Hôm nay ngày 26 tháng 4 năm 2024
 

Hà Nội, Ngày20 tháng02năm 2007

THƯ MỜI

THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NHO GIÁO

Kính gửi:...................................................................

Để đánh dấu một bước phát triển mới về phương pháp nghiên cứu tư tưởng Nho gia ở Việt Nam, đồng thời tập trung nghiên cứu khai thác giá trị của tư liệu Hán Nôm liên quan đến Nho giáo ở Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành (tư tưởng triết học, văn hóa, văn học, lịch sử, tôn giáo, dân tộc, v.v..), Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam), cùng với Viện Harvard-Yenching (Hoa Kỳ) đồng phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành.

Hội thảo lần này mang tính quốc tế và tính liên ngành cao, với sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, tạo ra những hướng tiếp cận mới và đa dạng trong nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra một không khí đối thoại khoa học thực sự giữa các học giả Việt Nam và nước ngoài.

Nội dung chính của Hội thảo

Ban tổ chức dự kiến gồm 4 chủ đề chính như sau:

I/ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện tàng trữ khá nhiều sách về Nho giáo, trong đó có Tứ thư, Ngũ kinh... cùng không ít tác phẩm của các nhà Nho Việt Nam qua các đời. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu về tiến trình lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam

Có 3 phương án lựa chọn:

1. Tư tưởng Nho giáo Trung Quốc được tiếp nhận, vận dụng (cả hệ thống hoặc bộ phận) một cách trung thành, nguyên xi, cập nhật ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trong trường hợp này, tiến trình lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam cũng chính là tiến trình lịch sử của Nho giáo Trung Quốc hoặc một phần của tiến trình đó (chẳng hạn: Nho giáo nguyên thuỷ đời Tiên Tần; Nho giáo nhuốm màu sắc thần học đời Lưỡng Hán; Lý học Tống Minh ; Nho giáo mới hiện nay).

2. Tư tưởng Nho giáo Trung Quốc sau khi truyền vào Việt Nam, đã dần dần được đồng hoá và tiếp biến theo sự chi phối của nền tư tưởng bản địa. Trong trường hợp này, tiến trình lịch sử của Nho giáo Việt Nam không nhất thiết phải trùng khít với tiến trình lịch sử của tư tưởng Nho giáo Trung Quốc. Nói cách khác, Nho giáo Việt Nam có đời sống và diện mạo riêng của nó trong môi trường tư tưởng và hệ quy chiếu đặc thù của bản địa.

3. Có sự đan chen giữa hai phương án trên.

Phương án 1 có thể được khảo sát theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng. Phương án 2 và 3 có thể được khảo sát theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp với nghiên cứu song song, để nêu bật chỗ tương đồng và chỗ dị biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo cội nguồn của nó, kể cả Nho giáo các nước Đông Bắc Á khác như Triều Tiên, Nhật Bản, v.v...

Nho giáo ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử, luôn chịu sự tác động ở chừng mực khác nhau từ phía Phật giáo, Lão giáo, Thiên Chúa giáo, đặc biệt là nền văn hoá dân gian bản địa. Đây cũng là điều cần được làm rõ trong hội thảo để có cái nhìn thật đầy đủ về con đường hình thành và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.

Tiểu ban mong nhận được những tham luận đi vào các vấn đề nêu trên, hoặc đề xuất những hướng tiếp cận khác, với mục đích làm sáng tỏ một trong các chủ đề mà Hội thảo muốn bàn sâu: Tiến trình lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam.

II/ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH VÀ TIẾP NHẬN KINH ĐIỂN NHO GIA Ở VIỆT NAM

Cho đến thời đại ngày nay, xã hội Việt Nam hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Quá trình tiếp nhận Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam đã diễn ra trong một thời gian dài và phức tạp. Trong quá trình đó, một mặt là, các Nho sĩ quan lại Trung Quốc và Nho sĩ quan lại Việt Nam đã tích cực truyền bá tư tưởng Nho giáo trong đời sống nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau; mặt khác, chính tư tưởng Nho giáo phải luôn đấu tranh với các tôn giáo khác, để tự khẳng định mình trong xu thế hỗn dung tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo). Khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống xã hội Việt Nam, các Nho sĩ Việt Nam đã tiếp nhận những yếu tố tích cực của Nho giáo để xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ và nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những hoạt động của các Nho sĩ Việt Nam trong quá trình truyền bá tư tưởng Nho giáo, là biên soạn các trước tác để phổ biến trong đời sống nhân dân thông qua việc giáo dục và đào tạo các thế hệ Nho học ở Việt Nam.

Các thư tịch viết bằng chữ Hán, chữ Nôm Việt Nam với mục đích truyền bá tư tưởng chính trị và văn hóa Nho giáo ở Việt Nam trước đây hiện còn lưu giữ được với khối lượng khá lớn, có nội dung phong phú và thể loại đa dạng. Căn cứ theo nội dung, các thư tịch này có thể chia làm mấy loại như sau: tài liệu nhập môn, tài liệu gia huấn, tài liệu kinh điển, tài liệu văn chương cử nghiệp.

Các triều đại phong kiến tiếp theo từ thế kỷ X đến những năm đầu của thế kỷ XX, thì các thư tịch về Nho giáo mà đặc biệt là Tứ thưNgũ kinh ngày càng thu hút các nhà nho Việt Nam quan tâm luận giải, như: Chu Văn An,Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, Phạm Quí Thích, Phan Huy Chú, v.v... Số lượng tác giả ngày càng đông và tác phẩm luận giải ngày càng nhiều. Các thế hệ nhà Nho Việt Nam, với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và thành kính, đã tập trung diễn giải kinh điển Nho gia Trung Quốc, nhất là đối vớiTứ thưNgũ kinh, nên hai bộ sách này đã có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hóa giáo dục ở Việt Nam. Nhiều tác phẩm Nho giáo của Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đã lấy Tứ thưNgũ kinh làm đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp để nghiên cứu, luận giải về tư tưởng Nho giáo.

Tiểu ban này, tập trung nghiên cứu việc luận giải Nho điển Trung Quốc (đặc biệt là Tứ thưNgũ kinh) và những tài liệu Nho giáo của Việt Nam. Đây là những tài liệu Nho điển hết sức có giá trị, thể hiện tư tuởng Nho giáo trong nền văn hóa Việt Nam và thể hiện trình độ Nho học của các nhà Nho Việt Nam trước đây.

III/ NGHIÊN CỨU NHO GIÁO Ở VIỆT NAM TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH

Nho giáo ở Việt Nam là một chủ đề rộng lớn. Trong lịch sử, từ sau khi đạt tới độ cực thịnh dưới thời Lê sơ, Nho giáo và Nho học đã chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ thiết chế nhà nước, hoạt động chính trị đến kinh tế, quân sự, văn học nghệ thuật, kiến trúc, đạo đức tín ngưỡng, giáo dục khoa cử v.v... Ảnh hưởng của Nho giáo đã từ các sĩ phu trí thức lan toả đến mọi tầng lớp nhân dân, trở thành phong khí xã hội, lâu dần thành phong tục tập quán trong dân gian.

Bởi thế bên cạnh hướng tiếp cận lịch sử và lí thuyết, Hội thảo hoan nghênh các báo cáo và tham luận từ các hướng tiếp cận khác: từ sự phân tích thực tiễn xã hội, nghiên cứu các vấn đề địa phương, từ thiết chế hành chính, luật pháp ở Trung ương đến tục lệ địa phương, từ sự hình thành ý thức tông pháp đến các thiết chế họ tộc, từ đường, gia phả, từ triết học, đạo đức luân lí đến "Nho, y, lí, số", đến các phương thuật địa lí phong thuỷ... Có thể từ một tục kiêng huý, một bộ môn văn học dân gian, một điều mục của hương ước, một loại hình văn bia, từ địa bạ, hay từ ấn chương phân tích ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo và những yếu tố phi Nho, phản Nho v.v...

Một hướng quan trọng khác là nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề Nho giáo với xã hội Việt Nam hiện đại, chủ nghĩa nhân văn Nho gia với kinh tế toàn cầu hoá; luân lí gia đình, luân lí công dân; truyền thống "dân bản" Nho gia với hoà bình nhân loại; giá trị quan Nho gia với đạo đức thời đại; tính tôn giáo của Nho gia; luân lí Nho gia với văn minh chính trị đương đại; tư tưởng "trung hoà" Nho gia với xã hội Việt Nam hiện nay v.v...

Chuyên đề này là diễn đàn cho các học giả nghiên cứu Nho giáo từ nhiều góc độ khác nhau

IV/ NHO GIÁO TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Một trong những nội dung tích cực của học thuyết Nho giáo là “trị quốc, bình thiên hạ”. Công cuộc “trị quốc, bình thiên hạ” này trên thực tế là tạo cho xã hội một trật tự, một sự điều chỉnh, sự ổn định để đi đến một sự hài hòa. Vì thế ở những khía cạnh nào đó, điều này còn cógiá trị nhất định trong xã hội ở nước ta hiện tại, nhất là trên chặng đường đi vào WTO, chặng đường của hội nhập.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện đại, quan hệ gia đình và đất nước vẫn luôn có mối liên hệ hữu cơ. Gia đình vẫn là đơn vị xã hội cơ bản, là tế bào của xã hội. Truyền thống lâu đời của người Việt rất coi trọng gia đình, coi trọng nhân phẩm, rèn dũa đạo đức, lối sống. Ảnh hưởng của Nho giáo càng làm cho truyền thống này được củng cố, bền chặt nâng cao thêm một bậc.

Nho giáo thâm nhập sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội, làm phong phú đời sống văn hoá cộng đồng, mà ngày nay vẫn có vai trò nhất định trong công cuộc xây dựng làng văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Đóng góp nổi bật khác của Nho giáo là chú trọng giáo dục. Giáo dục Nho học chủ trương lấy đức dục làm gốc, lấy trí dục làm ngọn. Ngày nay phải theo thời mà học, học tri thức hiện đại để bắt kịp và hòa nhập, nhưng không thể xem nhẹ đức dục như hầu hết các trường học đang noi theo truyền thống của cha ông ta là “tiên học lễ hậu học văn”. Nền giáo dục và khoa cử Nho học đề cao tinh thần hiếu học, coi trọng việc học. Từ gia đình, đến cộng đồng và xã hội đều quan tâm đến sự học của con em mình.

Nho giáo đã lưu truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội nước ta trong lịch sử, bên cạnh những mặt hạn chế, hiện còn không ít những khía cạnh tích cực có ý nghĩa nhất định trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay của chúng ta, cần được phát huy và điều chỉnh cho phù hợp.

Ban tổ chức Hội thảo, trân trọng kính mời Ông (Bà):................ tham gia viết bài cho Hội thảo.

Nếu Ông (Bà) đồng ý, xin đăng ký tên đề tài theo mẫu gửi kèm theo và gửi lại cho Ban tổ chức.

Qui định bài viết:

· Bài viết không hạn chế số trang, nhưng tối thiểu phải từ 10 trang trở lên, khổ A4, chữ Times New Roman 12, dãn dòng 1.5 lines.

· Chú ý khai thác tư liệu Hán Nôm

Kế hoạch thực hiện

· 28/02 – 28/3/2007 = Gửi thư mời lần thứ nhất và nhận đăng kí đề cương tham luận. Đề cương tham luận sẽ được Ban tổ chức đọc duyệt trước khi có thư mời chính thức đến cá nhân học giả. Chỉ những đề cương được chọn mới được chính thức mời tham gia Hội thảo.

· 6/4/2007 = Thư mời viết tham luận chính thức của Ban tổ chức gửi đến các tác giả có đề cương được chọn.

· 21/5/2007 = Hạn chót nhận bản tóm tắt bài tham luận (kèm theo đĩa).

· 15-31/8/2007 = Nhận bản toàn văn bài tham luận (kèm theo đĩa).

(Hoặc gửi file đính kèm theo hộp thư điện tử: vienhannom@gmail.com)

· Tháng 9/2007 = Biên tập, chế bản, duyệt.

· Đầu tháng 10/2007 = Giới thiệu bản tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh) trên website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và gửi giấy mời tham gia Hội thảo.

· 8-10/11/2007 = Hội thảo tiến hành tại Hà Nội.

Ban tổ chức Hội thảo rất mong sự cộng tác của Ông (Bà).

Xin trân trọng cảm ơn

TM/ Ban tổ chức Hội thảo

Viện trưởng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

 

 

Trịnh Khắc Mạnh

                                  
          * * *

THƯ TRẢ LỜI THAM GIA HỘI THẢO

QUỐC TẾ VỀ NHO GIÁO

 

Tôi là: ..........................................................................

Hiện công tác tại :...........................................................

Địa chỉ liên hệ:...............................................................

Điện thoại (NR):....................... (CQ):............................

Đăng kí tên đề tài tham gia Hội thảo (Đính kèm đề cương tham luận):

...................................................................................................................................................

Mọi chi tiết xin liên hệ với TS. Lã Minh Hằng, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 - Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội. ĐT: 04.5375.785; DĐ: 0982354426; Hoặc liên hệ theo hộp thư điện tử: vienhannom@gmail.com

Ký tên

                                                                                       (Ghi rõ chức danh, họ và tên)

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NHO GIÁO

              PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Trưởng ban

                  TS. Nguyễn Công Việt: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm

                  TS. Nguyễn Nam: Harvarrd - Yenching

                  ThS. Chu Tuyết Lan: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
                  ThS. Vũ Xuân Hiển: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
                  CN. Nguyễn Lâm Hiền: Viện Nghiên cứu Hán Nôm


                  
                  


Announcement of the Organizing Committee for

the International Conference 2007 on Confucianism in Vietnam

Prof. Dr. Trinh Khac Manh, Head of the Committee
            Dr. Nguyen Cong Viet, Member

Dr. Nguyen Nam, Representative of Harvard-Yenching Institute

MSc. Chu Tuyet Lan, Member

MA. Nguyen Xuan Hien, Member

BA. Nguyen Lam Hien, Member

On behalf of the the organizing committee for the International Conference 2007 on Confucianism in Vietnam, we would like to express our thanks to you for your interest in attending the conference to be held in Hanoi in November 2007.Until present, we have received 44 proposals, of which 33 from Vietnam and 11 from other countries (see the attachment file).As we would like to extend the deadline for proposal submissions until May 1, 2007, we will continue updating the list of accepted paper proposals until May 5, 2007.

We also would like to remind you of some new important dates:

· May 30, 2007: Deadline for paper abstracts
            ·
August 31, 2007:Deadline for paper submission

Again thank you very much for your attention and cooperation. Should you have any question, please do not hesitate to contact us.

We look forward to meeting you all in Hanoi in November 2007.

Sincerely Yours,

Associate Prof. Dr. Trinh Khac Manh

Head of the Committee

 

TT

TÁC GIÁ

ĐƠN VỊ

TÊN BÀI VIẾT

1.

Suenri Michio

Tokyo University

Influence of Confusianism of the Vietnamese life at the grass roots level

2.

Onishi Kazohiko

Trung tâm tiếng Nhật, công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật Nam triều

Vai trò nghi lễ Đạo giáo trong tư tưởng Nho giảo ở Việt Nam

3.

Yu Zai Zhao

Lạc Dương, Trung Quốc

Nho giáo Việt Nam và văn học chữ Hán Việt Nam

4.

Liam C. Kelley

University of Hawaii at Manoa

Le Quy Don's Advice for Rulers: An Examination of the Kinh Thu Dien Nghia

5.

Do Hyun Han

Academy of Korean Studies

Confucian Values in Lineage Practices in Contemporary Vietnam

6.

Alexander ong Eng Ann

Republic of Singapore

When the (“Neo-Confucian”) Saints Go Marching In … : Revisiting the Ming Invasion and Occupation of the Dai Ngu Polity, 1406-1427

7.
VOLKOV, Alexei
National Tsing Hua University, Taiwan
Jesuits and Confucian Scholars during 
the Le dynasty

8.

Đặng Hoàng Hải Anh (Trịnh Văn Tương, Quản Thị Mai Hương)

Minnesota University

Phát huy những điểm mạnh của đạo Nho trong việc giáo dục gia đình

9.

Nguyễn Thế Anh

Ecole Pratique des Hautes Etudes, IVe Section – Paris- Sorbone

The endeavours to update Confucian principles of government under Tu Duc’s reign (Các cố gắng hiện đại hóa cácnguyên tắc pháp trị Nho giáo dưới triều Tự Đức)

10.

Phạm Văn Ánh

Viện Văn học

Về sự tiếp nhận tư tưởng Trung Hoa - khảo sát Thánh mô hiền phạm lục của Lê Quý Đôn

11.

Nguyễn Văn Bến (Lâm Giang)

Viện NC Hán Nôm

Tư tuởng Nho Phật hòa đồng trong tác phẩm Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm

12.

Đào Phương Chi

Viện NC Hán Nôm

Mối tương quan giữa ảnh hưởng của Nho giáo và các điềm lạ được ghi chép trong chính sử Việt Nam

13.

Nguyễn Văn Chiến

Ban QLDT & DT Hưng Yên

Tư tưởng Dich học trong tranh dân gian Đông Hồ

14.

Nguyễn Tuấn Cường

ĐH KHXH & NV

Nho điển tại Việt Nam thời trung đại: trường hợp Trung dung qua cácbản dịch chữ Nôm.

15.

Nguyên Xuân Diện

Viện NC Hán Nôm

Tinh thần Nho giáo trong Văn nghệ dân gian Việt Nam

16.

Nguyễn Hồng Dương

Viện NC Tôn giáo

Mối quan hệ giữa Nho giáo và Công giáo Việt Nam

17.

Nguyễn Thị Dương

Viện NC Hán Nôm

Vai trò của đội ngũ trí thức Nho học với sự hình thành và truyền bá những văn bản y học Hán Nôm

18.

Phan Đăng

ĐH Khoa học Huế

Quan niệm Cư Nho mộ Thích của các vua chúa nhà Nguyễn

19.

Nguyễn Thọ Đức

Đh KHXH & NV

Nghiên cứu Nho giáo trong đời sống các gia tộc Việt Nam - đề xuất hướng nghiên cứu qua xử lí trường hợp tư liệu “Văn Lâm Phạm tộc khoán”

20.

Mai Xuân Hải

Viện NC Hán Nôm

Lê Thánh Tông với việc đưa Nho giáo trở thành quốc giáo

21.

Trang Thanh Hiền

Đh Mỹ thuật

Tinh thần Nho giáo trong điêu khắc dân gian Việt Nam

22.

Phùng Minh Hiếu

ĐH KHXH & NV

Xu hướng chuẩn mực hóa thi cử đầu thời Nguyễn: Một khảo sát qua các điển lệ trong “Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ”

23.

Đinh Thanh Hiếu

ĐH KHXH & NV

Nội dung Nho học trong các tác phẩm Luận thời Tự Đức

24.

Nguyễn Duy Hinh

Viện NC Tôn giáo

Nho giáo đối với văn hóa dân gian Việt Nam - đôi điều suy nghĩ

25.

Vương Thị Hường

Viện NC Hán Nôm

Tư tưởng trung quân của nhà Nho Phạm Quý Thích (trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19)

26.

Nguyễn Xuân Kính

Viện NC Văn hóa

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa dân gian Việt Nam

27.

Phạm Hương Lan

Viện NC Hán Nôm

Luận Ngữ tiết yếu sự lựa chọn của giáo dục khoa cử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

28

Chu Tuyết Lan

Viện NC Hán Nôm

Tổng quan các công trình và bài nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam đã xuất bản ở trong và ngoài nước: Thống kê, phân loại và đánh giá tình hình nghiên cứu

29

Lê Thành Lân

Viện Công nghệ thông tin

Một vài cấu trúc toán học và luận lý về chúng trong việc an bài lá số Tử vi

30

Mai Quốc Liên

Trung tâm Nghiên cứu Quốc học

Nho giáo trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam

31

Tạ Ngọc Liễn

Viện Sử học

Diện mạo Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII (qua thư tịch Hán Nôm)

32

Trịnh Khắc Mạnh

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam qua các văn bản chữ Nôm

33

Nguyễn Đức Mậu

Viện Văn học

Nho giáo với dân chủ

34

Vũ Duy Mền

Viện Sử học

Ảnh hưởng của lý luận và đạo lý Nho gia đối với hương ước làng xã cổ truyền Việt Nam

35

Nguyễn Nam

Harvard-Yenching Institute

Học thuyết Lý và Khí của Lê Quý Đôn trong bối cảnh Việt Nam thế kỷ XVIII

36

Trần Nghĩa

Viện NC Hán Nôm

Thử phân loại Nho gi áo Việt Nam qua các thời kỳ l ịch sử

37

Nguyễn Ngọc Nhuận

Viện NC Hán Nôm

Tìm hiểu giá trị tư tưởng Nho giáo qua các tác phẩm Phú thời Lê Sơ

38

Lê Văn Quán

ĐH KHXH & NV

Tìm hiểu tư tưởng chính trị của Khổng Tử “Làm chính trị bằng đức - vi chính dĩ đức”

39

Nguyễn Hữu Sơn

Viện Văn học

Nhà Nho Việt Nam với Phật giáo

40

Nguyễn Kim Sơn

ĐH KHXH & NV

Nghiên cứu định hướng các giá trị Nho học ở Việt Nam trong lịch sử từ tư liệu đế huấn các triều Lê - Nguyễn

41

Trần Đình Sử

ĐH Sư phạm HN

Về con người cá nhân của Nho giáo

42

Tạ Văn Tài

Harvard Law School

Confucian influences in the legal system of traditional Vietnam, with Chinese comparisons /// The rule of law in traditonal China and Vietnam: Traditional East Asia legal practice in the light of the standards of the modern Rule of law

43

Trịnh Văn Thảo

Đại học Marseille, Pháp

Các phong trào cải lương Nho giáo trong nửa đầu thế kỷ XX: Duy Tân và Ngũ Tứ qua nhãn quan của sử gia Tây Phương

44

Nguyễn Hoàng Thân

ĐH Đà Nắng

Nghiên cứu sự tiếp biến tư tưởng của Phạm Phú Thứ trong “Giá Viên toàn tập”

45

Ngô Đức Thọ

Viện NC Hán Nôm

Tìm hiểu tư tưởng học thuật của Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại

46

Đinh Khắc Thuân

Viện NC Hán Nôm

Truyền thống hiếu học của các làng Khoa bảng ven đô

47

Nguyễn Tài Thư

Viện Triết học

Nhà lý học Nguyễn Bỉnh Khiểm /// Bàn thêm về thời điểm thành lập Văn miếu Thăng Long

48

Lê Khánh Trai & Lê Thành Lân

Trưởng khoa Dược Bệnh viện Viên Y học dân tộc trung ương

Sự tương đồng về nhiều mặt giữa Kinh Dịch và Mã di truyền thông qua Hệ nhị phân

49

Nguyễn Thanh Tùng

ĐH Sư phạm Hà Nội

Thử nhận diện tiến trình phát triển tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam qua việckhảo sát dấu ấn ảnh hưởng của nó đến tư tưởng thi học Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XIX

 


VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM - VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Địa chỉ: 183 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 844. 8573194 - Fax: 844 8570940
Email:
vienhannom@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: Trịnh Khắc Mạnh