Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Tác giả >> T >> Trần Thị Băng Thanh
Băng Thanh - Vương Thị Hường
Tìm hiểu thêm văn bản bộ sách Ngô gia văn phái (Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (91) 2008; Tr.14-33)

Cập nhật lúc 16h46, ngày 11/03/2010

TÌM HIỂU THÊM VĂN BẢN BỘ SÁCH NGÔ GIA VĂN PHÁI

PGS.TS.BĂ NG THANH

Viện Văn học

TS. VƯƠNG THỊ HƯỜNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Ngô gia văn phái là một tên sách đã trở thành quen thuộc không những đối với giới nghiên cứu mà còn cả với nhiều bạn đọc ưa thích văn học cổ lâu nay. Tuy nhiên diện mạo, lai lịch của bộ sách ra sao cũng đang còn là vấn đề cần được quan tâm khảo sát. Công việc đó sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với ngành nghiên cứu văn học sử mà trên lĩnh vực lý luận văn học nó cũng có thể đem đến nhiều bổ ích, lý thú, ví như những quan niệm về văn, văn phái, thể loại, tác phẩm, tác giả, khuynh hướng... Vấn đề rất phong phú và cũng đòi hỏi nhiều công phu. Trong một bài viết trước, chúng tôi đã trình bày đôi nét về văn phái họ Ngô, trong bài này chúng tôi chỉ xin đi vào tìm hiểu hai vấn đề nhỏ: quá trình hình thành và tình trạng văn bản hiện nay của bộ sách Ngô gia văn phái.

1. Sự hình thành bộ sách Ngô gia văn phái

Ngô gia văn phái là một bé s¸ch ®å sé, tác giả đông, tác phẩm nhiều và thể loại đa dạng. Khảo sát tình trạng văn bản hiện nay ta có thể hình dung thấy bộ sách không phải được hoàn thành ngay trong một lần sưu tập, mà đã trải qua ba thời kỳ:

- Thời kỳ đầu là những sưu tập rải rác về từng tác gia như: Nam trình liên vịnh của Ngô Thì øc do Ngô Thì Sĩ sưu tập; Nghi vịnh thi tập gồm toàn bộ tác phẩm của Ngô Thì øc do Ngô Thì Nhậm sưu tập để khắc in; Ngọ Phong thi tập được thu thập sau khi Ngô Thì Sĩ mất và đã hoàn thành từ năm Quý Mão (1783). Ngoài ra một số tác giả đã tự hoàn chỉnh những sáng tác của mình thành từng tập, mỗi tập gồm những tác phẩm sáng tác trong một thời gian nhất định, như Ngô Thì Sĩ có Khuê ai lục, Vọng triều thi tập, Quan Lan tập, Ngô Thì Nhậm có: Hào mân ai lục, Bang giao hảo thoại, Thủy vân nhàn vịnh, Cúc hoa thi trận, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh..., Ngô Thì Chí có: Học Phi văn tập, Học Phi thi tập, Hào mân khoa sớ, Ngô Thì Hương có Mai dịch thú dư, v.v...

- Thời kỳ thứ hai: sưu tập để xây dựng thành Ngô gia văn phái. Hiện nay
chưa rõ công việc được bắt đầu và hoàn thành vào năm nào. Chỉ biết rằng người khởi xướng là Ngô Thì Trí, nhưng người thực hiện chính và hoàn thành lại là Ngô Thì Điển, con trai cả Ngô Thì Nhậm. Trong lời đề tựa, Ngô Thì Trí nói rõ: “Tôi tài đức đều kém, học hành lỗ mãng, thường vẫn muốn soạn định thành sách, trên là để làm sáng tỏ công đức của ông cha, dưới là để có đủ sách thông khảo cho gia đình. Nhưng rồi công việc bề bộn chưa làm được như nguyện. Sách này là do con trai anh trưởng tôi nối chí, tập hợp văn của vài bốn đời mà biên chép lại, phân mục quy loại. Tập hợp xong, bàn với tôi, đặt tên sách là Ngô gia văn phái (Ngô gia văn phái tự).

Trong một lời đề tựa khác, Phan Huy Ích nói rõ hơn:

“Toàn tập gồm hơn 20 quyển, gần đây lưu truyền trong cõi, người ta tranh nhau truyền tụng. Nay con em trong nhà muốn khắc in, bảo tôi đề tựa. Tôi già rồi, yếu lại lười, từ lâu không cầm đến bút mực, sao đủ sức để tán dương một dòng họ lừng lẫy. Nhớ lại 50 năm trước, được nghe lời dạy bảo của cha vợ tôi, đã lĩnh hội được khuôn phạm văn gia. Đến giữa chừng gặp sự đổi thay, tôi cùng anh vợ ứng thế, kẻ phác thảo, người nhuận sắc, hình hài và tinh thần nương dựa nhau. Thế mà nay biển dâu biến đổi, chợt nhớ lại ngày trước, mơ hồ như một giấc mộng...” (Ngô gia văn phái tự).

Phan Huy Ých không đề ngày tháng viết bài tựa, nhưng năm 1768, Ngô Thì Sĩ làm Hiến sát sứ Thanh Hoa, Phan về quê thi có rẽ vào thăm bố vợ, thi xong lại đến đó ở một năm để học. Như vậy có thể thời gian ông “được nghe lời dạy dỗ”, lĩnh hội được khuôn phạm văn gia là khoảng mùa thu 1768 đến mùa thu 1769. Thế thì thời gian Phan Huy Ích viết lời tựa cho Ngô gia văn phái có thể ức đoán vào khoảng năm 1819. Cũng theo ông, lúc này bộ sách đã được người ta “tranh nhau truyền tụng”, tức là nó đã hoàn thành trước đó một thời gian. Từ những chi tiết trên, có thể đi đến kết luận rằng: Ngô gia văn phái đã được hoàn thành trong khoảng từ 1815 đến 1819. Bộ sách mới chỉ gồm hơn 20 quyển, sưu tập những trước tác trên vòng 100 năm của ba bốn thế hệ, tức là từ Ngô Thì Ức đến thế hệ Ngô Thì Điển.

- Thời kỳ thứ ba: chủ yếu là sự bổ sung, sao chép và sắp xếp lại ở các thế hệ sau. Hiện nay trong số các bản Ngô gia văn phái, có bản chép riêng tác phẩm cña c¸c t¸c gia rÊt muén nh Ng« Thì Giai (1818 - 1881) và một người nữa là Tuân Phủ công, chưa rõ tên thật. Việc làm này có ưu điểm làm cho bộ sách phong phú thêm, bổ sung thêm được những tác phẩm thế hệ sau Ngô Thì Điển hoặc những tác phẩm Tĩnh Trai chưa biết hoặc chưa sưu tầm hết. Nhưng nó cũng phá vỡ khuôn khổ ban đầu của bộ sách, khiến cho ngày nay rất khó xác định cách thức sắp xếp, các hệ thống chú thích, “ph©n môc quy lo¹i”... của nguyên bản Ngô Thì Điển.

2. Tình trạng hiện nay của các bản Ngô gia văn phái

Hiện nay, theo sự thống kê của nhà thư mục học Trần Văn Giáp (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, 1971) và nhóm tuyển dịch Ngô gia văn phái (Ty Văn hóa Hà Sơn Bình xuất bản, 1980) thì ở Hà Nội, kể cả các thư viện công và tư, có đến khoảng gần 20 bộ Ngô gia văn phái. Riêng Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 12 bộ. Tất cả đều là sách chép tay, nội dung không thống nhất, cách sắp xếp tác phẩm cũng không nhất quán; có thể nói không bộ nào có kết cấu giống bộ nào. Có bộ xếp theo thể loại, có bộ xếp theo tác gia,... và không có bộ nào là trọn vẹn, hoặc mất phần đầu, hoặc mất phần sau, hoÆc thiÕu, hoÆc nội dung trong từng bộ có nhiều quyển trùng lặp... Dưới đây là những khảo sát cụ thể.

Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện còn những bộ sau:

1. Ngô gia văn phái A.117a/1-30, đóng thành 23 tập, gồm 1809 tờ, xếp theo tác gia.

2. Ngô gia văn phái A.117b/1-4: 4 cuốn, 716 tờ, xếp theo tác gia.

3. Ngô gia văn phái A.117c/1-3, 3 cuốn, 525 tờ, xếp theo tác gia.

4. Ngô gia văn tuyển A.117d/103, 3 cuốn gồm 160 tờ, xếp theo tác gia.

5. Ngô gia văn phái A.117đ, 1cuốn, gồm 18 tờ, xếp theo tác gia.

6. Ngô gia văn phái Quốc sử tập biên A.117e, 1 cuốn, 17 tờ.

7. Ngô gia văn phái VHV.1743/1-36, gồm 2370 tờ, xếp theo thể loại.

8. Ngô gia văn phái tuyển A.1330: có 1 cuốn, gồm 105 tờ, xếp theo tác gia.

9. Ngô gia văn phái VHv.1461: 1 cuốn, 92 tờ, xếp theo tác gia.

10. Ngô gia văn phái VHv.16/1-13: 13 cuốn, gồm 980 tờ, xếp theo tác gia.

11. Ngô gia văn phái VHv.806/1-4: 4 cuốn, 505 tờ, xếp theo tác giả.

12. Ngô gia văn phái VHv.1831: 1 cuốn, gồm 70 tờ, xếp theo tác giả.

Thư viện Viện Văn học có 3 bộ:

1. Ngô gia văn phái HN.339.

2. Ngô gia văn phái HN.409

3. Ngô gia văn phái HN.654/1-4

Thư viện Viện Sử học có 1 bộ:

1. Ngô gia văn phái HV.538/1-23: đóng thành 4 tập, gồm 809 tờ, xếp theo tác gia.

Thư viện Quốc gia có 2 bộ:

1. Ngô gia văn phái R.578: (đang đưa đi làm số hóa)

2. Ngô gia văn phái R.642: 1 cuốn, 72 tờ, xếp theo tác gia.

Sau khi thống kê chúng tôi thấy có thể tạm chia làm hai loại:

A. Lo¹i lÎ bé, gồm các bản:

A.117b gồm 4 quyển ghi rõ “Đích tôn Ngô Thì Điển biên tập”, nhưng việc biên chép có nhiều nhầm lẫn và lộn xộn. Kết cấu của sách không hoàn toàn theo nguyên tắc thể loại cũng không theo trật tự thời gian. Chẳng hạn Quyển I chép văn loại của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, thì phần cuối lại chép tập thơ Mai dịch thú dư (của Ngô Thì Hương) trong khi đó Quyển IV chép thi loại (gồm Nghi vịnh thi tập của Ngô Thì Ức và Anh ngôn thi tập của Ngô Thì Sĩ) thì phần cuối lại chép một phần của Ngọ phong văn tập. Mặt khác tên đăng ký của Thư viện cũng không đúng với tên ghi trên trang đầu quyển sách; chẳng hạn như: Quyển III tên đăng ký là Ngô gia văn phái A.117b/3 nhưng bên trong, sách gồm rất nhiều quyển: 20, 21, 22, 23, 24, 30, 31, 32; các quyển từ 19 trở về trước và từ 25 đến 29 không thấy. Quyển IV (A.117b/4) phần chép thơ thì gồm Ngô gia văn phái từ quyển 1 đến quyển 4 nhưng sang phần văn lại có tên là Ngô gia văn phái quyển Thượng.

Như vậy rõ ràng bản này là một bộ thu góp nhiều bộ khác nhau nhưng không bộ nào hoàn chỉnh, do đó số lượng tác phẩm của mỗi tác gia đều bị thiếu hụt. Chắc chắn đây không phải bản gốc của Ngô Thì Điển.

A.117/c gồm 3 quyển và A.117/d gồm 3 quyển, chỉ chép riêng thơ Ngô Thì Nhậm.

A.117/d chỉ có 1 quyển chép tác phẩm của Ngô Thì Giai và một người nữa là Tuân Phủ công.

VHv.807 gồm 6 quyển, chỉ chép riêng Xuân thu quản kiến của Ngô Thì Nhậm.

A1330: 1 quyển, chép tác phẩm của năm tác giả: Ngô Thì Trí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Điển, Ngô Thì Hiệu, Ngô Thì Lữ.

Tại Thư viện Quốc gia có 2 kí hiệu sách là R.578 và R.642. Nhưng tiếc rằng bản R.578 đang đưa đi làm số hoá nên chúng tôi chưa có điều kiện để tiếp cận.

R.642: khổ 38 x 18 cm, viết trên giấy dó, bìa tây, chữ thảo, gồm 72 tờ, có dấu khuyên đỏ, đó chấm câu. Sách đã bị sờn mép.

Tờ 1a ghi Ngô Hoàng giáp thi tập: từ tờ 1 đến 26 gồm 119 bài thơ của Ngụ Thỡ Sĩ.

Lã Đường di cảo thi tập tự từ tờ 28 đến 53

Tờ 54a ghi Chung bá ca tiên sinh đính bổ thiên gia thi

B. LOẠI TƯƠNG ĐỐI ĐỦ BỘ

Loại này không nhiều, cũng chỉ có vài bộ nhưng không bộ nào hoàn hảo. Hiện chúng tôi mới tiếp xúc được với 3 bộ chính là A.117a/1-30; VHv.1743/1-36 và VHv.16/1-13. Tình hình cụ thể như sau:

I. Ngô gia văn phái A.117a/1-30

Bản này do Trường Viễn đông Bác cổ thuê chép, là bản hoàn chỉnh, biên tập có nguyên tắc nhất quán và tương đối hợp lý. Bản này sắp xếp riêng từng tác giả và trong mỗi tác giả, tác phẩm chủ yếu sắp xếp theo thể loại. Nói chủ yếu là vì cũng có những tác phẩm được giữ nguyên, mặc dù tác phẩm đó bao gồm nhiều thể loại, như trường hợp Khuê ai lục của Ngô Thì Sĩ.

Theo cụ Trần Văn Giáp (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Sđd) thì bản này được sao chép từ một bản gốc nhà họ Ngô và là bản chộp rừ ràng nhất. Tuy nhiên, hiện nay chưa tìm thấy bản gốc hay một bản nào gần gũi với A117a. So với các bản khác, bản A117a có nhiều ưu điểm: số lượng tác giả, tác phẩm phong phú, đầy đủ hơn, chữ viết rõ ràng, ghi chú rành mạch, biên tập có quy tắc nên dễ theo dõi, và có thể dễ dàng tìm được ngay tác gia mình cần. Song A.117a cũng còn nhiều nhược điểm: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học giá trị bậc nhất của Ngô gia văn phái thì không hiểu vì sao những người sao chép lại bỏ sót? Bên cạnh đó sự nhầm lẫn vẫn không thể tránh được. Các quyển 18, 19, 20 và 23 đã chép trùng tác phẩm của các tác giả: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí và Ngô Thì Hoàng. Trong đó quyển 23 hoàn toàn chộp lại tỏc phẩm của Ngụ Thỡ Chớ ở quyển 18, chỉ thờm mươi bài văn khấn, sớ. Đáng lưu ý là quyển 18 mang nhan đề Học Phi thi tập nhưng lại chép cả Sóc Nam hành kính của Ngô Thì Trí và Thạch Ổ di chương của Ngô Thì Hoàng (những tác phẩm này được chép lại ở hai quyển 19, 20). Nhưng điều nguy hại hơn là các phần Sóc Nam hành kính, Thạch Ổ di chương ở quyển 18 không đề tên tác giả, có thể khiến người đọc nhầm tưởng Ngô Thì Chí cũng là tác giả của hai tập này. Ngoài ra, mặc dù sách được chép cùng một khổ giấy, một cách đóng, một loại bìa và chúng được đánh số từ quyển 1 đến quyển 23, nhưng bên trong một số quyển lại mang những phụ đề chứng tỏ nó thuộc một hệ thống khác. Ví như tất cả các quyển chép tác phẩm của Ngô Thì Nhậm đều mang phụ đề Ngô gia văn phái tuyển và có một hệ thống ghi số riêng chứng tỏ nó là phần IV, mà tác phẩm của Ngô Thì Chí là phần V, của một bộ hoàn chỉnh nào đó, nhưng ở đây chỉ tuyển một phần (của Ngô Thì Nhậm từ “tứ chi lục” đến “tứ chi thập tứ” rồi sau đó là “tứ chi thập cửu” đến “tứ chi nhị thập ngũ” tức là từ quyển 6 đến quyển 14 của phần 4 và từ quyển 19 đến quyển 25 của phần 4. Phần của Ngô Thì Chí từ “Ngũ chi nhất” đến “ngũ chi tam” tức là từ quyển 1 đến quyển 3 của phần 5). Theo Di sản Hỏn Nụm Việt Nam - Thư mục đề yếu thỡ bộ sỏch này gồm 30 Tập, nhưng chỉ cú 27 tập, thiếu cỏc tập 8, 9, 10, nhưng trong sách không thấy rừ, chỉ biết thiếu phần thơ của Ngụ Thỡ Nhậm. Chúng tôi đã thống kê nội dung của bộ A.117a/1-30, cú 23 quyển, như sau:

1. Ngô gia văn phái A.117a/1.

Tựa Ngô gia văn phái của Phan Huy Ích

Tựa Ngô gia văn phái của Ngô Thì Trí

Phần 1 là Nghi vịnh thi tập gồm 44 bài thơ của Ngụ Thỡ Ức.

Phần 2 là Anh ngôn thi tập hạ, gồm 376 bài thơ của Đốc trấn Ngọ Phong công. (Khụng rừ quyển Thượng ở đâu, quyển 1 chỉ ghi là Anh ngụn thi tập)

2. Ngô gia văn phái A.117a/2. Ngọ Phong văn tập

Phần 1 gồm 26 bài tự

Phần 2 Bi kí gồm 29 bài văn bia

Phần 3 gồm 16 bài kí, tán, dẫn

3. Ngô gia văn phái A.117a/3. Ngọ Phong văn tập, gồm 116 bài văn của Ngô Thì Sĩ.

4. Ngô gia văn phái A.117a/4

Anh ngôn thi tập. Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo, gồm 280 bài thơ của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ, nhưng trong đó có hai bài trùng với quyển 4 nờn chỉ cũn 278 bài.

5. Ngô gia văn phái A.117a/5

Phần 1 là Anh ngôn phú tập của Chỏnh Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công, gồm 5 bài phú.

Phần 2 là tập Bảo trướng hoằng mô của Chớnh Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công gồm 26 bài khải.

Phần 3 là thể loại sách của Chớnh Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công, gồm 56 bài

6. Ngô gia văn phái A.117a/6

Mở đầu sách chép: Ngô gia văn phái quyển 6

Phần 1: Khuê ai lục, gồm 30 bài

Phần 2: Khoa sớ tập biên, gồm 31 bài sớ, phó ý

Phần 3: Ngọ Phong văn tập, gồm 41 bài tự, văn, thi dẫn…

7. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập bát A.117a/7

Bang giao hảo thoại, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 65 bài văn kiện bang giao

Ngô gia văn phái tuyển tứ thập cửu (A.117a/7)

Bang giao hảo thoại, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 27 bài

Tổng số cả 2 quyển là 92 bài.

8. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi lục A.117a/8

Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 13 bài phú.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thất (A.117a/8), Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 15 bài kí.

9. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi bát A.117a/9

Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 13 bài tự.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi cửu A.117a/9, Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 17 bài dẫn, văn, bi kí.

10. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập A.117a/10

Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 7 bài biện, lệ, ước.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập nhất (A.117a/10), Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 26 bài cáo văn, tế văn.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập nhị (A.117a/10). Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 27 bài văn tế.

11. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập ngũ A.117a/11

Hàn các anh hoa, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 12 bài sắc, chiếu.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập lục (A.117a/11)

Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 45 bài biểu.

12. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập thất A.117a/12

Hàn các anh hoa, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 23 bài khải.

13. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập bát A.117a/13

Hàn các anh hoa, Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo, gồm 10 bài biểu.

14. Ngô gia văn phái A.117a/14.

Hoằng từ Hiến sát Văn Túc công thi thảo, gồm 71 bài.

15. Ngô gia văn phái A.117a/15

Trưng Phủ công thi văn. Hải Dương học chính Trưng Phủ công di thảo, gồm 76 bài tự, bi kí, cáo văn, phú

16. Ngô gia văn phái A.117a/16.

Mai dịch thú dư. Lại bộ Tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ công di thảo, gồm 126 tác phẩm thơ của Lễ Khê hầu Thành Phủ Ngô Thì Vị.

17. Ngô gia văn phái A.117a/17

Lại bộ Tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ di thảo. Ngay phần tên sách ở trang 1a không ghi tên tập gồm 27 bài tự, ngâm, thơ. Phần tiếp theo ghi Thù phụng toàn tập, Lại bộ tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ công (Ngụ Thỡ Vị) di tập gồm 50 bài sắc, chế, cáo, biểu, luận, tự…

18. Ngô gia văn phái A.117a/18

Học Phi thi tập. Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo.

Trang 1a sách viết là thi tập nhưng bên trong có cả văn xuôi, kí, sớ, phú, câu đối. Tổng cộng các thể loại có 265 tác phẩm, trong đó chép cả Súc Nam hành kớnh của Ngụ Thỡ Trớ Thạch Ổ di chương của Ngụ Thỡ Hoàng.

19. Ngô gia văn phái A.117a/19

Sóc nam hành kính. Hộ bộ Thị lang Dưỡng Hạo công di thảo.

Gồm 55 tác phầm thơ, phú, tựa, văn tế, câu đối.

20. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/20

Thạch Ổ di chương. Lâm Sào cư sĩ Huyền Trai công di thảo

Sách tập hợp các tác phẩm của Huyền Trai Ngô Thì Hoàng.

Phần đầu chép 77 bài thơ.

Phần cuối chép Thạch Ổ di văn tập gồm 39 bài văn.

21. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/21

Dưỡng Chuyết thi văn, Công thần tẩu Quốc tử giám sinh Tĩnh Trai công di thảo. Tuy ở đầu sách ghi là tác phẩm của Tĩnh Trai công tức là các tác phẩm của Ngô Thì Điển nhưng bên trong lại cú cả tỏc phẩm của Trang Nghị cụng.

Phần 1: Dưỡng Chuyết thi văn gồm 70 bài tự, thơ, phú

Phần 2: Hào Nga ngôn. Quốc tử giám sinh Trang Nghị công di thảo, gồm 14 bài từ và cáo văn

22. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/22

Hải Dương trấn Hiệp trấn Thuật Trai công di thảo.

Phần 1: Ngô sào thi thoại. Gồm 33 bài thơ của Ngụ Thỡ Lữ (Thuật Trai)

Phần 2: Hào mân ai lục. Gồm 20 bài văn của Ngụ Thỡ Nhậm

Phần 3: Hào mân ai lục: Gồm 19 bài ghi chép về hành trạng, sắc văn, cáo văn… của Ngụ Thỡ Nhậm

23. Ngô gia văn phái tuyển ngũ chi nhất A.117a/23

Thiêm thư Bình Chương Học Tốn công thi thảo. Tuy ở phần mở đầu viết “thi thảo” nhưng bên trong có 3 phần:

Phần 1: Học Phi văn tập: gồm 9 bài tự, kí, tế, văn

Phần 2: Học Phi thi tập, gồm 22 bài thơ và 2 bài phú

Phần 3: Hào mân khoa sớ, gồm 21 bài sớ

Căn cứ vào lời tựa ở đầu bộ sách và đối chiếu với nội dung bên trong có thể nghĩ rằng A.117a/1-30 chủ yếu đã giữ được kết cấu ban đầu của Ngô gia văn phái. Bản này sưu tập khá kỹ tác phẩm của bốn thế hệ tính từ Ngô Thì Điển trở lên đến Ngô Thì Ức. Tuy nhiên A.117a/1-30 cũng không phải được sao từ một bản gốc. Số quyển đã tăng lên so với lời ghi của Phan Huy Ích (từ hơn 20 quyển lên 30 quyển); những phụ đề không nhất quán, lời ghi chú dưới quyển 21 Dưỡng Chuyết thi văn của Ngô Thì Điển (Tĩnh Trai công di thảo)... chứng tỏ bộ sách đã có sự tham gia bổ sung, sửa đổi, kết hợp nhiều bản và có thể cả việc kết cấu lại của thế hệ sau Ngô Thì Điển.

II. Ngô gia văn phái VHv.1743/1-36

Ngụ gia văn phái VHv.1743 gồm 36 quyển, đóng thành 34 tập. Nhỡn qua cú thể nghĩ rằng bộ này đầy đủ và gần với bản gốc hơn cả. Song xem xột kỹ thỡ khụng phải thế. Mặc dầu số trang số quyển rất đồ sộ, nhưng sách chỉ chép được sỏu tỏc giả và tỏc phẩm cũng không được sưu tập đầy đủ. Ngụ Thỡ Sĩ, Ngụ Thỡ Chớ khụng cú thơ, Ngô Thỡ Nhậm khụng cú Xuõn thu quản kiến. Tác phẩm của cỏc tỏc giả: Ngụ Thỡ Trớ, Ngụ Thỡ Hoàng, Ngụ Thỡ Điển... đều không được chộp. Trong khi đó có đến hơn mười quyển chộp trựng lặp; cú tỏc phẩm chép đi chộp lại đến ba lần. Đó là các quyển: 1, 3 và 6, 35, 8; 2 và 7; 4 và 9, 34; 5 và 10, 34; 13, 14 và 29, 30; 26, 27 và 21; 28 và 19, 21, 26, 27; 34 và 4, 5, 11, 12.

Chủ trương phân chia theo thể loại nên bộ VHv.1743/1-36 gom tác phẩm của dòng Ngô gia lại rồi chia thành từng quyển, phần. Nội dung của bộ được thống kê cụ thể dưới đây:

Quyển 1 đề: “Ngô gia văn phái quyển tứ, phú loại”; Ngô gia văn phái quyển ngũ, chế, sách, khải

Quyển 2 của bản VHv.1743/2 là thể loại sớ

Quyển 3 của bản VHv.1743/3 là thể loại tự

Quyển 4 của bản VHv.174/4 là thể loại phú

Quyển 5 của bản VHv.1743/5 là thể loại chế, sách, khải

Quyển 6 của bản VHv.1743/6 là thể loại kí

Trang đầu của sách lại ghi Ngô gia văn phái quyển nhất, kí loại. Sau đó sách ghi tiếp: Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo.

Quyển 7 của bản VHv.1743/7 Trang 1a ghi: Ngọ Phong công tập nhị, sớ. Tờ 2a: ghi Ngô gia văn phái quyển nhị. Sau đó ghi Chính tiến sĩ đốc trấn Ngọ Phong công di thảo, thuộc thể loại sớ (quyển 2 và quyển 7 có sự trùng nhau tới 90%).

Quyển 8 của bản VHv.1743/8: Ngô gia văn phái quyển tam, Ngọc Đường công hạ. Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo. Sách không ghi chia thể loại nhưng quyển này chép tự (tựa) giống hệt quyển 3.

Quyển 9 của bản VHv.1743/9 : Ngô gia văn phái quyển 4, Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo, không ghi theo thể loại nhưng chuyên về Phú, tờ 38a ghi: Ngô gia văn phái, phú loại. Hải Dương Đốc học Trưng Phủ công di thảo, giống hệt quyển 4.

Quyển 10 của bản VHv.1743/10: Ngô gia văn phái quyển ngũ, Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo, không ghi thể loại, không chuyên về thể loại. Giống Q.5.

Quyển 11 của bản VHv.1743/11: Ngô gia văn phái, tự nhất. Hoằng Từ Hiến Sát công di chương. Từ 1a-11a là các bài tựa, từ 12a - 22a là kí, từ 23a-33a là thư, từ 34a- 52a điều trần, sách; còn lại là thi và phú

Quyển 12: Ngô gia văn phái tuyển, Chính tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo, không ghi chia loại nhưng chuyên về khải

Quyển 13: Ngô Hy Doãn văn, bang giao. Tờ 1a ghi: Ngô gia văn phái quyển nhất, Bang giao lục. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo

Quyển 14: Ngô gia văn phái, quyển nhị. Bang giao lục, Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 15: Ngô gia văn phái quyển tam: Cẩm Đường nhàn thoại. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 16: Ngô gia văn phái, quyển tứ. Hàn các anh hoa, Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 17: Ngô Hy Doãn văn, bi, kí, quyển ngũ. Bên trong tờ 1 ghi: Ngô gia văn phái, quyển ngũ. Kim mã hành dư, Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 18. Ngô Hy Doãn văn, tế văn, biểu văn, quyển lục. Tờ 1a ghi: Ngô gia văn phái, quyển lục, Kim mã hành dư. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo

Quyển 19: Ngô Hy Doãn văn, tự, liễn, thất. Tờ 1a ghi: Ngô gia văn phái, quyển thất. Kim mã hành dư. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 20: Ngô gia văn phái, khải. Tờ 1a ghi: Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Hy Doãn công di thảo.

Quyển 21: Ngô gia văn phái. Kim mã hành dư. Thượng thư Hy Doãn công di thảo. Không ghi thể loại nhưng gồm phú, kí.

Quyển 22: Ngô gia văn phái. Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn vịnh, Ngọc đường xuân khiếu, Cẩm đường nhàn thoại.

Quyển 23: Ngô gia văn phái. Cúc hoa thi trận (Thượng thư Hy Doãn công di thảo), Hoa trình gia ấn, Thu cận dương ngôn (Thượng thư Hy Doãn công di thảo).

Quyển 24: Ngô gia văn phái quyển tam. Hy Doãn công thi tập: Cẩm đường nhàn thoại, Thu cận dương ngôn.

Quyển 25: Ngô gia văn phái quyển tứ. Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 26: Ngô gia văn phái quyển ngũ. Kim mã hành dư. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo, Ngô gia văn phái tuyển. Hải Dương Học chính Trưng Phủ công di thảo

Quyển 27: Ngô gia văn phái quyển lục. Kim mã hành dư. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 28: Ngô gia văn phái quyển bát. Kim mã hành dư, Hào mân lục, Kim mã hành dư. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 29: Ngô gia văn phái quyển nhị. Bang giao lục. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 30: Ngô gia văn phái quyển nhất. Bang giao lục. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo.

Quyển 31: Ngô gia văn phái quyển bát. An Nam nhất thống chí, hồi nhất, nhị, tam, tứ (Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo).

Quyển 32: Ngô gia văn phái quyển cửu. An Nam nhất thống chí hồi ngũ, lục, thất. Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo.

Quyển 33: Ngô gia văn phái thi, từ, phú, sớ, chế, lục, tự - Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo, Học Phi văn tập - Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo, Ngô gia văn phái - Thạch Ổ di chương - Lâm Sào Cư sĩ Huyền Trai công di thảo

Quyển 34: Ngô gia văn phái, khải, sách, sớ, biểu, chế. Bảo chướng hoằng mô. Chính tiến sĩ Đốc học Thế Lộc công di thảo

Quyển 35: Ngô gia văn phái, tự, hạ, kí, phú, minh, từ, tự. Chính Tiến sĩ Đốc trấn Thế Lộc công di thảo

Quyển 36: Ngô gia văn phái. Thành Phủ cụng di thảo

Túm lại VHv.1743 cũng khụng phải là một bộ sỏch cú kết cấu hoàn chỉnh, nú cũng nhập thờm những quyển lẻ; cỏch sắp xếp thỡ khụng hoàn toàn theo thể loại, nội dung vừa thừa vừa thiếu, lại cú hiện tượng lầm lẫn, lộn xộn. Tuy vậy bộ này đó bổ sung được cho A.117a những tỏc phẩm quý, như 7 hồi đầu Hoàng Lờ nhất thống chi (cú ghi rừ tỏc giả) và thơ Ngô Thỡ Nhậm. So sánh bản A.117a/1-30 với VHv.1743 thì trong việc phân loại, sắp xếp tác phẩm, A.117a đã kết hợp được hai nguyên tắc: thể loại và tác giả khiến cho sự tra cứu dễ dàng hơn, kết cấu của bộ sách cũng đỡ rối hơn. Cho dù vẫn còn thiếu nhiều tác phẩm quan trọng, như toàn bộ thơ Ngô Thì Nhậm, Hoàng Lê nhất thống chí, Việt sử tiêu án, A.117a vẫn là bản tốt đáng tin cậy hơn cả trong số những bản Ngô gia văn phái còn lại hiện nay trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

III. Ngô gia văn phái VHv.16/1-13

VHv.16/ 1-13 gồm 13 quyển, chép tác phẩm của 7 tác giả. Sách này chép cẩn thận, chữ tốt, cách phân loại rành rọt, là bản bổ sung tốt cho A.117a.

Cụ thể bộ VHv.16/ 1-13 chép như sau:

1. Ngô gia văn phái VHv.16/1:

Hai bài tựa của Phan Huy Ích và Ngô Thì Trí

Phần 1 là Nghi vịnh thi tập trùng hoàn toàn cả thứ tự lẫn số bài so với A.117a/4

Phần 2: Anh ngôn thi tập Anh ngôn phú tập trùng với A.117a/1,5

2. VHv.16/2: không thấy ghi tên tập thơ và và cũng không ghi tên tác giả, nhưng thực ra là thơ của Ngụ Thỡ Trớ và Ngụ Thỡ Hoàng

3. VHv.16/3: Ngô gia văn phái, Bỳt hải tùng đàm, Thuỷ vân nhàn vịnh, Ngọc đường xuân khiếu, Cẩm đường nhàn thoại (không ghi tác giả, thực ra là thơ của Ngụ Thỡ Nhậm).

4. VHv.16/4: Ngô gia văn phái: Dưỡng Chuyết văn tập. Công thần tẩu Tĩnh Trai công di thảo.

5. VHv.16/5: Ngô gia văn phái: Khuê ai lục, khoa sớ tập biên, không ghi Ngọ Phong văn tập nhưng tất cả giống quyển 6 của A.117a.

6. VHv.16/6: Ngô gia văn phái: Kim mã hành dư (của Ngụ Thỡ Nhậm).

7. VHv.16/7: Ngô gia văn phái: Kim mã hành dư (của Ngụ Thỡ Nhậm)

8. VHv.16/8: Ngô gia văn phái: Hàn các anh hoa (của Ngụ Thỡ Nhậm)

9. VHv.16/9: Ngô gia văn phái: Bảo chướng hoằng mô (của Ngụ Thỡ Sĩ)

10. VHv.16/10: Ngô gia văn phái: Bảo chướng hoằng mô và sách (của Ngụ Thỡ Sĩ)

11. VHv.16/11: Ngô gia văn phái: Thù phụng toàn tập. Lại bộ Tả Tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ công di thảo.

12. VHv.16/12: Ngô gia văn phái: Hoa trình gia ấn, Cúc thu thi trận (của Ngụ Thỡ Nhậm)

13.VHv.16/13: Ngô gia văn phái: Bang giao hảo thoại (Ngụ Thỡ Nhậm)

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã được tiếp xúc với một số “bộ” ở các thư viện khác.

Bộ Ngô gia văn phái kí hiệu HV.538/1-23 tại Thư viện Viện Sử học. Sách được chép bằng bút sắt (chứng tỏ sách được sao chép muộn), gồm 23 quyển đóng thành 4 tập. Ngay đầu trang 1a sách viết: “Bộ Ngô gia văn phái này nguyên bản ở Thư viện Khoa học (nay Thư viện Khoa học đổi tên thành Viện Thông tin Khoa học xã hội), kí hiệu A.117. Chép sao xong ngày 15 tháng 4 năm 1965. Kí tên Phạm Huy Giu”. Trong sách vẫn còn kẹp theo tờ giấy kiểm kê đứng tên Phạm Huy Giu kí năm 1965. Ở tờ 1b tại quyển 2 (kí hiệu HV.538/5-10 có ghi dòng chữ bằng chữ Hán là: "Nguyễn Danh Tiên thừa sao theo nguyên bản bộ sách được lưu trữ ở Thư viện Khoa học Trung ương có kí hiệu là A.117". Nghĩa là từ quyển 9 đến hết có ghi chữ quốc ngữ do Phạm Huy Giu sao lại).

Bộ sách Ngô gia văn phái được lưu trữ tại Viện Sử học chỉ ghi sao từ bản gốc có kí hiệu là A.117. Nhưng hiện ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm có rất nhiều bộ Ngô gia văn phái mang kí hiệu A.117 (A.117a, A.117b, A.117c, A.117d, A.117e - không có bản nào mang kí hiệu A.117). Vậy thì bản của 2 Thư viện Viện Sử học và Viện Thông tin Khoa học xã hội chọn làm bản nền để sao chép là bản nào?

Khi chúng tôi tiến hành đối chiếu thì nhận thấy bản của Viện Sử học trùng khớp với bản A.117a/1-23. Không biết A.117a/1-23 được sao chép từ một bản gốc nào nhưng tất cả các bản sao chép sau này đều lấy bản này làm nền.

Từ những kết quả khảo sỏt, chủ yếu từ ba bộ Ngô gia văn phái trên đây, để thay cho kết luận về cụng việc khảo sát văn bản, bước đầu chúng tôi xin đưa ra BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP THEO BỘ, TẬP dưới đây (chủ yếu là đối với cỏc tỏc giả cú tỏc phẩm được tuyển chọn):

1. Ngô gia văn phái. Anh ngôn thi tập A.117a/1.

Tựa Ngô gia văn phái của Phan Huy Ích

Tựa Ngô gia văn phái của Ngô Thì Chí

Phần 1: Nghi vịnh thi tập: Tập Nghi vịnh thi tập có 2 bản chép là A.117a/1 và VHv.16/1. Cả hai bản đều chép được 44 bài, thứ tự các bài cũng giống nhau.

Ngoài ra trong Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu cú ghi quyển Tuyết Trai thi tập, ký hiệu A.1529, gồm 126 bài thơ, “đề tỏi lấy từ sử, truyện... dựng làm mẫu cho người tập làm thơ, như Tỳy ụng chớ bất tại tửu, Đào lý tại cụng mụn..., chỳng tụi chưa tiếp xúc được với văn bản này, khụng rừ Tuyết Trai ở đây có đúng là Ngô Thỡ Ức ?

Phần 2: Anh ngôn thi tập hạ. Tập này có 2 bản chép là A.117a/4, VHv.16/1 và R 642. Bản A.117a/4 chép được 376 bài, còn bản VHv.16/1 chỉ chép được 151 bài, bản R.642 chép được 119 bài. Số 151 và 119 bài này đã có trong bản A.117a/4.

2. Ngô gia văn phái A.117a/2. Phần 1 chép: Ngọ Phong văn tập gồm 27 bài văn. Có một số bản cũng chép Ngọ Phong văn tập, nhưng số lượng bài có khác nhau. Bản VHv.1743/3 chép được 22 bài, số bài này đã có trong bản A.117a/2. Bản VHv.1743/8 cũng chép được 22 bài; số lượng và thứ tự hoàn toàn trùng với bản VHv.1743/3. Bản VHv.1743/35 chép được 19 bài; trong đó trùng với bản A.117a/2 là 18 bài và bổ sung 1 bài mới là Đại Huấn trung hầu gia phả tự tự. Bản VHv.1461 chép được 10 bài; trong đó có 6 bài trùng với bản A.117a/2 và bổ sung 4 bài mới là: Hữu Giang Sĩ Đoan trí sĩ triều đường tiễn thi tự, Thị tượng Thích Kế hầu trí sĩ trướng tự, Vi Huấn trung hầu gia phả tự tựa, Ngự chế tứ thi bi hậu kí (Bài này được bản A.117a/2 xếp vào phần bi kí). Như vậy phần này chép được 27 (bài trong A.117a/2) + 1 (bài bổ sung từ VHv.1743/35) + 4 (bài bổ sung từ VHv.1461) = 32 bài.

Phần 2: Bi kí. Bản A.117a/2 chép được 29 bài. Hai bản VHv.1743/6 và VHv.1743/35 cũng chép được 29 bài, thứ tự hoàn toàn trùng lặp với bản A.117a/2.

Phần 3: Kí. Bản A.117a/2 chép được 16 bài. Bản VHv.1743/6 chép được 8 bài (cả 8 bài đều trùng với A.117a/2). Bản VHv.1743/35 chép được 20 bài (trong đó có 13 bài trùng với A.117a/2 và bổ sung mới là 7 bài gồm: Nhị Thanh động phú, Nam trình liên vịnh tự, Hoán trung thu thưởng thi tự, Trấn Quốc tự phong cảnh hiển từ, Huyền Quang hoành từ, Vọng triều thi thoại tự, Nông đáp. Như vậy, phần này các bản chép được tổng số là: 16 (bài trong A.117a/2) + 7 (bài VHv.1743/35) = 23 bài.

3. Ngô gia văn phái A.117a/3. Ngọ Phong văn tập.

Phần này chỉ có 2 bản chép. Bản A.117a/3 chép được 112 bài. Bản VHv.1461 chép được 112 bài, trong đó có 76 bài trùng với bản A.117a/3 bổ sung 36 bài. Tổng số 2 bản chép được là: 112 (bài trong bản a.117a/3) + 36 (bài từ bản VHv.1461) = 148 bài.

4. Ngô gia văn phái A.117a/4

Chính Tiến sĩ Đốc trấn Ngọ Phong công di thảo: gồm 280 bài thơ, trựng với Anh ngụn thi tập hạ 2 bài, nờn cũn 278 bài. Các bản hiện biết không có bản nào chép trùng số thơ này.

5. Ngô gia văn phái A.117a/5

Phần 1: Anh ngôn phú tập có 5 bản chép. Bản A.117a/5 chép được 5 bài. Bản VHv.1743/4 chép được 4 bài (đã có trong bản A.117a/5); bản VHv.1743/9, chép được 3 bài (đã có trong bản A.117a/5); bản VHv.16/1 chép được 5 bài (đã có trong bản A.117a/5); bản VHv.1743/34 chép đủ 5 bài (đã có trong bản A.117a/5), VHv.1743/11 chộp 7 bài và bài Huyền Quang hành giải. Như vậy Ngụ Thỡ Sĩ cú 7 bài phỳ.

Phần 2: Bảo trướng hoằng mô

Có 4 bản chép. Bản A.117a/5 chép được 24 bài. Bản VHv.1743/12 chép được 17 bài; trong đó có 16 bài trùng với bản A.117a/5 và bổ sung được 1 bài là Điều trần binh dân tài khải. Bản VHv.1743/34 chép được 19 bài, trong đó trùng với bản A.117a/5 16 bài, bổ sung 3 bài; trong số 3 bài bổ sung thì 1 bài là Điều trần binh dân tài khải đã có trong bản VHv.1743/12, 2 bài: Xuân triệu tứ ngân tạ khải, Đại nghĩ phụng sứ tạ khải, Bản A.117a để ở phần Sỏch. Bản VHv.16/9 chép được 24 bài, cả 24 bài này đều trùng với bản A.117a/5. Tổng số 4 bản chép được là: 24 (bài trong bản A.117a/5) + 1 (bài từ bản VHv.1743/12) = 25 bài.

Phần 3: Sách. Phần này có 5 bản chép, đó là A.117a/5; VHv.1743/5; VHv.1743/10; VHv.1743/34 và VHv.16/10. Bản A.117a/5 chép được 57 bài. Bản VHv.1743/5 chép được 35 bài, trong đó có 30 bài trùng với bản A.117a/5 và bổ sung cho bản A.117a/5 là 5 bài. Bản VHv.1743/10 chép được 35 bài, trong đó trùng với A.117a/5 là 28 bài bổ sung 7 bài mới. Trong 7 bài mới này thì đã 5 bài trùng với bản VHv.1743/5, tức là chỉ bổ sung mới 2 bài cho A.117a/5. Bản VHv.1743/34 chép được 31 bài, trong đó trùng với bản A.117a/5 29 bài, còn 2 bài mới được bổ sung không trùng với các bản khác. Bản VHv.16/10 chép được 41 bài; cả 41 bài này đều trùng với bản A.117a/5.

Tổng số 5 bản chép được là: 57 (bài trong A.117a/5) + 6 (bài bổ sung từ VHv.1743/5) + 2 (bài bổ sung từ VHv.1743/10) + 2 (bài bổ sung từ VHv.1743/34) = 67 bài.

6. Ngô gia văn phái A.117a/6

Phần 1: Khuê ai lục

Phần này chỉ có 2 bản chép là A.117a/6 và VHv.16/5. Cả 2 bản đều chép được 29 bài, số thứ tự các bài cũng giống nhau hoàn toàn.

Phần 2: Khoa sớ tập biên

Phần này có 4 bản chép là A.117a/6; VHv.1743/2; VHv.1743/7; VHv.16/5. Bản A.117a/6 chép được 30 bài. Bản VHv.1743/2 chép được 24 bài trong đó trùng với bản A.117a/6 là 13 bài, bổ sung là 11 bài. Bản VHv.1743/7 chép được 25 bài, trong đó trùng với A.117a/6 là 21 bài, bổ sung 4 bài (4 bài bổ sung này không trùng với bài bổ sung của bản VHv.1743/2). Bản VHv.16/5 chép được 30 bài giống hệt bản A.117a/6, số thứ tự các bài cũng trùng nhau.

Tổng số 4 bản chép được là: 30 (bài trong A.117a/6) + 11 (bài bổ sung từ VHv.1743/2) + 4 (bài bổ sung từ VHv.1743/7) = 45 bài.

Phần 3: Ngọ Phong văn tập

Phần này có 4 bản chép là A.117a/6; VHv.1743/3; VHv.1743/8; VHv.16/5. Bản A.117a/6 chép được 41 bài. Bản VHv.1743/3 chép được 9 bài, trong đó trùng với bản A.117a/6 là 8 bài và bổ sung 1 bài mới là Vũ Giang huyện hạ Phạm công khôi đăng đệ tự. Bản VHv.1743/8 giống hệt bản VHv.1743/3 cũng chép được 9 bài và bổ sung 1 bài là Vũ Giang huyện hạ Phạm công khôi đăng đệ tự. Bản VHv.16/5 chép được 16 bài (cả 16 bài đều trùng với bản A.117a/6).

Tổng số 4 bản chép được là: 41 (bài trong A.117a/6) + 1 (bài bổ sung từ VHv.1743/3) = 42 bài.

7. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập bát A.117a/7

Phần 1: Bang giao hảo thoại. Phần này có 6 bản chép là A.117a/7; VHv.1743/13; VHv.1743/30; VHv.16/13; A.117b/1; VHv.1831. Bản A.117a/7 chép được 64 bài. Bản VHv.1743/13 chép được 47 bài, trong đó trùng với bản A.117a/7 là 35 bài, bổ sung 12 bài. Bản VHv.1743/30 chép được 39 bài, trong đó trùng với bản A.117a/7 là 28 bài, bổ sung 1 bài mới. Bản VHv.16/13 chép được 63 bài, cả 63 bài này đều đã có trong bản A.117a/7. Bản A.117b/1 ở trang 1 ghi là Bang giao lục, chép được 37 bài, trong đó 32 bài trùng với bản A.117a/7; 4 bài trùng với bản VHv.1743/13. Như vậy bản A.117b/1 chỉ bổ sung 1 bài mới cho bản A.117a/7. Bản VHv.1831 chép được 60 bài, cả 60 bài này đều đã có trong bản A.117a/7.

Như vậy trong phần này tổng số các bản chép được là 64 bài (trong A.117a/7) + 12 bài (trong VHv.1743/13) + 1 bài (trong VHv.1743/30) + 1 bài (trong A.117b/1) = 78 bài.

Phần 2: Ngô gia văn phái tuyển tứ thập cửu A.117a/7

Phần này có 4 bản chép là A.117a/7; VHv.1743/14; VHv.1743/29 và A.117b/1. Bản A.117a/7 chép được 28 bài. Bản VHv.1743/14 chép được 21 bài và chùm bài, trong đó trùng với bản A.117a/7 là 19 bài, bổ sung 2 chùm bài là Cung tạ biểu và Tạ ân biểu (4 bài). Điểm đáng lưu ý là so với bản A.117a/7 thì tên các bài trong bản VHv.1734/14 cú nhiều chữ sai khác nhất so với các bản trong nhóm. Bản VHv.1743/29 chép được 22 bài, trong đó có 18 bài trùng với bản A.117a/7; 2 bài trùng với bản VHv.1743/14; bổ sung mới cho A.117a/7 là 2 bài. Bản A.117b/1 chép được 12 bài, trong đó trùng với bản A.117a/7 là 8 bài; có 2 bài trùng với VHv.1743/14 và VHv.1743/29, bổ sung mới cho A.117a/7 là 2 bài.

Tổng số 4 bản chép được là: 27 (bài trong A.117a/7) + 2 (bài bổ sung từ VHv.1743/14) + 2 (bài bổ sung từ VHv.1743/29) + 2 (bài bổ sung từ A.117b/1) = 35 bài.

Tổng số thư biểu trong hai cuốn bang giao theo A.117a là 92 bài; nếu cộng cả cỏc bài dụi ra từ cỏc bản khỏc sẽ là : 78 bài + 35 bài = 113 bài. Tuy nhiờn số dư này chúng tôi chưa khảo sát được xem cú phải hoàn toàn là bài mới hay chỉ là dị bản (?).

8. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi lục A.117a/8

Kim mã hành dư. Phần một: có 5 bản chép là A.117a/8; VHv.1743/4; VHv.1743/9; VHv.1743/21; và VHv.16/7. Bản A.117a/8 chép được 13 bài. Bản VHv.1743/4 chép được 13 bài, trong đó trùng với A.117a/8 là 12 bài, bổ sung 1 bài. Bản VHv.1743/9 chép được 14 bài, trong đó trùng với A.117a/8 là 13 bài, trùng với VHv.1743/4 là 1 bài. Bản VHv.1743/21 chép được 14 bài, trong đó trùng với bản A.117a/8 là 13 bài, trùng 1 bài với VHv.1743/4. Bản VHv.16/7 giống hệt bản A.117a/8 cả về số lượng lẫn thứ tự các bài.

Tổng số cả 5 bản chép được là: 13 (bài trong A.117a/8) + 1 (bài bổ sung từ VHv.1743/4) = 14 bài. (Tuy nhiờn trong thực tế Vi chi phỳ Lõm Trỡ phỳ mỗi bài đều cú 2 bài, vỡ vậy số bài phỳ của Ngụ Thỡ Nhậm là 16 bài) .

Phần 2: Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thất A.117a/8

Kim mã hành dư. Phần này có 5 bản chép là A.117a/8; VHv.1743/16; VHv.1743/21; VHv.1743/26; và VHv.16/7. Bản A.117a/8 chép được 16 bài. Bản VHv.1743/16 chép được 15 bài, trong đó 14 bài trùng với bản A.117a/8, bổ sung cho A.117a/8 là 1 bài: Vĩnh định oanh kí. Bản VHv.1743/21 chép được 14 bài, trong đó trùng với bản A.117a/8 là 13 bài, 1 bài trùng với bản VHv.1743/16 là Vĩnh định oanh kí. Bản VHv.1743/26 chép được 15 bài, trong đó trùng với bản A.117a/8 là 14 bài, 1 bài trùng với VHv.1743/16 và VHv.1743/21 là 1 bài. Bản VHv.16/7 giống hệt bản A.117a/8 cả về số lượng lẫn thứ tự các bài.

Tổng số 5 bản chép được là: 16 (bài trong A.117a/8) + 1 (bài bổ sung từ VHv.1743/16) = 17 bài.

9. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi bát A.117a/9

Phần 1: Kim mã hành dư. Phần này có 7 bản chép là A.117a/9; VHv.1743/18; VHv.1743/19; VHv.1743/21; VHv.1743/28; VHv.16/7. Bản A.117a/9 chép được 12 bài. Bản VHv.1743/18 chép được 4 bài, đã có trong bản A.117a/9. Bản VHv.1743/19 chép được 12 bài, trùng hoàn toàn với bản A.117a/9. Bản VHv.1743/21 chép được 8 bài, đã có trong bản A.117a/9. Bản VHv.1743/28 giống hệt bản A.117a/9 và VHv.1743/19 cả về số lượng lẫn thứ tự các bài. Bản VHv.16/7 giống hệt bản A.117a/9; VHv.1743/19 và VHv.1743/28 cả về số lượng lẫn thứ tự các bài.

Như vậy tổng cộng phần này là 12 bài.

Phần 2: Ngô gia văn phái tuyển tứ chi cửu A.117a/9

Kim mã hành dư. Phần này có 5 bản chép là A.117a/9; VHv.1743/17; VHv.1743/18; VHv.1743/21; VHv.16/6; VHv.16/7.

Bản A.117a/9 chép được 17 bài. Bản VHv.1743/17 chép được 2 bài, đã có trong bản A.117a/9. Bản VHv.1743/18, giống bản VHv.1743/17, chép được 2 bài, đã có trong bản A.117a/9. Bản VHv.1743/21 chép được 16 bài, trong đó có 13 bài trùng với bản A.117a/9, bổ sung là 3 bài. Bản VHv.16/6 chép được 17 bài, trong đó 16 bài trùng với bản A.117a/9, 1 bài trùng với bản VHv.1743/21. Bản VHv.16/7 chép được 1 bài, đã có trong bản A.117a/9.

Tổng số 5 bản chép được là: 17 (bài trong A.117a/9) + 3 (bài bổ sung từ VHv.1743/21) = 20 bài.

10. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập A.117a/10

Phần 1: Kim mã hành dư. Phần này có 2 bản chép là A.117a/10 và VHv.16/6.

Cả 2 bản giống hệt nhau cả thứ tự lẫn số lượng bài (7 bài)

Phần 2: Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập nhất A.117a/10

Kim mã hành dư.Phần này có 7 bản chép là A.117a/10; VHv.1743/18; VHv.1743/19; VHv.1743/21; VHv.1743/27; VHv.1743/28; VHv.16/6. Bản A.117a/10 chép được 25 bài. Bản VHv.1743/18 chép được 36 bài, trong đó trùng với bản A.117a/10 là 22; bổ sung 14 bài. Bản VHv.1743/19 chép được 19 bài, bổ sung mới hoàn toàn cho A.117a/10. Bản VHv.1743/21 chép được 22 bài, trong đó có 20 bài trùng với A.117a/10, 2 bài trùng với bản VHv.1743/18. Bản VHv.1743/27 chép được 36 bài, trong đó 23 bài trùng với A.117a/10; 13 bài trùng riờng với bản VHv.1743/18. Bản VHv.1743/28 chép được 19 bài, trong đó trùng với VHv.1743/19, không có bài nào trùng với bản A.11a/10. Bản VHv.16/6 chép được 26 bài, trong đó trùng với bản A.117a/10 là 24 bài, 2 bài còn lại trùng với bản VHv.1743/18 và VHv.1743/27.

Như vậy, tổng số Phần 2 Kim mã hành dư mà các bản chép được là: 25 (trong A.117a/10) + 14 (bài trong VHv.18) + 19 (bài trong VHv.1743/19 và VHv.1743/28) = 58 bài.

Phần 3: Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập nhị A.117a/10

Kim mã hành dư.Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này có 5 bản chép là A.117a/10; VHv.1743/16; VHv.1743/18; VHv.1743/21; VHv.1743/27. Bản A.117a/10 chép được 24 bài. Bản VHv.1743/16 chép được 59 bài, số bài này không có bài nào trùng với bản A.117a/10. Bản VHv.1743/18 chép được 24 bài, trong đó trùng với bản A.117a/10 là 23 bài, bổ sung 1 bài. Bản VHV.1743/21 chép được 3 bài, 3 bài này đều đã có trong bản A.117a/10. Bản VHv.1743/27 chép được 24 bài, trong đó có 22 bài trùng với bản A.117a/10 và bổ sung 4 bài mới.

Tổng số bài qua các bản là: 24 + 59 + 4 = 87 bài

11. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập ngũ A.117a/11

Hàn các anh hoa.Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này có 2 bản chép là A.117a/11 và VHv.16/8. Bản A.117a/11 chép được là 13 bài. Bản VHv.16/8 chép được 14 bài, trong đó có 13 bài trùng với A.117a/11 và bổ sung 1 bài mới là: Sắc phong đại Đô đốc Tuyên Hoà hầu chế.

Tổng số bài là : 13 + 1 = 14 bài

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập lục A.117a/11. Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này có 4 bản chép là A.117a/11; VHv.1743/16; VHv.1743/25; VHv.16/8. Bản A.117a/11 chép được 47 bài. Bản VHv.1743/16 chép được 33 bài, trrong đó có 16 bài trùng với bản A.117a/11 và bổ sung được 17 bài. Bản VHv.1743/25 chép được 35 bài, trong đó có 19 bài trùng với bản A.117a/11, 13 bài trùng với bản VHv.1743/16 và bổ sung cho A.117a/11 được 4 bài mới. Bản VHv.16/8 chép được 44 bài, cả 44 bài này đã có trong A.117a/11.

Tổng số 4 bản chép được là: 47 (bài trong A.117a/11) + 17 (bài bổ sung từ VHv.1743/16) + 4 (bài bổ sung từ VHv.1743/25) = 68 bài.

12. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập thất A.117a/12

Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này có 2 bản chép là A.117a/12 và VHv.1743/20. Bản A.117a/12 chép được 23 bài. Bản VHv.1743/20 chép được 25 bài, trong đó có 21 bài trùng với A.117a/12 và bổ sung 4 bài.

Tổng số 2 bản chép được là: 23 (bài trong A.117a/12) + 4 (bài bổ sung từ VHv.1743/20) = 27 bài.

13. Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập bát A.117a/13

Hàn các anh hoa. Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này chỉ có A.117a/13 chép và chép được 10 bài.

14. Ngô gia văn phái A.117a/14

Hoằng từ Hiến sát Văn Túc công thi thảo. Phần này có 2 bản A.117a/14 chép và chép được 71 bài và VHv.1743/11 chộp: 10 bài tự, 7 bài ký, 10 thư, 6 bái sách, 4 bài văn, 39 bài thơ; tổng cộng là 76 bài, nhiều hơn A.117a năm (5) bài, nhưng số bài dụi ra thực tế là 8 bài.

15. Ngô gia văn phái A.117a/15

Trưng Phủ công thi văn. Hải Dương học chính Trưng Phủ công di thảo. Phần này có 4 bản chép là A.117a/15; VHv.1743/4; VHv.1743/9; VHv.1743/26. Bản A.117a/15 chép được 77 bài. Bản VHv.1743/4 chép được 11 bài và cả 11 bài này đã có trong A.117a/15. Bản VHv.1743/9 giống bản VHv.1743/4 cũng chép được 11 bài và cả 11 bài này đã có trong A.117a/15. Bản VHv.1743/26 chép được 59 bài, trong đó trùng với A.117a/15 là 53 bài và bổ sung 6 bài mới.

Tổng số 4 bản chép được là: 77 (bài trong A.117a/17) + 6 (bài bổ sung từ VHv.1743/26) = 83 bài.

16. Ngô gia văn phái A.117a/16

Mai dịch trâu dư.Lại bộ Tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ công di thảo. Phần này chỉ có 1 bản chép là A.117a/16 và chép được 163 bài.

17. Ngô gia văn phái A.117a/17

Phần 1: Lại bộ Tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ di thảo. Phần này chỉ có 1 bản chép là A.117a/17 và chép được 27 bài.

Phần 2: Ngô gia văn phái. Thù phụng toàn tập. Lại bộ tham tri Lễ Khê hầu Thành Phủ công di tập. Phần này có 2 bản chép là A.117a/17 và VHv.16/11. hai bản giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự bài, đều chép được 53 bài.

18. Ngô gia văn phái A.117a/18

Học Phi thi tập. Thiêm thư Bình chương Học Tốn công di thảo. Phần này chỉ có 1 bản chép là A.117a/18 và chép được 28 bài.

Học Tốn văn tập. Phần này cũng chỉ có 1 bản A.117a/18 chép và chép được 13 bài (từ bài thứ 29 đến bài thứ 41, từ bài 42 đến bài 91 là Súc Nam hành kớnh của Ngụ Thỡ Trớ, phần cũn lại là Thạc Ổ di chương của Ngụ Thỡ Hoàng.

19. Ngô gia văn phái A.117a/19

Sóc nam hành kính. Hộ bộ Thị lang Dưỡng Hạo công di thảo. Phần này có 2 bản chép là A.117a/19 và VHv.16/2. Bản A.117a/19 chép được 55 bài. Bản VHv.16/2 chép được 44 bài, trong đó có 38 bài trùng với bản A.117a/19 và bổ sung 4 bài.

Tổng số 2 bản chép được là: 55 (bài trong A.117a/19) + 4 (bài bổ sung từ VHv.16/2) = 59 bài.

20. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/20

Thạch ổ di chương. Lâm Sào cư sĩ Huyền Trai công di thảo. Phần này có 3 bản chép là A.117a/20; VHv.1743/33 và VHv.16/2. Bản A.117a/20 chép được 71 bài. Bản VHv.1743/33 chép được 109 bài, trong đó có 71 bài trùng với bản A.117a/20; bổ sung được 38 bài. Bản chép được 112 bài, trong đó 71 bài trùng với bản A.117a/20, 37 bài trùng với bản VHv.1743/33 và bổ sung 4 bài mới hoàn toàn.

Tổng số 3 bản chép được là: 71 (bài trong A.117a/20) + 38 (bài bổ sung từ VHv.1743/33) + 4 (bài bổ sung từ VHv.16/2) = 113 bài.

Bản A.117a/18 cũng chép Thạch ổ di chương, nhưng số bài là 173 bài, bao gồm cả văn, ở đây chúng tôi chỉ xin nờu số lượng qua từng bản, chưa kịp so sỏnh để tỡm ra sự dị đồng.

Ngô gia văn phái tuyển. Thạch ổ di văn tập. Lâm Sào cư sĩ Huyền Trai công di thảo. Phần này có 2 bản chép là A.117a/20 và A.117c. Bản A.117a/20 chép được 39 bài. Bản A.117c chép được 26 bài, cả 26 bài đều không trùng với bản A.117a/20.

Tổng số 2 bản chép được là: 39 (bài trong A.117a/20) + 26 (bài bổ sung từ A.117) = 65 bài.

Nếu cộng cả thơ và văn thỡ tỏc phẩm của Ngụ Thỡ Hoàng gồm: 113 + 65 = 178 bài, nhiều hơn bản A.117a/8 năm (5) bài.

21. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/21

Dưỡng Chuyết thi văn. Công thần tẩu Quốc tử giám sinh Tĩnh Trai công di thảo. Phần này có 3 bản chép là A.117a/21; VHv.16/4 và VHv.16/11. Bản A.117a/21 chép được 70 bài. Bản VHv.16/4 chép được 27 bài, trong đó có 10 bài trùng với bản A.117a/21 và bổ sung 17 bài mới. Bản VHv.16/11 chép được 94 bài, trong đó có 54 bài trùng với bản A.117a/21 và bổ sung 40 bài.

Tổng số 3 bản chép được là: 70 (bài trong A.117a/21) + 17 (bài bổ sung từ VHv.16/4) + 40 (bài bổ sung từ VHv.16/11) = 127 bài.

Hiệu Nga ngôn Quốc tử giám sinh Trang Nghị công di thảo.

Phần này chỉ có A.117a/21 chép và chép được 14 bài.

22. Ngô gia văn phái tuyển A.117a/22

Ngô sào thi thoại. Hải Dương trấn Hiệp trấn Thuật Trai công di thảo. Phần này chỉ có bản A.117a/22 chép và chép được 33 bài.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập tam

Hào mân ai lục. Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công thi thảo. Phần này có 3 bản chép là A.117a/22; VHv.1743/19 và VHv.1743/28. Bản A.117a/22 chép được 20 bài. Bản VHv.1743/19 và VHv.1743/28 giống nhau cùng chép được 5 bài và cả 5 bài này đều chưa có trong bản A.117a/22.

Tổng số 3 bản chép được là: 20 (bài trong A.117a/22) + 5 (bài bổ sung từ VHv.1743/19 và VHv.1743/28) = 25 bài.

Ngô gia văn phái tuyển tứ chi thập tứ

Hào mân ai lục.Tiến sĩ Thượng thư Tình Phái hầu Hy Doãn công di thảo. Phần này chỉ có bản A.117a/22 chép và chép được 19 bài.

23. Ngô gia văn phái soạn ngũ chi nhất A.117a/23

Học Phi văn tập. Thiêm thư Bình Chương Học Tốn công thi thảo. Phần này có 4 bản chép là A.117a/23; VHv.1743/31; VHv.1743/32; VHv.1743/33. Bản A.117a/23 chép được 9 bài. Bản VHv.1743/31 và VHv.1743/32 chép thờm 1 đề mục chưa có trong A.117a/23, là An Nam nhất thống chí (hồi nhất, nhị, tam, tứ). Bản VHv.1743/33 chép được 7 bài (đã có trong bản A.117a/23).

Ngô gia văn phái tuyển ngũ chi nhị

Học Phi thi tập. Thiêm thư Bình Chương Học Tốn công di thảo. Phần này có 2 bản chép là A.117a/23 và VHv.1743/33. Cả A.117a/23 và VHv.1743/33 giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự các bài; đều chép được 24 bài.

Ngô gia văn phái tuyển ngũ chi tam

Hào mân khoa sớ. Thiêm thư Bình Chương Học Tốn công di thảo. Phần này 4 bản chép là A.117a/23; VHv.1743/2; VHv.1743/7; VHv.1743/33.

Bản A.117a/23 chép được 20 bài. Bản VHv.1743/2 chép được 28 bài, trong đó có 11 bài trùng với bản A.117a/23 và bổ sung 18 bài. Bản VHv.1743/7 chép được 25 bài, trong đó có 9 bài trùng với bản A.117a/23, 16 bài trùng với bản VHv.1743/2, bổ sung cho A.117a/23 là 1 bài mới. Bản VHv.1743/33 chép được 9 bài, trong đó trùng với bản A.117a/23 là 8 bài và bổ sung 1 bài mới.

Tổng số 4 bản chép được là: 20 (bài trong A.117a/23) + 18 (bài bổ sung từ VHv.1743/2) + 1 (bài bổ sung từ VHv.1743/7) = 40 bài.

Về cơ bản, bộ A.117a/1-30 chép tương đối đầy đủ, nhưng cũng có một số phần không có so với các bộ VHv.1743/1-36 và bộ VHv.16/1-13. Chúng tôi nghĩ đây là những phần bổ sung rất tốt để chúng ta có cái nhìn toàn diện về những sáng tác của dòng Ngô gia.

Phần bổ sung cho bộ A.117a/1-30

·VHv.1743/15. Ngô gia văn phái.

·Phần 1: Cẩm đường nhàn thoại. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo. Phần này có 4 bản chép: VHv.1743/15, VHv.1743/22; VHv.1743/24; VHv.16/3. Bản VHv.1743/15 chép được 20 bài. Bản VHv.1743/22 chép được 51 bài. Bản VHv.1743/24 chép được 20 bài, (20 bài này trùng với bản VHv.1743/15). Bản VHv.16/3 chép được 52 bài, trong đó 51 bài trùng với bản VHv.1743/22 và 1 bài trùng với bản VHv.1743/15.

Tổng cộng tập thơ gồm 71 bài

Phần 2: Ngô gia văn phái. Cúc hoa thi trận.

Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo. Phần này có 5 bản chép: VHv.1743/15; VHv.1743/23; VHv.1743/24; VHv.16/12; A117c/2. Bản VHv.1743/15 chép được 13 bài. Bản VHv.1743/23 chép được 12 bài, trong đó có 7 bài trùng với bản VHv.1743/15 và bổ sung 5 bài. Bản VHv.1743/24 chép được 13 bài, (cả 13 bài này đều trùng với bản VHv.1743/15). Bản VHv.16/12 chép được 9 bài (trong đó có 5 bài trùng với VHv.1743/15; 5 bài trùng với bản VHv.1743/23 và bổ sung thêm cho VHv.1743/15 là 1 bài). Bản A.117c/2 chép được 11 bài, (cả 11 này đều đã có trong VHv.1743/15).

Tổng số bài là: 13 (bài trong VHv.1743/15) + 5 (bài bổ sung từ VHv.1743/23) + 1 (bài bổ sung từ VHv.16/12) = 19 bài.

·VHv.1743/15. Ngô gia văn phái. Thu cận dương ngôn. Tiến sĩ Thượng thư Hy Doãn công di thảo. Phần này có 4 bản chép là VHv.1743/15; VHv.1743/23; VHv.1743/24; A.117c/2.

Bản VHv.1743/15 chép được 57 bài. Bản VHv.1743/23 chép được 49 bài, trong đó có 46 bài trùng với bản A.1743/15 và bổ sung 3 bài mới. Bản VHv.1743/24 giống bản hệt VHv.1743/15 đều chép được 57 bài. Bản A.117c/2 chép được 55 bài, cả 55 bài này đều đã có trong VHv.1743/15.

Tổng cộng: 57 (trong VHv.1743/15) + 3 (bài bổ sung từ VHv.1743/23) = 60 bài.

·Ngô gia văn phái. Bút hải tùng đàm. Tiến sĩ Hy Doãn công di thảo. Phần này có 2 bản chép là VHv.1743/22; và VHv.16/3. Hai bản giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự các bài, đều chép được 47 bài.

·Ngô gia văn phái. Thủy vân nhàn vịnh

Phần này có 2 bản chép là VHv.1743/22; và VHv.16/3. Hai bản giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự các bài, đều chép được 49 bài.

·Ngô gia văn phái. Ngọc đường xuân khiếu.

Phần này có 2 bản chép là VHv.1743/22; và VHv.16/3. Hai bản giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự các bài, đều chép được 68 bài.

·Ngô gia văn phái. Hoa trình gia ấn. Thượng thư Hy Doãn công di thảo. Phần này có 2 bản chép là VHv.16/12 và VHv.1763/23. Cả hai bản giống hệt nhau cả về số lượng lẫn thứ tự và đều chép được 96 bài.

Trên đây là một số vấn đề về văn bản Ngô gia văn phái. Nhiều vấn đề khác, như xác định văn bản có niên đại sớm nhất, khảo dị, xác định số lượng đầy đủ của mỗi tác gia, tìm ra những tác phẩm nhầm lẫn giữa các tác gia trong “văn phái” hoặc các tác gia ngoài văn phái..., do khu«n khæ mét bµi b¸o, chúng tôi chưa thÓ tr×nh bµy, xin phép để một dịp khác. Ngoài ra trong quá trình khảo sát văn bản cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều vấn đề về lý luận, như quan niệm về văn, về thơ, về thể loại, phương pháp sưu tập, kết cấu, biên soạn..., đó đều là những vấn đề lý thú nhiều hứa hẹn, xin chờ đợi nhiều ở các nhà khoa học./.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 6(91) 2008; Tr.14-33)

In
Lượt truy cập: