hán thường dùng văn ngôn (văn ngôn văn) hoặc nửa văn ngôn nửa bạch thoại (bán văn bán bạch), bao gồm tiểu thuyết bút ký, tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết công án, tiểu thuyết diễm tình và các loại du ký (công du). Tiểu thuyết chữ Nôm thường dùng văn vần, chủ yếu là thơ lục bát hay Đường luật, phần lớn thuộc loại truyền kỳ hoặc diễm tình.

Để mở rộng phạm vi nghiên cứu mảng tiểu thuyết này, ta có thể tìm hiểu chúng trong mối quan hệ so sánh với tiểu thuyết cổ các nước cùng khu vực mà trước hết là Trung Quốc và thứ đến là Triều Tiên, Nhật Bản, nhóm quốc gia “đồng văn”.

I. Quan hệ giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ, hay đúng hơn, văn học cổ Trung Quốc

Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong số 90 tiểu thuyết Hán - Nôm Việt Nam nói trên, có ít nhất 20 trường hợp chuyển thể (adaptation) từ tác phẩm văn học Trung Quốc. Đó là:

1. Bạch viên tân truyện 白 猿 新 傳 (còn có tên là Bạch viên tôn khác truyện 白 猿 尊 恪 傳 VNb.68 (in): truyện thơ Nôm lục bát, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ tiểu thuyết văn xuôi Viên thị truyện 猿 氏 傳 (?) của Cố Quýnh 顧 炯 (?), Trung Quốc.

2. Bình Sơn lãnh yến diễn âm 平 山 冷 燕 演 音 AB.135 (in): truyện thơ Nôm lục bát, gồm 20 hồi, do Phạm Mỹ Phủ 范 美 甫 (chưa rõ tên thật) chuyển thể từ tiểu thuyết văn xuôi Bình Sơn Lãnh yến 平 山 冷 燕 gồm 20 hồi của Địch Ngạn Sơn Nhân 荻 岸 山 人 có bản chép là Địch Ngạn Tản Nhân 荻 岸 散 人 tên thật là Trương Thiệu 張邵 có chỗ chép là Trương Vân 張昀), người Trung Quốc đời Thanh.

3. Hảo cầu tân truyện diễn âm 好 逑 新 傳 演 音 AB.134 (viết tay): truyện thơ Nôm lục bát do Vũ Chi Đình 武 芝 亭 chuyển thể từ tiểu thuyết văn xuôi Hảo cầu truyện 好 逑 傳 còn có tên là Hiệp nghĩa phong nguyệt truyện 侠 義 風 月 傳 gồm 18 hồi của Danh Giáo Trung Nhân 名 教 中 人 (chưa rõ tên thật), người Trung Quốc đời Thanh.

4. Hoa tiên ký diễn âm 花 箋 記 演 音 AB.269 (còn có tên là Hoa tiên nhuận chính) 花 箋 潤 正 VNb.72 (in): truyện thơ Nôm lục bát do Nguyễn Huy Tự chuyển thể từ ca bản 歌 本 (còn gọi là xướng bản 唱 本 bản dùng để hát) Hoa tiên ký (Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử Hoa tiên ký) 靜 淨 齋 第 八 才 子 花 箋 記 của Trung Quốc, đã được người đời Thanh là Tĩnh Tịnh Trai bình chú.

5. Kim Vân Kiều tân truyện 今 雲 翹 新 傳 (còn có các tên như Truyện Kiều 傳 翹 ; Đoạn trường tân Thanh 斷 腸 新 聲); AB.12 v.v...: Truyện thơ Nôm lục bát, gồm 3254 câu, do Nguyễn Du (1766 - 1820) chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện 今 雲 翹 傳 gồm 4 quyển 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân 青 心 才 人 (chưa rõ tên thật), người Trung Quốc đời Thanh.

6. Lâm tuyền kỳ ngộ 林 泉 奇 遇 , AB.76 (in) đóng chung với AB.75; AB.80; AB.81): truyện thơ Nôm, gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú, một bài thơ thất ngôn tuyệt cú và bài Thạch tuyền ca khúc hỏng theo thể hát nói, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ tiểu thuyết văn xuôi Viên Thị truyện (?) của Cố Quýnh (?), Trung Quốc nói trên.

7. Ngọc Kiều Lê tân truyện 玉 嬌 梨 新 傳, VNb.76 (in): truyện thơ Nôm lục bát, gồm 2926 câu, do Lý Văn Phức 李 文 馥 (1785 - 1849) chuyển thể từ tiểu thuyết trường thiên Ngọc Kiều Lê 玉 嬌 梨 (còn có tên là Song mĩ kỳ duyên 雙 美 奇 緣) gồm 20 hồi của Trương Vân 張 昀 , người Trung Quốc đầu đời Thanh.

8. Nhị độ mai diễn ca 二 度 梅 演 歌 (còn có các tên như Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện 潤 正 忠 孝 节 义 二 度 梅 傳; Mai Lương Ngọc 梅 良 玉), VNb.22 (in): truyện thơ Nôm lục bát, gồm 2.826 câu, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ tiểu thuyết trường thiên Nhị độ mai 二 度 梅 gồm 4 quyển, 40 hồi của Tích Âm Đường Chủ Nhân 惜 阴 堂 主 人 (chưa rõ tên thật) người Trung Quốc, đầu đời Thanh.

9. Nhị độ mai tinh tuyển 二 度 梅 精 选 B.350 (viết tay): truyện thơ Nôm lục bát, gồm 13 hồi, do Song Đông Ngâm Tuyết Đường 雙 東 吟 雪 堂 chuyển thể từ tiểu thuyết Nhị độ mai 二 度 梅 của Trung Quốc.

10. Nhị độ mai truyện 二 度 梅 傳 (còn có tên là Cải dịch Nhị độ mai truyện 改 譯 二 度 梅 傳 ), AB.149 (viết tay): truyện thơ Nôm lục bát, do Đặng Xuân Bảng 鄧 春 榜 (1828-1910) chuyển thể từ tiểu thuyết Nhị độ mai 二 度 梅 của Trung Quốc.

11. Nữ tú tài tân truyệ n 女 秀 才 新 傳, AB. 43 (in): truyện thơ Nôm lục bát do tác giả khuyết danh chuyển thể từ tác phẩm Đồng song hữu nhận giả tác chân, Nữ tú tài di hoa tiếp mộc 同 双 友 认 假 作 真 ,女 秀才 移 花 接 木 trong tập phỏng tác thoại bản (nghĩ thoại bản) Nhị khắc phách án kinh kỳ  二 刻 拍 案 憬 奇 gồm 39 thiên của Lăng Mô 凌 蒙 初 (1580-1665), người Trung Quốc, đời Minh.

12. Phan Trần truyện 潘 陳 傳, AB.37 (in): truyện thơ Nôm lục bát gồm 950 câu, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ vở hí khúc Ngọc trâm ký 玉 簪 記 của Cao Liêm 高 濂 đời Minh.

13. Phan Trần truyện trùng duyệt 潘 陳 傳 重 閱 VNv.298 (in): truyện thơ Nôm thất ngôn bát cú, gồm hơn 50 bài, do tác giả khuyết danh chuyển thể hoặc từ truyện thơ Nôm lục bát Phan Trần truyện 潘 陳 傳 của Việt Nam, hoặc từ vở hí khúc Ngọc trâm ký 玉 簪 記 của Trung Quốc.

15. Phù dung tân truyện 芙 蓉 新 傳, AB.68 (in): truyện thơ Nôm lục bát, gồm 1120 câu, do Cư sĩ Trúc Lâm (chưa rõ tên thật) ở Tứ Kỳ Hải Dương chuyển thể từ tác phẩm Thôi Tuấn Thần xảo ngộ phù dung đồ 崔 俊 臣 巧 遇 芙 蓉 圖 (?) của Trung Quốc.

16. Tây du truyện 西 遊 傳 , AB.81 (in, đóng chung với AB.75, AB.78, AB.80): truyện thơ Nôm lục bát, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ hồi nói về Đường Tăng bị Sơn Quân (tức hổ) ăn thịt nhờ Đại Thánh hóa phép cứu sống trong tiểu thuyết thần ma trường thiên Tây du ký 西 遊 記 gồm 100 hồi của Ngô Thừa Ân (1500 ? - 1582 ?), người Trung Quốc đời Minh.

17. Tây sương truyện 西 廂 傳: truyện thơ Nôm lục bát, gồm 1744 câu, do Lý Văn Phức chuyển thể từ tạp kịch Tây sương ký 西 廂 記 của Vương Thực Phủ 王 实 甫 (1260 ? - 1336 ?) người Trung Quốc đời Nguyên.

18. Tì bà quốc âm tân truyện 琵 琶 國 音 新 AB.272 (viết tay); truyện thơ Nôm lục bát do Kiều Oánh Mậu 乔 塋 懋 (1854 - 1912) chuyển thể từ vở kịch nam hí Tì bà ký của Cao Minh 高 明 (1301 ? - 1371 ?), người Trung Quốc đời Nguyên.

19. Tô Công phụng sứ 苏 公 奉 使 Truyện Nôm, gồm 24 bài thơ thất ngôn bát cú, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ Tô Vũ truyện 苏 武 傳 trong Hán thư 汉 书 của Ban Cố 班 固, người Trung Quốc đời Đông Hán.

20. Vuơng Tường 王 嬙 truyện Nôm, gồm 39 bài thơ thất ngôn tuyệt cú, do tác giả khuyết danh chuyển thể từ Hung Nô truyện 匈 奴 傳 trong Hán thư 汉 书 của Ban Cố 班 固, người Trung Quốc đời Đông Hán, hay từ Vương Chiêu Quân biến văn 王 昭 君 遍 文 của tác giả khuyết danh, người Trung Quốc đời Đường.

Đặc điểm của số tác phẩm Việt Nam trên đây là vay mượn cốt truyện từ tiểu thuyết văn xuôi, hí khúc, thoại bản, ca bản, truyện ký hoặc biến văn của Trung Quốc rồi chuyển thể thành tiểu thuyết chữ Nôm thể lục bát, thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt. Chúng vừa mang tính chất dịch thuật (translation), lại vừa mang tính chất cải biên (adaptation). Mục tiêu của người biên soạn một mặt nhằm giới thiệu cho độc giả trong nước một tác phẩm văn học nước ngoài, mặt khác, muốn thông qua đó gửi gắm nỗi niềm riêng của tác giả.(3)

Bên cạnh các tiểu thuyết chuyển thể bằng chữ Nôm, ta còn gặp những tiểu thuyết mô phỏng (imitation) bằng chữ Hán. Loại này thường khởi đầu bởi một tác phẩm mô phỏng thành công, trở thành mẫu mực về mặt thể loại, rồi tiếp đó, đến lượt chúng có thể lại khai sinh ra những tác phẩm bản địa cùng tính chất. Có thể kể:

1. Công dư tiệp ký 公 馀 捷 記 , A.44 (viết tay): do Vũ Thuần Phủ 武 纯 甫 (tên thật là Vũ Phương Đề 武 芳 提) soạn, phỏng theo loại tiểu thuyết bút ký (cũng gọi là tiểu thuyết chí nhân) của Trung Quốc, như Duyệt vi thảo đường bút ký 悅 微 草 堂 笔 記 của Kỷ Vân 纪 昀 người đời Thanh chẳng hạn.

Trước Công dư tiệp ký, đã có Nam Ông mộng lục 南 翁 夢 录 của Hồ Nguyên Trừng 胡 元 澄 cũng thuộc loại tiểu thuyết bút ký, nhưng tác phẩm này sáng tác ở nước ngoài, mãi về sau người trong nước mới biết đến, ảnh hưởng do vậy không lớn. Chỉ sau khi Công dư tiệp ký ra đời, nhiều cây bút tiểu thuyết Việt Nam mới mô phỏng và viết các tác phẩm như Công dư tiệp ký tục biên 公 餘 捷 記 續 編 của Trần Quý Nha 陳 貴 衙 , Vũ trung tùy bút 雨 中 隨 筆 của Phạm Đình Hổ 范 廷 虎, Mẫn Hiên thuyết loại 敏 軒 說 類 của Cao Bá Quát 高 伯 适 , Hàn giang danh tướng liệt truyện 翰 江 名 將 烈 傳 của Đinh Gia Nghi 丁 家 宜 Bà tâm huyền kính lục 婆 心 悬 鏡 錄 của Trần Tân Gia 陳 新 家

2. Lĩnh Nam chích quái liệt truyện 岭 南 摘 怪 烈 傳 , A.2914 (viết tay): do Vũ Quỳnh 武 琼 viết lại và bổ sung thêm trên cơ sở sách Việt điện u linh tập 越 甸 幽 靈 集 của Lý Tế Xuyên 李 濟 川 và nhất là sách Lĩnh Nam chích quái lục 錄 có người nói là của Trần Thế Pháp 陳 世 法. Các sách này đều phỏng theo loại tiểu thuyết chí quái của Trung Quốc, như Sưu thần ký 搜 神 記 của Can Bảo 干 寶 người thời Đông Hán chẳng hạn.

Sau khi sách của Vũ Quỳnh ra đời, nhiều tác phẩm mô phỏng ông lần lượt xuất hiện, như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện 岭 南 摘 怪 烈 傳 của Kiều Phú 乔 富 , Lĩnh Nam chích quái loại tục 岭 南 摘 怪 類 續 của Đoàn Vĩnh Phúc 段 永 福 Lĩnh Nam chích quái tục bổ 岭 南 摘 怪 續 补 của Vũ Khâm Lân, Lan Trì kiến văn lục 兰 池 見 聞 錄 của Vũ Trinh 武 禎 , v.v...

3. Truyền kỳ mạn lục 傳 奇 漫 錄 VHv.1491 (in): do Nguyễn Dữ 阮 嶼 soạn, phỏng theo Tiễn đăng tân thoại 煎 燈 新 話 của Cù Hựu 瞿 佑 , người Trung Quốc đời Minh.

Sau Truyền kỳ mạn lục, ở Việt Nam có những tác phẩm mô phỏng Nguyễn Dữ như Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 của Đoàn Thị Điểm 段 氏 點, Tân truyền kỳ lục 新 傳 奇 錄 của Phạm Quý Thích 范 貴 適, Thánh Tông di thảo 聖 宗 遺 草 của tác giả khuyết danh, Vân nang tiểu sử 雲 囊 小 史 của Phạm Đình Dục 范 廷 煜 , v.v...

4. Hoàng Lê nhất thống chí 皇 黎 一 統 志 còn có tên là An Nam nhất thống chí 安 南 一 統 志, VHv.1296 (viết tay): do Ngô gia văn phái 吳 家 文 派 soạn, phỏng theo loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Trung Quốc, đặc biệt là Tam Quốc diễn nghĩa 三 國 演 義 (tên đầy đủ là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa 三 國 志 通 俗 演 義) của La Quán Trung 羅 貫 中, người đời Minh.

Trước Hoàng Lê nhất thống chí ở nước ta cũng đã xuất hiện loại tiểu thuyết này rồi, như Hoan châu ký 歡 州 記 của Nguyễn Cảnh Thị 阮 景 氏 , Nam triều công nghiệp diễn chí 南 朝 功 業 演 志 của Nguyễn Bảng Trung 阮 榜 中, nhưng do hoàn cảnh đặc thù của chúng (Hoan Châu ký thoát thai từ một bản tộc phả, Nam triều công nghiệp diễn chí còn bó hẹp trong phạm vi Nam Hà) nên ảnh hưởng có thể nói chưa nhiều. Riêng Hoàng Lê nhất thống chí sau khi ra đời, đã trở thành đối tượng mô phỏng của Ngô Giáp Đậu 吳 甲 豆 khi viết tiểu thuyết lịch sử Hoàng Việt long hưng chí 皇 越 龍 興 志 và Vũ Xuân Mai 武 春 梅 khi viết tiểu thuyết lịch sử Hoàng Việt xuân thu 皇 越 春 秋 .

5. Các tác phẩm Đào hoa mộng k ý 桃 花 夢 記 của Nguyễn Đăng Tuyển 阮 登 選 và Hoa viên kỳ ngộ 花 圓 奇 遇 , Việt Nam kỳ phùng sự lục 越 南 奇 逢 事 錄, Ngọc Thân huyễn hóa 玉 身 幻 化 của các tác giả khuyết danh... đều phỏng theo loại sách “diễm tình” hay “tài tử giai nhân”, trai anh hùng gái thiền quyên... kiểu Bình Sơn Lãnh yến, Hảo cầu truyện, Hoa tiên ký, Kim Vân Kiều truyện, Ngọc Kiều Lê, Nhị độ mai v.v... của Trung Quốc. Chúng phần lớn thuộc loại sách tài tử 才 子 書 mà nhiều tác giả Việt Nam đặc biệt thích chuyển thể và mô phỏng.

6. Ở Điểu thám kỳ án 鳥 探 奇 案 của Trương Văn Chi 張 文 芝 và Thượng Kinh ký sự 上 京 記 事 của Lê Hữu Trác 黎 有 棹 dấu vết mô phỏng tiểu thuyết cổ Trung Quốc tuy không rõ rệt bằng 5 trường hợp trên, nhưng cũng không thể nói hoàn toàn đứng ngoài phạm vi ảnh hưởng của tiểu thuyết nội dung, vẫn phảng phất một thứ Bao Công án 包 公 案 hay Thi Công án 施 公 案, trong đó đặc biệt ca ngợi những viên quan thanh liêm, mưu trí, lấy việc “trừ bạo an lương” làm thiên chức của mình.

Đặc điểm chung của số tác phẩm vừa nêu là vay mượn phương thức chuyển tải (thể loại, văn liệu...) và trong một vài trường hợp, còn học tập và kỹ thuật trình bày (kỹ xảo) nữa của tiểu thuyết cổ Trung Quốc để trực tiếp phản ánh thực tế Việt Nam, cùng tư tưởng tình cảm của các tác giả trước những bức xúc của thời cuộc mà họ đang nếm trải.

II. Quan hệ giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ Triều Tiên, Nhật Bản

Với Triều Tiên và Nhật Bản, chúng ta không có quan hệ văn học trực tiếp như với Trung Quốc. Tuy nhiên, từ góc độ văn học so sánh, vẫn có thể phát hiện trong tiểu thuyết cổ thuộc ba nước không ít những mặt tương đồng.

1. Cũng như Việt Nam, các nước Triều Tiên và Nhật Bản đều có nền tiểu thuyết cổ vừa phong phú, vừa đa dạng, bao gồm tiểu thuyết viết bằng chữ dân tộc, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán và tiểu thuyết viết bằng chữ Hán xen lẫn với chữ dân tộc.

Hãy nói trước hết về Triều Tiên. Theo Tàng thư các đồ thư Hàn quốc bản tổng mục lục, Triều Tiên hiện có khoảng 80 tác phẩm tiểu thuyết sáng tác bằng Hàn văn hoặc Hán - Hàn kết hợp(4). Tiểu thuyết viết bằng Hán văn còn dồi dào hơn. GS. Lâm Minh Đức ở trường Đại học Phụ Nhân, Đài Loan cho biết: chỉ tính số tiểu thuyết chữ Hán của Triều Tiên do ông sưu tầm được, cũng đã tới “mấy trăm vạn chữ”(5). Nếu sưu tầm được toàn bộ, theo ước tính của GS. Chan Hing Ho ở CNRS Paris, con số dễ chừng lên đến “một nghìn vạn chữ”, nghĩa là gấp ba khối lượng và Lâm Minh Đức hiện có trong tay(6).

Với Nhật Bản, tình hình cũng thật rôm rả. Tiểu thuyết sáng tác bằng chữ Kama hoặc chữ Kama xen lẫn với chữ Hán thường được gọi là “vật ngữ” 物 語, có nghĩa là chuyện kể (cố sự), từ hình thức thuyết xướng (vừa nói, vừa hát) phát triển thành tác phẩm văn học. Vật ngữ chủ yếu bao gồm nhiều nhất là loại tiểu thuyết truyền kỳ, rồi đến tiểu thuyết thơ ca, tiểu thuyết tình yêu, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết chiến ký... ra đời từ thời Bình An (794 - 1192) cho đến thời Thất Đinh (1336 - 1573), với những tác phẩm nổi tiếng như Nguyên thị vật ngữ 源 氏 物 語, Y thế vật ngữ 伊 勢 物 語 Trúc thủ vật ngữ 竹 取 物 語, Bình gia vật ngữ 平 家 物 語 v.v...

Tiểu thuyết chữ Hán của Nhật Bản tuy không nhiều bằng tiểu thuyết chữ Hán của Triều Tiên, nhưng cũng đạt tới một số lượng rất đáng kể. Theo sự tìm hiểu của GS. Vương Tam Khánh trường Đại học Văn hóa Đài Loan, ở Nhật Bản hiện có khoảng 80 tác phẩm tiểu thuyết viết bằng chữ Hán, trong đó ông đã khảo sát kỹ được 32 trường hợp(7)

2. Triều Tiên có nhiều tác phẩm cải biên từ văn học cổ Trung Quốc, điểm này cũng rất giống với Việt Nam. Các tác phẩm sau đây của Triều Tiên, soạn bằng Hàn văn hoặc Hàn - Hán kết hợp, có thể xem như là những tiểu thuyết dịch, chuyển thể hoặc cải biên từ tác phẩm văn học cổ Trung Quốc:

a) Bao Công diễn nghĩa 包 公 演 義, bản viết tay, 9 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc từ Bao công án 包 公 案 (còn gọi là Long Đồ công án 龍 图 公 案 ), tiểu thuyết Công án của tác giả khuyết danh, người Trung Quốc đời Minh.

b) Bình Sơn lãnh yến 平 山 冷 燕 , bản viết tay, 10 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc từ tác phẩm cùng tên, gồm 20 hồi của Trương Vân, người Trung Quốc đời Thanh.

c) Bình yêu ký 平 安 記, bản viết tay, 9 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc từ Bình yêu truyện 平 安 傳, nguyên tác của La Quán Trung 羅 貫 中 gồm 20 hồi, với tên gọi ban đầu là Bắc Tông tam toại bình yêu truyện 北 宋 三 遂 平 妖 傳 sau được Phùng Mộng Long 馮 夢 龍, người Trung Quốc đời Minh tăng bổ, cải biên thành tiểu thuyết trường thiên Bình yêu truyện gồm 40 hồi.

d) Dương môn trung nghĩa lục 杨 門 忠 義 錄, bản viết tay, 32 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc từ Dương gia phủ diễn nghĩa 楊 家 府 演 義 (tên đầy đủ là Dương gia phủ thế đại trung dũng thông tục diễn nghĩa 楊 家 府 世 代 忠 勇 通 續 演 義), tiểu thuyết lịch sử gồm 8 quyển, 58 tắc, do tác giả khuyết danh, người Trung Quốc đời Minh soạn.

e) Hồng lâu mộng 紅 樓 夢, bản viết tay, 24 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc tác phẩm cùng tên (còn gọi là Thạch đầu ký) 石 头 記 hay Kim Ngọc duyên 今 玉 缘), tiểu thuyết trường thiên gồm 120 hồi, do Tào Tuyết Cần 曹 雪 芹, người Trung Quốc đời Thanh soạn.

g) Tái sinh duyên truyện 再 生 緣 傳 bản viết tay, 52 quyển, tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồ gốc từ Tái sinh duyên 再 生 緣, đàn từ, gồm 40 hồi do Trần Đoan Sinh 陳 端 生, và Lương Đức Thằng 梁 德 繩, đều là người Trung Quốc đời Thanh soạn.

h) Tàn Đường Ngũ đại diễn nghĩa 殘 唐 五 代 演 義 , bản viết tay, 5 quyển tác giả khuyết danh người Triều Tiên, có nguồn gốc từ Tàn Đường Ngũ đại sử diễn nghĩa 殘 唐 五 代 史 演 義 (còn có tên là Ngũ đại tàn Đường 五 代 殘 唐), tiểu thuyết giảng sử, gồm 60 tắc, do La Quán Trung, người Trung Quốc đời Minh soạn.

Cũng có những trường hợp tác giả Triều Tiên chỉ lấy một phần nhỏ trong nguyên tác của Trung Quốc để viết lại. Như Quan Vân Trường thực ký, Sơn Dương đại chiến, Mộng quyết Chư Cát Lượng... của Triều Tiên đều cải biên từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc, Phác văn tú tuyệt, Hành lạc đồ, Thái Phượng cảm biệt khúc của Triều Tiên đều cải biên từ các thiên Lưỡng Huyện lệnh cạnh nghĩa hôn cô nữ, Đằng Đại Doãn quỷ đoạn gia tư, Ngọc Kiều Loan bách niên trường hận trong tuyển tập Kim cổ kỳ quan 今 古 奇 觀 (ở các quyển 2, 3 và 25) của Trung Quốc đời Minh. Nguyệt phong sơn ký, Thanh lâu ngọc nữ của Triều Tiên đều cải biên từ các thiên Tô Tri huyện la sam tái hợp, Đỗ Thập Nương nộ trầm bách bảo sương trong tập tiểu thuyết thoại bản Cảnh thế thông ngôn của Trung Quốc đời Minh, Lộng giả thành chân song tân lang của Triều Tiên cải biên từ thiên Tiền tú tai thác chiếm Phượng hoàng sài trong tập thoại bản Tỉnh thế bằng ngôn (quyển 7) của Trung Quốc đời Minh v.v.(8)

3. Nhật Bản có hay không có tiểu thuyết cải biên, vấn đề này chúng tôi chưa kịp tìm hiểu. Nhưng về mặt mô phỏng tác phẩm Trung Quốc thì phải nói là Nhật Bản cũng cực kỳ phong phú, chẳng khác gì Việt Nam. có thể nêu ra đây một số thí dụ:

a) Bản triều tiểu thuyết (本 朝 小 說) (in), do Xuyên Hợp Trọng Tượng 川 合 仲 象 soạn vào năm 1799, phỏng theo Du tiên quật của Trương Thốc 張 簇 , người Trung Quốc đời Đường (tác phẩm này ở Trung Quốc về sau bị mất, phải chép lại từ Nhật Bản).

b) Dạ song quỷ đàm 夜 窗 鬼 談 (in), do Thạch Xuyên Hồng 石 川 鴻 齋 soạn, là một mô phỏng của Liêu trai chí dị 聊 齋 志 异 của Bồ Tùng Linh 蒲 松 齡 người Trung Quốc đời Thanh.

c) Dịch chuẩn khai khẩu tân ngữ 譯 准 開 口 新 語 (in), do Cương Bạch Câu (Thiên Lý) 岡 白 駒 sáng tác năm 1751, và Cận thế tùng ngữ 近 世 從 語 (in) của Giác Điền Giản 角 田 簡 soạn năm 1828 đều là những mô phỏng của Thế thuyết tân ngữ 世 說 新 語 của Lưu Nghĩa Khánh 劉 義 慶, người Trung Quốc thời Nam triều.

d) Nhật Bản Ngu Sơ tân chí 日 虞 初 新 志 in), do Cận Đằng Nguyên Hoằng 近 藤 元 弘 biên tập năm 1881 và Kỳ văn quán chỉ bản triều Ngu Sơ tân chí 奇 文 观 正 本 虞 初 新 志 (in), có Cúc Trì Thuần 菊 池 純 sáng tác năm 1882 đều phỏng theo Ngu Sơ tân chí 虞 初 新 志 của Trương Triều 張 潮 và Ngu Sơ tục chí 虞 初 续 志 của Trịnh Tỉnh Ngu 郑 醒 愚, người Trung Quốc đời Thanh.

e) Tây chinh khoái tân biên 西 征 快 心 編 (in) do Nham Viên Nguyệt Châu 巖 垣 月 洲 sáng tác năm 1857, là một mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc.

g) Thiên hạ cổ kim văn uyển kỳ quan 天 下 古 今 文 苑 奇 观 (in), do Trì Điền Quan 池 田 观 vừa sưu tập tác phẩm của người Trung Quốc, vừa tự mình sáng tác thêm, đây cũng là một mô phỏng Kim cổ kỳ quan 今 古 奇 观 của Bão ủng Lão Nhân 抱 瓮 老 人, người Trung Quốc đời Minh(9).

Về tiểu thuyết mô phỏng của Triều Tiên, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu, ngoại trừ trường hợp Kim Ngao tân thoại 金 螯 新 话 (10) của Kim Thời Tập 金 时 习(1435 - 1493) người Triều Tiên đã mô phỏng Tiễn đăng tân thoại 剪 灯 新 话 của Cù Hựu 瞿 佑 (1341 - 1427) người Trung Quốc, giống như trường hợp Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ 阮 嶼 người Việt Nam và Già tì tử 伽 婢 子 (11) của nhà sư Thiển Tỉnh Liễu ý 浅 井 了 意 (1612 - 1692) người Nhật Bản mà ngày nay chúng ta đều biết(12).

III. Để có cái nhìn toàn diện, khách quan:

Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa các nền tiểu thuyết trên đây, chúng tôi cơ hồ mới quan tâm đến những khía cạnh giống nhau của chúng mà chưa nói gì về những mặt khác nhau, những tố chất làm nên bản sắc riêng của từng nền tiểu thuyết, cũng có nghĩa là của từng nền văn học, trong đó tiểu thuyết luôn luôn giữ vai trò chủ chốt. Những tố chất này bắt nguồn từ tâm lý văn hoá dân tộc, mà tâm lý văn hóa dân tộc thì không phải hình thành trong một sớm, một chiều, cũng không phải muốn thay đổi thế nào tùy ý. Nó là cái “tạng cố hữu” của dân tộc, một thứ “gen di truyền” của cộng đồng, là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Nó góp phần giải thích vì sao trong khi ở Trung Quốc, bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên Tam quốc diễn nghĩa là một Tam quốc chí được tiểu thuyết hóa, thì ở Việt Nam, bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên Hoan Châu ký lại là một bản tộc phả được trình bày dưới dạng tiểu thuyết chương hồi. Hoặc ở Trung Quốc, sách Xuân thu của Khổng Tử được coi là mẫu mực của thể loại biên niên sử, thì ở Nhật Bản Tích tích xuân thu lại mượn thể lệ sách Xuân thu để viết tiểu thuyết cho thiếu nhi. Tiễn đăng tân thoại và Liêu trai chí dị của Trung Quốc là sách tiêu khiển, trong khi Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, Kim Ngao tân thoại của Triều Tiền, Dạ song quỷ đàn của Nhật Bản... lại được dùng làm sách học chữ Hán cho lứa tuổi tò mò. Tất nhiên ở đây còn có sự tác động của nhiều yếu tố khác nữa bên cạnh tâm lý văn hóa, như đời sống xã hội, ngôn ngữ dân tộc, truyền thống cộng đồng, vân vân và vân vân...

Nói thế để thấy rằng cái riêng, cái độc đáo trong từng nền tiểu thuyết rất cần được nhìn nhận, phân tích sau khi đã làm rõ mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa các nền tiểu thuyết theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng (như giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt nam với văn học cổ Trung Quốc) hoặc nghiên cứu song song (như giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam với tiểu thuyết cổ Nhật Bản, Triều Tiên). Tiếc rằng ở đây, trong khuôn khổ một bản lược đồ chúng tôi chưa có điều kiện bàn kỹ.

Một số vấn đề nữa cũng cần được chú ý đúng mức, đó là tính khách quan trong nghiên cứu ảnh hưởng.

Khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên hoặc chuyển thể và càng khó hiểu hơn ở chỗ tác phẩm cải biên hoặc chuyển thể này lại được công chúng Việt nam chấp nhận và hoan nghênh. Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không ? Một số nhà nghiên cứu khác lại nghiêng về phía nhấn mạnh vào sự sáng tạo của Nguyễn Du và đánh giá thấp tài năng của người bạn đồng nghiệp của ông ở bên kia biên giới.

Hiện tượng “người bỏ ta lấy, người khinh ta chuộng” cũng đã từng xảy ra trong giao lưu văn học thế giới, như trường hợp Le mystère de Paris (Bí mật thành Ba Lê) được dịch sang tiếng Trung Quốc; truyện Lâm gian tiểu cố (Căn nhà bỏ giữa rừng) viết về một con yêu tinh trong Vũ nguyệt vật ngữ của Nhật Bản được Lafcadio Hearn (1850 - 1904) cải biên thành tiểu thuyết Hòa giải bằng tiếng Anh, rất được độc giả phương Tây tán thưởng. Năm 1964, một nhà văn Pháp tên là Cannes còn dựa vào bản tiếng Anh này để viết ra tiểu thuyết Black hair (Tóc đen) khá nổi tiếng.

Nhưng với Kim Vân Kiều tân truyện Kim Vân Kiều truyện tình hình không phải như vậy. Bởi lẽ đề tài “Thúy Kiều” trước Thanh Tâm Tài Nhân đã được rất nhiều cây bút Trung Quốc khai thác, như Dư Hoài với Vương Thúy Kiều truyện, Đới Sĩ Lâm với Lý Thúy Kiều truyện, Mộng Giác Đạo Nhân với Sinh báo Hoa Ngạc an, tử tạ Từ Hải nghĩa trong Tam khắc phách kinh kỳ... Và sau Thanh Tâm Tài Nhân, Diệp Trĩ Phỉ đã dựa vào Kim Vân Kiều tân truyện để sáng tác vở kịch Hổ phách thỉ và Hạ Bỉnh Hoành cũng đã theo đó để sáng tác vở kịch Song Thúy viên... Với thực tế vừa nêu, khó mà nói truyện ”Thúy Kiều” ở Trung Quốc không mấy ai để ý và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ thuộc loại “xoàng”. Nếu quả là “xoàng” thì tại sao Kim Vân Kiều truyện lại được liệt vào loại “Tài tử thư” của Trung Quốc ?

Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du được công chúng Việt Nam yêu thích cũng chẳng phải vì nhà thơ của ta tài giỏi hơn nhà văn của Trung Quốc, mà cái chính, theo chúng tôi, vẫn là ở chỗ đã dịch thuật - chuyển thể (cải biên) thành công một tác phẩm khá hay của nước ngoài. Khi so sánh Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, không thể bỏ qua các vấn đề cực kỳ quan trọng như:

1. Phiên dịch: tức di chuyển nội dung tác phẩm từ một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác.

2. Chuyển thể: đây là từ thể loại văn xuôi sang thể loại thơ, mỗi thể loại có cách diễn đạt riêng của nó.

3. Văn học sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng mang lại cho người đọc một cảm giác thân thiết, trìu mến mà không một ngoại ngữ nào có thể thay thế được. Những tình điệu dân tộc trong bản ngữ là cái chỉ có thể ngầm hiểu chứ không thể nào diễn đạt hết bằng lời. Người Việt Nam ta khi đọc truyện Kiều, như thấy hết ruột gan của mình, nhưng với một công chúng khác, một độc giả Trung Quốc chẳng hạn khi đọc Nguyễn Du thì chưa chắc !

Chính vì các lẽ trên mà Wellek, một nhà nghiên cứu văn học so sánh nổi tiếng Hoa Kỳ đã nói một cách có lý rằng: "Sự hưng khởi của văn học so sánh thế kỷ 19 là một phản ứng với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhưng ngày nay, trong thực tiễn các nhà văn học so sánh ít nhiều đều bao hàm một ảo tưởng - ra sức chứng minh ảnh hưởng của nước mình với nước ngoài, hoặc tinh vi hơn, nếu nước mình chịu ảnh hưởng của nước ngoài thì cũng đã sáng tạo hơn hẳn các nước khác"(13).

Cho nên phải thật sự khách quan khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học cũng như các nền tiểu thuyết.

CHÚ THÍCH

(1) Xem Trần Nghĩa: Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân loại, Tạp chí Hán Nôm số 3-1997, tr.3-16. Tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hỗn hợp như trường hợp tiểu thuyết Đào hoa mộng ký A.436.

(2) Tìm hiểu từ các nguồn: 1. Từ điển văn học, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1983; 2. Sách đăng ký (Hán Nôm) của Học viện Viễn đông Pháp tại Hà nội, phần mang ký hiệu AB; 3. Di sản Hán Nôm Việt Nam, thư mục đề yếu, Nxb. KHXH Hà Nội, 1993; 4. Tư liệu riêng của chúng tôi.

(3) Hiện tượng chuyển thể hay cải biên còn thấy diễn ra khá phổ biến trên lĩnh vực tuồng cổ Việt Nam: tuồng Kim thạch kỳ duyên được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim thạch duyên gồm 8 quyển, 24 hồi của Tĩnh Điềm Chủ Nhân, người Trung Quốc đời Thanh Càn Long. Tuồng Tây du ký diễn truyện gồm 100 hồi được chuyển thể từ tiểu thuyết Tây du ký của Trung Quốc; tuồng Tam quốc diễn ca (Đương Dương Trường Bản; Giang tả cầu hôn truyện; Hoa chúc truyện; Hoa Dung truyện; Kinh Châu phó hội truyện; Lạc Phương Pha truyện; Nghĩa thích Nghiên Nham; Tam cố mao lư; Tiệt giang truyện) được chuyển thể từ Tam quốc chí của Trung Quốc, v.v...

(4) Xem Tàng thư các đồ thư Hàn quốc bản tổng mục lục xuất bản tại Hàn quốc năm 1972, tập bộ, Tiểu thuyết loại, phần Quốc văn, từ tr.1212 - tr.1219.

(5) Lâm Minh Đức: Hàn quốc Hán văn tiểu thuyết toàn tập gồm 9 quyển, xuất bản tại Đài Loan năm 1980. Về các bộ sưu tập lớn nhỏ của những nhà biên khảo Triều Tiên liên quan tới tiểu thuyết chữ Hán Triều Tiên, có thể kể Hàn quốc Hán văn tiểu thuyết và Nguyên văn Hán văn tiểu thuyết tuyển của Kim Khởi Đông; Lý triều Hán văn tiểu thuyết của Lý Gia Nguyên; Đoản thiên tiểu thuyết tuyển của Kim Đông Húc; Hàn quốc Hán văn tiểu thuyết tuyển của Lý Dân Thụ; Lý triều Hán văn đoản thiên tập của Lý Hựu Thành và Lâm Huỳnh Trạch v.v...

(6) Xem Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu, Trung Quốc cổ điển văn học nghiên cứu hội chủ biên, Đài Loan học sinh cục ấn hành, Đài Bắc, 1988 các tr.62 và 175.

(7) Vương Tam Khánh: Nhật Bản Hán văn tiểu thuyết nghiên cứu sơ khảo, in trong Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu, Sđd.

(8) Xem Du Quyên Hoàn: Hàn quốc phiên bản Trung Quốc tiểu thuyết đích nghiên cứu, in trong Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu, Sđd.

(9) Xem Vương Tam Khánh: Nhật Bản Hán văn tiểu thuyết, in trong Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu, Sđd.

(10) Kim Ngao tân thoại: tác phẩm này nay chỉ còn 5 thiên: 1. Vạn phúc tự Xư bồ ký 萬 福 寺 樗 蒲 記 (Chuyện đánh bạc ở chùa Vạn Phúc); 2. Lý Sinh khuy tường truyện 李 生 窺 墙 傳 (Chuyện Lý Sinh nhìn trộm qua tường); 3. Túy du Phù Bích lâu 醉 遊 浮 碧 樓 (Chuyện đi chơi lầu Phù Bích); 4. Nam Viên Phù Châu chí (Chép về Nam Viên Phù Châu); 5. Long Cung phó yến lục 龍 宮 赴 宴 錄 (Ghi về việc dự tiệc ở Long Cung).

(11) Già tì tử: gồm 68 thiên, có người cho rằng sách này được sáng tác không phải dưới ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại của Trung Quốc, mà là dưới ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại cú giải 剪 灯 新 话 句 解 của Triều Tiên.

(12) Xem thêm Đinh Khuê Phúc: Tiễn đăng tân thoại đích kích đãng, in trong Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu. Sđd.

(13) Xem Phương Lựu: Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, 1995, phần Văn học so sánh./.

TB

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CƠ SỞ LÀM TIÊU CHÍ CHO SỰ PHÂN KỲ HÁN VĂN VIỆT NAM

PHẠM VĂN KHOÁI

1. Thực tế sử dụng chữ Hán từ khi nước nhà độc lập (thế kỷ X), cho đến những năm đầu thế kỷ XX, kéo dài gần chục thế kỷ. Trong thời gian đó, chữ Hán được dùng như một ngôn ngữ viết với những đặc điểm chuyên biệt của mình về chức năng và cấu trúc. Sản phẩm cụ thể cho quá trình sử dụng hình thái ngôn ngữ viết này là thực thể Hán văn Việt Nam. Có một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: cái thực thể ngôn ngữ viết này có những đặc điểm gì về mặt chức năng và cấu trúc ? Có thể phân kỳ quá trình tồn tại của nó để qua đó thấy sự diễn biến của nó được không ? Phân kỳ thì phải dựa vào cơ sở nào ? xuất phát từ những tiêu chí nào ?... Đó là những câu hỏi không dễ dàng có lời giải đáp ngay lập tức, mà chỉ có thể có được khi tiến hành nghiên cứu thực thể ngôn ngữ viết này trong môi trường song ngữ Việt - Hán. ở bài viết này, chúng tôi bước đầu nêu ra một vài suy nghĩ của mình về những cơ sở làm tiêu chí cho sự phân kỳ đó từ góc độ ngôn ngữ.

2. ý tưởng về phân kỳ quá trình sử dụng chữ Hán ở Việt Nam thời độc lập đã được nhiều người đề cập đến. ở đây, chúng tôi xin nêu ra hai đại diện tiêu biểu: Dương Quảng Hàm (Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu, tái bản năm 1993) và John De Francis (John De Francis - Colonialism and Language Policy in Vietnam, 1977).

Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã chia việc học chữ Nho ở Việt Nam ra hai thời kỳ lớn:

a) Việc học chữ Nho trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý sơ (từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XI).

b) Việc học chữ Nho ở các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn (từ giữa thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX).

Trên cơ sở phân kỳ học chữ Hán như thế, ông tiến hành phân kỳ Hán văn Việt Nam ra: thời kỳ Lý, Trần (thế kỷ XI - XIV); thời kỳ Lê, Mạc (thế kỷ XV và XVI); thời kỳ Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVII, XVIII); thời kỳ cận kim (Nguyễn triều - thế kỷ thứ XIX).

Tuy phân kỳ Hán văn Việt Nam của Dương Quảng Hàm thiên về mục tiêu trình bày và lý giải lịch sử văn học Việt Nam, song, qua cách phân kỳ của ông, ta thấy ông dựa chủ yếu vào vấn đề giáo dục sử dụng chữ Hán và vị trí của Nho học, để qua đó trình bày lịch sử văn học viết bằng chữ Hán.

John De Francis trong công trình Chủ nghĩa thực dân và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam (Colonialism and Language Policy in Vietnam, 1977) lại đề cập đến thực tế sử dụng chữ Hán ở Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, để qua đó tìm ra vị thế, quy chế của hình thái ngôn ngữ viết này trong mối liên hệ với chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, để tìm hiểu chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trong quá khứ. Trên cơ sở đó, ông đã theo tuyến thời gian, để vạch ra những đặc điểm về chức năng của Hán văn trong các giai đoạn 939-1651, 1651-1861, 1861 - 1945 (John De Francis, 1977).

Theo chúng tôi, Hán văn Việt Nam trên thực tế là một thực thể ngôn ngữ viết vay mượn hành chức trong môi trường song ngữ Việt - Hán, nó có những đặc trưng của mình về chức năng và cấu trúc. Do vậy, muốn tìm hiểu nó phải dựa trên các cơ sở có tính chất tiêu chí sau:

a. Đặt nó vào môi trường song ngữ Việt - Hán.

b. Phải xem nó trong mối liên hệ với những thực tế vận động và biến đổi của các hình thái ngôn ngữ viết ở Trung Quốc thời trung thế kỷ - trước hết là văn ngôn, và sau đó, trong những chừng mực nhất định, phải chú ý đến cả bạch thoại trung đại nữa.

Nếu xuất phát từ hai cơ sở đó để tìm hiểu thực thể Hán văn Việt Nam (hay đúng hơn để tìm hiểu thực tế sử dụng chữ Hán ở Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX), thì việc phân kỳ Hán văn Việt Nam cũng phải dựa trên những cơ sở làm tiêu chí đó. Phân kỳ hay nêu ra những mốc nào đó trong quá trình sử dụng chữ Hán ở Việt Nam, phải làm cho ta thấy được sự vận động, tiến hóa về chức năng và cấu trúc của hình thái ngôn ngữ viết vay mượn này.

3. Đặt Hán văn vào môi trường song ngữ Việt - Hán có nghĩa là xem xét các chức năng xã hội mà chữ Hán đảm nhận. Trong môi trường song ngữ Việt - Hán, Hán văn có các chức năng xã hội sau:

- Là ngôn ngữ viết của các hoạt động nghi thức, ngoại giao, tổ chức Nhà nước... Tựu trung, đó là ngôn ngữ có chức năng hành chính. Chính địa vị này của chữ Hán ở thời trung đại đã tạo nên sức mạnh có tính chính thống quốc gia - văn tự của nó.

- Là ngôn ngữ của giáo dục. Chỉ có ai nắm được chữ Hán mới có hy vọng nắm được các nội dung giáo dục theo quy định của đương thời, mới hy vọng đạt được những học vị và danh hiệu cũng như đẳng cấp trong bộ máy quản lý xã hội và có uy tín xã hội.

Nói đến chức năng trong giáo dục của chữ Hán tức là nói đến hệ thống học hành, thi cử. Dường như trong lịch sử giáo dục bằng chữ Hán ở Việt Nam, lúc đầu học chữ Hán có tính tự phát, và sau đó, Nhà nước tổ chức thi cử. Các chính sách về thi cử là nhân tố chi phối rất lớn đến học hành chữ Hán, do vậy, tạo nên sự thay đổi rất lớn đến thực tế sử dụng chữ Hán. Đọc Hán văn Việt Nam, ta thấy dường như thi cử là nhân tố chi phối rất lớn đến phong cách viết của cả thời kỳ, thời đại.

- Chức năng là ngôn ngữ của học thuật cao cấp. Điều này thể hiện ở chỗ chữ Hán sẽ là ngôn ngữ mà người Việt Nam diễn đạt những suy tư của mình về các vấn đề học thuật mà thời đại và hoàn cảnh đã mang lại cho họ trong đó bao gồm các trước tác lịch sử, địa lý, y học và các lĩnh vực khác.

- Chức năng là ngôn ngữ của hoạt động văn chương, sáng tác, tựu trung đó là ngôn ngữ của sáng tác văn học. Với chức năng này, ngôn ngữ viết chữ Hán có những đặc trưng phong cách riêng...

Song trên đây chỉ là sự điểm lại một cách sơ lược những chức năng xã hội của chữ Hán trong môi trường song ngữ Việt - Hán. Càng đi sâu vào, càng thấy sự phức tạp và tế nhị hơn nhiều... Sự phân tích trên đây chỉ có tác dụng cho phép chúng ta nhận ra những điểm chủ yếu mà thôi.

4. Còn vấn đề mối liên hệ thực tế sử dụng chữ Hán ở Việt Nam với các hình thái ngôn ngữ viết ở Trung Quốc các thế kỷ trung đại cũng vô cùng phức tạp. Tuy vậy, các vấn đề về hình thái ngôn ngữ viết của tiếng Hán và lịch sử tiếng Hán thì đã được giới Hán ngữ học Trung Quốc và quốc tế đề cập đến nhiều. Chúng tôi chỉ lưu ý rằng giai đoạn mà chữ Hán được sử dụng ở Việt Nam thời độc lập tự chủ, về căn bản là giai đoạn mà ở Trung Quốc lúc đó cũng song tồn hai hình thái ngôn ngữ viết văn ngôn bạch thoại. Bản thân văn ngôn ở Trung Quốc, thời trung thế kỷ và cận đại, không phải là một ngôn ngữ viết đóng kín mà nó cũng tự vận động để thu vào mình rất nhiều yếu tố của bạch thoại.

Độc lập, tự chủ nhưng điều ấy không có nghĩa là sử dụng chữ Hán ở Việt Nam đoạn tuyệt hoàn toàn với những biến đổi về phong cách viết ở Trung Quốc mà sự giao lưu vẫn tiếp tục. Hán văn Việt Nam, một mặt, vừa là bảo tàng lưu giữ lại những dạng thức cổ vốn được học từ các kinh điển Nho giáo và các văn bản sử. Mặt khác, nó luôn chịu ảnh hưởng của những thay đổi về phong cách của văn ngôn ở Trung Quốc trong những chừng mực nhất định. Điều này thể hiện qua các nhận xét của các bậc đại Nho uyên thâm Hán học như Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút của ông. Những đặc điểm đó tạo nên những đặc điểm về cấu trúc, phong cách ngôn ngữ của Hán văn Việt Nam. Bởi vậy, xét về ngôn ngữ, chữ Hán ở Việt Nam 10 thế kỷ của thời tự chủ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), trong môi trường song ngữ Việt - Hán và trong mối quan hệ với các hình thái ngôn ngữ viết của chữ Hán trong thời trung thế kỷ ở Trung Quốc, nếu xét về chức năng và cấu trúc, về đại thể có thể được chia thành:

- Hán văn từ X - XIV (Hán văn của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ).

- Hán văn từ thế kỷ XV - nửa đầu XIX (Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn sơ).

- Hán văn nửa cuối XIX - những năm đầu thế kỷ XX.

5. Hán văn từ thế kỷ X - XIV (thường được gọi là thời kỳ Lý - Trần). Đặc điểm của giai đoạn này là: Chữ Hán là ngôn ngữ viết quan phương, nghi thức. Với thời gian, nhân tố chữ Hán ngày càng được xác lập trong phạm vi giáo dục, thi cử...

Thi cử ở thời kỳ Lý - Trần được xác lập một cách dần dần. Việc chọn nhân tài lúc đầu chưa được dựa nhiều vào thi cử. Thi cử chưa được tiến hành liên tục. Đôi khi, lại có cả khoa thi Tam giáo. Việc thi cử thực sự có hệ thống là vào những khoa thi cuối thời Trần, nhất là khoa thi năm Bính Tý (1396). Khoa này được coi là khoa thi căn bản mà các khoa thi sau đó đều dựa vào đó. Về khoa thi này, Đại Việt sử ký toàn thư viết: “... Xuống chiếu quy định cách thức thi chọn nhân tài, dùng thể văn bốn kỳ, bãi bỏ phép viết ám tả cổ văn. Kỳ thứ nhất, thi một bài kinh nghĩa có các phần: phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, kết luận, từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ hai, thi một bài thơ Đường luật, một bài phú cổ thể, hay thể Ly tao, thể Văn tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ ba, thi một bài chiếu theo thể Hán, một bài chế, một bài biểu thể tứ lục đời Đường. Kỳ thứ tư, một bài văn sách, ra đề thi theo kinh sử hay thời sự mỗi bài phải 1000 chữ trở lên. Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua cho thi một bài văn sách để xếp bậc" (Ngô Sĩ Liên, 1993, tr.189).

Tổ chức thi cử thời Lý - Trần, nói chung, chưa được coi là liên tục. Lối học chữ Hán thời Lý - Trần chưa hẳn đã là lối khoa cử từ chương, mà chủ yếu là chọn những người biết chữ ra làm việc. Chính lối học như thế, cho nên, di sản chữ Hán thời Lý - Trần nay còn lại không nhiều, nhưng tuyệt nhiên không phải là những văn bản từ chương trống rỗng... mà lại phác thực, có ý vị của Hán văn thời Lưỡng Hán... như Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, Phan Huy Chú... đã từng nhận xét. “Sĩ quân tử thời Trần phẩm hạnh và thanh giới cao khiết có tư cách của người trí thức quân tử như thời Tây Hán, không phải kẻ tầm thường sánh được. Bởi vì, nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, không hẹp hòi, hòa vị mà có lễ phép, cho nên, văn sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập, anh hào tuấn vĩ vượt ra ngoài biên tục, làm quang vinh sử sách, không thẹn với trời đất, há phải thời sau kịp được đâu“ (Lê Quý Đôn). “Ta thường xét về văn hiến nước ta, văn thời Lý thì già dặn, súc tích như văn thời Hán. Xem như bài Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, bài hịch của Lý Thái Tông kể tội Vương An Thạch và bài di chiếu của Nhân Tông thì biết. Đến văn thời Trần thì càng rườm rà, hơi kém đời Lý nhưng còn có phép tắc, nhã nhặn và trau chuốt; nghị luận phô bày đều có sở trường cả, so với những văn các danh gia thời Hán, Đường không đến nỗi kém lắm. Hoặc giả có đôi ba bài để lẫn vào trong tập văn Hán - Đường, cũng không khác gì, chưa dễ mấy người đã phân biệt được“ (Vũ trung tùy bút, tr.136).

Dẫn ra một vài ý kiến của các trí thức trong học thuật truyền thống trên đây, chúng tôi muốn nói đến cái học học phong và văn phong chữ Hán thời Lý - Trần hay của Hán văn Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Do không bị cái học từ chương chế ngự, nên văn chương của họ chuộng về phác thực và đó cũng là đặc điểm căn bản của Hán văn Lý - Trần nếu ta so sánh với các giai đoạn khác.

Xét về mặt phong cách - thể loại, Hán văn Lý - Trần dường như có một thực tế mà ai cũng cần lưu ý: gần như toàn bộ Hán văn thời Lý còn lại đến giờ là, các văn bản tổ chức Nhà nước và ngữ lục Thiền tông. Phạm trù thơ Nho học hầu như vắng bóng. Tình hình này thay đổi vào thời Trần và phần bán hạ thế kỷ XIV, dường như tinh thần học thuật và các vấn đề xã hội đã chuyển sang một vòng xoáy khác, quỹ đạo khác, khi Nho sĩ đã chiếm được những vị trí xác định. Các Nho thần như Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh đã tấu trình Trần Minh Tông thay đổi thể chế sinh hoạt văn hóa, song không phải vua Trần Minh Tông đã chấp nhận ngay: “Nước ta đã có phép tắc nhất định, vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau. Nếu theo lời của các ngươi chỉ cốt cho thành tựu mưu chước thì chỉ sinh họa mà thôi”. Vua Dụ Tông cũng nói “Triều đình dựng nước trị có pháp độ riêng, không theo chế độ nhà Tống vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau” (Việt Nam Phật giáo sử luận. tr.475).

Sự thay đổi trong cấu trúc văn hóa, giáo dục trên đây ở những thập niên cuối thế kỷ XIV đã đặt cơ sở cho sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của việc sử dụng chữ Hán các thế kỷ sau đó. Do Nho học được chú trọng, người đi học dần dần chỉ chú trọng vào học các văn bản Nho. Mô phỏng về tư tưởng thì sẽ dẫn đến mô phỏng về ngôn ngữ, bởi vì, các văn bản về Nho chủ yếu là các văn bản dựa trên ngôn ngữ của tiếng Hán cổ thời Tiên Tần.

6. Hán văn thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Hán văn thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX tuy là chữ Hán của năm triều đại: Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn, song xét về phương diện chức năng và cấu trúc có thể xếp vào một thời kỳ. Lý do ở chỗ xếp này là ở chỗ: trong môi trường song ngữ Việt - Hán, chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thống, vẫn là ngôn ngữ chủ đạo trong hành chính, giáo dục và trước thuật và trong sáng tác văn học (đương nhiên ở một số lĩnh vực và ở từng thời điểm cụ thể, nhất là lĩnh vực sáng tác văn học, nhân tố chữ Nôm đã dần dẫn điểm). Thi cử của nhiều triều đại đã trở thành con đường tiến thân duy nhất của nhiều sĩ tử. Điều này dẫn đến nét chung trong việc học chữ Hán và sử dụng chữ Hán. Xếp cả một giai đoạn dài đó vào một thời kỳ, chúng tôi còn xét nó trong mối quan hệ với tình hình văn ngôn ở Trung Quốc.

Như ai cũng thấy rõ, phong cách viết văn ngôn ở thời Đường - Tống đã có ảnh hưởng lớn lao đến quá trình tồn tại của văn ngôn Trung Quốc trong một chục thế kỷ sau đó. Nho học và văn ngôn có ý vị cổ văn Đường - Tống trở thành học phong, văn phong thời đại. Cái làm nên giá trị của cổ văn Đường -Tống chính là ở chỗ các nhà cổ văn Đường - Tống chủ trương “bắt chước Thánh nhân về tư tưởng chứ không bắt chước Thánh nhân về ngôn ngữ”. Chính lối viết ít nhiều dựa trên cơ sở ngôn ngữ nói đương thời, nên cổ văn Đường Tống có sức sống và trở thành khuôn mẫu cho các đời sau. Nhưng rồi với thời gian, cái ngôn ngữ khuôn mẫu ấy trở nên lạc hậu và khô cứng. Suốt thời Minh - Thanh, trong xã hội có những người đề xuất ý tưởng cải biến ngôn ngữ viết tạo nên các phong cách văn ngôn Đồng Thành và Văn tuyển, song những cải biến ngôn ngữ này không trở thành phong trào xã hội sâu rộng. ở Trung Quốc, trong khoảng thời gian dài từ thời Đường Tống ngay đến tận cuối thế kỷ XIX, người ta vẫn viết theo một lối ngôn ngữ viết trên cơ sở cổ văn của thời Đường - Tống. Có thể coi câu nói sau đây là tiêu biểu cho tinh thần đó:

Học phi Khổng, Mạnh, quân tà thuyết
Ngữ cận Hàn, âu, thủy quốc văn.

Tất nhiên, ở cuối đời Thanh, Tăng Quốc Phiên có ý muốn dùng lối văn của trường phái văn ngôn Đồng Thành làm ngôn ngữ viết trên văn đàn, nhưng điều đó đã không đi đến kết quả. Điều đó có nghĩa là, sau các biến đổi ngôn ngữ viết ở thời Đường, Tống, văn ngôn Trung Quốc không có những cuộc biến đổi có ý nghĩa lịch sử như thế nữa. Văn ngôn thời Minh - Thanh do thế càng trở nên khô cứng. Chữ Hán ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV - XIX cũng chịu ảnh hưởng của tình hình trên. Từ thế kỷ XV trở đi, Nho học đã trở thành độc tôn và tình hình ấy cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ viết chữ Hán. Các sách vở đem ra dạy học trò ngày càng được nhất thể hóa, chính quy hóa theo quy định của Nhà nước (điều này đặc biệt rõ nét vào thời nhà Nguyễn), thành ra, mô phỏng trở thành tệ lậu vào cuối thời Lê Trung hưng.

Về mặt thể loại - phong cách viết, chữ Hán giai đoạn này ngoài những gì đã đạt được ở thời Lý - Trần, nó lại tiếp tục đảm nhận những vị trí mới trong vấn đề xây dựng những cái căn bản và cơ sở của nước nhà (viết sử, địa chí, là ngôn ngữ khoa học, trước thuật...). Những biểu hiện trên đây trong việc dùng chữ Hán đã tăng thêm chức năng mới của chữ Hán.

Tuy tồn tại trong thời gian dài có nhiều triều đại song do tư tưởng của các triều đại này đều lấy Khổng - Mạnh làm căn bản, sách dạy cho học trò là kinh điển Nho gia và văn ngôn Trung Quốc, giai đoạn đó không có những biến đổi lớn, Hán văn trong giai đoạn này về căn bản là giống nhau về chức năng và cấu trúc, nên có thể xếp chúng cùng một nhóm nếu xét về mặt ngôn ngữ.

Tất nhiên Hán văn giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng của lối văn bạch thoại (các nhà Nho lại trực tiếp đọc bạch thoại). Trong nhiều văn bản có tính chất tiểu thuyết như Hoàng Lê Nhất thống chí... lại được viết với một ngôn ngữ ít nhiều không giống với văn ngôn truyền thống mà lại gần với ngôn ngữ bạch thoại. Không có môi trường ngôn ngữ nói, các văn bản này, xét về mặt ngôn ngữ, không thể được coi là ngôn ngữ bạch thoại thật sự. Đúng hơn nên coi đó là lối văn hỗn nhập.

7. Hán văn nửa cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX.

Đặc điểm trong giai đoạn này trong sự phổ biến và sử dụng chữ Hán là ở chỗ: chữ Hán dần dần giải thể về chức năng và cấu trúc. Trước hết là ở Nam Kỳ và sau đó là ở Bắc Kỳ. Giải thể về chức năng và cấu trúc từng bước dẫn đến sự chấm dứt sử dụng chữ Hán như một ngôn ngữ viết đã diễn ra vào năm 1919 với khoa Điện thí ở Huế.

Giải thể về chức năng và cấu trúc, song đó không phải là sự giải thể tức thời mà đã diễn ra từng bước. Trong thời gian này, bản thân Hán văn cũng có những biến đổi bởi lẽ điều kiện xã hội Việt Nam và Đông á lúc này bước vào giai đoạn thời Âu - á. Văn ngôn ở Trung Quốc cũng bước vào giai đoạn mới, với những phong cách viết mới chẳng hạn như phong cách viết của Lương Khải Siêu (1873 - 1929) - lối viết Tân văn thể. Có thể coi chữ Hán giai đoạn này như là cái cầu chuyển, là bước trung gian cho sự phát triển của tiếng Việt trong phạm vi là ngôn ngữ viết hành chính và giáo dục. Hán văn Việt Nam giai đoạn này, trong tay các chiến sĩ yêu nước còn là vũ khí tập hợp động viên đồng bào, chứa chan nhiệt huyết yêu nước và được viết với một phong cách hoàn toàn mới. Trên thực tế, đó là một giai đoạn của Hán văn Việt Nam có nhiều đặc điểm chuyên biệt về cấu trúc, chức năng.

8. Trên đây là một vài suy nghĩ của chúng tôi về những cơ sở làm tiêu chí cho sự phân kỳ lịch sử của Hán văn Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ. Hán văn Việt Nam của 10 thế kỷ nước nhà tự chủ là một ngôn ngữ viết, vậy cần phải xem nó như là một thực thể ngôn ngữ với những đặc trưng chức năng và cấu trúc vốn có của mình. Phân kỳ nó trên cơ sở đặt nó vào môi trường song ngữ Việt - Hán và trong mối liên hệ với thực tế văn ngôn ở Trung Quốc sẽ góp phần làm sáng tỏ thực thể Hán văn Việt Nam.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. John De Francis: Colonicalism and Language Policy in Vietnam Mouton Publishers The Haguae - Paris - New York - 1977.

2. Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu . Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, 1993.

3. Phạm Đình Hổ: Vũ trung tùy bút. Nxb. Trẻ. Hội nghiên cứu giảng dạy văn học T.P. Hồ Chí Minh. 1989.

4. Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận. Tập 1, Nxb. Văn học. H. 1992.

5. Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch). Nxb. KHXH. H. 1993.

6. M.V. Xophonov: Kitaixki jazưk i Kitaixkoie obsextvo. Nauka. M. 1979.

TB

BỘ THỦ HÁN MANG NGHĨA LÂM THỜI TRONG CHỮ NÔM

LÃ MINH HẰNG

Khi nghiên cứu phân loại chữ Nôm, chúng ta bắt gặp những chữ thật khó quyết định nên xếp chúng vào tiểu loại nào: loại ghép Âm - Âm hay ghép Âm - Ý ? Về cấu tạo của loại chữ này, giới nghiên cứu Hán - Nôm lâu nay cũng chưa giành nhiều sự quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt nghiên cứu loại chữ vừa nói trong các từ và ngữ tiếng Việt.

1. Trong từ song tiết tiếng Việt:

Xét các ví dụ sau:

賋 帲 Rõ ràng

錃 忚 Rẻ rúng

笡 女难 Nợ nần

Trong 3 từ trên, các chữ rõ, rẻ, nợ là những chữ Nôm có cấu tạo Âm - Ý, các chữ còn lại: ràng, rúng, nần nên phân tích chúng như thế nào ?

Chữ Nôm 帲 ràng gồm 床 sàng biểu thị âm đọc và 火 hỏa là bộ phận biểu thị ý nghĩa (ngày ngay, chữ ràng được dùng láy lại; ràng ràng hay rành rành vẫn còn mang nghĩa sáng sủa, rõ nét, ký tự biểu thị nghĩa này được do ảnh hưởng của bộ phận mang nghĩa chính - chữ trong rõ ràng. Phép lặp lại ký tự biểu nghĩa như trên được dùng rất nhiều trong từ ghép đôi tiếng Việt

Chữ Nôm 忚 rúng gồm có 用 dụng biểu thị âm đọc và 礼 Lễ . Chữ lễ này nên coi là bộ phận biểu âm hay biểu nghĩa ?

- Trong chữ Nôm có thể dùng thanh mẫu l (Hán) để ghi thanh mẫu d (Việt) và Lễ lúc này có thể hiểu là bộ phận biểu thị âm thanh trong chữ rúng. Nếu quả vậy, thì chữ Nôm rúng sẽ có cấu tạo theo phương thức ghép Âm - Âm.

- Ngược lại, nếu coi 礼 Lễ là bộ phận biểu nghĩa, có nghĩa rúng là một yếu tố có nghĩa. Như vậy, rẻ rúng là một từ ghép hợp nghĩa trong đó rúng có nghĩa gần tương đương như rẻ, có điều rúng ngày nay đã bị mờ nghĩa nên chúng ta không nhận thấy được, giống như trường hợp xe cộ, tre pheo.

Cộ pheo tuy ngày nay đã bị mờ nghĩa. Nhưng, cứ liệu chữ Nôm đã chứng minh nó vẫn còn mang bộ thủ chỉ nghĩa rất rõ. Điều này không giống như trường hợp chữ rúng: Chữ Lễ không có nghĩa nào cho thấy một phạm trù nhỏ, ít... của chữ Rẻ rúng. Trường hợp chữ 女难 nần cũng là cứ liệu bổ sung cho trường hợp lưỡng khả này.

Ta có thể xem rúng được cấu tạo bởi rẻ viết tắt + chữ dụng và chữ Nôm nần được cấu tạo bởi chữ nợ viết tắt + chữ nan hay không ? Chúng tôi sẽ không có ý định làm phức tạp thêm những chữ Nôm vốn rất phức tạp này.

1.a. Vậy chữ Hán 礼 Lễ trong chữ rúng và 女 nữ trong chữ nần nên hiểu như thế nào cho đúng ?

- Hai chữ rúng nần không nên xếp vào dạng chữ Nôm có cấu tạo ghép Âm - Âm. Dạng ghép Âm - Âm là cách ghi phản ánh sự tồn tại của tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ, nó có số lượng rất ít và thường dùng để ghi những từ Việt cổ.

- Trong từ ghép đôi tiếng Việt, hiện tượng lặp lại ký tự biểu nghĩa khá phổ biến. Có lẽ áp lực hệ thống này đã đẩy hai chữ rúng nần vào tiểu loại có cấu tạo ghép Âm - Ý, trong đó bộ phận biểu nghĩa là chữ Hán 礼 lễ và 女 nữ.

1.b. Chấp nhận 礼 Lễ và 女 nữ là bộ phận biểu nghĩa trong chữ Nôm rúng nần ta cũng thấy:

- Các chữ Hán lễ trong chữ rúng, nữ trong chữ nần hỏa trong chữ rạng đều là những bộ phận biểu nghĩa mang tính chất nhất thời, nó chỉ biểu nghĩa cho chữ đó khi nằm trong từ đó, trong văn cảnh đó, chúng tôi tạm gọi đó là loại bộ thủ Hán mang nghĩa lâm thời.

Bộ hỏa đã góp phần ít nhiều vào việch tạo chữ cho chữ Nôm rạng. Trái lại, chữ Hán lễ nữ gần như chỉ là những bộ phận biểu nghĩa hình thức. Bởi vậy khi nghiên cứu loại chữ Nôm có bộ phận biểu nghĩa lâm thời này, ta có thể phân biệt hai tiểu loại nhỏ sau:

1b.1. Lấy bộ phận biểu nghĩa của chữ trước để biểu nghĩa cho chữ sau: Nghĩa là chữ sau có mối quan hệ về ngữ nghĩa với chữ trước.

Ví dụ:

剗 梻 Lo lắng

裵 石尼 Nặng nề

賋 帲 Rõ ràng

1.b.2. Lấy bộ phận biểu âm của chữ trước để biểu nghĩa cho chữ sau. Như vậy, bộ phận biểu nghĩa của chữ sau mang tính chất biểu nghĩa hình thức.

Ví dụ:

絉 礻 雷 Lẻ loi

錃 忚 Rẻ rúng

笡 女难 Nợ nần

1.c. Tại sao lại dùng 礼 lễ để biểu nghĩa cho rúng và 女 nữ để biểu nghĩa cho nần?

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin trích lời giới thiệu của U.M.DOXKOHOB - nhà ngôn ngữ học Liên xô cũ(2).

"Trong khi vay mượn văn tự con ngưòi thường không thể hiện sáng kiến sáng tạo của mình, anh ta bắt đầu ghi từ của tiếng mẹ đẻ tuân thủ theo các quy luật của văn tự vay mượn và chỉ trong một thời gian dài, theo một quá trình tiến hoá từ từ nhất, văn tự đó mới dần dần thỏa mãn những cái mà ngôn ngữ mới cần. Quá trình thích ứng như thế thường diễn ra không mang tính sáng tạo mà nặng nề máy móc và vô thức"(*).

Quả thật, việc tạo ra các chữ rúng nần như trên hoàn toàn không mang tính sáng tạo mà thật sự máy móc và vô thức. Người tạo chữ đã tuân theo các quy luật tạo chữ Hán - phép hình thanh để tạo ra các chữ rúng trong rẻ rúng, nần trong nợ nần bằng phương pháp ghép Âm - Ý. Các chữ đó đã nhập vào một với hệ thống các chữ lắng trong lo lắng, nề trong nặng nề ràng trong rõ ràng.

Chúng tôi cũng cần nhấn mạnh thêm rằng ở chữ Nôm không phải tất cả các trường hợp tạo chữ để không mang tính sáng tạo. Rất nhiều chữ đã thể hiện óc sáng tạo, sự tinh thông Hán văn để tạo ra những chữ của riêng Việt nam. Nhưng riêng đối với trường hợp rúng nần - trường hợp lấy bộ phận biểu âm của chữ thứ nhất để biểu thị ý nghĩa cho chữ thứ hai thì lời nhận xét của U.M. DOXKOHOB là có cơ sở.

2. Trong một ngữ đoạn, một câu hoàn chỉnh.

Trước đây, trong bài Bộ phận chỉ nghĩa giả trong chữ Nôm(3) PTS. Nguyễn Tá Nhí đã nghiên cứu hiện tượng biểu nghĩa này trong cấu tạo từ ghép đôi Tiếng Việt. Chúng tôi muốn vượt ra khỏi biên giới của một từ, tìm hiểu hiện tượng biểu nghĩa đặc biệt này trong một ngữ đoạn, thậm chí trong một câu hoàn chỉnh. Chúng tôi xin được gọi các ký tự biểu nghĩa này là các ký tự biểu nghĩa lâm thời vì cho rằng ký tự đó đã tạo nên các chữ Nôm Âm - Ý, song ký tự biểu nghĩa trong chữ Nôm Âm - Ý này lại chỉ có giá trị trong ngữ đó, trong câu văn đó, ra ngoài văn cảnh đó chưa chắc đã có nghĩa như vậy.

2.a. Ảnh hưởng từ bộ thủ biểu nghĩa trong chữ Nôm đi trước:

2a.1. Trong chữ Nôm 土吝 rắn với nghĩa cứng, chắc, ta có chữ 吝 lận là bộ phận biểu âm. Lẽ ra bộ phận biểu nghĩa phải là một chữ có nghĩa rắn chắc, ví dụ như chữ cương chẳng hạn. Nhưng ở đây lại dùng bộ 土 thổ làm bộ phận biểu nghĩa. Sở dĩ có bộ phận biểu nghĩa này là do ngữ cảnh quy định mà lặp lại bộ thổ biểu nghĩa trong chữ Nôm 坦 đất đứng đằng trước. Ta có đất rắn cùng có cấu tạo Âm - Ý, trong đó cả hai cùng có bộ phận biểu nghĩa là bộ thổ. Ví dụ:

Đất rắn ( 坦 土吝 ) nặn chẳng nên nồi (9.52a) (**)

2.a.2. Chữ Nôm ắớ đựng gồm có chữ đăng biểu thị âm đọc và bộ mộc biểu thị nghĩa. Bộ mộc vốn là bộ phận biểu nghĩa trong chữ Nôm 木開 cơi đứng trước. Và khi đặt ra chữ đựng, ông cha ta đã áp dụng phương pháp cấu tạo chữ Hán - phép hình thanh để đặt ra 蟩 bằng cách lấy bộ thủ biểu nghĩa trong chữ Nôm đứng trước. Bộ mộc trong chữ Nôm đựng có tác dụng khu biệt nghĩa.

Ví dụ: Đàn bà sâu sắc như cơi đựng (木開 蟩) trầu (9.38a).

2.a.3. Để chỉ một đặc điểm của động vật có vú giống cái đang nuôi con nhỏ, ta có từ sề (từ ghép sồ sề), từ này chẳng gợi cho ta một nét đẹp nào cả. Vậy thì, ta có thể dùng bộ phận biểu nghĩa là chữ 疾 tật để chỉ một tật xấu hay dùng bộ nữ 女 chỉ giống cái để hướng cho ta đến đối tượng nhanh hơn. Song câu văn dưới lại dùng bộ vật 犭, bộ vật là bộ phận biểu nghĩa của chữ 妌 lợn đi trước. Có lẽ cứ liệu này đã nói rõ xuất phát điểm của từ sề là dùng để nói đến giống lợn cái, khi chúng đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Ví dụ:

Chẳng nề chó ghẻ chẳng toan lợn sề (妌 犭仕 ) (7.111a).

2.a.4. Từ cằn có nghĩa: chỉ đất trồng trọt không có hoặc hết mất chất mầu mỡ, cũng có khi để chỉ cây cối thiếu chất dinh dưỡng không đủ sức lớn, sức phát triển. Trong ví dụ sau, chữ cằn được viết 蠞 : Người khi xuân cỗi liễu khi thu cằn (8.13a).

Từ cằn gồm có chữ Hán cần biểu thị âm đọc và bộ mộc biểu nghĩa. Dùng bộ mộc ở đây do ảnh hưởng ngữ cảnh, đồng thời cũng là lặp lại bộ mộc trong chứ cỗi đi trước. Rõ ràng bộ mộc ở đây có tác dụng phân biệt nghĩa là cây cằn chứ không phải đất cằn.

2.a.5. Cũng vậy, chữ Nôm rình 裎 gồm có chữ Hán 呈 trình biểu âm và bộ thị 礻 biểu nghĩa. Bộ thị ở đây được dùng lặp lại của bộ thị trong chữ Nôm dòm phía trước.

"Rày dòm nhà Bắc nay rình nhà Nam (7.117b)

Vì như ta đã biết, rình còn có thể dùng 擪. Ví dụ: rình mò

2a.6. Đã, sẽ, đang là nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt. Như ta biết, phó từ là từ loại không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa ngữ pháp nào đấy. Bởi vậy, cũng khó có thể dùng một bộ thủ Hán nào để biểu nghĩa cho nó. Ấy vậy mà chữ Nôm 冺 sẽ lại được cấu tạo theo phương pháp ghép Âm - Ý. Bộ khẩu ở đây chỉ mang tính chất là bộ thủ biểu nghĩa hình thức(***).

Hương rằng: Dạy sẽ (凧 冺) nhường hay (8.12b).

2.a.7. Ổi là một loài cây có quả ăn được, ta có thể dùng ơẩ ôi biểu âm, kết hợp với bộ mộc biểu thị giống loài thực vật. Nhưng trong Quốc âm thi tập, tác giả lại dùng bộ nữ 女 thay cho việc dùng bộ mộc.

世 事 得 奴 女畏 節 斎

Thế sự người no ổi tiết bẩy.

Đây là hiện tượng dùng lặp lại bộ nữ 女 trong chữ Nôm no (Hán đọc nô) đứng trước. Có điều sự lặp lại ký tự biểu nghĩa này không giống với các ví dụ đã trình bày ở trên. Ta có thể thấy rõ điều này qua so sánh sau:

妌 犭仕 lợn sề.

- Chữ thứ nhất - chữ Nôm 妌 lợn có cấu tạo Âm - Ý.

- Chữ thứ hai - Chữ Nôm 犭仕 sề lấy bộ thủ biểu nghĩa vốn có nghĩa chân thực trong chữ thứ nhất. Từ đây sẽ dẫn đến kết quả chữ thứ hai mang tính chất hạn định ngữ nghĩa cho chữ thứ nhất: là lợn sề chứ không phải là con vật khác.

奴 女畏 no ổi .

Chữ thứ nhất - Chữ Nôm 奴 no, là chữ Nôm mượn nguyên hình chữ Hán nhưng không mượn âm và nghĩa. Chữ thứ hai lấy bộ 女 nữ trong chữ thứ nhất để biểu nghĩa. Như vậy bộ nữ ở chữ thứ hai không có nghĩa gì trong chữ Nôm ổi cả, nó chỉ là bộ thủ biểu nghĩa hình thức. Loại này cũng giống như từ ghép đôi 腰月結 yêu ghét. Đến đây ta có thể phân loại chữ Nôm có bộ phận biểu nghĩa lâm thời như sau:

Nhóm Chữ thứ nhất Chữ thứ hai Ghi chú
Hình Loại Hình Loại
1 chữ Nôm AY chữ Nôm AY Mượn bộ thủ biểu nghĩa ở chữ thứ nhất để biểu nghĩa cho chữ thứ hai.
2 chữ Nôm chữ Nôm AY Mượn bộ phận biểu âm ở chữ thứ nhất để biểu nghĩa cho chữ thứ hai, nhưng chỉ là biểu nghĩa hình thức.
3 chữ Hán 女畏 chữ Nôm AY Bộ nữ không có giá trị ở chữ thứ nhất và chữ thứ hai. Nó mang tính chất biểu nghĩa hình thức ở chữ Nôm thứ hai.

2.b. Chịu sự chi phối của bộ thủ biểu nghĩa trong các chữ Nôm đứng sau.

Bộ thủ mang nghĩa lâm thời này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bộ thủ biểu nghĩa của chữ Nôm đi trước đó, song cũng có lúc nó lại chịu sự chi phối của bộ thủ, nghĩa trong các chữ Nôm đứng sau.

2.b.1. Chữ Nôm 足妙 dẻo gồm chữ 妙 diệu biểu thị âm đọc và bộ 足 túc biểu thị ý nghĩa. Bộ túc này được dùng do mối liên hệ với bộ túc trong chữ Nôm đi sau - chữ quỳ, nó có tác dụng phân biệt nghĩa là dẻo chân chứ không phải dẻo tay hay dẻo mồm.

Ví dụ: Dẻo quỳ 足妙 跪 bạch lạy tăng ông (10.3a)

2.b.2. Chữ Nôm 火覩 đỏ gồm chữ Hán 覩 đổ biểu thị âm đọc lẽ ra bộ phận biểu nghĩa phải là một chữ Hán có nghĩa đỏ. Ví dụ: chữ xích chẳng hạn. Ở đây tác giả lại dùng bộ hỏa để biểu nghĩa. Bộ hỏa này được dùng do ngữ cảnh quy định, do mối liên hệ với bộ thủ biểu nghĩa trong chữ Nôm lửa đứng sau.

Ví dụ: Đỏ lửa 火覩 帞 hâm trà một mụ hầu (6).

2.b.3. Chữ Nôm 衤馬 mớ gồm có chữ 馬 biểu thị âm đọc và bộ y 衤để biểu nghĩa. Bộ thủ biểu nghĩa này có được là do ngữ cảnh quy định, có tác dụng phân biệt từ đồng âm khác nghĩa, phân biệt mớ quần áo với mớ rau hay mớ cá.

"Người thì mớ 衤馬 bảy mớ ba,

Người thì áo rách như là áo tơ i (9.17b)

Nghiên cứu các bộ thủ mang nghĩa lâm thời này cũng giống như khi nghiên cứu hiện tượng mượn nghĩa trong chữ Nôm, nó buộc ta không thể xa rời một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu Từ vựng ngữ nghĩa, đó là phương pháp phân bố. Phương pháp này có tác dụng tích cực trong việc xác định giá trị ngữ nghĩa đích thực của một yếu tố khi chúng nằm trong một văn cảnh cụ thể. Khẳng định vai trò của ngữ cảnh đối với một yếu tố cụ thể trong đó, F. de. Saussure nói: "Giá trị của bất cứ một yếu tố nào cũng đều do những yếu tố ở xung quanh quy định".

CHÚ THÍCH

(*) Bản dịch của PTS. Phạm văn Khoái.

(**) Ký hiệu 9.52a trong hai ngoặc đơn chỉ số thứ tự và số trang của sách tham khảo ghi ở cuối bài.

(***) Về bộ "khẩu" còn khá nhiều vấn đề, chúng tôi xin trình bày rõ trong một dịp khác, nếu có điều kiện.

SÁCH THAM KHẢO

A. Sách tiếng Việt

1. Giáo tình ngôn ngữ học đại cương . Ferdinand. de. Saussure Nxb. KHXH, H. 1973.

2. Về sự phát triển của văn tự và các loại hình của nó. U. M. DOHKOHOB, Lịch sử chữ viết M. 1979

3. Bộ phận chỉ nghĩa giả trong chữ Nôm Nguyễn Tá Nhí, Tạp chí Hán Nôm, số 2/1987.

4. Ngữ pháp tiếng Việt Nguyễn Anh Quế Nxb. GD, H. 1996.

B. Sách Hán Nôm (lưu giữ tại Viện Hán Nôm).

5. Quốc âm thi tập Nv.5 (Viện Hán Nôm).

6. Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập AB.635.

7. Thiên Nam ngữ lục AB.478.

8. Hoa tiên nhuận chính VNb.72.

9. Lý hạng ca dao VNv.303.

10. Tây du truyện AB.81

TB

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN BIA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƯỚC TA THỜI PHONG KIẾN

TRỊNH KHẮC MẠNH

Trong những năm gần đây, văn bia Việt Nam đã được giới khoa học xã hội trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau; những tuyển tập dịch giới thiệu các tài liệu văn bia theo địa phương và theo niên đại, những chuyên khảo văn bia theo giá trị nội dung và đặc điểm thể loại đã lần lượt ra mắt bạn đọc, nhằm cung cấp những thông tin bổ ích tiềm ẩn trong kho tư liệu quí giá này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu lên những giá trị của văn bia Việt Nam đối với việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời kì phong kiến

Văn khắc trên đá ở nước ta có một truyền thống lâu đời. Những văn bia sớm trong thời kì Bắc thuộc hiện nay tìm thấy quá ít, duy nhất có tấm bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (大 隋 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文) có nghĩa là "Văn bia ở đàn Bảo An quận Cửu Chân triều Đại Tùy"; bia dựng năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (tức ngày 7 tháng 5 năm 618) ở Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa(1a). Rất đáng tiếc là chữ khắc trên bia đã bị mờ không đọc được, chỉ còn đọc được dòng đầu đề bài bia và tên người soạn bài văn cùng dòng niên đại khắc ở cuối bia mà thôi. Tuy nhiên đầu đề bài văn bia đã cho chúng ta những thông tin về sự tồn tại của Phật giáo và Đạo giáo ở Việt Nam thời bấy giờ, hai chữ đạo tràng (道 場) của đầu đề bài văn bia đã cho chúng ta biết điều này, vì đạo tràng là nơi dạy kinh và cầu cúng của Phật giáo và Đạo giáo.

Đến thế kỉ X, nước ta giành được độc lập tự do. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển quốc gia Đại Việt, là kết quả của một ý chí, một tinh thần đoàn kết kiên cường và bất khuất. Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938 đã chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam. Triều đại nhà Ngô được thiết lập, nhân dân Đại Việt thực sự bắt tay vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa xã hội v.v... Tiếp theo triều Ngô là triều Đinh và Tiền Lê, đất nước ta đã xây dựng được một trật tự an ninh xã hội, phát triển quốc phòng và củng cố khối đoàn kết thống nhất, tạo sự ổn định chung trong cả nước. Những thành quả này là cơ sở ban đầu cần thiết cho sự tồn tại và chấn hưng một quốc gia độc lập. Trên cở sở đó, từ thời Lý và suốt thời đại Lý - Trần, đất nước ta đã có những bước tiến vững chắc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong thế kỉ X, nhà nước độc lập mới được xây dựng, đang dần được củng cố, nhưng đã phải đương đầu với những thách thức hết sức khó khăn, vừa phải chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài, lại vừa phải đối phó với những yếu tố phân tán cát cứ ở bên trong. Trước tình hình đó, nhà nước độc lập non trẻ cần có một điểm tựa về ý thức, một công cụ tinh thần để xây dựng và quản Lý đất nước. Khi ấy, lực lượng Phật giáo đã lan rộng khắp mọi miền của đất nước và các nhà sư, các tín đồ đã thực sự tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước và Phật giáo đã khẳng định được uy tín, vai trò của mình trong xã hội thời bấy giờ. Khu vực Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở thời kì này là vùng văn minh sông Hồng. Ngoài những trung tâm Phật giáo lâu đời như Luy Lâu, Kiến sơ; cũng đã hình thành những trung tâm Phật giáo mới như Đại La, Hoa Lư.

Thời Đinh, Phật giáo đã thấm sâu vào đơì sống nhân dân và cũng được triều đình công nhận như một tôn giáo chính thức. Đinh Tiên Hoàng sau khi lên ngôi đã qui định các cấp bậc tăng đạo đồng thời với cấp bậc quan lại. Điều này chứng tỏ nhà Đinh rất coi trọng vị trí của Phật giáo. Tiếp theo, nhà Tiền Lê cũng theo đường lối này của nhà Đinh. Tại Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) kinh đô nhà Đinh (968-980), các nhà khoa học đã phát hiện ra các cột đá có khắc kinh Phật, đáng chú ý là trên các cột đá khắc kinh Phật này, chúng ta thấy có khắc bài thần chú Phật đỉnh tôn thắng đà la ni (佛 頂 尊 勝 佗 羅 尼) bằng chữ Hán ghi tiếng Phạn. Khi nghiên cứu các cột đá khắc kinh Phật này, Giáo sư Hà Văn Tấn đã cho biết: "những cột kinh Phật này là những tài liệu thư tịch về Phật giáo thế kỉ X, nó cho chúng ta biết được sự tồn tại của yếu tố Phật giáo ở Việt Nam thời kì này"(1b). Bài thần chú Phật đỉnh tôn thắng đà la ni là một thần chú phổ biến của Mật giáo, vốn ở trong kinh Phật đỉnh tôn thắng đà la ni, hoặc là Phật đỉnh tối thắng đà la ni, còn có tên là Tối thắng Phật đỉnh đà la ni tĩnh trừ nghiệp chướng chú kinh(2). Như vậy, các cột đá khắc kinh Phật ở Hoa Lư thời Đinh chứng tỏ Phật giáo ở nước ta thời bấy giờ đã phát triển và sự ảnh hưởng của Mật tông trong Phật giáo.

Thời Lý, Phật giáo phát triển rất mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao. Vua Lý Thái Tổ đã có nhiều lệnh chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo, như làm chùa trong cả nước, độ dân làm sư, sai sứ sang Trung Quốc xin kinh Phật, v.v... Sau này các vua Lý đều tôn sùng đạo Phật và tất nhiên cả các tầng lớp quí tộc quan lại cũng mộ Phật. Tinh thần sùng Phật được thể hiện trong các lĩnh vực của hoạt động xã hội. Trên lĩnh vực văn học, bên cạnh những áng văn chính luận nổi tiếng phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc còn có những bài thơ và văn bia xoay quanh các chủ đề về đạo Phật.

Văn bia thời Lý (1010-1225) hiện mới tìm thấy được là 18 văn bản(3). Số lượng này tuy còn ít ỏi, nhưng đã là những tài liệu có giá trị khoa học thực sự. Xét về giá trị nội dung văn bản thì các văn bia thời kì này chủ yếu gắn với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: "Tác giả văn bia có thể là nhà nho, nhưng bản thân văn bia thì hầu như chỉ xuất hiện với mục đích tôn giáo, lưu hành trong phạm vi thờ cúng và nhất là nhà chùa"(4). Có thể nói các bài văn bia thời Lý là những tài liệu có giá trị khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và đặc biệt lịch sử Phật giáo Việt Nam. Xin nêu lên một số bài văn bia tiêu biểu như: An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí (安 獲 山 報 恩 寺 碑 記) do Chu Văn Thường soạn, niên đại Hội Phong 9 (1100) ở chùa Báo Ân núi An Hoạch, Đông Sơn, Thanh Hóa; Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (保 寧 崇 福 寺 碑) do Lý Thừa Ân soạn, niên đại Long Phù Nguyên Hòa (1107) ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang; Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi minh (仰 山 靈 稱 寺 碑 銘) ở chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, Ngọ Xá, Hà Trung, Thanh Hóa và Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (崇 嚴 延 聖 寺 碑 銘) ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Hậu Lộc, Thanh Hóa do Pháp Bảo soạn trước năm 1107 và năm 1118; Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (大 越 國 當 家 第 四 帝 崇 善 延 齡 塔 碑) do Nguyễn Công Bật soạn, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121) ở chùa Sùng Thiện Diên Linh, Duy Tiên, Hà Nam; Viên Quang tự bi minh tính tự (圓 光 寺 碑 銘 并 序) do Dĩnh Đạt soạn, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 3 (1122) ở chùa Viên Quang, Giao Thủy, Nam Định; Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh 乾 尼 山 香 嚴 寺 碑 銘), khuyết danh, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 5 (1124) ở chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni, Đông Sơn Thanh Hóa; Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tự ( 鉅 越 國 太 尉 李 公 石 碑 銘 序), khuyết danh, niên đại khoảng năm 1159; Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí (奉 圣 夫 人 黎 氏 墓 志), khuyết danh, niên đại Chính Long Bảo Ứng (1173) ở chùa Phúc Thánh, Tam Nông, Vĩnh Phúc v.v...

Qua khảo cứu xem xét, chúng ta thấy nhiều bài văn bia thời Lý được viết theo một khuôn mẫu nhất định. Có thể hình dung bài văn bia được chia thành ba phần: phần mở đầu bài văn là nói về triết Lý nhà Phật; phần tiếp đến là nói về gia phả, tiểu sử, cuộc đời, công lao vĩ đại của các bậc trượng phu, tướng lĩnh, thiền tăng có công xây dựng chùa tháp; phần cuối bài văn là nói về công việc xây dựng chùa tháp. Giáo sư Ni Cu Lin N.I. cũng đã nhận xét: "Các tác giả đã trình bày nội dung của bài văn bia theo một khuôn mẫu và phong cách thống nhất"(5). Phần mở đầu của một số bài văn bia thời kì này thường là cung cấp cho chúng những tư liệu khi nghiên cứu về triết Lý Phật giáo nói chung và triết Lý Phật giáoViệt Nam nói riêng. Bài văn bia An Hoạch sơn Báo Ânn tự bi kí mở đầu như sau: "Chói ngời thay diệu Lý, lặng lẽ soi mọi vật mà mọi vật chẳng lấn át nhau. Lồng lộng thay cái chân không vẳng lặng kia, thu nạp mọi cảnh mà chẳng cảnh nào lẫn với cảnh nào. Đó chẳng phải là sâu xa lớn rộng sao! Phật có sắc vàng (như) người ta có Phật tính, nhưng không (mấy ai) tự giác tự ngộ được. Vì vậy người muốn chứng quả phải nhờ điều thiện để đến nơi chứng quả. Điều đáng tham cứu không gì lớn hơn tượng pháp, mà sùng tượng pháp không gì bằng chùa chiền"(6). Bài văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi cũng mở đầu bằng những triết Lý đạo Phật sâu xa: "Ôi ! cái chân không trong lặng, giấu hình khi trời đất chưa chia; cái diệu hữu nảy sinh, bao trùm trước hữu hình vận động. Sáng thì gạt bỏ cái không, vì cơ vi chẳng phải là không; mê thì bám lấy cái có, coi mầu nhiệm cũng là không có. Xa nghĩ đức Phật tổ xưa, trí tuệ của ngưỡi xem xét tất cả không sót một ai. Cho nên người giấu kín cái thực mà làm rõ cái quyền, để gọi bảo cái đạo thườngvui mãi mãi; từ cái không đi vào cái có, để giúp cho sự hồi hướng giải thoát đời đời. Khéo mở ra muôn vạn pháp môn, để dạy bảo muôn nghìn thế giới"(7). Và phần mở đầu của bài văn bia Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi đã Lý giải vạn vật theo triết Lý Phật giáo như sau: "Muôn là sự phân tán của một, một là cội gốc của muôn... Nhóm cái đã phân tán để đưa nó về cội gốc, ôm cái một để thâu tóm cái muôn. Tạo nên hình tượng để biểu thị sự thâu tóm,dựng nên đền tháp để có sự hướng về"(8)v.v... Có thể nêu lên khá nhiều ví dụ tương tự như trên và rõ ràng là tư tưởng của Phật giáo đã phát biểu quan điểm có tính chất triết học của mình. Một điều cần được khẳng định là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt tư tưởng và nhân sinh quan của người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Ngưỡng Sơn Limh Xứng tự bi đã làm rõ điều này: "Thái úy (Lý Thường Kiệt) tuy thân vướng việc đời mà lòng vẫn hướng về đạo Phật. Có lẽ vì nhà vua và mẫu hậu tôn sùng giáo Lý nhà Phật đó chăng? Cho nên Thái uý vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp vậy"(9). Ngoài ra các văn bia thời Lý còn là những tư liệu có giá trị góp phần nghiên cứu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân gian của người Việt trong đời sống xã hội thời kì này.

Đầu năm 1226, triều Lý phải rời khỏi vũ đài chính trị để nhường chỗ cho một vương triều mới là triều Trần (1226-1400). Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước, củng cố quốc gia thống nhất, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế và chăm lo đời sống văn hóa giáo dục. Thời Trần, Phật giáo vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội; nhưng với việc thi tuyển chọn quan lại trở thành thường xuyên, tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo, đã đẩy lùi dần thế lực của tầng lớp tăng lữ trên lĩnh vực chính trị và tư tưởng. Hàng ngũ quan lại xuất hiện từ tầng lớp nho sĩ ngày càng chiếm ưu thế trong bộ máy chính quyền và nắm giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Lực lượng sáng tác văn học và nghệ thuật cũng dần chuyển sang tầng lớp nho sĩ. Các vua Trần đều ý thức được vai trò của Phật giáo và Nho giáo đối với xã hội. Phật giáo thời Trần đã phát triển trong sự dung hòa đối với Nho giáo. Đến cuối thời Trần (khoảng giữa thế kỉ XIV) sự xung đột giữa Phật giáo và Nho giáo mới bắt đầu xuất hiện. Những nhà nho nổi tiếng lúc bấy giờ như Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Lê Quát,... đã lên tiếng phê phán và đả kích Phật giáo.

Văn bia thời Trần đã phần nào phản ánh được không khí chính trị tư tưởng thời bấy giờ. Số lượng văn bia thời Trần hiện mới tìm thấy khoảng hơn 40 văn bản, nội dung của các bài văn bia khá phong phú, không chỉ với mục đích tôn giáo như văn bia thời Lý mà còn có các nội dung khác. Tuy nhiên văn bia thời Trần, chủ yếu cũng vẫn được dựng tại các nhà chùa.

Thời nhà Trần, khi Phật giáo còn chiếm ưu thế trong xã hội, một số tác phẩm có giá trị về triết Lý và tư tưởng của Phật giáo xuát hiện, như: Khóa hư lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục,... Văn bia thời kì này cũng vẫn xuất hiện những bài văn bia truyền bá tư tưởng Phật giáo, có thể kể như bài văn bia Sùng Nghiêm sự Vân Lỗi sơn đại bi tự (崇 嚴 事 雲 磊 山 大 碑 序) do Phạm Sư Mạnh soạn, niên đại Thiệu Khánh 3 (1372) đã viết: "Đất trời có tượng, tỏ chở che để nuôi dựng muôn linh; thời tiết không hình, ngầm nóng lạnh để hóa thành vạn vật"(10). Nhưng ở thời Trần, Nho giáo cũng đã bắt đầu phát huy tích cực vai trò của mình và phát triển dung hòa cùng Phật giáo trong đời sống xã hội, một số bài văn bia thời kì này cũng đã phản ánh mối quan hệ cùng tồn tại của Phật giáo và Nho giáo. Có thể kể như: Bài văn bia Hưng Phúc tự bi (興 福 寺 碑) khuyết danh, niên đại Khai Thái (1324) đã viết về mối quan hệ của Phật-Nho như sau: "Noi theo chí người trước làm sáng tỏ ở đời sau, họ Khổng gọi là hiếu; vui bố thí của tiền sáng lập ruộng phúc, đạo Phật gọi là từ. Ôi hiếu và từ, há chẳng phải là bản tâm của con ngưòi hay sao ? Vậy nên dốc lòng hiếu để báo cái ơn vô cùng, rộng điều từ để cầu phúc cỡi âm mờ mịt. Khiến cho đời đời con cháu, nhờ ơn mưa móc, cảm sắc khói hương, mỗi lần chiêm ngưỡng lễ bái lại một lần dậy niềm hiếu kính, gây nền phúc lâu dài về sau"(11). Từ nửa cuối thế kỉ XIV, khi nhà nước phong kiến thời Trần ngày càng trở nên suy yếu, Phật giáo ở nước ta ngày càng tỏ ra kém hiệu lực trong khi giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội, nhất là nhưng vấn đề tư tưởng chính trị. Một trào lưu tư tưởng chống Phật giáo ở nước ta xuất hiện, các nhà nho lên tiếng phê phán triết Lý và tư tưởng Phật giáo nhằm dành lấy địa vị thống trị cho Nho giáo trong đời sống xã hội. Lê Quát một nhà nho khá nổi tiếng thời bấy giờ, trong bài văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi kí (北 江 村 沛 紹 福 寺 碑 記) của mình đã lên tiếng đề cao Nho giáo, bài xích Phật giáo như sau: "Ta ngày còn trẻ đi học, dốc chí vào việc cổ kim, cũng biết qua về đạo Thánh, muốn lấy đó để giáo hóa nhân dân, nhưng rốt cục chưa có thể làm cho một hướng nào tin cả. Ta cũng thường dạo chơi nơi sông núi, dấu chân đã để lại hầu nửa thiên hạ, thế mà chưa từng tìm thấy một trường học hay một văn miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ nhà Phật. Bèn viết ra đây để giải tỏ lòng ta."(12). Trương Hán Siêu một nho sĩ xuất sắc đương thời trong bài văn bia Khai Nghiêm tự bi kí (開 嚴 寺 碑 記) của mình đã lớn tiếng phê phán các tín đồ Phật giáo như sau: "Thế nhưng những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi lại bỏ mất cái bản ý "khổ không" của đạo Phật mà chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp,... Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặc..." và "Chùa hỏng lại xây đã ngoài ý muốn của ta thì việc dựng bia khắc chữ có can hệ gì đến văn tự của ta ? Vả lại ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hóa để sửa đổi phong tục đồi bại. Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục hưng. Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh không trước thuật. Thế mà ta lại dương dương tự đắc, bàn bạc dài dòng về đạo Phật, ta lừa dối ai?"(13). Những lời lẽ chỉ trích đạo Phật của Lê Quát và Trương Hán Siêu chứng tỏ đạo Phật cuối thế kỉ XIV đã mất đi vai trò chính trị của mình trong đời sống xã hội. Vào những năm cuối của thế kỉ XIV, đạo Phật đã kết thúc thời kì huy hoàng của mình khi mà Hồ Quí Li ra lệnh sa thải tăng đồ, bắt những người dưới 40 tuổi phải hoàn tục vào năm 1396.

Đầu thế kỉ XV, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1416-1427) thắng lợi, giành độc lập dân tộc và sáng lập ra triều Lê. Thời kì đầu đời Lê, khoảng từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, chế độ phong kiến nhà Lê đã tiến hành những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành quả nhất định trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Khi nhà Lê lên nắm chính quyền, việc quan tâm đầu tiên về chính trị tư tưởng là làm suy yếu hẳn Phật giáo, triều đình ban lệnh: các sư sãi đến sảnh đường trình diện, xét duyệt để thi, ai đỗ thì cho làm tăng đạo, không đỗ thì bắt phải hoàn tục, và hạn chế việc xây dựng thêm chùa chiền (năm 1429). Các đời vua Lê sau này, như vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh: cấm xây dựng thêm chùa quán, khi tạc tượng đúc chuông mới phải xin phép (năm 1461) và cấm những người đạo Thích trong nước ra vào hoàng cung (năm 1463). Những việc làm này của triều đình nhà Lê Sơ là để khẳng định vai trò độc tôn của Nho giáo trong đời sống chính trị tưởng của nhân dân. Thời kì Lê Sơ, Nho giáo hòan toàn thắng thế và phát triển đến đỉnh cao, giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến thời Lê Sơ. Có thể nói đây là quá trình lựa chọn lịch sử và hợp với qui luật nhận thức tư tưởng chính trị.

Văn bia thời kì Lê Sơ phát triển trong xu thế chung của toàn xã hội, của nền văn hóa chính thống văn hóa Nho giáo. Số lượng văn bia của thời kì này còn khá nhiều, chúng tôi chưa có điều kiện thống kê hết được; nhiều bài văn bia đã tập trung ngợi ca vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị xã hội, ca ngợi chế độ chuyên chế của nhà nước phong kiến và đề cao nhà vua. Một sự kiện quan trọng thể hiện cho sự tôn sùng Nho giáo là các vua Lê mà mở đầu là vua Lê Thánh Tông cho dựng các bia Tiến sĩ ở Văn miếu -Quốc tử giám (Hà Nội). Nghiên cứu các bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội) chúng ta thấy rõ điều này. Có thể nêu một số ví dụ như sau: Bài văn bia Đại Bảo tam niên Nhâm tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí (大 寶 三 年 壬 戌 科 進 士 題 名 記) do Thân Nhân Trung soạn, niên đại Hồng Đức 15 (1484) từng ngợi ca nhà nước phong kiến và Nho giáo: "Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế trí dũng trời cho, dựng xây nghiệp lớn,diệt trừ tàn bạo, cứu dân lầm than. Khi vũ công đã ổn định, văn đức liền mở mang, nhằm thu nạp anh tài, đổi mới chính trị... Thuở ấy tuy chưa đặt khoa Tiến sĩ nhưng thực chất việc sùng Nho và phương pháp chọn người thì đại khái đã đủ" và "Vẻ vang thay! Đức Thái Tổ Văn Hoàng Đế, nối tiếp nghiệp lớn làm rạng nếp xưa, xem xét nhân văn giáo hóa thiên hạ, coi trọng việc sùng Nho là đạo hàng đầu, cho cầu hiền kính trời là mưu kế tốt" hay "Sĩ thứ đất Trường An đâu đâu cũng tụ tập lại xem, đều ca ngợi thánh triều chuộng Nho xưa nay ít thấy"(14). Bài văn bia Quang Thuận tứ niên Qúi mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí (光 順 四 年 癸 未 科 進 士 題 名 記) do Đào Cử soạn, niên đại Hồng Đức 15 (1484) viết: "Vĩ đại thay triều Lê ta, Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế, đại định võ công, rộng cầu văn đức, binh đao chưa kịp xếp, đã mở cửa cầu hiền, sửa sang nền đức, cổ vũ lòng dân, qui mô thật là xa rộng. Đức Thái Tông Văn Hoàng Đế, mở mang thêm qui mô, tập hợp các anh hùng, đặt ra khoa cử để lấy người hiền tài, tiến kẻ chân nho để giúp việc bình trị, thành công thật vô cùng rực rỡ. Đức Nhân Tông Hoàng Đế, theo khuôn phép cũ, nối dõi võ công, nêu cao văn trị, lấy đạo Nho tô điểm cho nền thái bình, đem lòng nhân hậu vun bồi cho mệnh mạch nhà nước, cách chọn kẻ sĩ thẩy đều kính cẩn noi theo phép xưa"(15). Bài văn bia Hồng Thuận lục niên Giáp tuất khoa Tiến sĩ đề danh bi (洪 順 六 年 甲 戌 科 進 士 題名碑) doVũ Duệ soạn niên đại Quang Thuận 6 (1521) cũng viết: "Mọi việc trên được tiến hành, có việc gì là không do lòng tốt coi trọng Nho học của Hoàng thượng đâu?"(16). Thời kì này, văn hóa Nho giáo được đề cao, văn bia có nội dung Nho giáo cũng khá nhiều; nhưng một điều cần được lưu ý là: Phật giáo vẫn được duy trì ở nông thôn, dựa vào sinh hoạt làng xã để tồn tại và văn bia ở các chùa chiền vẫn phát triển. Nội dung của các bài văn bia không phải là những giáo Lý nhà Phật mà là lời ca ngợi cảnh chùa cùng những vẻ đẹp của non sông đất nước, hoặc về đất đai của chùa, về thờ tự. Có thể kể như: Quang Khánh tự bi (光 慶 寺 碑),do vua Lê Thánh Tông soạn, niên đại năm Quang Thuận 6 (1465) ở chùa Quang Khánh, Dưỡng Mông, Kim Thành, Hải Dương; Phúc Thắng tự bi (福 勝 寺 碑) do Vũ Quang Tuấn soạn, niên đại năm Hồng Đức 1(1470) ở chùa Phúc Thắng, Thúy Lai, Thạch Thất, Hà Tây; Diên Khánh tự bi kí (延 慶 寺 碑 記), khuyến danh, niên đại năm Hồng Đức 4 (1479) ở chùa Diên Khánh, Lãng Ngâm, Gia Lương, Bắc Ninh; Phật (Ưu), khuyết danh, niên đại năm Hồng Đức 18 (1487) ở chùa Thiên Phúc, Trạch Lôi, Thạch Thất, Hà Tây v.v...

Bước vào thế kỉ XVI, chế độ phong kiến thời Lê Sơ rơi vào tình trạng suy thoái, các phe phái ở trong triều thì tranh giành quyền lợi và địa vị lẫn nhau, các quan lại thì ngang ngược hòanh hành,nhân dân khởi nghĩa khắp nơi. Đất nước lâm vào tình trạng nội chiến kéo dài liên miên, nội chiến Lê - Mạc, rồi cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, đến cuộc khởi nghĩa vĩ đại Tây Sơn; nỗi đau khổ chiến tranh triền miên đã đưa người dân trở lại với Phật giáo và mọi người đã tìm thâý ở đạo Phật một miền an ủi trong tâm hồn, Phật giáo được phục hưng. Tuy nhiên, Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống của các tập đoàn phong kiến sử dụng điều hành chính quyền và xây dựng trật tự xã hội. Những nhân tố nêu trên đã góp phần làm thay đổi tình hình tư tưởng chính trị xã hội ở Việt Nam các thế kỉ XVI-XVIII.

Văn bia của thời kì này (thế kỉ XVI-XVIII) được phát triển mạnh mẽ về số lượng, phong phú về nội dung. Những văn bia có nội dung Nho giáo, Phật giáo, kể cả Đạo giáo được tự do truyền bá và phát triển; thậm chí, còn xuất hiện những bài văn bia có nội dung ca ngợi Tam giáo. Văn bia có gắn với Nho giáo, trước hết phải kể đến bia đề danh được tạo lập tại các văn miếu ở trung ương và địa phương, có thể kể như: Hoằng Định thập tứ niên Quý Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí (弘 定 十 四 年 癸 丑 科 進 士 題 名 記) do Nguyễn Đăng Minh soạn, niên đại Thịnh Đức 1 (1653) ở Văn Miếu Hà Nội, Cấu tác Văn miếu bi (構 作 文 廟 碑) do Nguyễn Hoan soạn, niên đại Hoằng Định 7 (1606) ở văn miếu huyện Gia Khánh (thuộc xã Thiên Trạo), Ninh Bình...; bia tiên hiền tại các văn chỉ, văn từ và văn hội ở các địa phương, có thể kể như: Cẩm Giàng huyện tư văn bi (錦 江 縣 斯 文 碑) khuyến danh, niên đại Vĩnh Thọ 4 (1661) ở Văn chỉ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, Tư văn sáng lập bi (斯 文 創 立 碑) do Trần Đình Sâm soạn, niên đại Cảnh Trị 8 (1670) ở Văn chỉ xã Lang Can, Thanh Hà, Hải Dương...; bia tại các từ đường, lăng mộ, có thể kể như: Văn Lý hầu Trần công bi (文 理 候 陳 公 碑) do Phùng Khắc Khoan soạn, niên đại Hoằng Định 7 (1606) ở xã Nguyệt Áo, Can Lộc, Hà Tĩnh, Ngô tướng công đường kí (吳 相 公 堂 記) do Nguyễn Thuần Phu và Vũ Quang Đại soạn, niên đại Khánh Đức 3 (1651) ở nhà thờ họ Ngô, Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh;... Văn bia có gắn với Phật giáo đó là các văn bia ghi chép về việc xây dựng và trùng tu chùa chiền, việc gửi hậu ở chùa của các thiện nam tín nữ; có thể kể như: Độ Mạt tự bi (渡 沫 寺 碑) do Nguyễn Duy Thì soạn, niên đại Vĩnh Tộ 8 (1626) ở chùa Độ Mạt, Hà Mạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa; Càn An tự bi kí (乾 安 寺 碑 記) khuyết danh, niên đại Vĩnh Tộ 3 (1621) ở chùa Càn An, Hà Nội; Phụng sự hậu Phật bi kí (奉 事 後 佛 碑 記) do Hoàng Tiểu Tiên soạn, niên đại Vĩnh Thịnh 6 (1710) ở chua Phổ Am, Vạn Lộc, Nghi Lộc, Nghệ An... Văn bia gắn với tín ngưỡng dân gian là các văn bia ghi chép về việc xây dựng đền đình và việc gửi hậu của mọi người, có thể kể như: Trùng tu Quốc sư từ bi kí (重 修 國 師 祠 碑 記) khuyết danh, niên đại Vĩnh Tộ 10 (1628) ở đền Quốc sư, Liên Huy, Gia Viễn, Ninh Bình; Sáng tạo đình miếu phù đồ bi (創 造 亭 廟 浮 屠 碑) do Lê Thiên Niên soạn, niên đại Dương Hòa 8 (1642) ở đình xã Thuận Quang, Thuận Thành, Bắc Ninh; Hậu thần bi kí (后 神 碑 記) do Hoàng Nhân Thứ soạn, niên đại Phúc Thái 8 (1727) ở đình xã Tri Nhị, Gia Lưong, Bắc Ninh;... Văn bia có nội dung Tam giáo, có thể nêu ví dụ như: Nhị Thanh động Tam Giáo từ bi kí (二 清 峒 三 教 祠 碑) do Lê Hữu Dung soạn, niên đại Cảnh Hưng 41 (1780) ở đền Tam Giáo, động Nhị Thanh, Lạng Sơn; ...

Ở thời kì này, những văn bia có giá trị được nhắc đến khi nghiên cứu lịch sử chính trị xã hội, trước hết phải kể đến bài văn bia Trung Tân quán bi kí (中 濱 館) do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn, được tạo dựng năm 1543, ở quán Trung Tân, Liên Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng; rất tiếc là bia không còn, chỉ tham khảo qua bản sao chép ở Hoàng Việt thi văn tuyển(17). Nội dung bài văn bia đã đề cập đến những quan niệm của Nho giáo về trung, hiếu, thuận, tín; nhưng theo cách hiểu truyền thống đạo đức của nhân dân, mà tác giả là người đại diện phát biểu: "Có người hỏi ta rằng, quán ấy đặt tên là Trung Tân có nghĩa là gì ? Ta trả lời rằng: Trung là đứng giữa không thiên lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung vậy. Tân có nghĩa là cái bến, biết chỗ đáng đậu là bến chính, không biết chỗ đáng đậu là bến mê vậy. Đó, quán ta đặt tên là Trung Tân nghĩa là như vậy. Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung người khác, lấy lòng chí thành để đối đãi với mọi người,đó cũng là trung vậy." Một bài văn bia khác, như Nhị Thanh động Tam Giáo từ bi kí (nêu ở trên) đã đề cập đến sự dung hòa của tam giáo (Nho, Phật, Lão) và nêu lên những giá trị tốt đẹp của tam giáo; điều này làm cho chúng ta hiểu thêm về "tam giáo đồng nguyên"đã từng diễn ra trong lịch sử chính trị nước ta. Nhưng ở mỗi thời kì lịch sử, sự đồng nguyên lại được biểu hiện khác nhau, thời kì này Nho giáo đang thịnh thì đồng nguyên đã dựa trên cơ sở Nho giáo: "Muôn lòng thánh nhân đều chung một lòng. Bánh xe tuy có khác nhau nhưng đều qui về đức từ bi của Phật, tính cung kiệm của đạo Lão, đạo trung thứ của Phu tử ta vậy. Sự tịch diệt của đạo Phật, lẽ hư vô của đạo Lão cũng chính là điều không muốn nói ra của Phu tử ta. Phật, Lão đều riêng thành từng nhà, còn Phu tử ta quán thông hết thảy"(18). Hoặc là bài văn bia Trùng tu Phổ Tế tự bi kí (重 修 普 濟 寺 碑 記) do Ngô Thì Nhậm soạn, niên đại Cảnh Thịnh 2 (1794) ở chùa Phổ Tế, Nội Vũ, Ứng Hòa, Hà Tây đã nói lên sự cảm nhận đạo Thiền của một danh Nho, một nhà chính trị lỗi lạc đương thời, Nho - Phật hòa quyện trong một con người: "Ta thích uống rượu, ta thích ngâm thơ, ta còn thích đàm đạo về Thiền... Tấm thân du chơi trong Thiền, còn cái tâm lại nhởn nhơ ngoài Thiền. Đó mới là thấy được cái tinh của Thiền"(19).

Một điểm cần lưu ý nữa là: các tài liệu văn bia của thế kỉ XVI-XVIII đã được giới nghiên cứu sử dụng như là những tài liệu cơ bản khi nghiên cứu sự xuất hiện của ngôi đình làng ở Việt Nam, điều này rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa làng xã nước ta (20).

Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn lên nắm chính quyền cai quản đất nước và duy trì sự thống trị của mình bằng cách tăng cường hơn nữa chế độ chuyên chế. Để có lợi cho chế độ chuyên chế, cho quyền hành tập trung về một mối; nhà Nguyễn đã tiếp tục củng cố Nho giáo, đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn trong hệ tư tưởng và tín ngưỡng thời bấy giờ. Hệ tư tưởng chính thống và văn hóa phục vụ giai cấp phong kiến thống trị là văn hóa Nho giáo. Văn bia gắn với hệ tư tưởng Nho giáo thời kì này phát triển với số lượng khá lớn, trước hết phải kể đến hệ thống bia ở Văn Miếu (kinh đô Huế) với hơn 30 bài văn bia đề danh cho các vị đại khoa và ở văn miếu của các địa phương, có thể kể như: Hoàng triều Tự Đức thập bát niên Ất Sửu hội khoa Tiến sĩ đề danh bi (皇 朝 嗣 德 拾 捌 年 乙 丑 會 科 進 士 題 名 碑), khuyết danh, niên đại Tự Đức 18 (1865) ở Văn Miếu, Huế, Yên Lạc huyện văn miếu bi (安 樂 縣 文 廟 碑) do Cao Xuân Dục soạn, niên đại Thành Thái 5 (1893) ở văn miếu huyện Yên Lạc (thuộc xã Vĩnh Mỗ); bia tiên hiền tại các văn chỉ, văn từ và văn hội ở các địa phương, có thể kể như: Sơn Bình tổng văn từ bi kí (山 屏 總 文 祠 碑 記) do Hoàng Hữu Tạo soạn, niên đại Tự Đức 7 (1854) ở văn chỉ tổng Sơn Bình, Lập Thạch, Vĩnh Yên, Văn hậu bi kí (文 后 碑 記) do Đỗ Lệ soạn, niên đại Thành Thái 3 (1891),... bia tại các từ đường lăng mộ, có thể kể như: Dương tiên sinh bi kí (楊 先 生 碑 記) do Dương Xuân Lệ soạn, niên đại Thiệu Trị 3 (1843) ở từ đường họ Dương, Đức Trịnh, Hưng Yên, Nghệ An, Ngự chế thánh đức thần công bi kí (御 製 聖 德 神 功 碑 記) do vua Thiệu Trị soạn, niên đại Thiệu Trị 1 (1841) ở Hiếu Lăng (lăng Minh Mệnh), Huế, ...

Để nâng cao vị trí độc tôn của Nho giáo, chính sách của nhà Nguyễn nói chung là nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo trong xã hội. Như thời vua Gia Long đã có lệnh cấm việc xây dựng chùa chiền, cấm tô tượng đúc chuông: "Gần đây có kẻ sùng phụng đạo Phật, xây chùa quá cao, lầu gác rất là tráng lệ, đúc chuông tô tượng rất đỗi trang hoàng,... mở hội phí tổn về cúng Phật, nuôi sư không thể chép hết, để cầu phúc báo viển vông.Vậy từ nay về sau, chùa quán có đổ nát mới được tu bổ, còn làm chùa mới và tô tượng, đúc chuông,đàn chay, hội chùa, hết thảy đều cấm"(21). Bài văn bia Tái tạo Trấn Bắc tự bi (再 造 鎮 北 寺 碑) do Phạm Lập Trai soạn, niên đại Gia Long 14 (1815) ở chùa Trấn Quốc, đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội đã ghi: "Trải qua cuộc biến đổi đời Tây Sơn, ngôi chùa dần dần hoang phế, đã không tu sửa được, đổ nát lại đổ nát thêm. Các quan viên hương lão thuộc bàn thứ nhất của bản phường là... (bỏ bớt một số tên người) cùng với mọi người trong phường bàn tính công việc sửa chữa. Hồi đó đang có lệnh cấm xây dựng chùa chiền. Các vị bèn trình với quan xin dùng tiền công của bản phường để làm"(22). Mặc dù vậy, thời kì này Phật giáo vẫn vững chân phát triển và thấm sâu đến từng người dân, như là một nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội; hệ thống chùa tháp vẫn được xây mới và trùng tu, việc tô tượng đúc chuông vẫn được tiến hành trong nhân dân, văn bia gắn với văn hóa Phật giáo vẫn phát triển. Những văn bia ghi chép về việc xây dựng và trùng tu chùa chiền, việc gửi hậu ở chùa của các thiện nam tín nữ vẫn phát triển; có thể kể như: Bình Man tự kí (平 蠻 寺 記) do Nguyễn Tấn soạn, niên đại Bính Ngọ Thành Thái (1906) ở chùa Bình Man, Phú thọ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, Hoàn Long Trích Sài Thiên Niên tự bi kí (環 龍 摘 柴 千 年 寺 碑 記) do Trần Văn Tựu soạn, niên đại Thành Thái 13 (1901), ở chùa Thiên Niên, Trích Sài, Ba Đình, Hà Nội,... Nhưng trong những bia gắn với Phật giáo, chúng ta vẫn thấy những đoạn văn thể hiện tư tưởng độc tôn của Nho giáo, bởi vì những người sáng tác văn bia thường là những danh nho. Bài văn bia Cải kiến Linh Sơn cổ tự bi kí (改 建 靈 山 古 寺 碑 記) do Hà Tông Quyền soạn, niên đại Minh Mệnh 9 (1828) ở chùa Linh Sơn, Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội đã cho chúng ta thấy rõ điều này: "Mùa xuân năm nay, bàn với mọi người trong thôn..., chuẩn bị gỗ hưng công xây dựng điện vũ, tên chùa vẫn giữ nguyên. Đến mùa thu thì hòan thành, vùa dịp tôi được cử làm chủ khảo trường thi Bắc Thành, họ đến nhờ tôi làm văn bia. Tôi bảo: Đạo chỉ có một mà thôi. Thời trung cổ chia làm ba. Từ đời Đường, Tống về trước, thuyết Phật và Lão tranh chấp với đạo Nho, thì dẹp đi cũng phải. Nhưng nay, Thánh Thiên thiên tử mở rộng văn giáo, đạo Nho ta sáng như mặt trời và trăng sao. Những lời dạy trong sáu kinh... được nhà nhà, người người truyền tụng. Những cái tinh vi huyền diệu của bách gia, phạm vi thật rộng lớn. Duy có một mục đích khuyên người làm điều thiện, thì đối với sự giáo dục cho đời không phương hại gì nhau. Mượn điều đúng của nó để bổ trợ cho đạo Nho ta, thì việc chùa hỏng mà xây dựng lại cũng có thể được thôi"(23).

Dưới triều Nguyễn, văn bia gắn với tín ngưỡng dân gian, như văn bia ghi chép về việc xây dựng đình đền và gửi hậu của mọi người vẫn tiếp tục phát triển. Nhưng cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm gìn giữ tín ngưỡng dân gian lành mạnh, chống lại tư tưởng mê tín dị đoan đã được miêu tả trong khá nhiêu bài văn bia,ví dụ như: bài văn bia Trùng tu Bạch Mã miếu bi kí (重 修 白 馬 廟 碑 記) do Phạm Quí Thích soạn, niên đại Minh Mạng thứ nhất(1820), ở miếu Bạch Mã, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã viết: "Thần sở dĩ là thần, vì khi thì tác dụng kín đáo, khi thì nhân đức rõ ràng, huyền diệu không sao biết được. Chúng ta thờ phụng cũng chỉ hết sức tôn kính, theo đúng nghi lễ để tỏ lòng thành kính tột bực như lúc nào cũng có thần. Nếu chỉ lấy một vài việc kì lạ, tán dương sự linh thiêng của thần, mà thờ phụng cốt để xu nịnh nhảm nhí, phô trương bề ngoài. Như vậy, há chẳng phải là muốn làm cho lớn lao mà lại trở thành nhỏ bé, tôn kính mà lại trở thành kinh nhờn đó sao"( 24).

Bên cạnh các hệ tư tưởng tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống, Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta từ thế kỉ XVI bởi các giáo sĩ người Pháp, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha,... Ngay khi du nhập vào nước ta, Thiên Chúa giáo đã rơi vào tình trạng ít người có thiện cảm và bài văn bia Y Miếu bi văn (醫 廟 碑 文) do Nguyễn Quý Đĩnh soạn, niên đại Cảnh Hưng 35 (1774) ở Y Miếu, Hà Nội đã viết: "Lại như các thánh Gia Tô, Do Thái, nhà thờ chỗ nào cũng thấy. Người hiểu biết không khỏi đau đớn trong lòng. Đó chẳng phải là sự thiếu sót sao?"(25). Ở thời Nguyễn, Thiên Chúa giáo đã bị bài xích, đả kích nặng nề, trong một số bài văn bia đã phản ánh rõ điều này. Như bài văn bia Thanh Hà văn chỉ bi kí (清 河 文 址 碑 記) do Nguyễn Văn Siêu soạn, niên đại Tự Đức 17 (1864) ở văn chỉ Thanh Hà, Hàng Chiếu, Hà Nội viết: "Ngày nay tôn giáo Tây Dương lấn tới, triều đình đang lo nghĩ đem đạo thánh để duy trì lòng người"(26).

Như vậy, rõ ràng là các tài liệu văn bia viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đã là một trong những tài liệu có giá trị khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị xã hội Việt Nam thời phong kiến. Do vậy công tác sưu tầm, bảo quản và khai thác các tài liệu văn bia cần được giới khoa học quan tâm nhiều hơn nữa, nhằm giới thiệu và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc trong quá khứ cho thế hệ ngày nay và mai sau.

CHÚ THÍCH

(1a) Đào Duy Anh: Văn bia Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử, số 118, năm 1969.

(1b) Hà Văn Tấn: Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa mới phát hiện ở Hoa Lư.

(2) Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. KHXH, H. 1988, tr.139.

(3) Theo số liệu điều tra của công trình Tổng tập văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (sắp xuất bản).

(4) Thơ văn Lý - Trần (tập 1), Nxb. KHXH, H. 1977, tr.185.

(5) Ni Cu Lin N.I.: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X - XIX, Nxb. Khoa học, Mátxcơva, 1977, tr.18 ( tiếng Nga).

(6) Thơ văn Lý - Trần (tập 1), Sđd. tr.309.

(7) Thơ văn Lý - Trần (tập 1), Sđd. tr.328.

(8) Thơ văn Lý - Trần (tập 1), Sđd., tr.361.

(9) Thơ văn Lý - Trần (tập 1), Sđd. tr.362.

(10) Thơ văn Lý - Trần (tập 3), Nxb. KHXH, H. 1978, tr.133.

(11) Thơ văn Lý - Trần (tập 2, quyển thượng), Nxb. KHXH, H. 1989, tr.638.

(12) Thơ văn Lý - Trần (tập3), Sđd. tr.145.

(13) Thơ văn Lý - Trần (tập 2, quyển thượng), Sđd. tr.748-749.

(14) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Nxb. KHXH, H. 1978 tr.63-65.

(15) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Sđd. tr.70.

(16) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Sđd. tr.77 .

(17) Hoàng Việt thi văn tuyển (tập 2), Nxb. Văn Sử Địa, H. 1957, tr.135

(18) Văn bia xứ Lạng, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lạng Sơn, 1993, tr.56.

(19) Văn bia Hà Tây, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Hà Tây, 1993, tr.201.

(20) Xem luận văn PTS: "Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI" của Đinh Khắc Thuân và luận văn PTS: "Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã" của Phạm Thị Thùy Vinh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1997.

(21) Đại Nam thực lục chính biên (tập 3), Nxb. Văn Sử Địa, H. 1963, tr.167.

(22) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Sđd. tr.36.

(23) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 2), Sđd. tr.76.

(24) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Sđd. tr.47- 48 .

(25) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 2), Sđd. tr.100.

(26) Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển 1), Sđd. tr.131.

TB

MỘT SỐ KẾT LUẬN BƯỚC ĐẦU QUA VIỆC KHẢO SÁT CƠ SỞ TƯ LIỆU BIÊN SOẠN
TÁC PHẨM "NAM THIÊN TRÂN DỊ TẬP"

NGUYỄN VĂN HOÀI

Khi tìm hiểu về Nam thiên trân dị tập (NTTDT), chúng tôi có dịp tiếp xúc, khảo sát mảng tư liệu thuộc thể loại truyện ký đoản thiên(1) viết bằng chữ Hán khá phồn tạp của Việt Nam hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua khảo sát, tìm hiểu mảng tư liệu này chúng tôi cũng đã nhận thấy một số vấn đề lý thú về diễn trình của thể loại truyện ký đoản thiên Việt Nam. Một trong những điểm khá nổi bật mà chúng tôi thấy cần nêu ra là: Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, có thể nói, đã dấy lên một trào lưu viết lại chuyện cũ, sao chép, trích lục lại những tác phẩm của người đi trước. Trào lưu này đã tạo nên một loạt tác phẩm có nội dung na ná, tương đồng nhau. Nguồn tư liệu mà chúng vay mượn cũng như mối quan hệ giữa chúng là cực kỳ phức tạp. Chúng ta có thể kể ra những tác phẩm thuộc loại này như: Danh thần truyện ký; Chư gia phát tích địa; Lịch đại danh thần sự trạng; Thần quái hiển linh lục; Việt tuấn giai đàm; Nam thiên trân dị tập v.v... Trào lưu này cho phép ta phỏng đoán rằng, lúc bấy giờ những tác phẩm thuộc loại này không những được lưu truyền rộng rãi trong giới trí thức Nho học mà còn lưu truyền khá phổ biến trong dân gian. Cũng cần nói thêm rằng, hiện tượng viết lại, sao chép lại chuyện cũ sở dĩ dấy lên là có những nguyên nhân chính trị xã hội, tâm lý tư tưởng sâu xa trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Thực tế cho thấy rằng, những tác phẩm có vị thế, có tầm vóc như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái; Công dư tiệp ký (CDTK)... luôn có một sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với hậu thế, và người ta không những đã sao chép lại chúng mà còn "tục biên", "tục bổ", "bổ di" trải dài qua các thời đại. Quá trình này không những làm cho bản thân tác phẩm ngày càng dầy thêm mà còn tạo nên tình trạng rối rắm, phức tạp, dị biệt về mặt văn bản. Ngoài hiện tượng chép nối thêm vào tác phẩm cũ còn có một hiện tượng nữa, đó là hiện tượng sao chép, cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tạo nên một tập mới với những tên sách mới. Thoạt nhìn, chúng giống như những tác phẩm mới và độc lập, nhưng kỳ thực chúng có mối quan hệ hết sức khăng khít với nhau về nguồn tư liệu tạo nên tác phẩm. Ngoài một số dị biệt nhỏ về tình tiết và xê dịch câu chữ ra, dường như chúng chẳng sáng tạo thêm một cái gì mới mẻ cả. Cốt truyện cơ bản của các mục truyện trong những tác phẩm vay mượn này rất ít biến động. Ta dễ dàng nhận diện những tác phẩm thuộc loại này bởi phần lớn chúng đều khuyết danh và không ghi lại thời gian sao chép, biên soạn. Rõ ràng người sao chép, sưu tập ý thức được đây là công việc mang tính sao chép, trích lục lại chứ không phải việc làm mang tính sáng tạo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhóm tác phẩm nói trên là NTTDT, tác phẩm mà chúng ta đang tìm hiểu.

Có thể nói, NTTDT là tác phẩm tiêu biểu, đáng lưu ý nhất trong nhóm những tác phẩm sao chép lại tác phẩm cũ, nhất là trong những tác phẩm sao chép lại CDTK. Nó vượt trội lên so với các tác phẩm cùng loại bởi số truyện khá đồ sộ mà soạn giả đã thu thập được. NTTDT hiện nay chỉ có một bản duy nhất (A.1517), gồm 2 quyển, tổng cộng 173 tờ viết trên cả 2 mặt, mỗi mặt 9 dòng, mỗi dòng 19 chữ, chữ viết chân phương, đẹp và cứng cáp. ở đầu sách có một bài tựa của soạn giả. Mỗi mục truyện đều có tên truyện ngắn gọn, ngoài chính văn ra còn có lời bình của soạn giả ở đầu truyện hoặc cuối truyện. Theo lời tựa thì sách gồm 135 truyện (quyển 1: 70 truyện; quyển 2: 65 truyện). Trong đó, ở quyển 1, mục truyện thứ 59 (Đào Trạng nguyên) gồm 3 tiểu truyện và mục truyện thứ 62 (Trần Hội nguyên, Lưu Đình nguyên) gồm 8 tiểu truyện. Vậy xét đúng ra thì NTTDT có đến 138 truyện.

NTTDT được biên soạn rất muộn. Theo lời tựa thì sách được soạn vào năm Khải Định 2 (1917). Sách không đề tên soạn giả, chứng tỏ người soạn sách khá khiêm nhường, ý thức được mình chỉ là nguời sao chép lại. Trong Tạp chí Hán - Nôm số 3 (28)-1996, GS. Trần Nghĩa đã có một bài viết đề cập đến vấn đề tác giả NTTDT và cho rằng người soạn là Vũ Xuân Tiên. Theo lời tựa Truyện CDTK (chữ Nôm) thì ông là người Phúc Khê, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, từng làm Hàn lâm viện trước tác và Giáo thụ phủ Nho Quan. Và theo Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục (Nxb. TP. HCM. 1993; trang: 485, mục 3612) thì ông đậu Cử nhân Ân khoa năm Bính Tuất, niên hiệu Đồng Khánh 1 (1886) tại trường Hà Nam, Ninh Bình. Căn cứ vào thân thế, sự nghiệp và khoảng thời gian ông sống thì khả năng Vũ Xuân Tiên biên soạn NTTDT là rất có thể. Chúng tôi cũng đã lưu tâm tìm thêm tư liệu xung quanh soạn giả NTTDT để làm sáng tỏ thêm vấn đề, song hiện vẫn chưa thu được những kết quả như mong muốn.

Theo lời tựa, soạn giả nói rằng: NTTDT được biên soạn trên cơ sở bản thảo cũ sách CDTK của Vũ Phương Đề", và động cơ thúc đẩy tác giả biên soạn lại CDTK là vì: "lúc bấy giờ [CDTK] chưa được khắc in, người đời sau có kẻ đã biên chép thêm, có kẻ phân chia loại mục, có kẻ xếp đặt tiêu đề [cho các mục truyện], [làm cho] sách đúng sai hỗn tạp, không còn thuần nhất. Hơn nữa giữa các bản sao chép lại có rất nhiều hiện tượng chữ nọ sọ chữ kia, thật khó mà biện biệt được truyện nào do chính tay ông [Vũ Phương Đề ] viết, truyện nào do người sau thêm thắt vào. Người muốn tìm về bản cổ [do vậy] không tránh khỏi phân vân nghi hoặc". Đấy là lý do để tác giả biên soạn, chỉnh lý lại CDTK. Về phương châm biên soạn thì tác giả nêu ra mấy tiêu chí như: "Cố gắng tham duyệt các bản [CDTK]. Chỗ nào thấy sai thì sửa lại cho đúng, chỗ nào khuyết lược thì bổ sung cho rõ" (2).

Rõ ràng, trong lời tựa soạn giả đã đưa ra mấy thông tin đáng chú ý sau:

1. NTTDT được biên soạn lại trên cơ sở bản thảo cũ tác phẩm CDTK của Vũ Phương Đề.

2. Vào thời soạn giả sống, thì CDTK đã trải qua quá trình sao chép, "tục biên", "tục bổ", phân chia loại mục, sửa đặt tiêu đề... hết sức phức tạp và có nhiều dị bản.

3. Tác giả biên soạn, đính chính, chỉnh lý lại với mong muốn khôi phục "bản cổ" (nguyên tác) CDTK của họ Vũ.

Nếu như đọc kỹ NTTDT, thì ở đây ta dễ dàng nhận ra một số điểm mâu thuẫn, bất nhất giữa lời nói và việc làm thực tế của soạn giả: nói rằng, muốn "tìm về bản cổ", khôi phục lại bản gốc, nhưng soạn giả lại không làm đúng như thế. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (phần Văn tịch chí) thì CDTK của họ Vũ chỉ có 43 truyện nằm trong 12 môn loại. Hiện tại thì nó tương ứng với phần "tiền biên" (dôi ra 1 truyện = 44 truyện). Trên thực tế soạn giả NTTDT đã không đóng khung trong 43/44 truyện đó mà đã biên soạn lại hầu như tất cả CDTK từ "tiền biên" cho đến "tục biên" và "bổ di", nghĩa là hầu như trọn vẹn tác phẩm CDTK như hiện nay chúng ta thấy ở các bản A.44, VHv.14... Theo khảo sát của chúng tôi thì soạn giả chỉ bỏ 4 truyện ở phần "tiền biên" và 13 truyện ở phần "tục biên", "bổ di", tức là soạn giả chỉ bỏ 17 truyện / 118 truyện của bản CDTK tích hợp được nhiều truyện nhất: bản A.44. Nhưng điều đáng suy nghĩ là: hiện tại, trên giấy trắng mực đen thì NTTDT có đến 138 truyện. Vậy số truyện dôi ra này (37 truyện) soạn giả hẳn phải vay mượn, trích lục thêm ở một nguồn tư liệu khác, hoặc giả là tự mình viết thêm. Như vậy là qua đây, chúng tôi đã phát hiện thêm điểm bất nhất thứ hai trong phương châm biên soạn của soạn giả: vấn đề cơ sở tư liệu mà soạn giả sử dụng để biên soạn NTTDT.

Soạn giả đã nêu ở lời tựa, rằng mình biên soạn NTTDT trên cơ sở CDTK, đính chính, chỉnh lý lại tác phẩm này, và hơn nữa còn tìm về bản cổ của nó. Thực tế như đã trình bày ở trên, người biên soạn đã vượt ra khỏi số truyện mà CDTK có thể cung cấp, và đây là điểm gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào một vấn đề mang tính văn bản học khá lý thú nữa của NTTDT.

Như phần đầu chúng tôi đã trình bày, CDTK từ khi ra đời cho đến hôm nay, bản thân nó đã trải qua hai quá trình. Quá trình thứ nhất là quá trình "tục biên", "tục bổ", viết tiếp thêm vào của người đời sau, và quá trình thứ hai là quá trình được người sau vay mượn, trích lục, biên soạn lại dưới hình thức một tác phẩm khác. Hai quá trình này được GS. Trần Nghĩa gọi là quá trình "tích hợp" và "tế phân" của CDTK. Trong bài "Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra đối với CDTK" (Tạp chí Hán Nôm. Số 4 (29) - 1996), PGS. Trần Nghĩa đã dẫn ra 10 tác phẩm được "tế phân" từ CDTK. Có thể nói, cũng như NTTDT, những tác phẩm này là "con cháu trực hệ" của CDTK (3). Mặc dù nhóm truyện này có rất nhiều mục truyện trùng lặp với NTTDT, nhưng chúng tôi không đặt chúng vào diện khảo sát nguồn tư liệu của NTTDT, bởi lẽ so với NTTDT thì chúng là cùng vai vế và đều được sinh ra từ CDTK. Vả lại, soạn giả NTTDT đã lấy CDTK làm nguồn tư liệu chính thì khả năng vay mượn những tác phẩm trong nhóm trên là rất hãn hữu. Vì vậy, mối quan hệ giữa NTTDT với nhóm tác phẩm này ít có khả năng có mối quan hệ truyền bản. Nguồn tư liệu còn lại mà NTTDT sử dụng chắc chắn phải lấy từ những tác phẩm được lưu hành trước nó khá sớm, độc lập với CDTK và có một mức độ phổ biến, có vị thế vững chãi trong đời sống của mảng truyện ký thời bấy giờ.

Như trên đã nói, trừ 101 truyện lấy ở CDTK ra, chúng ta thấy vẫn còn dôi ra 37 truyện cần phải tìm hiểu gốc tích của nó. Ngoài 4 truyện (truyện Tế Văn hầu; Mai Quận công; Bạch Vân Am thái di; Tung Dương kỳ ngộ) mà hiện tại chúng tôi chưa biết đích xác soạn giả lấy từ nguồn nào, cùng với truyện Hà Ô Lôi (lấy ở LNCQ và truyện Cổ quái bốc sư truyện (có lẽ là một truyện riêng, độc lập trước khi được đưa vào NTTDT) chúng ta đã biết, thì vẫn còn lại 31 truyện cần phải tìm hiểu nguồn gốc.

Qua khảo sát, đối chiếu thực tế một số văn bản, chúng tôi đã tìm thấy những bằng cứ chắc chắn về nguồn tư liệu quan trọng thứ hai này. Cụ thể, chúng tôi đã tìm thấy 31 truyện còn lại này có mặt gần như đầy đủ trong 5 văn bản: Lĩnh Nam chích quái (VHv.1266); Đại Nam hiển ứng truyện (A.386); Đại nam kỳ truyện (A.229); Thính văn dị lục (A.593); Bản quốc dị văn lục (A.3178).

Chúng tôi xin lưu ý, trong 5 văn bản kể trên luôn hiện diện một nhóm truyện hết sức mật thiết với nhau và gói gọn trong khuôn khổ 36 truyện cơ bản. Đây là một sự trùng hợp đáng kể về mặt văn bản học. Mặc dù nhóm truyện này nằm ở 5 văn bản khác nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung đáng chú ý sau đây:

1. Thứ tự các truyện được sắp xếp hầu như hoàn toàn giống nhau.

2. Tên các mục truyện cũng giống nhau về cơ bản. Phần lớn, chúng chỉ sai lệch nhau ở chỗ có hay không có chữ "ký" hay "truyện "sau tên đề mục.

3. Cốt truyện trong mỗi mục truyện cùng tên rất thống nhất với nhau.

4. Mặc dầu có một số xê dịch trong câu chữ, diễn đạt, nhưng xét trên đại thể văn bản, chúng gần như trùng khớp nhau.

Nếu đem 31 truyện còn lại của NTTDT đối chiếu với 5 văn bản nói trên, thì ta có số mục truyện tương đồng trong mỗi văn bản như sau:

1. Lĩnh Nam chích quái (LNCQ): 29 truyện.

2. Đại Nam hiển ứng truyện (ĐNHƯT): 30 truyện.

3. Đại Nam kỳ truyện (ĐNKT): 31 truyện.

4. Thính văn dị lục (TVDL): 31 truyện.

5. Bản quốc dị văn lục (BQDVL): 25 truyện.

Cũng xin nói thêm, thực tế số mục truyện tương đồng giữa NTTDT và LNCQ (VHv. 1266) đã dẫn là 30 truyện. Nhưng vì truyện Hà Ô Lôi vốn nằm trong 22 truyện cơ bản ban đầu (bản cổ ) của LNCQ, nên chúng tôi tạm thời không kể vào đây(4). Và cũng như thế, số mục truyện tương đồng giữa NTTDT với TVDL là 32. Nhưng vì truyện Lê Như Hổ không nằm trong nhóm 36 truyện đã nêu (vả lại, truyện này NTTDT lấy trực tiếp từ CDTK), nên chúng tôi cũng tạm không kể đến.

Từ những điểm đã nêu trên, ta thấy rằng, mối liên hệ văn bản giữa 5 tác phẩm đã dẫn là hết sức khắng khít, chúng đều từ một gốc mà ra. Nếu như nhóm truyện (trong khuôn khổ 36 truyện) này ở ĐNHƯT, ĐNKT và BQDVL tạo thành một tác phẩm riêng thì ở bản LNCQ chúng được ghép tiếp vào ở phần "dĩ hạ thuộc dị văn", có nghĩa là phần truyện khác mới sưu tập thêm. Riêng ở TVDL thì nhóm truyện này được lấy làm mảng truyện nền (chính yếu) với đầy đủ 36 truyện và người ta đã ghép thêm 16 truyện nữa được lấy từ các nguồn khác. ở NTTDT, nhóm truyện này tuy đã bị cắt ra thành 2 nhóm chính (nhóm truyện ký danh nhân và nhóm truyện ký linh dị), nhưng chúng vẫn còn thể hiện sự gắn bó khá chặt chẽ về thứ tự giữa các truyện.

Không những thế, chúng tôi còn có thêm một cứ liệu nữa về một bản Đại Nam kỳ lục (ĐNKL) mới phát hiện gần đây và được Nguyễn Hữu Tưởng giới thiệu trong Thông báo Hán Nôm học 1996 (Nxb KHXH. Hà Nội. 1977). Theo sự giới thiệu của tác giả thì bản ĐNKL này cũng hiện diện 36 truyện của nhóm truyện đã nói. Nguyễn Hữu Tưởng cũng đã đem bản ĐNKL nói trên (được tác giả gọi là bản Văn Quán. Vì sưu tầm được ở thôn Văn Quán, Văn Khê, Mê Linh, Vĩnh Phú) đối chiếu với bản ĐNHƯT (A.386) và bản ĐNKT (A.229), và từ đó cũng đưa ra những kế luận về mối quan hệ truyền bản giữa 3 văn bản này, đồng thời khẳng định tác phẩm ĐNKL (hoặc ĐNHƯT, ĐNKT) là một tác phẩm hoàn chỉnh với 36 truyện(5).

Và như vậy, chúng ta đã có đến 7 văn bản cùng hiện diện nhóm mục truyện tương đồng trong khuôn khổ 36 truyện. Từ bản đối chiếu mục lục 3 văn bản mà Nguyễn Hữu Tưởng đã đưa ra, tới đây chúng ta có thể lập nối thêm vào bảng đối chiếu này 4 cột nữa. Qua sự trùng hợp đáng kể về mặt văn bản này, chúng ta càng có cơ sở để tin rằng, có một tác phẩm ĐNHƯT (hoặc ĐNKT, ĐNKL...) với 36 truyện cố định trước đây, và nó đã bị xê dịch, biến tướng, dị biệt đi trong quá trình truyền bản, được đặt tên khác đi, hoặc đuợc lắp ghép vào một tác phẩm khác, hay bản thân nó được ghép thêm những truyện mới từ một (hoặc vài) nguồn tư liệu khác.

Cần phải nói thêm, cả 6 văn bản mà chúng tôi đem ra đối chiếu với NTTDT đều không xác định được chính xác niên đại ra đời cũng như tác giả của chúng. Nhưng qua cách ghi tên địa danh ở những mục truyện trong nhóm 36 truyện nói trên vẫn thể hiện được phần nào niên đại sinh thành của tác phẩm. Chẳng hạn như Thiên Lộc (Hà Tĩnh) chứ không phải Can lộc; Chân Phúc (Nghệ An) chứ không phải Nghi Lộc v.v... Điều này cho phép ta xác định: Tác phẩm 36 truyện mà ta đang bàn ra đời không muộn hơn năm Thành Thái thứ 1 (1889)(6). Cho nên, vấn đề tác phẩm này có trước khi NTTDT ra đời và được soạn giả NTTDT sử dụng là có thể chấp nhận được(7).

Qua những cứ liệu đã phân tích ở trên, chúng tôi mạnh dạn khẳng định rằng: soạn giả NTTDT đã lấy nguồn tư liệu quan trọng thứ hai chính từ một trong những văn bản tác phẩm đã nói trên, hoặc một tác phẩm nào đó là một dị bản của chúng. Chúng tôi tạm gọi bản mà NTTDT chịu sự truyền bản trực tiếp là bản giả định. Đến đây, chúng ta đã biết tương đối chính xác những nguồn tư liệu mà soạn giả đã sử dụng để biên soạn tác phẩm NTTDT và có thể lập một sơ đồ về cơ sở tư liệu của tác phẩm NTTDT.


Ghi chú:

(1) Đây là nguồn tư liệu chưa xác định được của 4 truyện còn lại sau: Truyện số 52. Tế Văn hầu (những tình tiết chính của truyện này có trong truyện Quan phục hầu ức Trai của CDTK tục biên ở mục truyện đầu tiên của bản CDTK (HV.75), ở mục truyện thứ 28 của Danh thần truyện ký (A.506)... Có lẽ soạn giả NTTDT thu thập, góp nhặt từ các nguồn nói trên); 54. Mai Quận công; 63. Bạch Vân Am thái di; 85. Tung Dương kỳ ngộ.

(2) Cổ quái bốc sư truyện: đây có lẽ là một truyện riêng, độc lập trước khi được đưa vào NTTDT.

KẾT LUẬN:

Từ quá trình phân tích, trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn rút ra mấy kết luận bước đầu chính yếu sau đây:

Thứ nhất, trên thực tế soạn giả NTTDT đã hoàn toàn mâu thuẫn, không làm đúng theo phương châm biên soạn mà mình đã đưa ra ở lời tựa. Soạn giả không làm công việc "tìm về bản cổ" CDTK của Vũ Phương Đề mà là sao chép, sửa chữa, chỉnh lý lại toàn bộ CDTK từ "tiền biên" cho đến "bổ di". Thứ tự của CDTK được soạn giả sắp xếp, xáo trộn lại theo quan điểm biên soạn của mình: nhóm truyện ký danh nhân đựơc soạn giả xếp vào quyển 1 (trân) và nhóm truyện ký linh dị, truyền kỳ... được soạn giả đưa vào quyển 2 (dị). Đồng thời với việc sắp đặt ấy, những thiên truyện ở CDTK khi chuyển sang NTTDT đã bị xén gọt, sửa chữa lại theo sở thích và cảm quan của soạn giả.

Thứ hai, công việc của soạn giả NTTDT không phải đơn thuần là sửa chữa, chỉnh lý lại CDTK, mà ở đây soạn giả còn làm công việc tìm tòi, sưu tập thêm. Bởi nguồn tư liệu mà soạn giả sử dụng không chỉ duy nhất từ CDTK, soạn giả còn lấy ở một số nguồn khác nữa, trong đó đáng chú ý là một tác phẩm nào đó trong các tác phẩm ĐNKT, ĐNHƯT... hoặc một tác phẩm tương đồng, hay dị bản của chúng.

Một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh: NTTDT không phải là công trình "tìm về bản cổ" của Vũ Phương Đề cũng chẳng phải là tập sách biên soạn lại chỉ "trên cơ sở" tác phẩm CDTK, thực chất nó là một công trình mang tính sưu tập, chỉnh lý và biên soạn lại theo quan điểm riêng. của soạn giả (8).

Còn một vấn đề cũng hết sức quan trọng mà chúng tôi muốn đề cập đến nữa, đó là: soạn giả NTTDT đã "soạn lại" CDTK như thế nào ? Qua bước chỉnh lý, biên tập này tác phẩm NTTDT được gì và mất gì ? Tác giả thành công ở phương diện nào và thất bại ở phương diện nào ?... Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.

Hà Nội, ngày 30.12.1997

CHÚ THÍCH

(1) Trong tình hình hãy còn chưa có sự thống nhất về thuật ngữ của thể loại này, chúng tôi tạm dùng khái niệm trên để chỉ loại hình truyện, ký có cốt truyện và có dung lượng khá ngắn gọn như truyện ký danh nhân; chí quái; truyền kỳ... trong văn học Trung đại Việt Nam.

(2) Chúng tôi có tham khảo lời dịch của GS. Trần Nghĩa trong Tạp chí Hán Nôm số 3 (28) - 1996 và có sửa đổi đôi chỗ.

(3) Trong số 10 tác phẩm mà GS. Trần Nghĩa dẫn ra, theo chúng tôi: Thính văn dị lục, Bản quốc dị văn lục (trích lại hoàn toàn từ Đại Nam kỳ truyện) Đại Nam kỳ truyện không phải hình thành trên cơ sở CDTK.

(4) Xin xem: Nguyễn Huệ Chi - "Trên đường đi tìm một văn bản cổ Lĩnh Nam chích quái". Tạp chí văn học. Số 6 - 1974. tr. 49-60.

(5) Xim xem cụ thể hơn trong bài: "Về văn bản Đại Nam kỳ lục mới phát hiện" - Nguyễn Hữu Tưởng.

(6). Xin xem: Đào Duy Anh - Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb. Thuận Hóa. 1996. tr. 194-195.

(7) Xin xem thêm tài liệu đã dẫn của Nguyễn Hữu Tưởng. Riêng về niên đại ra đời của Thính văn dị lục (cũng như Bản quốc dị văn lục) thì GS. Trần Nghĩa và Nguyễn Thị Ngân đều xác định là vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Xem: Trần Nghĩa - "Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra đối với CDTK". Tạp chí Hán Nôm. Số 4-1996, tr. 9; Nguyễn Thị Ngân - Giới thiệu văn bản TVDL - Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập II, Nxb. Thế Giới, H. 1997, tr. 953 - 954.

(8) Khi tìm hiểu vấn đề và đưa ra những kết luận này, chúng tôi cũng không loại trừ trường hợp đây là một tập sách người ta làm giả để bán cho Viện Viễn Đông bác cổ. Hiện tượng nói một đằng làm một nẻo, bất nhất như tập sách này kể ra cũng đáng cho chúng ta lưu ý. Nhưng qua đối chiếu văn bản chúng tôi thấy sự gia công sửa chữa, gọt giũa của soạn giả cũng khá công phu, hơn nữa lại còn viết cả lời bình cho các thiên truyện. Vì vậy, theo chúng tôi, khả năng NTTDT là một tập sách ngụy tạo rất khó xảy ra. Nhưng, nếu là sách nguỵ tạo mà lại ngụy tạo công phu như thế, thì ở một góc độ nào đó nó đã là sách thật rồi.

TB

VỀ NHỮNG TRANG IN ĐẦU CỦA BỘ SÁCH "TÂN BIÊN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC"

HOÀNG HỒNG CẨM

Tân biên truyền kỳ mạn lục (gọi tắt: Tân biên) là một văn bản cổ, hàm chứa những giá trị về văn học ngôn ngữ, chữ Nôm cổ và đặc biệt là những giá trị về văn bản học.

Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua đã có không ít những bài viết, những công trình đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác mặt này, mặt nọ của tác phẩm.

Dù vậy, cho đến nay, có một vấn đề rất cơ bản vẫn chưa được làm sáng tỏ: mối quan hệ giữa các truyền bản Tân biên, trước hết là ở nhóm các bản in. Sở dĩ có sự chậm trễ này là do chúng ta còn thiếu tư liệu. May sao gần đây, với sự giúp đỡ của cố giáo sư Tạ Trọng Hiệp và giáo sư Kawamoto Kuniyé qua môi giới giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi đã hân hạnh có được trong tay năm trang đầu của bản in Tân biên năm Vĩnh Thịnh 10 (1714) hiện không mang ký hiệu, và bản in Tân biên năm Vĩnh Hựu 3 (1734) hiện mang ký hiệu HM. 2256 (tủ sách của Henri Maspéro hiện tàng trữ tại Thư viện Hiệp hội châu Á Paris) mà trong nước chúng ta chưa có. Với số tư liệu mới này, cùng những bản in trong nước hiện có: Bản in Tân biên năm Cảnh Hưng 24 (1763) mang các ký hiệu Thư viện Quốc gia R.1450-53; R.109 và bản in Tân biên năm Cảnh Hưng 14 (1734) mang các ký hiệu của Thư viện Viện Văn học HN 257-258 và Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm VHv.1491/1-4; VNv.704-07; A.1201, chúng ta đã có điều kiện để tìm hiểu những biến động về mặt văn bản của Tân biên qua các lần in 1714, 1737, 1763, 1774, và đây cũng là mục tiêu bài viết này của chúng tôi.

Văn bản nào có trang in đang tiến hành khảo sát thì đánh dấu (+), văn bản nào không, hoặc chỉ là viết tay bổ sung vào sau này thì đánh dấu (0).

Dưới đây là kết quả khảo sát của chúng tôi.

TÊN TRANG I II III IV
1714 1737 1763 1774
HM.2236 R.1450-53 R.109 HN.25758 VHv.1491/1-4 VNv.704-07 A.1021
Tr. bìa 0 + 0 + + 0 0 0
Tr. tựa 0 + 0 + + + 0 0
Tr. niên đại 0 0 0 + + + 0 0
Tr. mục lục 1 + + 0 + + + + 0
Tr. mục lục 2 + + 0 + + + + 0
Tr. hạng vương 1 + + + + + + + 0
Tr. hạng vương 2 0 + + + + + + 0
Tr. hạng vương 3 + + + + + + + 0

Qua bảng khảo sát trên chúng ta thấy:

1. Trang mục lục 1: Trang này có mặt ở cả 4 bản in.

a. Bộ Thủy: 氵 của chữ mạn 漫 ở dòng 1:

Trong các văn bản mang niên đại 1714 và 1774 đều viết ba chấm rời "氵", còn ở các văn bản mang niên đại 1737 và 1763 thì được viết díu lại " 冫" theo dạng giản lược.

b. Chữ 已 trong chữ quyển 卷 ở dòng 2: có hai kiểu tự dạng:

- Ở hai bản in mang niên đại 1714 và 1774 đều viết là ""

- Ở hai bản in mang niên đại 1737 và 1763 thị lại viết thành chữ tỵ "巳".

Sự khác biệt này còn được thể hiện ở 2 chữ Tiên "僊" và Phạm "范" ở dòng 7.

c. Bộ Thảo (艹) của chữ Phạm "范":

- Ở hai bản in 1714 và 1774 bộ này đều viết thành 1 nét ngang, hai nét sổ "艹".

- Còn ở hai bản in 1727 và 1763 thì lại được viết thành "+ +".

Qua các thông tin rút ra trừ trang Mục lục 1 trên đây, ta thấy: bản Cảnh Hưng 35 (1774) hầu như đã có xu hướng gần với bản Vĩnh Thịnh 10 (1714); trong khi bản Cảnh Hưng 24 (1763) lại có xu hướng gần với bản Vĩnh Hựu 3 (1737).

Riêng hai bản 1763 và 1774 đều có hiện tượng khắc lại, căn cứ vào chữ Trà "茶" và chữ Phạm "范".

- Bộ Thảo "艹" ở chữ Trà (đầu dòng 4) của bản in 1737 đã mất một nét: 木, còn bộ thảo của chữ này ở bản in 1763 lại còn đầy đủ 茶.

- Bộ Thủy "" của chữ Phạm (dòng 7): ở bản in năm 1714 là ba chấm viết kiểu ngắn díu: " ", còn ở bản in 1774 lại viết theo kiểu ba chấm rời, nét thứ ba to và dài "氵".

2. Trang Mục lục 2 : có mặt ở cả bốn bản in.

a. Điểm khác biệt đầu tiên là:

- Ở bản in 1714: tiếp theo dòng niên đại Vĩnh Thịnh thập niên, Giáp Ngọ tuế xuân nguyệt cốc nhật 永 盛 十 年 午 歲 春 月 穀 日 là năm chữ Kế Thiện đường tập thành 繼 善 當 輯 成 , kết thúc trang là chữ tất 畢.

- Ở bản in 1737: sau dòng ghi niên đại Vĩnh Hựu tam niên, tuế tại Đinh Tỵ thu tiết cố nhật trùng san 永 佑 參 年 歲 在 丁 巳 收 節 穀 日 重刊 , là dòng lạc khoản: Cự Linh thư phường tái san thế thế hoa môn: 臣 靈 書 坊 再 刊 世 世華 門 và kết thúc trang không có chữ tất .

- Đến bản in 1763: dòng niên đại Cảnh Hưng nhị thập tứ niên xuân nguyệt cốc nhật 景 興 十 四 年 春 月 穀 日 (chữ "Cảnh" nguyên bị mất chữ 景, ở đây chúng tôi đã chữa lại) được viết sau cùng, dòng lạc khoản đưa lên trước rất rõ ràng: Liễu Chàng xã Nguyễn Bích gia bản trùng san 柳 幢 社 阮 碧 家 本 重 刊 .

- Và bản in 1774 tình hình khác hẳn: dòng niên đại được ghi ở trang tựa 2: Cảnh Hưng nhị thập ngũ niên xuân nguyệt cốc nhật 景 興 二 十 五 年 春 月 穀 日 và dòng lạc khoản ghi ở cuối cùng Liễu Chàng xã xã trưởng Nguyễn Đình Lân gia bản trung san 柳 幢 社 社 長 阮 廷 家 本 重 刊:

b. Điểm khác nhau tiếp theo:

- Ở hai bản in 1714 và 1774 ba chữ Quyển chi tứ 卷 之 四 được khắc tách ra một dòng (dòng 3).

- Còn ở hai bản in 1737 và 1763 ba chữ đó khắc cùng dòng với hai tên truyện (cũng dòng 3).

c. Căn cứ vào nét sổ của chữ nhân đứng "亻" trong chữ Truyện 傳 (dòng 3).

- Ở hai bản in 1737 và 1763 nét sổ đều được viết ngắn và to gần bằng nét ngang của chữ thốn (寸) 傳 :

- Còn ở hai bản in 1714 và 1774 nét sổ đó viết dài hẳn xuống: 傳

Qua những thông tin của trang Mục lục 2, ta thấy: ở trang này đã có bốn tấm ván in được khắc vào bốn lần khác nhau, hai cặp bản in 1714, 1774 và 1737, 1763 vẫn có xu hướng gần nhau.

3. Trang Hạng Vương 1: trang này có mặt ở cả bốn bản in. Khảo sát tiếp trang này chúng ta thấy:

a. Chữ Chỉ chỉ (dòng 3, phần phiên Nôm) được khắc theo hai tự dạng:

- Văn bản in năm 1714 và 1774 được khắc nửa trên là chữ Thượng 上 và nửa dưới là chữ Nhật 日 .

- Ở văn bản mang niên hiệu Vĩnh Hựu 3 (1737) và Cảnh Hưng 24 (1763), chữ này được khắc nửa trên là chữ công 工 và nửa dưới là chữ nhật 日.

b. Nét mác trong chữ Thừa 承 đầu dòng 3:

- Ở hai bản in 1714 và 1774, nét mác được viết ngắn, mảnh

- Còn ở hai bản in 1737 và 1763, lại được viết dài và đậm .

c. Chữ sử 史 (dòng 5 phần chú thích). Chữ này đựơc khắc in với các kiểu sau:

- Ở hai bản in 1714 và 1774 đều được khắc đủ nét: 史

- Còn hai bản in 1737 và 1763 đều khắc thừa nét. Bản 1737 có thêm 1 nét ngang bên phải 史; bản 1763 có hẳn nét ngang dài phía trên như chữ lại 吏.

Các thông tin trên đây cho ta thấy: ở trang này xu hướng của văn bản vẫn là thiên về hai xu hướng, một bên là các bản in 1714, 1774, và bên kia là các bản in 1737, 1763.

4. Trang Hạng Vương 2: có mặt ở cả bốn lần in. Tiếp tục khảo sát chúng ta thấy:

a. Bộ Thủy 氵 của chữ Hán 漢 (dòng 3 phần chú thích):

- Hai bản in 1714 và 1774 đều viết theo kiểu 3 nét rời, ngắn và chỉ đến hết chữ Khẩu "口": 漢.

- Còn hai bản in 1737 và 1763 lại viết theo ba nét rời, nhưng nét thứ ba dài, cao, dính với nét ngang dưới bộ thảo: 漢

b. Ở chữ Công 公 (dòng ba, phần chú giải) cũng được viết thành hai kiểu:

- Bản in 1714 và 1774 là kiểu chữ có đầu dài: ;

- Bản in 1737 và 1763 lại là kiểu chữ đầu ngắn: 公;

c. Chữ kim 今 (dòng bốn, phần chú giải) được viết thành hai kiểu:

- Hai bản in 1714 và 1774 được viết là .

- Hai bản in 1737 và 1763 lại khắc là 今.

Như vậy, các thông tin của trang Hạng Vương 2 cho ta thấy: có lẽ các bản in đã được khắc in làm bốn lần, nhưng với hai trường phái khắc chữ.

5. Trang Hạng Vương 3: có mặt cả bốn bản in.

a. Vẫn căn cứ vào tự dạng, ở trang này có 2 chữ nổi bật:

- Chữ Kiến 見 (đầu dòng 4) có hai kiểu tự dạng:

Ở hai lần in 1714 và 1774 đều viết kiểu có nét ngang ngắn kín 見; còn ở hai lần in 1737 và 1763 thì đựơc viết theo kiểu nét ngang, dài và hở .

- Chữ Vân 云 (giữa dòng 4) cũng có hai kiểu tự dạng: ở bản in 1714 và 1774 viết kiểu chữ vân bằng: "云"; còn ở hai bản 1737 và 1763 lại được viết theo kiểu cao đầu .

b. Mặc dầu vậy, chúng ta cũng chưa thể khẳng định rằng: bộ ván in năm 1737 đã được in lại vào năm 1763 vì chữ Ngữ 語 (đầu dòng 5) ở bản in 1737 khi sang bản in 1763 đã được khắc thành chữ Thoại 話 . Và bộ ván in 1714 cũng chưa hẳn đã được in lại vào năm 1774, vì bộ Thủy "氵" của chữ Giang "江" (dưới dòng 1): ở bản 1714 được viết theo kiểu ba nét chấm díu vào nhau, nét chữ to, đậm, nét thứ 3 hất cao, nét thứ 1 và 3 dính sát nét ngang trên của chữ Công: 江; còn bản 1774 lại được viết theo kiểu nét mảnh, to dài nhưng là kiểu viết rời: 江. Hoặc chữ Sử ở (phần chú giải của dòng 2) bản 1714 được viết vừa đủ nét của chữ 史, còn bản 1774 được viết thêm 1 nét:

Qua việc khảo sát năm trang in đầu trong tổ hợp nhỏ này, chúng tôi thấy: nếu rút ra những nhận định chung cho toàn bộ văn bản thì e quá sớm, dễ rơi vào hồ đồ. Tuy nhiên, nếu dừng lại để rút ra những điểm chính cho riêng tổ hợp này thì vẫn có ý nghĩa nhất định của nó. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra các nhận xét bước đầu như sau:

1. Các văn bản mang niên đại 1714, 1737, 1763, 1774 đều được in từ những bộ ván thuộc bốn đợt khắc khác nhau, không có hiện tượng dùng lại bộ ván cũ để in rồi thay niên hiệu mới vào.

2. Các văn bản này có thể đã được hình thành từ hai nhóm: Một nhóm là hai văn bản mang niên đại 1714 và 1774; nhóm kia là hai văn bản mang niên đại 1737 và 1763. Cả hai nhóm này rất có thể đã thuộc vào hai trường phái, hai truyền thống khắc in trước đó.

Trên đây là một vài nhận xét về năm trang in đầu của văn bản Tân biên, ngõ hầu gợi mở cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về mối quan hệ giữa các truyền bản Tân biên. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ sớm có thêm tư liệu để có thể tiếp tục công việc khảo sát và nghiên cứu này.

TB

TÌM HIỂU VŨ ĐẠO NƯỚC TA QUA
MẢNG THƯ TỊCH CỔ

TRẦN LÊ SÁNG

Trong thư tịch cổ nước ta, bộ sách cổ nhất viết về sinh hoạt văn hóa nước ta mà nay còn giữ được là An Nam chí lược của Lê Trắc. Ở quyển nhất tác giả An Nam chí lược khảo về Phong tục nước ta từ thời xa xưa đến đời Trần. Những tư liệu viết về đời Trần là những tư liệu quý, bởi tác giả là người chứng kiến. Về múa hát, An Nam chí lược cho chúng ta biết: "Trừ nhật, Vương tọa Đoan Củng môn, thần liêu hành lễ tất, quan linh nhân trình bách hý". Bản dịch của Viện Đại học Huế dịch là: "Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bầy tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối"(1). Về các loại nhạc cụ, ca khúc nước ta, đến đời Trần đã rất phong phú, An Nam chí lược cho biết: "Nhạc khí có trống cơm... hợp với ống kèn, tháp nứa, cái xập xõa, trống lớn, gọi là đại nhạc..., còn có đàn cầm, đàn tranh, tì bà, đàn thất huyền, song huyền, ống địch, ống sáo, kèn và quyển thì gọi là tiểu nhạc, không kể sang hèn, ai cũng dùng được. Các bài khúc như Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường, không thể chép hết. Hoặc dùng thổ ngữ làm thi phú, phổ vào âm nhạc để tiện ca ngâm.... (Sđd Tr. 48), v.v. Khi âm nhạc đã phát triển như vậy, chúng ta có thể nghĩ đến việc phát triển của vũ đạo.

Nhưng có điều đáng tiếc là trong thư tịch cổ của chúng ta, viết rất ít về vũ đạo; mà nếu có viết, thì cũng chỉ viết rất chung, không nói vũ đạo thế nào, càng không nói đến các điệu vũ đạo cụ thể. Điều này, không chỉ ở các sách loại chí, ký, sử... mà đến cả loại sách mang tính "chuyên ngành" như phả lục giáo phường... cũng viết không cụ thể. Tuy vậy, đứng ở góc độ sử mà xét, những ghi chép về vũ đạo trong thư tịch cổ nước ta vẫn rất nên kham khảo.

Chúng ta đều biết, bộ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ thư tịch cổ rất nổi tiếng của nước ta. Trong bộ sách này, chép khá nhiều về vũ đạo, đây là những tư liệu đáng tin cậy nhất, có mốc thời gian rõ ràng nhất. Như chép: "Mùa thu, tháng 7 (năm Giáp Thân 1044), vua (Lý) đem quân vào thành Phật Thệ, bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ kẻ nào giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên"(2). Lại chép: "Quý Mão, năm thứ 4 (1123), mùa Xuân, tháng Giêng, ngày 25 là tiết Đản thánh, bắt đầu làm nhà múa có bánh xe đẩy đi, sai cung nữ múa ở trên để dâng rượu"(3).

Từ đời nhà Lý, việc múa hát ở nước ta đã phát triển, hình thức phong phú đến như vậy. Đến đời nhà Trần, việc múa hát càng phát triển hơn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép khá nhiều về việc này. Như chép: "Mùa đông, tháng 10 (năm Mậu Thìn - 1268), vua (Trần Thánh Tông) cùng anh là Tĩnh quốc đại vương Quốc Khang cùng đùa ở trước mặt Thượng hoàng (Thái Tông). Thượng hoàng bấy giờ mặc áo vải bông trắng, Tĩnh Quốc múa kiểu người Hồ. Thượng hoàng cởi áo ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo ấy(4). Lại chép: "Nhâm Dần, năm thứ 5 (1362), mùa Xuân, tháng Giêng, truyền cho các nhà vương hầu cùng công chúa dâng trò chơi, vua xét định trò nào hay nhất thì ban thưởng cho. Trước đây, khi đánh quân Toa Đô, bắt được người phường hát là Lý Nguyên Cát hát giỏi, những con ở tuổi trẻ các nhà thế gia theo tập hát điệu phương Bắc. Nguyên Cát đóng tuồng truyện cổ, có các tích Vương Mẫu hiến bàn đào, người ra trò có danh hiệu là quan nhân, chu tử, đán nương, câu nô, cộng 12 người, đều mặc áo gấm, áo thêu, đánh trống, thổi sáo, gẩy đàn, vỗ tay, gõ phím đàn, thay đổi nhau ra vào làm trò, có thể cảm động lòng người, muốn cho buồn được buồn, muốn cho vui được vui. Nước ta có tuồng truyện bắt đầu từ đấy" (Sđd, Tr. 164).

Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn chép một chuyện độc đáo trong sử nước ta, đó là việc "Nhật Lễ là con người phường chèo tên là Dương Khương" đã tiếm ngôi nhà Trần được vài năm. Ông vua này, tất nhiên "thích chơi các trò" (Sđd, Tr. 169, 173). Khi chèo, tuồng đã đi sâu vào cung đình như vậy, chèo tuồng trong dân gian chắc cũng phổ biến; mà nói đến chèo tuồng, tất phải nói đến vũ đạo. Có thể nói, vào khoảng cuối đời Trần, vũ đạo được ưa thích, có bước phát triển rất đáng ghi nhận ở nước ta.

Lê Quý Đôn là nhà học giả lớn của nước ta ở thế kỷ XVIII, ông để lại nhiều bộ sách nổi tiếng; trong đó, bộ Vân đài loại ngữ, và bộ Kiến văn tiểu lục đã ghi chép được khá nhiều về các sinh hoạt văn hóa dân gian. Về vũ đạo, bộ Kiến văn tiểu lục để lại những tư liệu quí. Sách này chép: "Sứ Giao tập chép: Trần Cương Trung thường dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai đóng vai kép, con gái đóng vai đào, mỗi bên 10 người, đều ngồi dưới đất; các thứ đàn, có đàn tì bà, đàn tranh và đàn bầu v.v. Tiếng hát, tiếng đàn hòa lẫn với nhau; khi hát, trước hết dạo giọng, rồi sau mới cất tiếng hát thành lời, ở tầng dưới cung điện có trò leo dây, múa rối, lại có người đóng khố bao, cởi trần, nhẩy nhót kêu gọi; đàn bà đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn mười người con trai mình đều cởi trần, kề vai dậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo, mỗi hàng, cứ một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, khi bỏ tay xuống cũng thế. Hát thì có khúc hát "Trang Chu nằm mộng hóa ra con bướm", "Bạch Lạc Thiên mẹ ly biệt con", "ống ngọc tiêu của Vi Sinh" cùng "đạp ca" , "thanh ca" v.v. (5).

Tác giả bộ Kiến văn tiểu lục còn cho chúng ta biết: "Nước ta có nghệ thuật hát chèo (truyện hý) bắt đầu từ đời Trần (Sđd, Tr.72). Ông cũng cho biết kỹ: "Bản triều, niên hiệu Hồng Đức, bộ Lễ định quốc nhạc và tục nhạc là lễ nghi thông hành ở triều đình và thôn xã:

- Làm lễ tế đế vương đời trước và thần kỳ bản xứ gọi là kỳ yên.

- Hát múa trước mặt đế vương gọi là "hát chầu" (thị xướng).

- Hát xướng có chế diễu người làm cha mẹ gọi là "con hát" (xướng nhi).

- Múa hát có ý để bôi nhọ người làm vua quan, gọi là "phường chèo" (xướng ưu).

- Diễn đạt tài năng đủ nghề gọi là "thường ban".

- Cầm dấu vật gì trong tay gọi là "tàng câu".

Trước hết đánh luôn ba hồi trống... " (Sđd. Tr. 72) .

Tác giả sách Kiến văn tiểu lục lại cho biết: "Lễ bộ chương thứ nhất chép: Đánh thông luôn ba hồi trống, hát khúc Chướng tử, tục gọi sơ cách luyện la lê. Khi ra trình diện ngoài sân rạp, bên nam múa điệu Dương án quỷ, tục gọi múa trai, và múa mười hai cách, tượng trưng mười hai thì thần; múa Tứ phương bát quái, trình bày quê quán họ tên, tục gọi Giáo đầu. Bên nữ múa các điệu âm án ma, tục gọi múa gái, lại vừa đánh đàn vừa hát khúc Nghênh tiên, tục gọi Đánh mã la, Hát tầng, bên nữ hát khúc Tiểu kiều dương, câu ba, câu bảy. Bên nam hát khúc Dương luật tục gọi hát trai, hoặc dùng sử, hoặc thiết thời, tay cầm năm sênh phách: một là hiến, hai là xoang, ba là bình, bốn là điệp, năm là tòng; ngâm đủ các điệu phú, thơ, hành và kiều dương. Bên nữ hát khúc âm luật, tục gọi là hát gái, dùng đủ các khúc về nữ truyện. Bên nam thổi sáo Thần vũ, tục gọi Dịp sáo, đi rảo bước mà tiến lên. Bên nữ hát khúc Phượng tài bát cổ miên, Hà tây chiết liễu, Nam bắc thi từ, nam và nữ cùng hát khúc Hoa tình hiến tiếu và múa xen nhau điệu múa Thu giang tống biệt. Nam đứng về bên trái, nữ đứng về bên phải, tục gọi là Vãn vỉa cách, Hà nam đoản cách, Quất dương trường cách, dùng tiếng đàn xen lẫn vào. Lại có Tứ thú khôi hài xúc cách, Hoãn ngâm phú hành cách, hoặc Văn tình, hoặc Vũ chúc. Lại có Khối lỗi trường kim mười hai cách. Lại có trẻ bé cùng nhau người xướng lên, người đáp lại, tục gọi Hát đố. Lại có chân đạp, tay múa, miệng hát, tục gọi Sông thao bồ đề tam túc vũ, Thiên tiên, Địa tiên Thủy tiên; một là Sài lang, hai là Chân đạp; ba là Tiên nữ. Lại hát quốc âm truyện Triều thiên cách, Tán võng ca. Lại Vãn thủy đạm, tục gọi là Vỉa, văn gọi là Lạp đạp hoặc Đạp ca...." (Sđd, Tr.73 - 74).

Sách Kiến văn tiểu lục lại dẫn các thư tịch cổ để cho biết:

"Lễ bộ chương thứ hai chép: các vai ra trình diễn, tục gọi Nói mặt..." (Sđd. Tr.74)

"Lễ bộ chương thứ ba chép: các vai trình nghề, có Bách bạo cách, gọi là Tây (?); có Bình hành cách gọi là Ông Xốm (?); có Bắc vũ gọi là Thằng Ngô; Đãng du gọi là Con bợm; Xuyên dương cách gọi là Mụ đĩ; Liên vũ gọi là Nhiêu oanh; Hiểm can; Phú vũ gọi là Nhiêu lập; Man vũ gọi là Nhiêu hiếu; Giao điệt gọi là Đánh vật; Trung thằng đê bình, Thượng thằng, Vũ bát, gọi là Múa bát. Đều là theo nhạc nhà Trần". (Sđd, Tr.74).

Sách Kiến văn tiểu lục lại cho chúng ta biết khá kỹ về điệu múa Bình Ngô ở đời Lê như sau: "Trong Sử chép: Vua Thái Tổ dùng vũ công định thiên hạ, vua Thái Tông truy nhớ công trước, sáng tác điệu múa Bình Ngô. Mùa Xuân năm Thái Hoà triều vua Nhân Tông, ban yến cho quần thần, múa khúc nhạc Bình Ngô phá trận. Năm Diên Ninh thứ ba (1456), nhà vua tuần du đến Lam Kinh, bái yết lăng miếu, hàng quan văn biểu diễn điệu múa Bình Ngô phá trận, hàng quan võ biểu diễn điệu múa Chư hầu lai triều"... (Sđd. Tr.76).

Có một điều chúng tôi muốn nói thêm là, khi đọc những đoạn dịch trên trong bộ Kiến văn tiểu lục, chúng tôi có đối chiếu lại với nguyên bản chữ Hán trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu: A.32 và VHv.1322/1-2 thấy các dịch giả dịch rất sát; song đọc bản dịch vẫn thấy khó hiểu. Cái khó hiểu ở đây là bởi tác giả Kiến văn tiểu lục đã viết khá sâu vào chuyên môn của nghệ thuật vũ đạo nước ta. Nghiên cứu lịch sử vũ đạo nước ta, Kiến văn tiểu lục là một trong những bộ sách không thể không đọc, càng là nhà chuyên môn càng có thể tìm được nhiều tư liệu quý, giúp ích nhiều cho việc phục nguyên vốn vũ đạo dân tộc.

Vào thời cuối đời Lê và đời Nguyễn, số thư tịch viết về vũ đạo càng nhiều. Theo Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) trong sách Vũ trung tùy bút thì vào thời bấy giờ "các con cháu nhà nghề âm nhạc đều thất nghiệp cả" (6). Nhưng "Tục nhạc ở chốn giáo phường mới thịnh hành"(7)... Trong mục Biện về âm nhạc của Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ bàn khá kỹ về âm nhạc, tất nhiên qua nhạc, chúng ta có thể hình dung được phần nào về vũ đạo, nhưng quả thực việc hiểu vũ đạo qua khâu trung gian như vậy vẫn gặp nhiều hạn chế ! Tuy vậy, nếu gạn lọc, đôi khi chúng ta cũng tìm được vài ý về vũ đạo mà tác giả Vũ trung tuỳ bút bàn đến. Như ông viết: "Nước Nam ta từ thời nhà Lý có người Đạo sĩ nhà Tống bên Trung Hoa sang dạy người dân trong nước múa hát, làm trò, trò tuồng ở nước ta khởi điểm ra từ đấy. Sau này bọn giáo phường mới bày thêm ra lối hát Bát đoạn cẩm tục âm, ta gọi nhầm là Bắt đoạn".

Theo tác giả Vũ trung tùy bút, hát bội của nước ta có nguồn gốc từ đời nhà Trần; nhưng lúc bấy giờ chỉ do quân lính hát và đi diễu trong phố vào những ngày có quốc tang, về sau nhân dân mới bắt chước, hát vào ngày Rằm tháng Bảy. Ông còn cho biết thêm: "Khoảng năm Cảnh Hưng, những phường hát bội mới pha thêm lối tuồng, cũng đóng vai trò vẽ mặt ra múa hát diễu cợt, không khác gì hý trường..." (Sđd. Tr.46). Việc hát tuồng ở nước ta, không ít sách đã nói đến, song phần lớn đều cho rằng, tuồng nước ta khởi nguồn từ việc học Lý Nguyên Cát, một tù binh ta bắt được khi đánh giặc Nguyên thời Trần, song theo tác giả Vũ trung tùy bút, tuồng, hát bội, chèo đều bắt nguồn từ sinh hoạt văn hóa dân gian, tất nhiên, theo ông, vũ đạo cũng như vậy. Chúng tôi nghĩ, nói vậy là hợp lý. Việc học thêm cũng chắc chắn là có, song chỉ là nâng cao. Nhiều nhà nghiên cứu bộ môn tuồng của chúng ta đã từ nhiều phương diện tìm hiểu nét độc đáo của tuồng, về hát bội và nhất là chèo, bản sắc dân tộc càng khỏi bàn dài.

Thư tịch cổ nước ta, tức sách Hán Nôm, còn lại khá nhiều. Số sách này là nguồn tư liệu quý để chúng ta tìm hiểu nhiều phương diện trong lịch sử; trong đó có lịch sử vũ đạo và nhiều mặt khác của bộ môn vũ đạo nước ta. Nhưng đọc hiểu được sách Hán Nôm rất khó. Việc tìm tư liệu về vũ đạo, đọc hiểu được những tư liệu này càng khó. ở trên, chúng tôi chỉ mới có thể giới thiệu vài ba bộ sách Hán Nôm có tính chất tiêu biểu viết về vũ đạo nước ta. Việc giới thiệu như vậy là còn ít so với số thư tịch cổ mà chúng ta còn giữ được. Nhưng chúng tôi nhận thấy trong kho tàng thư tịch cổ nước ta, đúng là có một mảng tư liệu về vũ đạo mà giới nghiên cứu vũ đạo không nên bỏ qua, nhưng mảng tư liệu Hán Nôm về vũ đạo này, cho đến nay, vẫn còn để tản mạn, đọc lại khó hiểu... Bởi vậy, chúng ta nên sớm nghĩ tới, dành thời gian và đầu tư thích đáng để sưu tầm kỹ, biên dịch, chú giải, hệ thống lại... như vậy, mảng thư tịch cổ này mới thực sự trở thành những tư liệu quý đối với việc nghiên cứu vũ đạo nói riêng và sân khấu nói chung của nước nhà.

CHÚ THÍCH

(1) Lê Trắc: An Nam chí lược, Bd. Viện Đại học Huế: 1961, tr. 46.

(2), (3) Đại Việt sử ký toàn thư: Bd, Tập I; Nxb. KHXH, H. 1972, tr. 223, 252.

(4) Đại Việt sử ký toàn thư: Bd. Tập II. Nxb. KHXH, H. 1971, tr. 40.

(5): Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Bản dịch: Lê Quý Đôn toàn tập; Tập II; Nxb. KHXH, H. 1977, tr.71.

(6), (7) Phạm Đình Hổ: Vũ trung tùy bút, Bd. Nxb. Văn hóa; Hà Nội, 1960, tr.44.

TB

NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH THỨC
VÀ XÁC THỰC

PHAN VĂN CÁC

Vừa qua, báo Thanh Niên đã cho đăng liền trên ba số: số 55 (1261) ngày 6 - 4 - 1998, số 56 (1262) ngày 8 - 4 - 1998 và số 57 (1263) ngày 10 - 4 - 1998 bài viết: Cần kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn, khai thác thư tịch cổ Việt Nam của hai tác giả Hà Văn Thùy và Mai Nguyễn (dưới đây xin gọi tắt là Bài báo). Nội dung Bài báo đó có đề cập đến một số việc của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhưng lại cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin sai lạc, nếu không muốn nói là xuyên tạc sự thật.

Về một số thông tin liên quan được đề cập đến trong Bài báo trên, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm bày tỏ quan điểm của mình như sau:

I. Về quá trình xây dựng Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Thực hiện nhiệm vụ do Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm giao, Phó Viện trưởng, PTS. Trịnh Khắc Mạnh đã tổ chức soạn thảo Dự án tổng thể trên cơ sở ý kiến của các Phòng chuyên môn, các cán bộ khoa học trong Viện và các cơ quan chức năng của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính. Người đọc duyệt lần cuối và ký Dự án tổng thể là Viện trưởng, PGS. Phan Văn Các.

Quá trình xây dựng Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã được tiến hành công khai và dân chủ. Lãnh đạo Viện đã tổ chức nhiều phiên họp để bàn bạc xây dựng Dự án tổng thể. Quy trình xây dựng các Dự án là sự kết hợp hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên. Quá trình nhận xét và thẩm định Dự án đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đã được xây dựng nghiêm túc với đầy đủ tính chất pháp lí. Chi tiết về toàn bộ quá trình xin xem phụ lục kèm theo.

Khi Dự án tổng thể đang trong quá trình xem xét, ngày 10 - 11 - 1997, ông Ngô Thế Long (cán bộ của Viện) đã viết thư gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thắc mắc một số vấn đề liên quan đến Dự án tổng thể.

- Ngày 26 - 11 - 1997 Văn phòng Chính phủ có công văn số 6039/KGVX gửi Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia yêu cầu làm sáng tỏ những vấn đề mà ông Ngô Thế Long nêu trong thư ngày 10 - 11 - 1997.

- Ngày 8 -12 -1997, lãnh đạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đã tổ chức buổi họp tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm để thực hiện công văn số 6039/KGVX của Văn phòng Chính phủ.

Thành phần gồm:

- Đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia.

- Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức cán bộ và Đào tạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia.

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Khoa giáo Văn xã Văn phòng Chính phủ.

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Quản lý khoa học Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

- Toàn thể cán bộ viên chức Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Nội dung cuộc họp: Trưng cầu ý kiến của toàn bộ cán bộ viên chức Viện Nghiên cứu Hán Nôm và ý kiến của ông Ngô Thế Long để xác định đúng sai về các điều nêu trong thư của ông Ngô Thế Long ngày 10 - 11 - 1997.

Tại cuộc họp này, sau khi các cán bộ viên chức Viện Nghiên cứu Hán Nôm phát biểu ý kiến trao đổi với ông Ngô Thế Long và đi đến kết luận: Quá trình xây dựng Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã được tiến hành công khai và dân chủ, quá trình nhận xét và thẩm định Dự án tổng thể đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Dự án tổng thể được xây dựng nhằm thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Đảng và Nhà nước giao phó. Nội dung của Dự án tổng thể mang tính khoa học, hợp lý, đúng hướng, phù hợp với năng lực và khả năng của Viện. Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia quản lý, Viện Nghiên cứu Hán Nôm là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện. Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về Dự án này theo đúng luật định của Nhà nước. Ông Ngô Thế Long đã thừa nhận một số điều mà ông thắc mắc trong bức thư ngày 10 - 11 - 1997 của mình là do thiếu thông tin và đã phát biểu trước cuộc họp rằng: "Nếu có chỗ nào tôi nói bậy bạ, sai thì xin các đồng chí đại xá cho, tôi cũng có sai lầm do chưa được biết nhiều thông tin".

- Ngày 9 - 12 - 1997, Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đã gửi công văn số 2156/KHXH, Bản tường trình của lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm về việc xây dựng Dự án tổng thể, Biên bản cuộc họp tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm ngày 8 - 12 - 1997 tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan để báo cáo, làm rõ sự vô căn cứ của các vấn đề ông Ngô Thế Long đã nêu trong thư ngày 10 - 11 - 1997.

II. Nội dung cơ bản của Dự án tổng thể

Nội dung Dự án tổng thể gồm 6 Dự án cụ thể của 6 lĩnh vực công tác :

1- Dự án hỗ trợ công tác nghiên cứu khai thác và xuất bản tư liệu Hán Nôm.

2- Dự án kiểm kê và bảo quản tư liệu Hán Nôm.

3- Dự án bảo quản tư liệu Hán Nôm bằng công nghệ thông tin, hiện đại hóa qui trình phục vụ lưu trữ thông tin và tiếp tục tham gia đưa chữ Nôm vào bảng mã chuẩn quốc tế IRG/ISO.

4- Dự án điều tra sưu tầm tư liệu Hán Nôm.

5- Dự án đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.

6- Nghiên cứu khả thi xây dựng mở rộng kho tư liệu Hán Nôm.

Dự án tổng thể được xây dựng nhằm thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Đảng và Nhà nước giao phó, do đó nội dung của Dự án mang tính khoa học, hợp lý, đúng hướng, phù hợp với năng lực và khả năng thực hiện của Viện, và đã được các cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá như sau:

+ "Nội dung Dự án được đề cập một cách toàn diện bao gồm cả việc bảo quản giữ gìn, sưu tầm bổ sung thêm, nghiên cứu khai thác và đào tạo cán bộ... Về cơ bản các Dự án cụ thể đã nêu được những mục tiêu cần đạt được... Dự án được xây dựng có tính đến quan hệ với quy hoạch phát triển của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia và chiến lược phát triển của Viện Nghiên cứu Hán Nôm" (trích nhận xét của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

+ "Nội dung bản Dự án được xây dựng công phu sau khi có ý kiến của các cơ quan quản lý. Về cơ bản Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nhất trí với nội dung bản Dự án tổng thể và đề nghị Chính phủ xem xét cho phép triển khai" (trích ý kiến nhận xét của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường).

+ "Đề án đánh giá được các di sản Hán Nôm còn lưu trữ tại Viện và các di sản mới sưu tầm, cần được kiểm kê, nghiên cứu và khai thác" (trích ý kiến nhận xét của Bộ Tài chính).

III. Một số ý kiến cần trao đổi

1. Cho đến nay Dự án tổng thể và 6 Dự án cụ thể của từng lĩnh vực chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, do vậy lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa có quyết định thành lập Ban điều hành Dự án tổng thể và cán bộ chủ trì thực hiện Dự án này. Nhưng Bài báo đã đưa thông tin: "Khi có tin Chính phủ chấp thuận cấp cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm 18 tỷ đồng thì sự việc lại thay đổi một cách khó hiểu: Viện "loại" ông Ngô Thế Long qua một bên, rồi trao công việc vào tay ông Trịnh Khắc Mạnh" (số 56). Theo Bài báo thì "ông Ngô Thế Long được đề nghị viết tiếp Dự án phát triển 1998 - 2000, dự toán hơn 20 tỷ đồng cho toàn bộ công trình và đợt đầu cần 7 tỷ đồng" (số 56). Sự thực, từ lãnh đạo Viện cho đến các viên chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa hề được biết có Dự án này. Như vậy những thông tin được nêu trong Bài báo là thiếu chính xác, không đúng sự thực. Một điều cần nêu là: Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm bao gồm 6 Dự án cụ thể về 6 lĩnh vực liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện trong giai đoạn 1998 - 2000 với dự toán kinh phí khoảng 18 tỷ đồng; trong khi Dự án phát triển 1998 – 2000 của ông Ngô Thế Long về lĩnh vực tin học đã dự trù 20 tỷ đồng.

2. Cả bảo quản truyền thống và việc ứng dụng công nghệ thông tin đều rất cần thiết để bảo tồn và khai thác di sản Hán Nôm. Viện Nghiên cứu Hán Nôm coi đó là 2 hướng đi cần kết hợp chặt chẽ.

Kiểm kê và bảo quản các tài liệu Hán Nôm theo phương pháp truyền thống là cần thiết và cấp bách. Đầu tư vào công tác này chính là nhằm bảo quản bản thân hiện vật di sản văn hóa thành văn của dân tộc không chỉ cho hiện thời mà cho cả các thế hệ mai sau khai thác, kế thừa và phát huy. Sách Hán Nôm của ông cha ta để lại là những tài liệu gốc đã có mấy trăm năm lịch sử. Trong thời gian Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kho sách đã từng được đưa vào hầm để cất giữ. Đến nay nhiều văn bản đã bị lão hóa, gáy sách long rời, các trang giấy bản bị rách, cần phải được tu bổ và phục chế. Công tác bảo quản truyền thống nhằm tăng tuổi thọ những văn bản gốc luôn luôn được coi trọng ở tất cả các thư viện, cơ sở lưu trữ, ngay cả ở các nước có kĩ thuật tiên tiến nhất như Mỹ và Nhật Bản. Chuyên gia nước ngoài (ông Ken Arakawa) khi tiếp xúc với thực tiễn bảo quản văn bản cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã phải khóc vì xúc động. Vậy mà Bài báo lại có quan điểm mỉa mai, coi thường phương pháp bảo quản truyền thống, chỉ một chiều nhấn mạnh vào việc sử dụng kĩ thuật CD - ROM. Rõ ràng đó là cách nhìn nhận hạn hẹp, phiến diện.

3. Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm không hề coi nhẹ mà đã quan tâm đúng mức ứng dụng công nghệ thông tin. Chúng tôi đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng thực tế của Viện để xây dựng riêng một dự án nhánh mang tính khả thi ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Đó là Dự án bảo quản tư liệu Hán Nôm bằng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quy trình phục vụ, lưu trữ thông tin và tiếp tục đưa chữ Nôm vào bảng mã chuẩn quốc tế, có sự cố vấn của PTS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó chủ nhiệm Khoa Tin học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Như vậy điều mà Bài báo nói "dự án của ông Trịnh Khắc Mạnh thuê viết" (số 56) là không đúng sự thực.

Dự án này nhằm vào các mục tiêu chính sau đây:

a. Xây dựng phương án ghi lưu trữ toàn bộ kho tư liệu Hán Nôm trên phương tiện mang tin điện tử hiện đại như đĩa quang (CD), đĩa số (DVD)... nhằm phát huy tính ưu việt về độ an toàn, hiệu quả, chính xác, dễ bảo quản, dễ truy nhập của chúng.

b. Thiết kế và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu Hán Nôm (bao gồm các thông tin, văn bản, bản đồ, tranh ảnh...) dựa trên kỹ thuật tin học hiện đại.

c. Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin theo một quy trình tự động hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khai thác của độc giả.

d. Phục vụ công tác thống kê, phân loại, tra tìm dữ liệu Hán Nôm nhằm vào quản lý và khai thác di sản Hán Nôm và giao lưu văn hóa với bên ngoài.

e. Tiếp tục tham gia đưa chữ Nôm vào bảng mã chuẩn quốc tế.

Những mục tiêu cơ bản nêu trên của công tác ứng dụng tin học vào Hán Nôm được cân nhắc phù hợp với trình độ phát triển ứng dụng hiện tại của Viện và thích hợp với một cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành, coi tin học như là công cụ đắc lực phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. Hơn nữa, khi đặt kế hoạch cho hướng đi này, chúng tôi nhằm vào mục đích bảo tồn và khai thác lâu dài tư liệu Hán Nôm cho sự nghiệp phát triển khoa học chứ không chú trọng về phương diện đầu tư kinh doanh để bán ra ngoài di sản dân tộc dưới dạng những tư liệu thô.

Kinh phí dự trù cho công tác ứng dụng tin học Hán Nôm trong giai đoạn năm 1998 - 2000 là 1.660.000.000đ (Một tỉ sáu trăm sáu mươi triệu đồng) bằng nguồn ngân sách Nhà nước và 50.000.000 yên Nhật Bản từ nguồn tài trợ nước ngoài (thông qua tài trợ của Quĩ phát triển văn hóa của chính phủ Nhật Bản). Nếu vì lí do nào đó nguồn tài trợ nước ngoài có khó khăn thì được điều chỉnh vào nguồn ngân sách Nhà nước. Như vậy trong giai đoạn 3 năm này, Viện xin đầu tư cho công tác ứng dụng tin học Hán Nôm tổng cộng khoảng 6.000.000.000đ (sáu tỉ đồng). Điều đó chứng tỏ Dự án đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác này, không có chuyện "cắt giảm đầu tư cho việc Tin học hóa, làm giảm hẳn thế mạnh của một công nghệ mũi nhọn" (số 56) như Bài báo đã nêu. Bài báo còn nêu kinh phí năm 1998 dành cho tin học "chỉ vỏn vẹn 100 triệu đồng" (số 57) cũng không đúng sự thực, kinh phí cho công tác tin học năm 1998 trong Dự án bao gồm 2 khoản: 100 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước và 50 triệu yên Nhật Bản từ nguồn tài trợ của Quỹ phát triển văn hóa Nhật Bản.

4. Từ quan điểm phát triển toàn diện các mặt công tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện đã xây dựng Dự án tổng thể bao gồm các lĩnh vực liên quan, trong đó có công tác ứng dụng công nghệ thông tin. Bài báo cố tình đem một Dự án Tin học do cá nhân ông Ngô Thế Long biên soạn ra so sánh với việc bảo quản truyền thống trong Dự án tổng thể của Viện là khập khiễng và có dụng ý xấu.

5. Cần lưu ý một điểm là, Dự án của ông Ngô Thế Long chủ trương sử dụng công nghệ kỹ thuật cao của tin học để nhanh chóng thương mại hóa các tư liệu Hán Nôm. Ai cũng biết di sản Hán Nôm là thứ tài sản tinh thần vô giá. Tuy nhiên từ góc độ khoa học hiện đại mà xét, những tư liệu này, dù ở dạng văn bản gốc hay phiên bản điện tử, giống như một thứ nguyên liệu, nó chỉ có giá trị thực sự khi được gia công nghiên cứu khai thác, tạo ra những sản phẩm khoa học nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo tồn, kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc. Công cụ tin học nếu được ứng dụng vào đây cũng chính là để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ chức năng mà Nhà nước chính thức giao phó cho Viện, chứ không phải là trang bị phương tiện hiện đại rồi "thuê quét dữ liệu thô" "bán" để "Viện có khả năng thu hồi vốn" (số 57) như ý kiến được nêu trong Bài báo. Cách hiểu và áp dụng khái niệm cạnh tranh trong kinh tế thị trường vào công tác khoa học như thế là lệch lạc, mơ hồ về quan điểm.

6. Vào năm 1992 khi Viện triển khai dự án Bước đầu sử dụng tin học để bảo vệ di sản thư tịch cổ Việt Nam thì vẫn chưa có nội dung đưa chữ Nôm vào mã chuẩn quốc tế và không có việc trình với nhóm báo cáo viên quốc tế IRG như Bài báo đã nêu (số 55). Mãi đến năm 1994, TS. Ngô Thanh Nhàn gửi về Viện Nghiên cứu Hán Nôm và một số nhà khoa học Việt Nam xin ý kiến về một bản danh sách gồm 1170 chữ thuần Nôm để đăng ký vào bảng mã chuẩn quốc tế. Từ đó Viện Nghiên cứu Hán Nôm mới tham gia vào công việc này. Bài báo nói: "Người có công đầu... là ông Ngô Thế Long" (số 55). Nói như vậy hoàn toàn không đúng. Đây là một thành tích của tập thể. Những người đầu tiên có sáng kiến đề xuất việc này là các Việt kiều như TS. Ngô Thanh Nhàn, Đỗ Bá Phước, Nguyễn Hoàng... Nhưng theo qui định của tổ chức quốc tế, một đề xuất như vậy phải được một tổ chức có thẩm quyền ở cấp quốc gia nêu ra mới có giá trị. Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã kịp thời đảm nhận công việc ấy với sự chuẩn y của Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia và tiếp đó là sự hợp sức của các chuyên gia chữ Nôm (như GS.TS. Nguyễn Quang Hồng) và chuyên gia Tin học (như PTS. Ngô Trung Việt). Trong một công việc đầy ý nghĩa thiêng liêng như việc đưa chữ Nôm của ông cha vào kho chữ biểu ý của khu vực, mà đi kể công đã là một điều lố bịch. Huống chi lại kể sai ! Công của ông Ngô Thế Long nhiều lắm chỉ có thể tính là công liên lạc, chắp mối mà thôi.

7. Bài báo nói: "Tới Hội nghị IRG 3 ở Đài Loan tháng 2 - 1995, Việt Nam được bầu làm chủ tịch. Đây là việc rất có ý nghĩa. Nhưng rất tiếc, đoàn ta đã khước từ (?), chức chủ tịch về tay Trung Quốc" (số 55). Đây là một thông tin thất thiệt, có thể gây hiểu lầm đáng tiếc trong bạn đọc.

Không hề có việc Việt Nam được bầu làm chủ tịch. Cứ lí mà suy cũng có thể thấy không thể có việc đó, bởi mấy lẽ:

- Việt Nam là nước gia nhập sau.

- Chữ Nôm của Việt Nam là thứ văn tự đã đi vào lịch sử. Không phải văn tự đang hiện dụng như một công cụ giao tiếp hàng ngày như các văn tự của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Năng lực kĩ thuật Tin học của Việt Nam, nhất là thiết bị và kinh phí rất hạn chế.

Hơn nữa tổ chức IRG là một tổ chức làm việc kĩ thuật, không đặt chức chủ tịch, mà chỉ có điều phối viên, nhiệm kì I là do người Nhật, đến nhiệm kì II do một người Trung Quốc đảm nhiệm. Giả sử có ai đó muốn giới thiệu Việt Nam vào vị trí ấy thì xét các điều kiện thực tế như trên, ta khước từ là phải.

8. Viện Nghiên cứu Hán Nôm không phủ nhận những cố gắng của ông Ngô Thế Long sớm nêu ra vấn đề ứng dụng tin học. Viện đã giao cho ông Ngô Thế Long với tư cách Trưởng phòng Tin học Hán Nôm đảm nhiệm đề tài cấp Nhà nước Bước đầu sử dụng tin học để bảo vệ di sản thư tịch cổ Việt Nam (1992 - 1994) và là Thư kí phân hệ Dự án Tin học (1996 - 1997). Nhưng ông Ngô Thế Long, đã tỏ ra cá nhân cực đoan khi đối lập Dự án của mình với Dự án tổng thể của Viện. Viện đã quyết định không giao cho ông Ngô Thế Long nhiệm vụ thư kí điều hành Dự án Tin học nữa. Việc điều hành Dự án Tin học sắp tới của Viện sẽ do một tập thể đảm nhận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm(1).

CHÚ THÍCH

(1). Xem thêm bài: Về quá trình xây dựng dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm in ở phần Tư liệu tham khảo trong cùng số Tạp chí này.

TB

NHÂN ĐỌC BÀI
"ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TỈNH LƯỢC TRONG NGỮ PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT"

NGUYỄN NGỌC SAN

Tạp chí Hán Nôm số 4/1997 có đăng bài "Đặc điểm của phép tỉnh lược trong ngữ pháp thơ Đường luật" của Nguyễn Thị Bích Hải. Bài viết ngắn gọn, nêu một vấn đề lý thú có liên quan đến đặc trưng thi pháp thơ Đường luật, cũng thuộc loại vấn đề đã có nhiều bài tranh luận trên các báo chí về một bài thơ nào đó, nên tuy luận điểm và các dẫn chứng tác giả nêu ra là thỏa đáng nhưng thiết tưởng vì là vấn đề thường gặp khi lý giải thơ cổ, nên cũng cần bàn bạc thêm. Vì vậy bài viết này không phải là một bài tranh luận mà là những ý kiến góp bàn thêm.

Chúng tôi không đặt vấn đề có hay không có phép tỉnh lược trong thi pháp thơ Đường mà là tại sao có thể dùng phép tỉnh lược ở thơ Đường luật cũng như ở thơ cổ nói chung. Và ở đây cần phải lùi sâu vào dĩ vãng để có thể nhìn vấn đề đầy đủ hơn, với tầm khái quát cao hơn.

1. Ở Đông phương (Trung Quốc cũng như Việt Nam) ngữ pháp là một ngành phát triển khá muộn. Trong khi các môn âm vận, huấn hỗ, biện tự, cách luật... phát triển sớm hơn nhiều. Ngữ pháp theo cách hiểu ngày nay, cho đến thời Minh Thanh vẫn còn là mảnh đất chưa được khai phá. Điều này có nguyên nhân từ trong đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Hán và tiếng Việt, các ngôn ngữ châu Âu thuộc loại hình chắp dính có biến thái. Một từ xuất hiện bao giờ cũng nằm trong thế đối lập về giống, cách, thời, thái, thức v.v... và không thể nào lẫn lộn về vị trí và chức năng với các từ khác. Thế đối lập này được biểu thị trong bộ khuất chiết thuộc hậu tố đứng liền sau căn tố và xác định ô chức năng của căn tố. Một lời nói bất kỳ nào cũng phải tuân theo cú pháp, vì thế mà ngành ngữ pháp ở châu Âu phát triển rất sớm, đến thời Trung cổ nó đã được giảng dạy phổ biến trong các tu viện. Do một từ đều gắn với một chức năng cụ thể trong câu, nên câu phải có chủ ngữ và vị ngữ; dù đại từ nhân xưng không xuất hiện, nhưng nhìn vào hậu tố động từ người đọc vẫn hiểu được chủ ngữ là ai, là cái gì. Tiếng Hán và tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính, trong từ không có căn tố, phụ tố và không nhất thiết phải giữ một chức năng cố định trong câu. Một từ có thể di chuyển tương đối tự do trong chuỗi lời nói để tạo ra nhiều dạng phát ngôn khác nhau với những sắc thái tinh tế khác nhau. Tuy nhiên cũng cần đặt câu hỏi là xưa kia chưa có môn ngữ pháp thì người Hán, người Việt viết văn như thế nào ?

Tuy không có khái niệm ngữ pháp, nhưng từ lâu người Hán đã viết văn dựa vào sự phân chia thực từ, hư từ (còn gọi là nặng, nhẹ). Hư từ phần lớn do thực từ chuyển thành và lúc đầu chỉ gồm những từ tình thái (thán từ, phủ định từ...) và cũng rất ít dùng, nhất là trong thơ. ở châu Âu, hư từ xuất hiện sớm và được sử dụng nhiều ngay từ thời A-rit - xtốt, vì nó là công cụ của tư duy lí tính, nó làm cho tư tưởng thêm mạch lạc, khúc chiết. Nhưng đồng thời nó cũng làm cho tư tưởng hẹp lại. ở Trung Quốc ngay trong các văn bản triết học (Lão, Trang) tần số xuất hiện của hư từ cũng rất thấp, vì người Trung Hoa xưa ưa sự phô diễn tư tưởng dựa vào trực giác và tâm linh chứ không phải là dựa vào óc phân tích lôgíc. Do đó họ cố làm cho phát ngôn mang tính chất châm ngôn, lời nói thánh hiền, không đóng khung vào không gian - thời gian cụ thể mà mang tính vĩnh hằng bất biến. Văn xuôi đã vậy, huống gì là thơ. Sự tỉnh lược hư từ trong thơ là điều dễ hiểu.

Một đặc điểm hành văn khác đã tạo thành một mã đặt câu đặc biệt của người Hán là phép đối ngẫu. Đối ngẫu là đặc trưng của các ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính có thanh điệu như tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái... có thanh điệu thì mới có đối bằng / trắc, còn có mang tính đơn lập đơn tiết thì các từ mới có khả năng di động trong câu một cách tương đối tự do để tạo ra các thế đối đa dạng và phong phú. Và cái mã đối xứng này cùng với các thế đối xứng của nó đã tạo ra thứ ngữ pháp đối xứng, một bộ phận của ngữ pháp ngữ nghĩa. Dựa vào các cấu trúc đối xứng vững chãi này, người ta có thể căn cứ vào nghĩa của một vế đối dễ hiểu hơn để tìm hiểu nghĩa của vế đối khó hiểu hơn. Hình thức đối xứng rõ ràng đã tạo ra một mã ngữ pháp riêng. Và kết quả thống kê thực tế cho thấy các câu đối xứng này không mang cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ mà lại mang cấu trúc vị ngữ - vị ngữ, ví dụ:

- Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Gục đầu nhớ quê xưa).
(Lý Bạch)

- Vén trúc bước qua lòng suối
(Tìm mai về đạp bóng trăng).
(Nguyễn Trãi)

Các câu đối xứng có từ trong phú đời Hán, tuy đối chưa chặt về âm luật, vì lúc này tiếng Hán còn đọc theo âm Thượng cổ, tới đời Đường tiếng Hán đọc theo âm Trung cổ nên âm luật đã rõ ràng và đối được sử dụng trong phú và thơ Đường luật, lúc này phép đối đã chỉnh. Sang đời Tống bắt đầu có thú chơi câu đối. Sự đối xứng hay hình thức biền ngẫu từ xưa đã cho phép tạo ra các câu không theo ngữ pháp thông thường của văn xuôi mà đặt câu tuỳ thuộc vào sự hô ứng giữa hai cặp đối nhau.

2. Hiện tượng câu thơ không chủ ngữ ở Đông phương còn có thể giải thích bằng nguyên nhân kinh tế xã hội - văn hóa. Cái chủ ngữ thường gắn liền với ý niệm về sự sở hữu. Văn hóa châu Âu bắt nguồn từ vùng Địa Trung Hải ấm áp, tài nguyên phong phú, thuận lợi cho sự phát triển thương nghiệp. Mà trong thương nghiệp thì quan hệ sở hữu phải rõ ràng không thể mơ hồ lẫn lộn: hàng hóa này là của anh và tiền này là của tôi. Trong khi ở Trung Hoa nghề buôn bán hàng hóa vừa loé lên ở đời Ân thì sang đời Chu đã sớm còi cọc. Suốt mấy ngàn năm nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp với hình thái công xã tỉnh điền, công điền công thổ. Đất đai là của nhà vua, nông dân được chia đất theo suất đinh để sản xuất lương thực sinh sống và nộp tô cho nhà vua, mấy năm phân lại một lần. Nghĩa là đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất không phải của họ tuy họ bị gắn chặt vào nó, vì vậy ý niệm về sự sở hữu của họ rất mờ nhạt. Tất cả những gì ở dưới bầu trời này (thiên hạ) đều là của nhà vua. Văn hóa Trung Hoa bắt nguồn từ thượng lưu sông Hoàng Hà giá lạnh, tài nguyên nghèo nàn, nên thương nghiệp cũng chậm phát triển và văn hóa thai nghén từ đây cũng mang tính chất "thượng dụng" khác với tính chất "thượng tú" ở châu Âu, văn chương lại càng thế. Văn chương Phương Đông là để giáo hóa mang tính "cầu hảo" mà giáo hóa là dành cho tất cả mọi người không chỉ riêng ai. ý thức "cộng đồng" át hẳn ý thức "sở hữu". Vai trò của cá nhân trong nền kinh tế tiểu nông bị hòa tan vào trong gia đình, họ tộc. Để duy trì sự bền vững của dòng họ - với tư cách là đơn vị sản xuất - con người phải hy sinh tất cả những gì quí nhất vì chữ hiếu và chữ trung, bị đè nặng bởi nghĩa vụ đối với người trên: cha mẹ và đấng quân trưởng. Hy sinh các lợi ích cá nhân hay bản thân cá nhân cho lợi ích cộng đồng là điều kiện sống còn của xã hội nông nghiệp Phương Đông.

Về mặt triết học, người Hán cổ coi con người cũng như cỏ cây, sông núi ... chỉ là sự biểu hiện của nhân tố đầu tiên vô hình có trước bất kỳ tồn tại nào, làm cơ sở hàng đầu của Tạo hóa, đó là Đạo. Nó là "phương thức tồn tại của Vũ trụ", mọi cái sinh ra từ Nó. Vậy thì tất cả mọi cá nhân và vạn vật sẽ chẳng là gì đối với nguồn gốc của chúng là "Đại Đạo". Cái "sở hữu" cũng chẳng là gì và suy sang ngôn ngữ cái "chủ ngữ", cái "anh, tôi hay nó" có ý nghĩa gì đâu.

3. Còn trong văn chương Phương Đông với tính chất "thượng dụng", thiên về "giáo hóa", "cầu hảo, "đạo", "tình", "chí" là của mọi người không của riêng ai. Văn thơ trước tiên là để "tải đạo", chưa khắc hoạ tâm tình cá nhân của một con người. Và thơ trước nhất là để tỏ chí, đó là điều ký thác trong thơ. Sách Tả truyện: Văn Tử nói với Thúc Hướng: "thơ nhằm bày tỏ chí". Thiên Thiên hạ trong sách Trang Tử cũng có câu: "Thơ để nói về chí". Thiên Nho hiệu trong sách Tuân Tử cũng nói: "lời thơ là chí đó". Trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp viết: "... cho nên ở trong lòng là chí, phát ra lời là thơ, con người bẩm sinh có thất tình ứng với vật mà cảm xúc, cảm vật mà nói chí". Nhà sư đời Trung Đường là Thích Hiệu Nhiên, tác giả các tập Thi thức, Thi nghị, Bình luận cũng chủ trương "thi dĩ ngôn chí". Ông cho rằng vật là của trời, tình là của người (con người nói chung - NNS). Ông thống nhất một cách hữu cơ giữa hai nhân tố cơ bản của thơ là tình cảnh, nhà thơ "thủ cảnh" (chọn lựa sự vật khách quan) nhằm "thể tình". Các nhà thi thoại Phương Đông thường thống nhất con người với vũ trụ, giữa con người với con người để tìm sự "hòa đồng". Điều này có nguồn gốc từ trong triết học Đông, Tây. Lịch sử triết học Phương Tây là lịch sử đấu tranh của con người chống lại số phận, chống lại thần quyền; còn lịch sử triết học Phương Đông là lịch sử sự chứng minh cái "hòa đồng" giữa con người với vũ trụ. Từ đó đi đến cách nhìn của Phương Tây là đi từ bộ phận, con người tách khỏi vũ trụ, tách khỏi thiên mệnh và tách khỏi nhau, tách rời các sự vật với cái nhìn thực chứng mà sau này sẽ dẫn đến mâu thuẫn, đến bi quan và cuối cùng phải tìm đến cấu trúc luận và điều khiển học... Còn Phương Đông nhìn vũ trụ và con người bằng con mắt toàn bộ, tổng thể trước khi đi vào bộ phận. Văn thơ cũng không thoát khỏi cách nhìn này. Người Phương Đông nhìn bài thơ như một đơn vị thẩm mỹ hoàn chỉnh mà ít chú ý tách rời các câu, các từ, các ý, nhất là trong thơ trữ tình. Tư Không Đồ coi "thơ là kết tinh của muôn vàn sự tài tình kỳ diệu..." từ đó mà luận bàn thi đức, thi thể và thi đạo. Ông nói: "thơ không nhằm vào từng chữ mà vẫn có được vẻ độc đáo thường tình", "thơ siêu thoát ngoài hiện tượng", "tình trong thơ ở cái không nhìn thấy", "ý tiềm tàng sau ngôn từ", "nếu chỉ chú ý xét chữ, xét câu thì không thể thấy được tình và ý". Cái đó gọi là "ý tại ngôn ngoại", Nghiêm Vũ gọi là "nhập thần", "diệu ngộ", là "lời đã hết mà ý chưa hết", Vương Sĩ Trinh gọi là "thần vận". Sách Bội văn vận phủ cũng có câu: "Thơ hay ở chỗ dùng lời, nhưng hay hơn nữa ở ở chỗ không có lời". Đó là cái thực trong hư. Bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị cũng có câu: Thị thời vô thanh thắng hữu thanh (khi ấy không có tiếng mà còn hơn là có tiếng). Mạnh Tử cũng chủ trương không nên quá chú trọng vào mặt chữ nghĩa. Còn Trang Tử trong thiên Nhân gian thế bàn về thưởng thức thơ như sau: "Không nghe bằng tai mà nghe bằng tâm, không nghe bằng tâm mà nghe bằng khí. Tai dừng lại ở chỗ nghe, còn tâm thì đạt tới chỗ diệu hợp. Khí vốn hư để đón chờ muôn vật. Riêng có đạo tập hợp được hư, đó chính là tâm trai".

Như vậy thì muốn hiểu và cảm thụ đựơc một bài thơ Đường luật hay thơ xưa nói chung, không chỉ căn cứ vào ngữ pháp, tất nhiên vẫn có lúc phải viện dụng đến ngữ pháp - Trước hết phải dùng cái tình, cái tâm chay tĩnh (tâm trai) để lắng đón lấy cái chí, cái tình, cái tâm linh nhà thơ ký thác bên trong đã được người xưa quan niệm là "thần", "thần tứ", "vận vị" nổi lên trên khí cốt bài thơ, thế là đã lãnh hội thơ theo đúng cái mã sáng tác của tác giả ngày xưa.

Biết thế rồi thì sẽ thấy phép tỉnh lược chủ ngữ và hư từ trong thơ Đường luật là điều không đáng lạ, vì chưng nó quá phổ biến. Ví dụ bài sau của Lý Bạch:

Bạch nhật y sơn khán,
Hoàng Hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
Cách thượng nhất tầng lâu.

(Ngày tựa núi ngóng xa,
Thấy Hoàng Hà đổ ra biển.
Muốn dài thêm con mắt ngàn dặm,
Bước thêm lên một tầng lầu nữa).

Không chủ ngữ, cũng không hư từ. Bài thơ rắn chắc, tứ thơ man mác. Con người đứng trước phong cảnh hùng vĩ, vũ trụ bao la mà muốn hòa nhập vào chúng. Không hư từ nên cảm giác này dành cho con người mọi miền và mọi thời đại. Do đó, tình ở đây là vĩnh hằng, không biên giới.

Cũng cần chú ý là có những bài thơ đầy ắp chủ ngữ, nhưng là chủ ngữ hình thức. Chủ ngữ lô-gíc, chủ ngữ thơ ở đây chỉ có một, đó là chủ thể cảm xúc, là nhân vật trữ tình nhưng nó lại ẩn mình đi và không được biểu thị bằng bất kỳ từ ngữ nào. Ví dụ bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ bay vèo.
...

Ở đây ao thu, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc... chỉ là chủ ngữ hình thức, còn chủ ngữ lô-gíc hay chủ ngữ thơ là con người đang cảm thấy, bất lực, cô đơn và nhỏ nhoi trước trời nước mùa thu lồng lộng, nên đang tìm thú thanh tao yên ổn nơi đồng nội quê nhà để rũ hết mọi ưu phiền. Người đi câu gì mà chẳng chú ý gì đến cần câu, phao câu, chỉ lăm lăm ngắm cảnh sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc... cho đến khi giật mình bừng tỉnh vì tiếng động thì cũng chẳng ngó ngàng đến lưỡi câu mà lại chỉ chú ý đến chân bèo.

Thơ cổ như thế nào thì cũng cần hiểu nó, lãnh hội nó như thế ấy.

TB

TÔI YÊU THÍCH CUỐN SÁCH NÀY

NGUYỄN ĐÌNH CHÚ

Tác giả cuốn sách trong lời Gửi bạn đọc Việt Nam có ý mong muốn bạn đọc Việt Nam yêu thích cuốn sách của mình. Vậy thì tôi xin nói: tôi yêu thích cuốn sách này. Cuốn sách có nhan đề chữ Hán là Hán tự tố nguyên, tương ứng với nhan đề tiếng Việt là Tìm về cội nguồn chữ Hán (gồm nhiều từ đã gia nhập vào kho tiếng Việt), dày 1248 trang, in trên giấy trắng tinh, có bìa cứng, ngoài kèm theo sơ mi trình bày rất trang nhã, do Nhà xuất bản Thế giới in năm 1997 vừa qua. Cuốn sách vốn là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Lý Lạc Nghị, quê Quảng Đông, Trung Quốc, Chủ nghiệm bộ môn nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ văn tự của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ông từng là một Hoa kiều sống ở Sài Gòn từ 1940 đến 1957, cho nên ông coi Việt Nam là "quê hương thứ hai". "Những miền quê như Sài Gòn, Chợ Lớn, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Vũng Tàu đều đã đọng lại trong tôi những ấn tượng suốt đời không quên... Tôi luôn luôn ôm ấp một tình cảm vô cùng sâu nặng đối với đất nước tươi đẹp Việt Nam". Giáo sư Lý Lạc Nghị đã nói những lời như thế. Cho nên tôi yêu thích cuốn sách của ông trước hết là yêu thích từ cái tình cảm hữu nghị Việt - Hoa, Hoa - Việt thắm thiết đó, và rồi cũng từ cái thế bút, cái thế học thuật của ông ở cuốn sách này. Cái thế của một nhà khoa học am hiểu một cách máu thịt cả hai ngôn ngữ việt - hán, không dễ có nhiều.

Tiền thân của cuốn sách này vốn có nhan đề Hán tự diễn biến ngũ bách lệ (500 ví dụ của sự diễn biễn chữ Hán). Nhà xuất bản Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc in. Anh Jim Waters, người Mỹ, hiện đang là học viên Cao học chuyên ngành văn học Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã từ cuốn sách Hán tự diễn biễn ngũ bách lệ yêu cầu tác giả Lý Lạc Nghị nâng số lượng mục từ từ 500 lên 906, bổ sung thêm vào bản chính nhiều yếu tố cần thiết, viết lại một số quan điểm trong lời nói đầu của sách, để có một văn bản phù hợp hơn với tiếng Việt... sau đó đã cùng ông Nguyễn Văn Đổng, Chủ nhiệm bộ môn tiếng Trung của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) dịch ra tiếng Việt. Bản dịch đã được các giáo sư Trần Nghĩa, Vương Lộc hiệu đính, các giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc San góp ý thêm về cách trình bày. Kế đó, công trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, bao gồm các nhà Hán học: PGS. Phan Văn Các, PTS. Trịnh Khắc Mạnh, GS. TS. Nguyễn Quang Hồng, PGS. PTS. Ngô Đức Thọ, NCV. Ngô Thế Long. Kết luận chung của Hội đồng: "Đây là cuốn sách có chất luợng tốt, bản thảo công phu, đã giải thích các văn tự Hán có cơ sở khoa học, thể hiện được kết quả nghiên cứu văn tự học Hán. Nhóm tác giả đã tham khảo một khối lượng sách khá lớn để lựa chọn một sự giải thích khoa học và phù hợp với đối tượng người Việt Nam. Hình thức trình bày dễ hiểu, hấp dẫn". Hội đồng cũng có chỉ ra 6 điểm cần hoàn thiện thêm, ví như "cần thuyết minh thêm tiêu chí chọn các chữ Hán cho những chữ gia nhập tiếng Việt", "sửa chữa một số âm Hán Việt cho đúng", "trau chuốt câu văn tiếng Việt cho trong sáng hơn..." Rõ ràng bản thảo đã đi qua một quy trình làm việc nghiêm túc. Và cuối cùng, Nhà xuất bản Thế giới đã cho ra mắt bạn đọc Việt Nam một cuốn sách qui mô, sang trọng như thế.

Cuốn sách này mới xem có thể tưởng như quá cao xa, không cần thiết, nhưng thực ra lại rất cần cho đời sống văn hóa Việt Nam hôm nay và lâu dài, trước hết là ở phương diện ngôn ngữ. Như nhiều người đã biết, tiếng Việt không có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng lại có quan hệ gắn bó đặc biết với tiếng Hán. Người ta đã tính ra là trong vốn từ vựng gọi là tiếng Việt hiện nay đã có hơn 70% tiếng gốc Hán. Hiện tượng từ Hán chuyển thành Hán - Việt đã có một quá trình diễn ra lâu dài trong lịch sử hình thành phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Xa xưa đã đành, mà còn là sau này. Cho nên, muốn hiểu sâu, hiểu chắc tiếng Việt không thể không "tìm về cội nguồn chữ Hán". Cũng như với người Pháp, muốn hiểu sâu hiểu chắc tiếng Pháp, không thể không học tiếng La tinh. ở nước ta hiện nay, đó đây trong nhiều văn bản, kể cả văn bản của người có học hàm học vị đã có chỗ dùng từ không chính xác, mà một nguyên nhân là vì không hiểu từ Hán, chữ Hán. Không ít người cứ nói "yếu điểm" này, "yếu điểm" khác một cách rất chướng tai đối với người có biết chữ Hán, chính là do không biết "yếu điểm", theo chữ Hán phải hiểu là điểm chủ yếu, điểm cơ yếu, chứ không phải là điểm yếu kém. Thành ngữ "môn đương (hoặc đang) hộ đối" cũng đã bị không ít sách vở chuyển thành "môn đăng hộ đối", cũng chính là vì không hiểu chữ Hán. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết nguồn gốc Hán trong tiếng Việt theo tinh thần bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt mà hơn chục năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đưa thêm vào nội dung chương trình giảng dạy tiếng Việt ở bậc PTTH mấy tiết học về từ Hán - Việt. Dư luận xã hội hoan nghênh chủ trương đó nhưng vẫn thấy như thế còn là quá ít. Đáng ra còn phải cho học sinh phổ thông học nhiều từ Hán - Việt hơn nữa, ngay từ cấp tiểu học trở đi. Chương trình tiếng Việt ở bậc PTCS, PTTH gần đây được tăng lên gấp bội. Giá gì có sự giảm bớt một số nội dung khác để dành cho việc dạy từ Hán - Việt thì hẳn là có lợi hơn nhiều. ở bậc Đại học và Cao đẳng Sư phạm, trong ngành Ngữ văn đều có môn Hán - Nôm. Riêng phần Hán là rất có lợi cho việc hiểu tiếng Việt nói chung, văn chương Việt Nam nói riêng. Thực tế yêu cầu của xã hội và nhà trường như vừa nói, cho thấy cuốn sách Tìm về cội nguồn chữ Hán này là rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường đã đành, mà còn là với bất cứ ai muốn có sự trong sáng hơn trong việc nói và viết tiếng Việt.

Cuốn sách này, trong khi tìm về cội nguồn chữ Hán, đã đồng thời cung cấp cho người đọc lai lịch các kiểu chữ viết của Trung Quốc bao gồm: Giáp cốt văn; Kim văn; Tiểu triện; Lệ thư; Khải thư; Thảo thư; Hành thư và chữ Giản thể. Quả là trên thế giới, không đâu như ở Trung Quốc, chữ viết không chỉ là một công cụ chuyển tải nội dung tri thức mà còn trở thành một sản phẩm văn hóa mang tính nghệ thuật cao diệu, gần như là một chi phái của hội họa Trung Hoa, bao gồm nhiều kiểu chữ và ở mỗi kiểu chữ lại còn có sự phân nhánh. Ví như trong kiểu chữ Triện thì có Đại triện (còn gọi là Trứu) xuất hiện thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN) và Tiểu triện do Lý Tư, Thừa tướng của Tần Thủy Hoàng đặt ra (221 - 206 TCN). Kiểu chữ Lệ thư thì có Cổ lệ do Trình Mạo đời Tần đặt ra và Hán lệ (hay Bát phân). Kiểu chữ Thảo thư lại gồm Cổ thảo thuộc đời Tiền Hán (206 TCN - 8 SCN), Chương thảo thuộc đời Hậu Hán (25-220) và Độc thảo thể. Độc thảo thể lại chia thành Liên miên thảo Cuồng thảo thể... Người Việt Nam ta trong thời trung đại, đã sử dụng chữ Hán như một thứ văn tự của chính mình, và ít nhiều cũng đã coi việc viết chữ Hán là một thú chơi văn hóa thanh tao của các bậc thức giả. Câu chuyện Huấn Cao cho chữ ở truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời đã phản ánh hiện tượng văn hóa kỳ thú đó. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết các kiểu chữ viết của Trung Quốc với tính chất "tạp thể thư" như thế đã truyền vào Việt Nam từ bao giờ. Chỉ biết người nước ta xưa đã rất thích thể loại Phi bạch và thường dùng để trang hoàng trong ngày tết. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quí Đôn đã nhắc đến lối viết chữ Hán như sau: "Trương Hoài Quán nói: thông thường có tám lối chữ viết: Triện, Trứu, Bát phân, Lệ, Chân, Thảo, Phi bạch, Hành thư. Cả các lối ấy, chỉ có Hữu Quân viết tốt nhất". Hữu Quân tức Vương Hữu Quân, tức Vương Hy Chi (303 - 379).

Trong cuốn sách Tìm về cội nguồn chữ Hán giáo sư Lý Lạc Nghị chỉ trình bày các kiểu chữ ở trạng thái gốc chưa phân nhánh, bởi lẽ cuốn sách này không yêu cầu và cũng không cần đến thế. Và chừng ấy cũng đủ phục vụ yêu cầu của những ai đang bước đầu muốn đi vào thế giới chữ Hán, văn học Hán tự. Cũng biết rằng, hiện nay, trong đời sống văn hóa Việt Nam, số phận của Hán tự, của văn hóa Hán tự đã khác xa vô cùng so với ngày trước. Nhưng Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và ở nhiều chỗ khác, cũng như trong các công trình văn hóa cổ, đặc biệt là trong các chùa chiền, đền miếu mà Nhà nước ta đang có chính sách bảo tồn, vẫn có nhiều sách và không ít câu đối, hoành phi, văn bia, trướng viết bằng chữ Hán với nhiều kiểu chữ. Cho nên, đó cũng là thêm một lý do để nói rằng cuốn sách Tìm về cội nguồn chữ Hán của Giáo sư Lý Lạc Nghị và nhà nghiên cứu trẻ Jim Warters (cộng thêm vai trò dịch thuật của ông Nguyễn Văn Đổng) là rất cần cho đời sống văn hóa Việt Nam hôm nay và lâu dài. Tôi nhận rằng mình yêu thích cuốn sách là từ những điều đã nói đó.

Chỉ mong rằng rồi đây cuốn sách nếu được tái bản, thì cần tu chỉnh thêm một số chỗ trong lời dịch cho trong sáng hơn.

Đồng Xa, Mậu Dần trọng xuân 1998.

TB

ĐÔI ĐIỀU CẦN ĐÍNH CHÍNH VỀ
TƯ LIỆU BẢN KIỀU Ở THÁI BÌNH

NGUYỄN KHẮC BẢO

Vừa qua Tạp chí Hán – Nôm 3/97 có đăng bài của ông Nguyễn Tiến Đoàn giới thiệu bản Kiều của gia đình cử nhân Nguyễn Doãn Cử (1821 - 1890). Bài viết cho biết: "Nguồn gốc cuốn Kiều này là do cụ Nguyễn Tú (1794 - 1855) được vua Minh Mạng chỉ thị cùng 16 người trong Bộ Lễ sưu tầm trong một năm rưỡi mới hoàn thành, kể cả việc khắc ván, bản thảo cuốn Kiều đã in xong và cất ở văn phòng Bộ Lễ, còn ván in bị cháy hết, cụ Nguyễn Tú đã để quên bản thảo ở quê Trực Ninh - Nam Định, sau đó con cụ là ông Nguyễn Chiến đưa biếu bản Kiều này cho Cử nhân Nguyễn Doãn Cử". Nếu những thông tin trên là chính xác thì cụ Nguyễn Tú là một người có công lớn trong việc hình thành bản Kiều khắc in thời Minh Mạng thường gọi là bản Kinh. Cụ Nguyễn Tú lại có duyên may là được học tập, làm quan ở hầu hết những nơi cụ Nguyễn Du đã từng ở: học ở Thăng Long với cụ Phạm Quí Thích là bạn cụ Nguyễn Du, làm quan ở Tiên Du quê mẹ, Thái Bình, quê vợ cụ Nguyễn Du, ở Hải Dương quê cụ Phạm Quí Thích, làm Thị lang Bộ Lễ nơi cụ Nguyễn Du đã từng làm Lễ bộ Hữu tham tri, rồi Chủ khảo trường thi Nghệ An, quê hương cụ Nguyễn Du. Ông Nguyễn Tiến Đoàn đã tóm tắt thành niên phả cụ Nguyễn Tú mà tôi hệ thống lại theo bảng sau để dễ nhận xét:

TT Năm Tuổi Sự việc Sửa lại
1 1794 Năm sinh 1784
2 16 Đỗ Khóa sinh
3 1811 17 Lê Bắc thành học Hoa Đường tiên sinh 1801
4 1816 22 Đậu Cử nhân 1806
5 Tri huyện Tiên Du - Bắc Ninh
6 32 Về quê chịu tang cha
7 Tri huyện Kim Thành - Hải Dương
8 1821 36 Tri phủ Tiên Hưng - Thái Bình 37 tuổi
9 41 Lang trung Bộ Binh
10 1827 Bố chính Quảng Ngãi
11 1828 43 Hiệp trấn Thuận An 44 tuổi
12 1829 44 Thị lang Bộ Lễ 45 tuổi
13 1831 Hữu Tham tri Bộ Công
14 Chủ khảo trường thi Gia Định
15 Tả Tham tri Bộ Lại
16 Bố chính Quảng Trị
17 Ban chức Thuần phủ
18 1834 Ra đảo Cửu Chu dẹp giặc Xiêm
19 1841 Chủ khảo Trường thi Nghệ An
20 1842 Bị bắt làm lính ở Hưng Yên
21 Dạy học ở Hưng Yên
22 63 Dạy học ở Trà Lũ, Giao Thủy
23 66 Dạy học ở Hoành Nha - Giao Thủy
24 1855 Giảng tập tại gia đình cho các tỉnh thần
25
26 9.11.1855 71 Từ trần

Đối chiếu hàng 1 với hàng 26 đã thấy có sự mâu thuẫn, vì: 1855 - 1794 = 61 chứ không phải là 71 tuổi.

Xét từ hàng 4 đến hàng 8 thấy trong 5 năm (từ 1816 đến 1821) cụ Nguyễn Tú từ 22 tuổi lên thành 36 tuổi, sai 9 tuổi. So sánh hàng 1 với hàng 8, 11, 12 thấy cũng sai vì nếu sinh năm 1794 thì năm 1821 phải là 27 tuổi, năm 1828 phải là 34 tuổi và năm 1829 phải là 35 tuổi: sai 9 tuổi.

Vậy, trong 3 mốc chính:

- Năm sinh 1794

- Năm mất 1855

- Tuổi thọ 71

Ông Nguyễn Tiến Đoàn đã có lầm lẫn ở 1 chỗ nào đấy mất 10 năm.

Vì hàng 22, 23 ghi năm 63 tuổi và 66 tuổi, cụ vẫn còn dạy học. Vậy tuổi thọ của cụ không thể là 61 được mà chắc chắn là 71 tuổi.

Vậy hoặc là cụ sinh năm 1784, mất năm 1855, thọ 71 tuổi, hoặc là cụ sinh năm 1794, mất năm 1865, thọ 71 tuổi.

Thông thường gia phả là do con cháu đời sau viết nên năm mất và tuổi thọ bao giờ cũng nhớ chính xác, vì gần đời họ hơn, hoặc có khi còn được chứng kiến. Còn năm sinh thì quá xa mà họ lúc đó chưa ra đời nên dễ nhầm lẫn. Vì vâỵ, theo tôi, có lẽ hoặc gia phả chép nhầm hoặc ông Nguyễn Tiến Đoàn đã chép, dịch nhầm năm sinh của cụ Nguyễn Tú từ năm 1784 thành ra năm 1794, kéo theo các nhầm lẫn vô lý ở các hàng 8, 11, 12, 26.

Theo tôi, có lẽ cụ sinh 1784 là hợp lý hơn và đề nghị sửa lại các mốc trong tiểu sử cụ Nguyễn Tú như ở cột 5 bảng hệ thống trên.

Một chi tiết nữa cũng cần đính chính lại, vì ông Nguyễn Tiến Đoàn có viết: "Bởi lẽ Nguyễn Tái Tích thụ nghiệp Nguyễn Doãn Cử có bế cả Tản Đà 3 tuổi ngồi vào chiếu, nên có thể coi Tản Đà là chú học trò nhập tịch ngoại lệ của Nguyễn Doãn Cử".

Theo Tuyển tập Tản Đà (Văn học, 1986) và Ông Thần Ngông (Giai thoại Tản Đà, Văn học 1990) thì Tản Đà sinh ngày 25 - 5 - 1889, cụ Nguyễn Doãn Cử mất 1890, lúc đó Tản Đà mới khoảng từ 7 tháng tuổi đến hơn 1 tuổi, sao lại tính là 3 tuổi để ông anh Nguyễn Tái Tích bế vào ngồi chiếu học cụ Cử được.

Một điều nữa cũng cần được ông Nguyễn Tiến Đoàn lưu tâm là đối chiếu cho thật kỹ hai bản Kiều mà ông cùng giới thiệu:

1. Bản Kiều của gia đình ông Nguyễn Doãn Tấn giới thiệu trên trên Tạp chí Hán Nôm, số 3/97.

2. Bản Kiều của gia đình ông Bùi Văn Dật ở thị xã Thái Bình giới thiệu trên Tạp chí Văn học, số 8/97.

Hai bản này có nội dung, số câu, chú thích, lời phê của hai cụ Vũ Trinh, Nguyễn Lượng cũng giống nhau. Riêng lời phê cuối của cụ Nguyễn Lượng Quá mạch sinh xuất dư ba diệc diệu thì ở bản gia đình ông Nguyễn Doãn Tấn dành cho câu 2639 - 2640.

Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.

Còn lời phê ấy ở bản của ông Bùi Văn Dật thì lại dành cho câu 2645-2646.

Đời người đến thế thì thôi.
Trong cơ âm cực dương hồi không hay.

Điều đáng chú ý nhất là lời chú thích trước lời phê này trong bản của ông Bùi Văn Dật: Quan chỉ hỹ, dĩ hậu xuất mộng. Nguyễn Công chí thử tuyệt bút. Hậu đoạn nãi môn đệ Nho Ngạc sở tục (Đến đây là tận mỹ tận thiện rồi. Từ đây Kiều bước ra khỏi cơn mộng mị [với Đạm Tiên] ông Nguyễn Du viết đến đây là tuyệt bút [cụ thể là chết]. Đoạn sau học trò ông là Nho Ngạc viết tiếp). Bởi thế mà Nguyễn Lượng khen đoạn tiếp nối: "Qua mạch thơ sau, cái dư ba toát lên cũng tuyệt diệu !" (trang 81, Tạp chí Văn học, số 8/97). Tư liệu này nêu ra một vấn đề cực kỳ quan trọng, vì theo đó cụ Nguyễn Du chỉ viết từ đầu đến đoạn có câu 2645 - 2646.

Đời người có thế thì thôi
Trong cơ âm cực dương hồi không hay.

Còn đoạn sau đấy đến hết là do học trò ông là Nho Ngạc viết tiếp. Vấn đề này chưa thấy một tài liệu nào nói đến. Vậy xin đề nghị các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều xác minh độ chính xác của tư liệu này.

Việc tìm thêm được 2 bản Kiều Nôm chép tay ở Thái Bình là một việc rất đáng mừng. Nhưng cần có những thông tin chính xác để có thể đóng góp vào việc phục hồi nguyên tác bản Kiều.

Những điều băn khoăn của tôi trình bày ở trên rất mong ông Nguyễn Tiến Đoàn xem xét lại để cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính xác hơn.

TB

BÚT TÍCH ĐÌNH NGUYÊN PHAN ĐÌNH PHÙNG LÃNH TỤ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
CHỐNG PHÁP

TRẦN NGUYÊN TRINH
TRẦN BÁ CHÍ

1. Vài nét về tình hình văn bản:

Tờ di bút này do cụ Phan Đình Phùng viết tặng ông Tô Bá Ngọc, một nhà Nho yêu nước ở thôn Đông Yên, Vân Tụ, Châu Diễn (nay thuộc xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Tờ di bút dài 32 dòng chữ nhỏ viết trên tờ giấy bản khổ 25 x 50cm. Phần trên là văn xuôi, dưới có 4 bài thơ, chủ yếu khen ngợi tư cách phẩm chất ông Tô Bá Ngọc trong quan hệ với anh em họ hàng, láng giềng, bạn bè xa gần.

Tài liệu được viết trong một chuyến đi công cán, khi cụ đi qua nhà ông Tô Bá Ngọc ngày 10 tháng 2 năm Đinh Hợi tức ngày 26/3/1887. Công cán việc gì không được ghi rõ, nhưng là chuyến cụ ra Bắc, trước ghé vùng Diễn Châu, Nghệ An để quan hệ với nhà yêu nước Nguyễn Xuân Ôn và những văn thân đang tích cực chuẩn bị phong trào Cần Vương chống Pháp.

Cụ đến ở làng Đông Yên, tổng Vân Tụ và ở nhà Tô Bá Ngọc không rõ bao lâu, chỉ thấy cụ nói vài ngày trước khi ra đi, chủ nhà có yêu cầu thì cụ viết nhanh (tẩu bút) mấy dòng để lưu niệm.

Cụ đi được ít lâu, thực dân Pháp kéo đến khủng bố, bắt người, đốt nhà, tra tấn ông Tô Bá Ngọc và bắn ông tại chỗ. Ông Tô Bá Ngọc hi sinh, nhà bị cháy trụi, nhưng tài liệu vẫn được con cháu cất giữ cẩn thận và lưu truyền cho đến ngày nay.

Chúng tôi thiết nghĩ: Phan Đình Phùng là một nhà Khoa bảng lớn, một lãnh tụ vĩ đại của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khi cụ mất, phong trào tan, đến thi hài cụ trong quan tài cũng bị thực dân Pháp và tay sai đào lên đốt thành tro, nạp vào họng súng đại bác bắn xuống sông La để uy hiếp dân, huống gì các tài liệu liên quan đến cụ đã mấy lần bị lệnh thiêu hủy!

Nay phát hiện được di bút này của cụ thật là vật báu, giá trị vô cùng. Chúng tôi xin công bố để tỏ lòng "nhớ công ơn các anh hùng dân tộc".

Phiên âm:

Tuế Đinh Hợi xuân, nhị nguyệt, dư dĩ công cán để Diễn, kinh quá Vân Tụ chi Đông Yên thôn, thôn hữu Tô thị giả văn đạo thế truyền trung hậu, dư nhân vãng túc yên.

Bá Ngọc tử kỳ đích phái dã. Sơ kiến thời, ngôn từ cử chỉ tuân tuân nhiên hữu cổ phong; cư cửu chi tri gia bất thậm phú, bình sinh xử gia kỳ vi phụ tử huynh đệ túc pháp. Bá Ngọc tảo cô, thiếu y vu thúc, đãi thúc thị cố, thẩm quả cư, Bá Ngọc thiện sự chi. Chư đường đệ hữu bất năng tự cấp, Bá Ngọc đa thiệm dĩ tiền túc. Uyển nhiên Trương Công Nghệ Trần Cạnh chi gia pháp. Hương hữu bần giả lai, bất vấn tiền chi đa thiểu, tất giảm kỳ giá nhi dữ chi túc. Cố mỗi ngộ hoang niên, bần dân lại dĩ toàn hoạt giả thậm chúng. Thả tính hiếu khách, hữu dĩ thi văn chí triếp lạc dữ ngâm vịnh, tuy lũy tuần liên nhật bất yếm dã. Cố châu chi văn sĩ đa tháo yên. Y ! Bá Ngọc chi tiên nhân dư phất cập tri dã, nhi quan Bá Ngọc chi mục thân, chi chu bần, chi giao hữu, thử sổ đoan giả, tắc kỳ sổ vị thế truyền trung hậu, tưởng phi hư ngữ dã. Hựu văn hữu lân ông giả bình nhật tính khắc bạc, hiếu thực hóa, quảng trí tức trái, gia phú lũy cự vạn, sinh hữu tử nhị, ông tốt vị sổ nguyệt, huynh đệ phân tài tranh hiệu đa thiểu(a) chí vu huých tường, gia nghiệp tỉ tiền đại giảm, hương nhân giai dĩ vị ông khắc bạc chi báo. Ta ta! đồng nhất giang sơn, đồng nhất phong thổ, đồng nhất lư lý tỉnh cương, hà nhất hậu nhất bạc chi bất đồng dã ? Tắc diệc thị phù gia [phạm chi hà như](b) nhĩ.

Tương biệt tiền sổ nhật, Bá Ngọc trưng thi ư dư. Dư tố chuyết, vưu bất năng thi. Nhiên Bá [Ngọc ái ngâm] nhân dã, dư khả dĩ chuyết từ hồ tai ? Nhân tẩu bút dĩ tặng chi tịnh chí sở kiến sở văn, [dĩ miễn thế chi] vi phụ huynh giả đương pháp kỳ trung hậu, vô vi khắc bạc vân:

(I)
[Đinh Hợi] xuân nhị nguyệt,
Ngẫu quá Đông Yên thôn.
Văn hữu Tô thị giả,
Trung hậu thế kỳ môn.
Thăng giai thủy [nhất] kiến,
Ngôn ngữ hà ôn tồn.
Xử gia trọng hiếu hữu,
Huynh đệ tự thiên luân.

(II)
Chủ nhân ái thi khách,
Lương hữu đương mãn tịch.
Tương dự đàm cổ kim,
Xướng họa doanh ốc bích.
Bá Ngọc miễn hồ tai,
Phàm thử giai thế trạch.
Miễn chi hữu miễn chi,
Dư khương bằng thiện tích.

(III)
Văn chương tòng cổ hựu tiền nhân,
Tri thức hưu luân(c) cựu thị tân,
Khoa giáp thiểm vi Tùng Lĩnh chủ,
Thư thi quân thế Lạp Sơn nhân.
Cố nhiên bạch nhãn thành tri kỷ,
Toại sử thiên nhai nhược tỷ lân.
Giải cấu thử trung đa kỳ ngộ,
Hảo tương giai tác chí kim xuân.
(IV)
Đề Tô thị từ đường
"Để thất đan tì bốc tụy hanh",
Khách du đáo thử bội di tình.
Phùng nhân thí vấn hảo sơn thủy,
Cộng thuyết Tô gia thi lễ đình".

(Do y gia đối liên hữu: "Truyền gia điền bảo tồn phong yến; Để thất đan tì bốc tụy hanh" cố ngẫu tục vân).

(V)
Tái bộ chủ nhân nguyên vận
Tằng văn: "Tẩy giáp vấn Ngân Hà,"
Bỉ thị hà nhân ngã thị hà?
Đương đạo xà do trì bạt kiếm,
Trung nguyên lộc thượng phí thao qua.
Tam canh ưu bất nan thành mộng,
Vạn lý thê trì tiện thị gia.
Hội ẩm Nguyệt Chi đầu thượng tửu,
Đan trì tranh tấu khải hoàn ca.

Hàm Nghi tam niên nhị nguyệt sơ thập nhật,La Yên tam giáp Tiến sĩ Phan thị thư .

Dịch nghĩa:

Mùa xuân tháng hai năm Đinh Hợi (1887) tôi đi công cán đến phủ Diễn. Khi qua thôn Đông Yên, tổng Vân Tụ(1) nghe có nhà họ Tô nổi tiếng trung hậu, nhân tiện tôi ghé thăm, rồi nghỉ lại đó.

Ông Bá Ngọc là con trưởng thuộc dòng chính của họ. Lúc đầu mới gặp, thấy nói năng cử chỉ đều có phong độ cổ nhân. ở lâu mới biết nhà không giàu có lắm. Ngày thường sống trong gia đình, cha con anh em đều có phép tắc. Bá Ngọc sớm mồ côi cha mẹ, lúc nhỏ dựa vào chú, chú mất, bà thím ở góa, ông phụng sự thím chu đáo. Anh em con chú ai túng thiếu, ông giúp cho tiền bạc, giống như phép nhà của Trương Công Nghệ(2) và Trần Cạnh thời xưa. Làng xóm có người nghèo đến, ông không hỏi có tiền nhiều hay ít mà đưa thóc gạo bán cho với giá rẻ. Gặp năm mất mùa, dân nghèo đến nhờ ông giúp, phần đông được ông cứu sống.

Tính ông lại hiếu khách. Làng thơ văn thường tới nhà vui chơi và ngâm vịnh, dù ở lâu bao ngày, ông vẫn vui lòng. Cho nên nhiều văn sĩ trong vùng đều tìm đến.

Ôi tiếc thay ! Tôi không được biết tiên nhân của ông Tô Bá Ngọc, nhưng cứ xem ông ăn ở hòa thuận với anh em, giúp đỡ người nghèo khó, kết thân với bạn bè... thì cũng đủ biết người đời truyền tụng về đức nhân hậu của nhà ông, quả không sai vậy.

Lại nghe nói có ông hàng xóm thường ngày tính khắc bạc hám lợi; của cải do cho vay nặng lãi, nên nhà giàu đến ức vạn, sinh hạ được hai con trai thì cha chết chưa được vài tháng, anh em đã chia gia tài tranh nhau nhiều ít, tức giận nhau mà đi đến bất hòa, gia nghiệp sa sút nghiêm trọng. Người làng đều cho rằng vì trước ông ấy ăn ở khắc bạc nên đời con chịu quả báo đến như thế.

Than ôi ! Cùng một giang sơn, cùng một phong thổ, cùng một xóm làng, cùng chung bờ đồng giếng nước, sao lại một bên nhân hậu, một bên khắc bạc, khác nhau xa vậy ? Cứ xem phép nhà ra sao thời cũng biết được.

Vài ngày trước khi tôi từ biệt, ông Bá Ngọc có xin thơ tôi. Tôi vốn vụng lại không hay thơ, nhưng ông Bá Ngọc là người ham ngâm vịnh, tôi lẽ nào cứ vin cớ vụng mà từ chối mãi sao, bèn phóng bút viết vội mấy dòng để tặng, đồng thời ghi chép những điều mắt thấy tai nghe nhằm khuyên răn những bậc làm cha, làm anh trên đời nên noi gương trung hậu, chớ làm điều khắc bạc.

Thơ rằng:

I
Tháng Hai xuân Đinh Hợi,
Nhân ghé Đông Yên thôn.
Nghe có nhà Tô thị,
Trung hậu nổi tiếng đồn.
Buổi đầu mới gặp gỡ,
Nói năng vẻ ôn tồn.
Nếp nhà trọng hiếu hữu,
Anh em vẹn luân thường.

II
Chủ nhân quý "thi khách",
Quanh chiếu những bạn hiền.
Cùng luận bàn kim cổ,
Xướng họa dán đầy phên.
Quí thay ông Bá Ngọc !
Nhờ phúc trạch gia tiên
Hãy gắng lên ! gắng nữa !
Làm thiện hưởng phúc bền. (3)

III
Văn chương trước đã có tiền nhân,
Nay chẳng nên bàn cựu với tân ?
Khoa bảng tôi ghi Tùng Lĩnh chủ(4)
Thi thư anh xứng Lạp Sơn nhân(5)
Mấy khi "mắt trắng" thành tri kỷ,(6)
Cách cõi trời xa lại hóa thân.
Kỳ ngộ là duyên trong giải cấu,
Lời vàng gửi lại lúc đương xuân.

IV
Để ở nhà thờ họ Tô
Hướng nhà mạch "Tụy" chảy lưu thông(7).
Du khách qua chơi thẩy thỏa lòng.
Thường hỏi núi sông sao đẹp vậy ?
Họ Tô thi lễ đã bao đông ?

(Do nhà họ Tô có câu đối " Truyền gia điền bảo tồn phong yến(8), để thất đan trì bốc Tụy hanh", tôi nhân ý đó tiếp làm bài thơ trên).

V
Lại họa vần thơ của chủ nhà
"Sông Ngân rửa giáo"
chuyện đầy tai (9)
Bọn Pháp là ai, ta chủ ai ?
Đường sá ngại trừ loài rắn rết(10)
Trung nguyên nhút nhát tựa hươu nai(11)
Ba canh còn thức lòng vì nước
Muôn dặm là nhà, bởi chí trai
Chờ vận Nguyệt Chi dâng tiến rượu(12)
Tâu tin thắng trận trước đan giai(13)

Ngày 10 tháng 2 niên hiệu Hàm Nghi năm thứ 3 (1887) Tiến sĩ họ Phan quê làng Yên Đồng huyện La Sơn ghi.

(Có dấu son khắc chức vụ Phan Đình Phùng).

CHÚ THÍCH

(1) Đông Yên: là một thôn thuộc tổng Vân Tụ, huyện Yên Thành (nay thuộc xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)

(2) Trương Công Nghệ: Người thời Đường, quê ở quận Thọ Trương, 9 đời ăn ở cùng một nhà rất hòa thuận. Vua Đường cao Tông đến thăm và hỏi bí quyết gì mà gia tộc đoàn kết thuận hòa được như thế ? Công Nghệ viết lên giấy hơn 100 chữ nhẫn (nhường nhịn) dâng lên vua. Vua Cao Tông khen ngợi và thưởng nhiều vàng lụa.

(3) Nguyên câu thơ này là: "Dư Khương bằng tích thiện" lấy ý câu trong quẻ Khôn, Kinh Dịch nói rằng: "Tích thiện chi gia tất hữu dư khương" nghĩa là nhà chứa chất điều thiện thì hưởng phúc dồi dào.

(4) Núi Tùng Lĩnh ở Đức Thọ - Hà Tĩnh là quê hương Phan Đình Phùng.

(5) Núi Lạp Sơn ở Đông yên huyện Yên Thành là làng quê Tô Bá Ngọc.

(6) Mắt trắng: do tích thời Tấn có Nguyễn Tịch phân biệt tình thân sơ bằng mắt nhìn, người thân thiết thì nhìn bằng tròng mắt xanh, kẻ xa lạ hoặc không hợp thì nhìn bằng khóe mắt trắng. Khi mẹ Tịch mất, Kê Hỷ mang lễ đến điếu, Tịch liếc khóe mắt trắng nhìn, Kê Hỷ lánh ra rồi rút lui. Em Hỷ Khang biết chuyện ấy đem rượu ngon và một gã giỏi gảy đàn tang đến viếng. Tịch rất hài lòng, trương cả đôi mắt xanh nhìn rất kính nể, đáp lễ nồng hậu.

(7) "Tụy" là 1 quẻ trong Kinh Dịch báo trước thời vận hanh thông yên ổn, phát đạt.

(8) Phong là 1 quẻ trong Kinh Dịch đoán trước việc tốt lành, phúc lộc dồi dào.

(9) Câu này lấy ý ở câu thơ Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã: "An đắc tráng sĩ vãn thiên hà; Tẩy tận giáp binh trường bất dụng" ý nói: Tráng sĩ chiến thắng để lại hòa bình.

(10) Câu này Phan Đình Phùng trách vua và các quan chần chừ, không quyết đánh Pháp từ đầu. Dẫn tích Hán Cao Tổ khi ra trận gặp con rắn giữa đường, vung gươm chém ngay. Một ông già khóc, chỉ rắn nói rằng: "Ngô tử viết Bạch Đế, hóa vi xà đương đạo".

(11) Nguyên tác ghi "Trung nguyên" ý chỉ triều đình Huế, vua quan đều nhút nhát muốn hòa với Pháp. Lời tựa bài minh Hàm Cốc quan đã có câu "trung nguyên lộc hãi, chiến quốc vị khởi".

(12) Nguyệt Chi: đây chỉ nước Tiểu Nguyệt Chi. Xưa nước Nguyệt Chi bị giặc Hung Nô đánh chiếm, chia ra hai phái, một phái sợ giặc chạy trốn lên phía tây, khai thác vùng Vị Thủy gọi là Đại Nguyệt Chi (nay nhập vào Ấn Độ). Còn phái ở lại chiến đấu, giữ được nước gọi là nước Tiểu Nguyệt Chi (nay thuộc vùng Cam Túc, Thanh Hải của Trung Quốc).

(13) Đan giai: cũng như Đan trì là thềm rồng sơn đỏ, nơi vua ngự triều.

TB

GIỚI THIỆU TẤM BIA MỚI TÌM THẤY TẠI
KHU DI TÍCH VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN

Di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là một tổng thể kiến trúc văn hóa Nho giáo đã có lịch sử gần 1000 năm, bao gồm hai chủ thể kiến trúc: Văn miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Bao quanh và xen kẽ với hai chủ thể kiến trúc này là một số những kiến trúc và cảnh quan tạo sự cân đối hài hòa cho khu di tích, trong đó có hồ nước trước cửa Văn miếu. Đây là một hồ nước tự nhiên khá rộng, có tên là hồ Văn hay hồ Minh Đường. Giữa hồ có gò Kim Châu là một thắng cảnh mà trước đây các văn sĩ Hà Thành thường tới hóng mát, bình thơ, vịnh cảnh. Trải qua thời gian và biến đổi lịch sử, hồ Văn hiện nay chỉ còn là một hồ nhỏ đã bị lấn chiếm và ô nhiễm nặng, gò Kim Châu bị bỏ hoang.

Trong khi nạo vét lòng hồ trả lại cảnh quan cho di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám, ngày 12 tháng 2 năm 1998. người ta đã tìm thấy 1 tấm bia đá nằm dưới lòng hồ lấp dưới bùn đất bên phải mép gò Kim Châu, chếch về phía bia Hạ mã bên phải cổng tam quan Văn miếu. Bia có kích thước 60 x 105cm (kể cả đế). Trán bia chạm rồng chầu mặt nguyệt, xung quanh diềm bia có trang trí hoa văn hình sóng nước. Bia có hai mặt chữ. Mặt trước đề trên trán bia bốn chữ: "Hoàn văn hồ bi" (  = Bia trả lại hồ Văn). Cuối bài văn bia ghi niên đại soạn vào năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Bảo Đại thứ 17, tức năm 1942. Như vậy đây là tấm bia có niên đại khá muộn, có lẽ là một trong những tấm bia khắc chữ Hán cuối cùng của Hà Nội. Người soạn văn bia là Cử nhân khoa Quý Mão, quan Tổng đốc trí sĩ người làng Đông Ngạc Hoàng Huân Trung(1). Người đọc duyệt là Tiến sĩ khoa ất Mùi, quan Tuần phủ trí sĩ người làng Tây Mỗ Nghiêm Xuân Quảng(2) và Cử nhân khoa Đinh Dậu quan Tuần phủ trí sĩ người làng Du Lâm Nguyễn Doãn Thạc(3). Bài văn bia này còn được kiểm tra bởi hai nhân vật là Thái tử Thiếu bảo Tổng đốc trí sĩ người làng Đông Ngạc Phạm Gia Trác và Tiến sĩ luật khoa, Tổng đốc tỉnh Hà Đông người làng An Truyền Hồ Đắc Điềm. Điều đặc biệt là mặt sau của tấm bia chính là bản dịch văn bia chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, người dịch là Đốc học Trần Trọng Kim và một người tên là Nguyễn Quang Oanh. Chữ Hán khắc theo kiểu chữ khải thư chân phương.

Nội dung văn bia ghi lại sự kiện ngày 30 tháng 5 năm 1940, quan Thống sứ Bắc Kỳ duyệt cho Hội đồng thành phố Hà Nội ký biên bản trả lại hồ Văn cho Văn miếu, thuộc tỉnh Hà Đông bấy giờ quản lý.

Ngược trở lại lịch sử, hồ Văn vốn thuộc địa phận Văn miếu - Quốc Tử Giám. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí, năm 1662, đời Lê Cảnh Trị, quan Tham tụng, Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu bảo, Yên quận công Phạm Công Trứ đã cho sửa sang nhà Quốc học, dựng nhà Phán Thủy trên gò Kim Châu, làm 10 bài thơ vịnh 10 loại cây cỏ cho khắc vào bia dựng ở đó. Hồ Văn chính là nơi du ngoạn, giải trí của thầy trò trường Giám sau giờ học tập căng thẳng. Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp chiếm Bắc Kỳ, phân cắt địa giới để cai trị thì Văn miếu bị dùng làm trường bắn, hồ Văn bị bỏ phế. Năm 1895 do yêu cầu của dân chúng Hà Thành, Văn miếu được trả lại làm nơi thờ tự, còn hồ Văn thì vẫn bị lãng quên. Như vậy, cùng với sự thăng trầm của miếu thờ Nho giáo thì hồ Văn cũng chịu chung số phận. Theo nội dung tấm bia mới tìm được này, chúng ta biết rằng mãi đến tận năm 1940 hồ Văn mới được trả lại cho Văn miếu. Văn bia cũng cung cấp cho chúng ta những cứ liệu rất quan trọng về hồ Văn, đó là:

- Diện tích hồ Văn vào thời điểm dựng tấm bia này (năm 1942) là 10.900m2 (diện tích còn lại hiện nay là 7.000m2).

- Gò Kim Châu hình tròn, rộng 200m2, năm 1942 xây nhà đình bia đặt 2 tấm bia là tấm bia ghi việc nạo vét hồ Văn thời Tự Đức và tấm bia ghi việc trả lại hồ Văn này.

- Sau khi được trả lại cho Văn miếu, gò Kim Châu được bồi đắp thêm và xây bệ gạch để làm nơi ghé thuyền.

Những cứ liệu này rất quí giá cho công tác nghiên cứu về hồ Văn để lập dự án cải tạo khai thác nó làm cảnh quan và điểm du lịch giải trí trong khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu phần phiên âm bản chữ Hán và bản dịch ra tiếng Việt khắc trên tấm bia này.

Phiên âm:

Hoàn Văn hồ bi

Hồ tại Văn miếu tam trùng môn ngoại, danh Minh Đường hồ hoặc Văn hồ, quảng nhất vạn cửu bách tây phương xích. Hồ trung viên khâu danh Kim Châu, quảng nhị bách tây phương xích. Một nhập phố thổ cửu hỹ. Mậu Dần thu, Trung nhân hội kiểm miếu tự khí, ngẫu vu khâu ngung đắc di bi Lê Cảnh Hưng Phạm Công Trứ tiên sinh cấu tiểu hiên vu châu thượng, danh Phán Thủy đường. Tự Đức niên gian, Lê Hữu Thanh, Đặng Tá nhị tiên sinh kiến ngõa đình vu châu thượng, danh Văn Hồ đình, tải tại sử thặng dữ bi văn, lịch lịch khả khảo. Hồ nguyên thuộc Văn miếu. Miếu tự như cố, nhi hồ vị khắc hoàn, khả bất tư dĩ bảo chi hồ ? Thiêm liệt quan thân dĩ sự trình Võ Hiển điện Đại học sĩ Trọng Phu Hoàng tướng công, Hà Đông Đốc bộ Thái tử Thiếu bảo Văn Định Vi tướng công nghĩ tu thư trình Hà thành Đốc lý trích tư hồ hoàn chi Văn Miếu, nhưng do Hà Đông tỉnh quan quản thủ dĩ tồn cổ tích. Nhị công khả kỳ thuyết, thư đệ Đốc lý Điên Phán đại nhân dữ thành phố hội đồng ý hợp. Tây nhất thiên cửu bách tứ thập niên ngũ nguyệt tam thập nhật, thành phố Hội đồng biên bản chuẩn hoàn Văn hồ vu Văn miếu, thừa quí Thống sứ đại hiến duyệt y. Trung nãi mưu bồi trúc Kim Châu dĩ bảo vĩnh cố, gia thế chuyên cấp dĩ tiện bạc chu. Công ký tuấn, quyên trúc bi đình, tồn cựu bi dĩ kỷ tiền triết chi phương tông, kiên tân bi dĩ chí tư hồ chi thắng sự. Hồ, châu cảnh trí dữ cổ miếu tương vĩnh tồn hậu chi du vịnh kỳ gian ngưỡng chiêm Khổng miếu, phủ thị Văn hồ, kỳ du nhiên hữu Thù, Tứ uyên nguyên chi khái niệm vân. Viên lặc thạch dĩ thùy vĩnh cửu.

Bảo Đại Nhâm Ngọ thập thất niên trọng thu.

Quý Mão Cử nhân Tổng đốc trí sĩ Đông Ngạc Hoàng Huân Trung phụng thảo.

Ất Mùi Tiến sĩ, Tuần phủ trí sĩ Tây Mỗ Nghiêm Xuân Quảng: Đinh Dậu Cử nhân Tuần phủ trí sĩ Du Lâm Nguyễn Doãn Thạc phụng duyệt

Thái tử Thiếu bảo Tổng đốc trí sĩ Đông Ngạc Phạm Gia Trác. Luật khoa Tiến sĩ, Hà Đông Tổng đốc An Truyền Hồ Đắc Điềm phụng kiểm.

· Bản dịch ra Quốc ngữ khắc ở mặt sau bia.

Bia chép việc trả lại hồ Văn cho Văn miếu.

Hồ này ở ngoài từng cửa thứ 3 Văn miếu tên là hồ Minh Đường hay là hồ Văn. Hồ rộng một vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tây. Hồ và gò đã bị lấy làm đất của thành phố đã lâu.

Mùa thu năm Mậu Dần 1938, tôi là Trung, nhân dự vào việc kiểm soát đồ thờ ở Văn miếu, ngẫu nhiên tìm thấy ở góc gò Kim Châu 1 tấm bia cũ(4), xem ra đời Lê Cảnh Hưng Phạm Công Trứ tiên sinh dựng cái nhà nhỏ ở trên gò đặt tên là Phán Thủy đường. Khoảng đời Tự Đức, Lê Hữu Thanh tiên sinh và Đặng Tá tiên sinh dựng đình ngói ở trên hồ, đặt tên là Văn Hồ đình. Việc này có chép ở sử sách và ghi ở bia, có thể tra khảo ra được. Như thế là hồ này thuộc về Văn miếu - Văn miếu vẫn còn như cũ mà hồ thì mất chưa đòi lại được, vậy sao ta lại chẳng nghĩ đòi lại hồ trả về Văn miếu.

Vì thế tôi cùng với quan lại văn thân đem việc ấy trình với quan Võ Hiển điện Đại học sĩ Trọng Phu Hoàng tướng công(5) và quan Thái tử Thái bảo, An Phước nam, lĩnh Hà Đông Đốc bộ Văn Định Vi tướng công để làm giấy xin quan Đốc lý thành phố Hà Nội trả hồ lại cho Văn miếu làm dấu vết cổ mà để quan tỉnh Hà Đông trông coi. Hai vị tướng công đều cho là phải, thư đệ lên, quan Đốc lý và Hội đồng thành phố Hà Nội đều ưng thuận cả. Theo biên bản kỳ hội đồng ngày 30 tháng 5 năm 1940 trả hồ lại cho Văn miếu có quan Thống sứ Bắc kỳ duyệt y.

Tôi bèn mưu bồi đắp gò Kim Châu để giữ cho được bền lâu, xây bệ gạch để tiện ghé thuyền.

Công việc làm xong lại dựng bi đình để giữ bia cũ kỷ niệm vết thơm của các bậc tiền triết và dựng bia mới để ghi việc hay của hồ này. Hồ và gò cảnh sắc cùng với miếu cổ lâu dài mãi mãi, sau này người du lãm ngâm vịnh ở khoảng này, ngửng trông miếu Khổng, cúi xem hồ Văn, sẽ nhớ đến nguồn gốc sông Thù sông Tứ vậy.

Nay khắc vào đá để lưu tồn mãi mãi.

Đốc học Trần Trọng Kim phụng dịch.

(Cuối mặt bia chữ Quốc ngữ có khắc thêm một dòng chữ Hán: "Hà Đông tỉnh thập phủ huyện quyên ngân dĩ trúc bi đình đắc nhất thiên ngũ bách tam thập lục nguyên ngũ hào" (Mười phủ huyện tỉnh Hà Đông quyên góp tiền để xây đình bia được 1.536 đồng 5 hào).

CHÚ THÍCH

(1): Tấm bia này hiện nay vẫn còn trên gò Kim Châu, dựng vào năm ất Sửu, niên hiệu Tự Đức thứ 18 (1865), do quan Bố chánh Lê Hữu Thanh soạn ghi sự kiện nạo vét hồ Văn vào năm Quí Hợi thời Tự Đức (1863) (Lê Hữu Thanh người xã Thượng Tầm, huyện Thanh Quan, tỉnh Nam Định, nay thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, đỗ Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1851) năm 37 tuổi.

(2) Tức Hoàng Trọng Phu, từng làm Tổng đốc Hà Đông.

(3) Hoàng Huân Trung: người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thi Hương khoa Quý Mão, niên hiệu Thành Thái 15 (1903) tại trường Nam Hà. Đỗ Cử nhân năm 24 tuổi.

(4) Nghiêm Xuân Quảng: người xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, sinh năm Kỷ Tỵ (1869), 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp khoa ất Mùi, niên hiệu Thành Thái 7 (1895).

(5) Nguyễn Doãn Thạc: người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thi Hương khoa Đinh Dậu, Thành Thái thứ 9 (1897) tại trường Nam Hà. Đậu Cử nhân năm 24 tuổi.

TB

NHỮNG TẤM BIA ĐÁ MỚI ĐÀO ĐƯỢC
Ở GIA QUẤT

HOÀNG LÊ

Gia Quất là một trong 5 thôn của xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nằm gần kề nhà ga và nhà máy xe lửa Gia Lâm. Vừa qua do một sự tình cờ trong khi cuốc bờ và khai phá đầm cạn để trồng rau, bà con đã phát hiện ra 11 tấm bia đá bị vùi lấp không biết từ bao giờ. Chính quyền thôn và xã đã huy động lực lượng di chuyển số bia này về dựng trước chùa Sùng Phúc, đồng thời cho lau rửa và gắn lại những tấm bia bị vỡ. Chúng tôi được may mắn tiếp cận với mảng văn khắc này. Căn cứ vào dòng niên đại khắc trên tấm bia thì thấy có 4 bia mang niên đại thời Lê, 7 bia đời Nguyễn. Tấm bia có niên đại sớm nhất -niên hiệu Cảnh Trị 9 (1671), cách đây vừa tròn 326 năm. Tấm bia mang niên đại gần đây nhất - niên hiệu Tự Đức 12 (1859), cũng đã cách đây 162 năm. Căn cứ vào nội dung, số bia này có thể chia thành hai loại:

1. Bia ghi việc bầu hậu:

Loại này chiếm số lượng nhiều nhất: 10/11 tấm. Đó là:

1. Bia Lập khoán ước: Tạo năm Cảnh Trị 9 (1671) do tập thể các chức sắc trong làng làm. Bia nói về một nhân vật người Trung Quốc tên là Trần Văn Huệ, tự Chân Phúc, lấy bà Hoàng Thị Diệu Dương. Vị con rể này đã bỏ ra một lúc 38 dật bạc để chuộc lại Quan điền ở 3 xứ đồng gồm 12 mẫu 5 sào cho dân cày cấy. Dân làng mang ơn xin phụng thờ vợ chồng ông là Hậu thần, thờ bên trái miếu. Hàng năm có 2 ngày giỗ đều cúng 1 thủ lợn, 1 vò rượu và 4 mâm xôi. Có lời đoan ước nếu vong ân bội nghĩa, bỏ lệ không làm giỗ, sẽ phải bồi thường đủ số vàng bạc ghi trong khoán ước.

2. Bia Tự sự bi ký: Cũng tạo vào đời Cảnh Trị 9 (1671). Bia này do TS Dương Hạo người ở Lạc Đạo, giữ chức Bồi tụng Lại bộ Tả thị lang tước Diên Lộc bá soạn. Trong bia có nói rõ sự tích ông Trần Văn Huệ, người Trung Quốc đời Minh và vợ người Việt Nam là Hoàng Thị Diệu Hương đã đem của nhà gồm 38 dật bạc mua ruộng cấp cho quê. Dân làng họp lại lập sổ ghi khoán ước và khắc bia ghi tạc. Bia có bài minh gồm 22 câu, ca ngợi tấm lòng vàng đó.

3. Bia Toàn xã đồng lập ước văn: Bia tạo năm Vĩnh Thịnh 7 (1711) do các chức sắc trong xã soạn, nội dung ca ngợi một phụ nữ trong làng là bà Bành Thị Trá có lòng nhân từ yêu thương mọi người, đã bỏ ra số tiền là 250 quan, và 1 mẫu 2 sào ruộng tốt cho xã nên dân xã đã bầu bà làm nghĩa mẫu (mẹ nuôi).

4. Bia Hậu thần bi ký: Tạo năm Gia Long 8 (1809) do Hoàng giáp Bùi Huy Bích ở Định Công, Thanh Trì, giữ chức Tham Tụng soạn văn bia. Bia ghi việc một người họ Trịnh từ đất Quảng Châu, Quảng Đông (Trung Quốc) sang cư ngụ ở phường Hà Khẩu, có người mẹ ở Điêu Diêu (nay thuộc đất Gia Quất, xã Ngọc Thụy) thường về đây tảo mộ. Bà thấy xã cần tiền chi tiêu liền xuất ra giúp 150 quan. Xã đồng tình bầu cha mẹ bà làm Hậu thần. Bà lại cung tiến thêm 3 mẫu ruộng để chi vào việc cúng tế hàng năm.

5. Bia Đức hậu lưu phương: Tạo năm Tự Đức 2 (1849) do Hương lão lý dịch soạn. Bia ghi về ruộng đất mà ông Hoàng Đức Mỹ công đức cho chùa. Có ghi nghi thức cúng khi mất, biếu khi sống.

6. Bia Vạn cổ như tân: Tạo năm Tự Đức 2 (1849), do Phạm Văn Cẩm soạn. Nội dung bia cho biết vào năm Đinh Mùi (1847), xã tu tạo 2 tòa Phật đài, có 2 bà là Hoàng Thị Nhuệ và Hoàng Thị Việt tự bỏ ra 60 quan giúp thôn xã chi phí. Dân bầu bố mẹ hai bà là Hậu Phật. Hai bà lại đặt thêm 1 mẫu 5 sào để chi phí các ngày giỗ.

7. Bia Hậu Phật bi ký: Tạo năm Tự Đức 3 (1850) do Cử nhân Tô Xuân Hiên người ở Thái Bình soạn. Cũng nói về việc tu sửa Phật đài năm 1847, có vợ chồng ông Hoàng Đức Mỹ góp 60 quan tiền và 9 sào ruộng. Dân làm khoán ước, khắc bia.

8. Bia Hậu Phật bi ký: Cùng năm và cùng một tác giả trên soạn. Bia này nói rõ hơn 2 nhân vật đã đề cập ở bia Vạn cổ như tân là 2 chị em gái, người trong ấp có từ tâm tiến cúng 60 quan và 1 mẫu 5 sào để xây toà Thiêu hương năm Đinh Mùi (1847). Hai bà làm điều thiện, được dân làng bầu làm Hậu Phật.

9. Bia Hậu Phật bi ký: Tạo năm Tự Đức 12 (1859) do án sát Hưng Yên là Nguyễn Văn Siêu soạn. Nội dung nhắc lại việc làm của ông Hoàng Đức Mỹ và vợ là Hoàng Thị Việt giúp cho 100 quan để trùng tu chùa Phật năm trước, ông bà lại khuyến khích con rể, con gái bỏ thêm 200 quan để giúp vào việc đắp đê. Dân làng suy tôn, bầu cả nhà làm Hậu Phật.

10. Bia Bản xã khoán lệ: Bia làm cùng năm với bia trên, ghi việc bầu một gia đình gồm 4 người; bố Hoàng Đức Mỹ, mẹ Hoàng Thị Việt, con rể Hoàng Đức Chỉnh, con gái Hoàng Thị Dật làm Hậu Phật.

2. Bia ghi công:

Loại này chỉ có một bia, tiêu đề Hương vũ bi ký mang niên đại Cảnh Hưng 11 (1750). Nội dung bia ca ngợi sự dũng cảm dám xả thân để bảo vệ tài sản cho dân làng của một người địa phương. Chúng tôi xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo.

Bài ký bia "Hương Vũ"

Các vị quan viên, xã thôn trưởng xã Gia Quất, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An là: Phạm Đức Tục, Hoàng Đức Huy, Nguyễn Đăng Châu...(1) cùng mọi người lớn bé trên dưới trong xã lập bia ghi việc.

Số là đêm 23 tháng 10 năm Kỷ Tỵ, bản xã bị bọn cướp đột nhập, cướp bóc của cải, có người trong xã là Nguyễn Văn Huấn xông vào chống lại bọn cướp, bị trọng thương, đến ngày 25 thì qua đời. Bản xã ai nấy đều thương xót. Ông vì trừ giặc mà chết. Tuy số ruộng đất đã có di chúc giao phó lại cho người thân, nhưng không đủ để lo việc thờ cúng ông về sau, lại không đủ để đền báo được công lao của ông khi sống. Vì thế mọi người già, trẻ toàn xã bèn tặng danh hiệu là "Hương vũ" (người dũng cảm trong làng) và chọn nơi đất thanh tịnh trong bản thôn để lập đền thờ ông. Hàng năm, vào ngày mất đều tổ chức cúng giỗ để an ủi vong hồn ông. Lại nữa, ông còn mẹ già, vợ góa, nghĩ đến tình cảnh ông không có con thừa tự nên đã chia ruộng cho gia đình ông tại địa phận bản xã là 8 sào và món cổ tiền 20 quan, giao cho bản xã, bản xã xin nhận giữ số tiền cổ ấy để lo việc tang ma và nhận phần ruộng để lo việc cày cấy.

Hàng năm, vào ngày giỗ, mỗi sào thu cổ tiền là 3 mạch, tổng cộng là 2 quan 4 mạch để mua lợn 1 con, xôi 2 mâm, vàng mã 100 tờ, quần áo giấy 1 bộ, cơm 1 bát, trầu cau, rượu đủ dùng để làm lễ giỗ. Cúng xong, đem chia cho dòng họ của ông một thủ lợn, còn bao nhiêu bản xã chia đều ăn uống. Nếu sau này bản xã lơ là, bỏ bễ việc cúng giỗ này, thì số ruộng và tiền ấy sẽ phải giao lại cho dòng họ ấy nhận lại trồng cấy và cúng giỗ trước bia.

Kê:

- Một thửa 4 sào ở xứ Mả Thuyền.

- Ba thửa 4 sào ở xứ Cửa Làng.

Ngày lành tháng mạnh đông (tháng 10) năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 11 (1750)... (2).

Đỗ Bích Tuyển dịch
Mai Xuân Hải hiệu đính

CHÚ THÍCH

(1) Còn tên 44 người nữa, ở đây xin lược bớt.

(2) Tiếp theo đây là chữ ký của một số chức sắc trong thôn xã.

TB

HIỆN TƯỢNG "HỮU ÂM VÔ TỰ" TRONG TIẾNG BẮC KINH

ĐẶNG ĐÌNH MINH

Một số người nhầm tưởng tiếng Bắc Kinh và tiếng Phổ thông Trung Quốc chỉ là một - nhưng không phải thế.

So với các thổ ngữ khác ở Trung Quốc thì tiếng Bắc Kinh có một quan hệ khăng khít lâu đời với tiếng Phổ thông Trung Quốc. Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng tiếng Bắc Kinh đã có một ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển và hoàn thiện tiếng Phổ thông Trung Quốc nói chung.

Bắc Kinh là trung tâm chính trị kinh tế và văn hóa của đất nước Trung Hoa khoảng bảy trăm năm trở lại đây. Đó cũng là trung tâm giao lưu kinh tế văn hóa ngôn ngữ của cả nước... Vì vậy sử dụng lẫn lộn các thổ ngữ Bắc Kinh trong tiếng Phổ thông là chuyện không thể tránh khỏi. Từ đó, một số thổ ngữ của tiếng Bắc Kinh có xu hướng phổ thông hóa và được sử dụng rộng rãi hơn...

Khoảng một thế kỷ qua, trong tiếng Hán xuất hiện một số trường hợp "hữu thanh vô tự". Đó là hiện tượng có âm trong ngôn ngữ nói hằng ngày nhưng lại không có chữ viết tương ứng (ở đây muốn nói là chữ Hán - chứ không phải là phiên âm La - tinh). Hiện tượng hữu thanh vô tự chỉ xuất hiện trong vòng một trăm năm trở lại đây và thường gặp ở các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Đại Liên, Nam Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Thiên Tân... Đó là những nơi thường xuyên giao lưu kinh tế văn hóa với bên ngoài.

Thật khó mà nói dứt khoát được vì sao những âm đó không có chữ Hán tương ứng (thường thì người ta viết âm đó bằng chữ La tinh). Ví dụ:

卡拉 OK: Ka ra ô kê.

Cũng có thể do kỹ thuật in ấn hiện đại, nên việc in viết các âm đó bằng chữ La tinh lên sách báo quá dễ dàng, vì vậy nên người ta thấy không cần thiết phải tìm một chữ Hán tương ứng cho nó ? Hay là vì những âm ngữ đó là những thổ ngữ nên người ta chưa đặt thành vấn đề chung để qui ước một chữ Hán tương ứng cho âm mới đó ?...

Có điều, gọi là thổ ngữ - nhưng lại là thổ ngữ của một trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước như Bắc Kinh... thì thổ ngữ đó cũng được nhiều người biết đến hoặc sử dụng đến và có trường hợp đã được phổ thông hóa.

Những từ hữu thanh vô tự trong tiếng Bắc Kinh không phải là ít. Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số từ thường thấy.

Å biā: Dán lên ngay, dán lên.

Ví dụ: 把 这 張 报 紙 往 墙 上 biā (Hãy dán ngay tờ báo này lên tường đi).

Å biā ji: Giẫm trong vũng bùn.

Ví dụ: 快 进屋 洗 脚, 別 在 水 里 bia 唧 啦: Mau vào nhà rửa chân đi, đừng có sục bùn trong nước thế kia.

Å cèi : (1) Làm vỡ đồ sành đồ gốm (2) Đánh (3) Quấn tạm

Ví dụ: 谁 把 这 个 碗 cèi 了: Ai đánh vỡ cái bát này vậy ?

一 见 面 儿, 就 cèi 他 一 个 嘴 巴: Vừa mới gặp mặt là đã đánh cho nó một cái tát.

cèi 了 个 纥 达 髮 儿: Vấn qua loa cái búi tóc.

Å chŭa: Giẫm, đạp.

Ví dụ: Chŭa 了一 脚 泥: Chân giẫm lấm đầy bùn.

好 鞋 不 chŭa 臭 狗 屎: Giày đẹp đừng giẫm lên cứt chó (Người tốt đừng can dự vào những chuyện xấu).

Å Å dǎmìxingr: (Tăng ni) Chắp tay vái chào.

Å Å dēnlēn: Béo núc ních, núc na núc ních.

Ví dụ: dēnlēn 的 一 身 肉: Một thân hình béo núc ních.

Å dén: Táp, ực một cái, ngoạm:

Ví dụ: 一 坏 馒 头 扔 下 去, 一 条 大 点 游 过 来, 一 口 dén 下 去 了

Một cái bánh bao vứt xuống, một con cá nheo lớn bơi lại, táp một phát là xong.

Å Å diāng diāng: Quê mùa, quê một cục...

Ví dụ: 真 是 个 diāng diāng 连 这 个 机 器 都 不 认 识 : Quê ơi là quê, ngay cái máy này mà cũng không biết là máy gì

Å Å què diāng diāng: Như 口 口 diāng diāng

Å Å 儿车 diāng diangr che: Xe điện chạy ray, tàu điện.

Å dú: Ngâm trong xì dầu, tẩm xì dầu

Ví dụ: 这 茄 子 怎 么 是 黑 的 ?- 这 是 dú 茄 子: Tại sao cà này đen vậy ? _ Đó là vì cà ngâm tẩm xì dầu.

Å gú bù: Chẳng qua, cũng chỉ là.

Ví dụ: 这 批 活 儿 不 是 折 书 頁 糊 紙 盒 儿 誰 原 意 干 ? Những việc này cũng chỉ là việc xé giấy ở sách ra rồi dán thành từng cái hộp... Vậy ai tình nguyện làm nào ?

Å guāi dǎ: Phủi nhẹ, phẩy nhẹ cho sạch bụi.

Ví dụ: 执 子 上 净 是 土 出 去 guāi 打 吧: Trên nệm toàn đất là đất, hãy mang ra ngoài và phủi sạch nó đi.

Å guán mo: Chừng, áng chừng.

Ví dụ: 这 批 货 guán 么 有 兩 三 吨 : Lô hàng này áng chừng hai ba tấn.

Å 拳 头 guǎng quán tou: Huơ (vung) nắm đấm chuẩn bị đánh nhau.

Å hēn dou: Quát mắng.

Ví dụ: 孩 子 太 小 有 时 候 淘 气 你 好 好 儿 跟 他 说 別 那 麼 大 嗓 门 hen 头 他: Trẻ con còn nhỏ nên có lúc quấy nghịch, cô nên nói nhỏ nhẹ với chúng, đừng quát mắng ầm ĩ như thế.

Å Å hōu hōur: Tí xíu, tí ti

Ví dụ: 这 是 毒 药 hōu hōu 就 能 药 死 人: Đây là một loại độc dược, chỉ một tí xíu thôi cũng đủ làm chết người.

Å lǎi : Kéo.

Ví dụ: 你 可 住 了 千 万 別 松 劲 儿: Anh phải kéo cho chắc, đừng có lỏng tay...

Å lēng : Vung gậy đánh.

Ví dụ: lēng 人 : Vung gậy đánh người.

Å lu : Đánh bằng roi.

Ví dụ: lu 唇: Vết hằn do roi, lằn roi.

Å miān shang: Gấp mép, lên lai, lên gấu.

Ví dụ: 褲 脚 miān 上 一 寸 就 行 了: Ống quần lên gấu khoảng ba centimét là vừa.

Å mū lian: Nhai (lại) nhóp nhép, nhai bỏm bẻm.

Å mū yu: Nhằn qua nhằn lại trong miệng (không nhai được).

Å 沛 儿 nàngpèir: Lúc đang mùa, mùa cây chín rộ.

Ví dụ: 四 月 里 正 是 密 桃 的 nàng 沛 儿 咱 们 摆 个 摊 儿 卖 桃 吧: Tháng tư là mùa đào đang chín rộ, chúng ta bày sạp hàng bán đào đi.

Å nēng ji: Vòi vĩnh, đòi cho bằng được (trẻ con).

Ví dụ: 你 nēng 唧 什 么 老 是 要 钱 買 零 食 还 有 个 完 哪: Con lại vòi vĩnh gì đây, hay lại xin tiền ăn quà ? Có thôi đi không nào.

Å Å 腔 儿 nēng nēng qiāngr: Thân thể yếu ớt, sức khỏe yếu.

Å piǎ: (1) Làm thương tổn, bị thương tổn, (2) mệt lử, mệt quị (3) Nói móc, chọc quê.

Ví dụ: 嗓 子 piǎ 了: Giọng bị hư, mất tiếng.

身 子 累 piǎ 了 : Thân thể mệt nhoài

他 的 嘴 太 刻 薄 把 小 赵 piǎ 得 面 紅 耳 热 : Mồm miệng hắn độc địa làm sao, nói móc đến nỗi mặt mày Tiểu Triệu đỏ cả lên.

Å qié ke: (1) Áp chế, gò bó, khống chế (2) Nói xấu, chọc quê.

Ví dụ: 你 別 qié 克 我 啦 我 也 要 点 儿 自 由: Anh đừng có o ép tôi quá, tôi cũng cần một chút tự do chứ.

当 着 大 伙 儿 以 后 让 我 怎 么 见 人 !. Trước mặt bao nhiêu người mà nói tôi không ra gì cả, rồi sau tôi còn mặt mũi nào mà nhìn thấy người ta nữa !

Å rōu: (1) Nổi lên, cuộn lên (2) Vèo, xẹt qua (3) Vù vù, rào rào (tượng thanh) (4) Đung đưa, đẩy đưa.

Ví dụ: rōu 大 风 Nổi gió to.

rōu 地 一 跳 跳 过 了 大 沟: Vèo một cái, thế là nhảy qua được con mương lớn.

rōu rōu 地 嚮 个 不 停: Tiếng gió thổ vù vù không ngớt.

你 要 打 秋 千 嘛 ? 你 上 去 我 來 rōu 你: Em muốn ngồi đu không ? Hãy lên đi, anh đung đưa cho !

Å rōu da: Đi gấp, bước thoăn thoắt, bước vội.

Å tèn: Rề rà, dùng dằng, chần chừ.

Ví dụ: 你 老 tèn 着 不 走 等 什 么 哪 Anh cứ chần chừ không chịu đi, còn đợi gì nữa ?

Å tìng: (1) Tranh chức, chiếm chỗ, chiếm đoạt (2) choảng, chơi khăm, trả đũa.

Ví dụ: 你 可 留 神 有 人 要 tìng 你 Anh phải cẩn thận đề phòng, có người đang muốn chiếm "cái ghế" của cậu đấy.

那 个 官 气 十 足 的 人 让 咱 们 的 愣 小 子 给 tìng 了 几 句: Cái thằng cha quan cách đó bị anh gàn nhà mình choảng cho mấy câu...

Å tuān : Nói

Å Å zāng zāng: (Chó) kêu gừ gừ.

Ví dụ: 你 只 小 狗 儿 zāng zāng 了 一 宿 得 我 没 吵 睡 好: Con chó con nhà cậu cứ gầm gừ cả đêm, ầm ĩ làm cho tôi không sao chợp mắt được.

Å Å zhā zhā hoặc Å zhā ba: Chập chững, đi chập chững.

Ví dụ: 剛 一 歲 呀 ! 會 zhā zhā 啦 Mới có một tuổi mà đã chập chững biết đi rồi à ?

Å zhāi: Khâu qua, lược qua vài mũi.

Ví dụ: 扭 扣 倬 了 請 你 给 zhāi 几 针: Cái cúc bị rơi mất rồi, em khâu tạm cho Ånh mấy mũi.

TB

HỘI THẢO KHOA HỌC: "QUẦN THỂ DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA, CẢNH QUAN DU LỊCH"
XÃ QUẢNG THANH, HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Cuộc hội thảo được tổ chức tại Hội trường UBND xã Quảng Thanh vào ngày 20 tháng 1 năm 1998. Đông đảo cán bộ chủ chốt xã Quảng Thanh, đại diện huyện Thủy Nguyên, nhà nghiên cứu Hải Phòng học Ngô Đăng Lợi, chủ tịch hội Sử học Hải Phòng đã đến dự. Nhiều người dân Quảng Thanh sống xa quê như Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại sứ Lê văn Thịnh cũng về tham gia hội thảo và chia vui với bà con xã nhà.

GS. Phan Văn Các, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm chủ trì hội thảo.

PTS. Đinh Công Vĩ, PTS. Mai Hồng thư ký Hội thảo.

Hội nghị đã nghe những bản tham luận sau:

1. Lời phát biểu của chủ tịch UBND xã Quảng Thanh.

2. Lời phát biểu của Trưởng ban quản lý di tích lịch sử xã Quảng Thanh.

3. Xã Quảng Thanh nhìn từ góc độ địa lý, lịch sử của GS. Chương Thâu, Viện Sử học.

4. Xã Quảng Thanh, một vùng đất đầy tiềm năng phải được quan tâm khai

thác du lịch xứng đáng của PTS. Đinh Công Vĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

5. Tiềm năng du lịch và vấn đề phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp ở xã Quảng Thanh của PTS. Trương Đức Quả - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

6. Trạng Nguyên Lê ích Mộc cùng tổ tiên 24 dòng họ ở Quảng Thanh xây dựng làng Ráng thành vùng dân cư trù phú, văn hóa huy hoàng của KS. Nguyễn Văn Thành.

7. Đôi nét về sinh hoạt lễ hội ở Thanh Lãng xưa của PTS. Đỗ Thị Hảo, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam.

8. Hình ảnh Quảng Thanh qua nguồn tư liệu Hán Nôm của PTS. Mai Ngọc Hồng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

9. Vài nét về bài đối văn thi Đình trả lời về Phật pháp của Trạng nguyên Lê ích Mộc của nhà nghiên cứu Hán Nôm Mai Xuân Hải, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Ông Mai Xuân Hải đã tặng lại nhân dân xã Quảng Thanh toàn bộ bản dịch bài văn đình đối của Trạng nguyên Lê ích Mộc.

PGS. Phan Văn Các và đồng chí chủ tịch xã Quảng Thanh đánh giá cao việc làm nghĩa cử tặng lại bản dịch bài văn đình đối cho nhân dân xã Quảng Thanh của ông Hải và coi đó là mối thịnh tình của viện Nghiên cứu Hán Nôm dành cho nhân dân xã Quảng Thanh.

PGS. Phan Văn Các thay mặt những người tham gia hội thảo đọc bản tổng kết hội thảo. Bản tổng kết nêu bật tiềm năng du lịch to lớn của xã Quảng Thanh, vai trò đặc biệt của Trạng nguyên Lê ích Mộc.

Những người dự Hội thảo kiến nghị các cấp chính quyền giúp đỡ xã Quảng Thanh tôn tạo các khu di tích lịch sử thành khu du lịch của Hải Phòng.

Hội thảo cũng đề nghị thành phố Hải Phòng đặt tên Lê ích Mộc cho một đường phố một trường học, một công trình văn hóa, giáo dục ở Hải Phòng.

Hội thảo thành công tốt đẹp, nói lên khả năng to lớn của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc giúp đỡ địa phương tổ chức hội thảo, khơi dậy các khả năng còn tiềm ẩn ở các địa phương.

KS. Nguyễn Văn Thành

TB

HỘI THẢO KHOA HỌC: "TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN LÝ (1795- 1868) VÀ DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÔNG TÁC" TỔ CHỨC TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
HÀ NỘI

Ngày 24/4/1998, cuộc Hội thảo đã được tiến hành trọng thể tại Bái đường Văn miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Đến dự hội thảo có nhiều quan chức ở Trung ương, Hà Nội như: GS. Đặng Hữu - ủy viên Trung ương Đảng - Trưởng ban Khoa giáo trung ương; PGS Phùng Hữu Phú, Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Hội trưởng Hội Sử học Hà Nội... Đại diện các UBND quận Đống Đa, các phường: Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự; nhà Sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, PGS. Trần Nghĩa, Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm; phóng viên đài truyền hình, truyền thanh, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội, Báo Đại đoàn kết, Báo Văn nghệ, nhiều vị quan tâm đến cuộc Hội thảo như Thiếu tướng Lê Duy Mật, Trung tướng Nguyễn Lâm; nhiều vị Hiệu trưởng các trường khu vực Kim Liên, Trung Tự cùng đông đảo con cháu dòng học Nguyễn Đông Tác; hậu duệ các sĩ phu Bắc Hà: Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Phạm Sĩ ái, Vũ Tông Phạn. Số người dự đông chật nhà bái đường rộng lớn.

Chuông trống Văn miếu nổi lên hùng tráng. Ông Nguyễn Quang Lộc- Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn miếu - Quốc Tử Giám đọc diễn văn khai mạc cuộc Hội thảo. Giáo sư Phan Văn Các thay mặt các nhà khoa học làm lễ dâng hương cáo yết việc Hội thảo lên bàn thờ Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý. Ông Nguyễn Văn Trà hậu duệ đích trưởng của Tiến sĩ Lý thay mặt dòng họ Nguyễn Đông Tác đọc lời cáo tổ tiên về cuộc hội thảo.

PGS. Phan Văn Các chủ trì cuộc hội thảo cùng các vị trong chủ tịch đoàn: PGS. Phùng Hữu Phú, Hội trưởng Hội Sử học Hà Nội; ông Nguyễn Quang Lộc, Giám đốc trung tâm hoạt động văn hóa- khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám; ông Nguyễn Vinh Phúc, nhà Hà Nội học; GS. TS. Nguyễn Châm nhà giáo ưu tú hậu duệ Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý. Thư ký đoàn gồm PTS. Đinh Công Vĩ và PTS. Đỗ Thị Hảo.

Các tham luận đọc tại hội thảo gồm:

1. Quê hương, dòng họ, cuộc đời Tiến sĩ Nguyễn văn Lý của Đại tá Nguyễn Hải Trừng, hậu duệ cụ Nghè Lý.

2. Nguyễn văn Lý, vị Tiến sĩ lừng danh của dòng họ Nguyễn Đông Tác đất Hà thành của GS. Chương Thâu - Viện Sử học.

3. Họ Nguyễn từ Gia Miêu ngoại trang đến phường Đông Tác của KS. Nguyễn Văn Thành - dòng họ Nguyễn Đại Tông.

4. Vị Thành hoàng làng Trung Tự: Đại vương Nguyễn Hy Quang của PTS. Mai Hồng - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

5. Nguyễn Văn Lý với Vũ Tông Phan của PTS. Vũ Thế Khôi, Đại học Ngoại ngữ, hậu duệ Tiến sĩ Vũ Tông Phan.

6. Nguyễn Văn Lý - qua cách nhìn của những danh sĩ Bắc Hà của Nguyễn Vinh Phúc - nhà Hà Nội học.

7. Cư sĩ Thiều Chửu, một gương sáng kết hợp tinh thần yêu nước với đạo Thiền của Vũ Tuấn Sán, nhà Hán học lão thành.

8. Hình ảnh cụ Nghè Lý qua một thoáng thơ dân gian vùng Đông Tác của nhà Nghiên cứu Hán Nôm Mai Xuân Hải, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

9. Tâm hồn siêu thoát và quan điểm duy mỹ tích cực của Đông Tác Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý qua ngôn ngữ trong "Du Ngũ Hành sơn xướng họa tập" của PTS. Cung Văn Lược - PTS. Lương Văn Kế.

10. Mạch văn dòng họ Nguyễn Đông Tác nhìn khai quát từ cội nguồn đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý của PTS. Đinh Công Vĩ - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

11. Sự lưu ý đến việc biên soạn sách "Địa Dư chí" của cụ Nghè Nguyễn Văn Lý của PGS. Trần Lê Sáng - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

12. Bà Viên, người làm đẹp thêm dòng họ Nguyễn Đông Tác của PTS. Đỗ Thị Hảo, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam.

PGS. Phan Văn Các đọc diễn văn bế mạc hội thảo, đồng thời thay mặt các cơ quan, các nhà khoa học tham dự Hội thảo kiến nghị Nhà nước:

- Khẳng định vai trò thành hoàng Phúc thần lăng Trung Tự của Đại vương Nguyễn Hy Quang như tư liệu cũ đã ghi nhận.

- Xếp hạng di tích lịch sử từ đường tiến sĩ Nguyễn văn Lý.

- Đặt tên các đường phố, các công trình văn hóa khu vực gần Trung Tự bằng tên danh nhân: Nguyễn Văn Lý.

- Công bố các tác phẩm của Nguyễn Văn Lý và các danh nhân dòng họ Nguyễn Đông Tác.

KS. Nguyễn Văn Thành.

TB

HỘI THẢO KHOA HỌC: DI SẢN HÁN NÔM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HỌC SO SÁNH (16/5/1998)

Ngày 16 tháng 5 vừa qua, hội thảo khoa học Di sản Hán Nôm theo hướng tiếp cận văn học so sánh do Tạp chí Hán Nôm tổ chức đã được tiến hành tại hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm - 99B Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội, với sự điều khiển của Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm PGS. Trần Nghĩa và GS. Phương Lựu, cùng sự tham dự của các nhà khoa học trong và ngoài Viện Hán Nôm.

Mở đầu hội thảo, Tổng biên tập Trần Nghĩa nhấn mạnh: "Chúng ta đã từng đến với di sản Hán Nôm bằng nhiều con đường: văn bản học, ngữ văn học, sử học... trên từng hướng tiếp cận như vậy cũng và đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước một đối tượng nghiên cứu mang tính phức hợp, đa diện và còn hàm chứa nhiều bí ẩn như di sản Hán Nôm, việc mở rộng không gian tư duy, đề xuất thêm những hướng tiếp cận mới... như hướng tiếp cận văn học so sánh chẳng hạn", là vô cùng cần thiết...

Sau lời phát biểu của Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm, các cộng tác viên đã lần lượt trình bày tham luận của mình. Tuy là buổi hội thảo so sánh gắn với di sản Hán Nôm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, nhưng số bài tham gia lần này khá phong phú và đa dạng. Có những tham luận rất đáng chú ý, hoặc về tình hình nghiên cứu văn học so sánh trên thế giới nói chung; hoặc về văn học so sánh liên quan tới di sản Hán Nôm; hoặc về những tác phẩm Hán Nôm cụ thể dưới góc độ văn học so sánh. Trong đó, những bài về tình hình nghiên cứu văn học so sánh nói chung có: Văn học so sánh, một xu hướng hòa nhập vào cộng đồng văn hóa toàn nhân loại; Phác thảo về văn học so sánh ở Trung Quốc; Về văn học so sánh liên quan tới di sản Hán Nôm có: Di sản Hán Nôm theo hướng tiếp cận văn học so sánh; So sánh thi pháp lịch sử và di sản Hán Nôm; Một số thể nghiệm trong việc so sánh văn hóa, văn học giữa Việt Nam và Trung Hoa; Một vài suy nghĩ bước đầu về nguồn ngữ liệu văn hóa Việt Nam thời Trung đại dưới góc nhìn so sánh; về những tác phẩm Hán Nôm cụ thể dưới góc độ văn học so sánh có: Xác định tính chất và bối cảnh ra đời bài Cảm xúc khi đọc "Phật sự đại minh lục" của Trần Thánh Tông qua nghiên cứu so sánh; ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ mới (1932-1945); Cũng là một kiểu so sánh văn học; Truyện Kiều của Nguyễn Du với tư cách là đối tượng của văn học so sánh v.v...

Qua các tham luận, có thể hình dung được phần nào diện mạo tình hình nghiên cứu văn học Hán Nôm dưới con mắt so sánh tại Việt Nam nói riêng, cũng như trào lưu nghiên cứu văn học so sánh trên thế giới nói chung.

Có thể nói, với sự hưởng ứng nhiệt tình của các cộng tác viên, hội thảo khoa học này đã thành công tốt đẹp. Hy vọng rằng, với sự mở đầu thuận lợi ấy, Tạp chí Hán Nôm sẽ tiếp tục tổ chức được những buổi sinh hoạt khoa học có nhiều thu hoạch tương tự.

P.V

TB

VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔNG THỂ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

Cuối năm 1996, trong báo cáo phương hướng công tác năm 1997, Lãnh đạo Viện đã đề xuất xây dựng một Dự án bảo quản di sản Hán Nôm nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, lão hóa của các tư liệu Hán Nôm hiện đang lưu giữ bảo quản tại Viện. Đề xuất này đã được Hội nghị toàn cơ quan tán thành.

- Ngày 24-2-1997, Hội đồng quản lý của Viện đã họp bàn, khẳng định quyết tâm xây dựng Dự án để đưa vào kế hoạch công tác năm 1998. Tại Hội nghị này một số đồng chí đã đề nghị đặt là Dự án bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm, và Viện trưởng, PGS. Phan Văn Các đã giao trách nhiệm tổ chức việc xây dựng và biên soạn Dự án cho Phó Viện trưởng, PTS. Trịnh Khắc Mạnh.

- Ngày 27-2-1997, tại cuộc họp Hội đồng khoa học Viện, Viện trưởng, PGS. Phan Văn Các, Chủ tịch Hội đồng khoa học đã thông báo việc xây dựng Dự án bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm (1998 - 2000).

- Ngày 15-5-1997, Viện triệu tập hội nghị xây dựng nội dung cơ bản của Dự án, tham dự gồm các đồng chí có liên quan: Phan Văn Các, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Ngọc Nhuận, Ngô Thế Long, Hoàng Văn Nam, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thanh Hằng, Chu Tuyết Lan, Nguyễn Bình Dân, Nguyễn Văn Nguyên.

- Ngày 29-5-1997, họp Hội đồng quản lý và Hội đồng khoa học thông qua những nội dung cơ bản của Dự án.

- Ngày 2-6-1997, họp Giao ban tuần, thông qua những nội dung cơ bản của Dự án.

- Ngày 5-6-1997, ông Ken Arakawa, Thạc sĩ Sử học, Phó trưởng đại diện Công ty Mitsubishi tại Hà Nội đã gửi thư cho đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đề nghị cần phải bảo quản các tài liệu gốc Hán Nôm hiện có tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã ghi vào thư của ông Ken Arakawa như sau: "Anh Khánh Phó Thủ tướng, anh Bình bàn với anh Quý tổ chức giải quyết việc này sớm".

- Ngày 8-6-1997, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh gửi công văn số 620/Pg tới đồng chí Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia cùng các đồng chí Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, đồng chí Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và đề nghị đồng chí Nguyễn Duy Quý giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm xây dựng Dự án riêng về bảo quản và khai thác và sử dụng tài liệu Hán Nôm. Đồng chí Nguyễn Duy Quý giao nhiệm vụ cho đồng chí Đỗ Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia làm việc với Viện Nghiên cứu Hán Nôm để xây dựng Dự án trình Chính phủ.

- Ngày 15-6-1997, đồng chí Đỗ Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia gửi thư cho lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm về việc xây dựng Dự án theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh.

- Ngày 2-7-1997, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm họp với các cơ quan hữu quan để triển khai thực hiện chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, thành phần gồm:

* Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia có các đồng chí:

- Đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm,

- Đồng chí Phó Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính,

- Đồng chí Phó Văn phòng Trung tâm.

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các đồng chí:

- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

- Đồng chí Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Giáo dục,

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Khoa học - Giáo dục,

Phiên họp này đã quyết định:

1. Xây dựng Dự án tổng thể về công tác sưu tầm, bảo quản và đào tạo cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1998 - 2000 và các năm tiếp theo).

2. Ngày 20-7-1997, nộp Dự án tổng thể lên lãnh đạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia.

3. Cuối tháng 7-1997 trình Dự án tổng thể lên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh.

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai các bước xây dựng Dự án như sau:

3.1. Ngày 7-7-1997, họp Hội đồng quản lý phổ biến tới các phòng chuyên môn xây dựng các kế hoạch của từng đơn vị để Lãnh đạo Viện làm cơ sở xây dựng Dự án.

3. 2. Ngày 14-7-1997, họp Chi bộ thông qua Dự án tổng thể.

3.3. Ngày 15-7-1997, họp toàn cơ quan thông qua Dự án tổng thể.

3.4. Ngày 20-7-1997, đệ trình bản Dự án tổng thể (lần thứ nhất) lên Lãnh đạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia xem xét và quyết định.

- Ngày 21-7-1997, Lãnh đạo Trung tâm gửi Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính để trưng cầu ý kiến.

- Ngày 28-7-1997, họp các Bộ, Ngành góp ý kiến cho Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Thành phần gồm:

* Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia có các đồng chí:

- Đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm,

- Đồng chí Phó Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính,

- Đồng chí Phó Văn phòng Trung tâm.

* Văn phòng Chính phủ:

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Khoa - Giáo - Văn - Xã,

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các đồng chí:

- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

- Đồng chí Vụ trưởng Vụ Khoa học - Giáo dục,

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Khoa học - Giáo dục,

* Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:

- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Quản lý khoa học,

* Bộ Tài chính gồm các đồng chí:

- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính,

- Đồng chí Vụ trưởng Vụ Văn - Xã,

- Đồng chí Chuyên viên Vụ Văn - Xã.

Hội nghị đã góp ý sửa chữa cho bản Dự án tổng thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và quyết định như sau:

1. Xây dựng Dự án tổng thể từ năm 1998 - 2000 và các năm tiếp theo.

2. Chỉ dự trù kinh phí cho 3 năm 1998 - 2000.

3. Xây dựng các Dự án cụ thể theo từng lĩnh vực để xác định nguồn kinh phí, cần chú ý tới huy động nguồn vốn nước ngoài.

Các Dự án cụ thể gồm 6 Dự án:

+ Dự án hỗ trợ công tác nghiên cứu khai thác và xuất bản tư liệu Hán Nôm.

+ Dự án kiểm kê và bảo quản tư liệu Hán Nôm.

+ Dự án điều tra sưu tầm tư liệu Hán Nôm.

+ Dự án bảo quản tư liệu Hán Nôm bằng công nghệ hiện đại, hiện đại hóa quy trình phục vụ lưu trữ thông tin và tiếp tục tham gia đưa chữ Nôm vào bảng mã chuẩn quốc tế IRG/ISO.

+ Dự án đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.

+ Nghiên cứu khả thi xây dựng mở rộng kho tư liệu Hán Nôm.

- Sau một thời gian sửa chữa Dự án tổng thể và xây dựng các Dự án cụ thể, ngày 7-8-1997 Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm đệ trình toàn bộ các Dự án (lần thứ 2) lên Lãnh đạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia xem xét và quyết định.

- Ngày 9-8-1997, Lãnh đạo Trung tâm đã gửi các Dự án của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và công văn số 818/KHXH tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính để xin ý kiến.

- Ngày 13-8-1997, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4031/KGVX gửi Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ cho ý kiến nhận xét về Dự án tổng thể và các Dự án cụ thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Ngày 27-8-1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có công văn số 5306 / BKH-KHDGMT gửi Văn phòng Chính phủ nhận xét về Dự án của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Ngày 27-8-1997, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có công văn số 2006/QLKH gửi Văn phòng Chính phủ nhận xét về Dự án của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Ngày 16-9-1997, Bộ Tài chính có công văn số 3306/TG-HCSN gửi Văn phòng Chính phủ nhận xét về Dự án của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Ngày 23-9-1997, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4763/KGVX gửi Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, yêu cầu hoàn chỉnh gấp Dự án trên cơ sở ý kiến nhận xét của các Bộ.

- Sau một thời gian sửa chữa, ngày 28-9-1997, Viện Nghiên cứu Hán Nôm trình các Dự án (lần thứ ba) lên Lãnh đạo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia để xem xét và quyết định.

Ngày 30-9-1997, Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia gửi bản Dự án tổng thể, 6 Dự án giai đoạn (1998 - 2000) và công văn số 1127/KHXH lên Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến.

- Ngày 24-10-1997, Văn phòng Chính phủ có công văn 5382/KGVX gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cho ý kiến nhận xét về Dự án của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Ngày 12-11-1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đệ trình công văn số 7201-BKH/VPTĐ gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét.